Nuôi thỏ như thế nào?

Thấy trên diễn đàn có nhiều topic về nhiều động vật nuôi khác nhau được trao đổi thảo luận rất hay, qua đó đúc kết trao đổi kinh nghiệm nuôi, hướng đến những quy trình nuôi tiên tiến hiệu quả, đem lại lợi ích thiết thực cho người nuôi.

Con thỏ là động vật nuôi vừa quen thuộc vừa mới mẻ. Về kỷ thuật nuôi thì đang dừng ở những kiến thức cơ bản, về kinh nghiệm nuôi thì mỗi người tích lũy một kinh nghiệm nuôi khác nhau. Nhìn tổng thể thì hiệu quả nuôi vẫn còn thấp, bài toán hiệu quả kinh tế từ nuôi thỏ vẫn còn phải tiếp tục tìm lời giải đáp theo hướng hiệu quả nhất, chính xác nhất.


Vậy tôi lập topic này với mong muốn những ai quan tâm đến nghề nuôi thỏ cùng thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi những hỏi đáp thắc mắc xung quanh nghề nuôi thỏ. Mong một ngày, nghề nuôi thỏ thật sự là một nghề nuôi hiệu quả. Hiện nay cũng rất vui là thị trường thịt thỏ bán rất chạy, đó là lời giải cho đầu ra con thỏ, vấn đề còn lại kỷ thuật nuôi để đạt hiệu quả cao nhất.


Thân chào.

********************************************************************

Nhắc lại quy trình chăm sóc thỏ mẹ, thỏ con.

- Thử thai sau 14 ngày phối giống, thỏ đậu thai được tiêm ADE, Can xi, PenStrep, Ivermectin và cầu trùng. Thỏ không đậu thai đưa vào danh sách phối lại.

- Ngày 24 thai kỳ tiêm lần 2 : ADE, Can xi, PenStrep.

- Ngày 31 thỏ sinh, tiêm thỏ mẹ: ADE, Can xi, PenStrep, kích sữa.

- Thỏ con: Từ ngày 1 đến ngày 14 cho bú bình thường. Ngày thứ 14 bỏ ổ thỏ con, cho sống chung với thỏ mẹ để tập ăn, tiêm phòng E-coli lần 1. Ngày thứ 25 tiêm phòng cầu trùng. Ngày thứ 31 thôi bú, bấm số tai thỏ, phân loại đực cái, tiêm phòng E-coli lần 2. Ngày 55 tiêm phòng ghẻ, ngày 60 tiêm vắc xin bại huyết.

- Thỏ mẹ sau khi sinh 15 ngày đưa vào danh sách phối giống lại.

Trong quy trình trên cần đặc biệt chú ý giai đoạn thỏ con từ khi thôi bú đến dưới 60 ngày tuổi, thỏ rất dễ tiêu chảy và chết rất nhiều, tỷ lệ thỏ sống nhiều hay ít là ở giai đoạn này.

Muốn nâng cao tỷ lệ sống cần chú ý những vấn đề sau:

- Hàng ngày quan sát phân thỏ để kịp thời phát hiện những đàn thỏ có biểu hiện tiêu chảy để kịp thời cách ly và điều trị.

- Nên nuôi riêng đực cái và nuôi thưa (2 con /ô chuồng) thỏ sẽ ít bệnh, lớn nhanh, dễ phát hiện thỏ bệnh.

- Chú ý lượng thức ăn hàng ngày vừa đủ, không thừa không thiếu và tỷ lệ các thành phần dinh dưỡng phù hợp với thỏ con.

- Những đàn thỏ suy dinh dưỡng trong giai đoạn bú mẹ thường dễ chết sau khi thôi bú, đối với những đàn thỏ này cần có chế độ chăm sóc đặc biệt, bổ sung vitamin, khoáng chất giúp thỏ phát triển bình thường.


 


Last edited by a moderator:
S
Em đa nhận mail rồi, rất cảm ơn anh Dũng ạ!
 


N
VAN QUY : bị ghẻ cũng ảnh hưởng tới động dục ak bạn??? tại mình mới nuôi nên ko biết....mà ghẻ mình tưởng tiêm thuốc là khỏi mà.??
 
V
thỏ mẹ bị bệnh gì cũng ảnh hưởng đến việc sinh sản.ghẻ tiêm thuốc hết nhưng với thỏ mẹ cần chú ý cái tai
 
V
mình cũng tính nuôi thỏ không biết là hiện tại đầu ra có lớn không và giá cả thế nào ạ
 
N
ak.ý mình là nuôi được khoảng 5 tháng rồi,lúc lấy là thỏ nặng hơn 1kg...đến giờ vẫn chưa thấy nó động dục...vậy thì khắc phục ntn ??/
 
S
ak.ý mình là nuôi được khoảng 5 tháng rồi,lúc lấy là thỏ nặng hơn 1kg...đến giờ vẫn chưa thấy nó động dục...vậy thì khắc phục ntn ??/
thế thì vài nguyên nhân khác nữa:
thiếu vitamin ADE: thỏ ko động dục, bạn mua ADE về chích cho mỗi con 0,5 cc.
Thỏ quá mập: trường hợp này mình bị rùi, nhồi cám cho nó ăn nhiều quá, nó mập ù, lông đẹp hết chê, nhưng không động dục, có động dục phối cũng ko đạt.
 
N
ngoài bắc ai có con bọ bán không nhỉ (nó là giống chuột cảnh) nghe nói con này có sống chung với thỏ gặp chuột thì đuổi, muốn có mấy con nuôi để canh chuồng thỏ quá.
 
N
thế thì vài nguyên nhân khác nữa:
thiếu vitamin ADE: thỏ ko động dục, bạn mua ADE về chích cho mỗi con 0,5 cc.
Thỏ quá mập: trường hợp này mình bị rùi, nhồi cám cho nó ăn nhiều quá, nó mập ù, lông đẹp hết chê, nhưng không động dục, có động dục phối cũng ko đạt.
anh skaterboi thỏ mập quá không động dục được mình làm thế nào cho nó động dục lại vậy anh,, 3 thỏ nái nhà e đẻ được 1 lứa đầu tiên nhưng phối lại hoài không đậu, e nào em náy long mược xinh lắm. lý do là do em không biết khám thai cho thỏ nên phối giống xong 10 ngày e tháy máy em nó mập lên trong thấy nên không cho phối lại mãi đên 30 ngày ko sinh nỡ nên cho phối lại máy lần cũng không đậu. bác có thể hướng dẫn em cách khắc phục được không
 
C
anh skaterboi thỏ mập quá không động dục được mình làm thế nào cho nó động dục lại vậy anh,, 3 thỏ nái nhà e đẻ được 1 lứa đầu tiên nhưng phối lại hoài không đậu, e nào em náy long mược xinh lắm. lý do là do em không biết khám thai cho thỏ nên phối giống xong 10 ngày e tháy máy em nó mập lên trong thấy nên không cho phối lại mãi đên 30 ngày ko sinh nỡ nên cho phối lại máy lần cũng không đậu. bác có thể hướng dẫn em cách khắc phục được không
Xem xem nó có quá mập không, Nếu quá mập thì điều chỉnh thức ăn lại để em ấy giảm cân
Nếu thỏ đã động dục. đực phối thành công nhưng không đậu thai thì có thể nguyên nhân là do đực phối không tốt (có thể thử đổi đực), hoặc thỏ cái sau khi sinh lứa đầu đã có vấn đề với các cơ quan sinh sản (như viêm tử vung....) hoặc đơn giản do xui (tỉ lệ đực phối thành công trung bình chỉ tầm 50-70% tuỳ dinh dưỡng,thời tiết...),
Nói chung không phải cứ phối là thỏ phải đậu thai. Không có gì hoàn hảo vậy được. Mình từng có nhiều cái sau sinh đển 3 tháng sau (6 lần phối sau) mới có thai lại, Thỏ là thế,có khi đẻ liên tục rồi tịt hoặc có khi tịt 1 thời gian rồi đẻ lia lịa. Bạn nên làm quen!
Để hỗ trợ giao phối tốt,tiêm cho cả đực và cái ADE, canxi-magie. Thỏ cái tiêm thêm O.S.T hoặc cloprostenol.
Còn không được nữa thì cứ thay cái, chuyện này bt mà
 
T
mình có thể khám thai sớm nhất là bao nhiêu ngày vậy mấy anh.chú thỏ nhà em ngày 20 e khám con đôi khi không biết.anh nào có kinh nghiệm chỉ em cách khám thai để nhận biết được không vậy.
 
S
cao tay thì 15 ngày khám là biết
Non tay như Boi thì phải 20 ngày mới biết :D rờ rờ bóp bóp thấy có mấy cục u lên là có thai, có mỗi 1 cục u là cái dạ dày của thỏ mẹ :Botay:
Thỏ muốn biết mập hay không thì phải rờ khắp người nó, nhất là 2 chỗ xương sườn và cái hông thỏ (chỗ lưng thỏ gần đuôi có 2 cục xương chậu nhô lên ấy) nếu rờ mà ko thấy xương, thịt múp rụp nghĩa là thỏ quá mập .:D
Chuyển qua chế độ ăn giảm cân, chỉ giữ lại số gam protein không đổi, giảm tối đa lượng tinh bột - để giảm năng lượng thỏ ăn vào mà vẫn đảm bảo sức khỏe. (công thức về thức ăn tự suy nghĩ :Haha:)
Tăng cường cho ăn cỏ (cho ăn cỏ, không cho ăn rau nhé, cỏ mới nhiều xơ, nhất là cỏ già, cỏ mọc bông).
Cho ăn 4 ngày bình thường thì xen 1 ngày chỉ cho ăn cỏ. Thỏ của Boi sau 2-3 tuần cho ăn như vậy thì giảm cân, Phối đậu lại như cũ :D tính từ lúc bắt đầu giảm cân đến lúc thỏ đẻ cũng mất tiêu 2 tháng trời :Bang:
 
T
Anh Dũng cho em hỏi là thỏ có ăn được rơm ủ Ure không, hôm bữa e tình cờ đọc bài viết về nuôi bò thấy có nói là thỏ, dê có thể ăn rơm ủ Ure.
Mà Ure dùng để ủ rơm cho bò ăn có phải là Ure dùng để bón lúa không vậy anh?
Thank anh!
 
Anh Dũng cho em hỏi là thỏ có ăn được rơm ủ Ure không, hôm bữa e tình cờ đọc bài viết về nuôi bò thấy có nói là thỏ, dê có thể ăn rơm ủ Ure.
Mà Ure dùng để ủ rơm cho bò ăn có phải là Ure dùng để bón lúa không vậy anh?
Thank anh!

Tôi chưa cho thỏ ăn rơm ủ Ure nên k thể tư vấn cho bạn vấn đề này đc, về nguyên tắc thì thỏ ăn đc bất cứ thức ăn gì, cao su nó cũng ăn luôn, nhưng nó ăn nhiều hay ít, tốt hay k tốt cho hệ thống tiêu hóa của thỏ...thì phải thực hành mới kết luận được. Theo tôi, rơm nên nghiền hoặc xắt nhỏ rồi ủ lên men, sau đó phối trộn với các loại thức ăn cung cấp năng lượng như bắp, tấm, cám...và các loại thức ăn cung cấp đạm như đậu nành, đậu lạc, hoặc thức ăn đậm đặc...sẽ tốt hơn.
 
V
mình có thể khám thai sớm nhất là bao nhiêu ngày vậy mấy anh.chú thỏ nhà em ngày 20 e khám con đôi khi không biết.anh nào có kinh nghiệm chỉ em cách khám thai để nhận biết được không vậy.
sau khi phối giống cho thỏ tới ngày thứ 12 có thể khám thai thỏ, nếu thai phát triển tốt khi vuốt bụng thỏ xuôi về phía hậu môn sẽ thấy những cục nhỏ bằng đầu ngón tay mền .bóp cục mền này sẽ bị trượt là thỏ có thai. nếu thấy cục bằng đầu ngón tay cứng bóp cục cứng này không bị trượt là phân thỏ, nếu không thấy thì đợi đến ngày thứ 14 khám lại mà không có những biểu hiện trên thì mang qua chuồng thỏ đực phối luôn, vì đây là chu kỳ lên giống của thỏ. (ngày phối cân thỏ tới ngày 14 cân lại thỏ có thai sẽ tăng khoảng 200g)
ngày thứ 20 vuốt bụng thỏ mẹ có thể đếm được số con trong bụng.
 
S
không nên cho thỏ ăn rơm ủ ure
vì tuy là cùng thuộc loại ăn cỏ với bò, nhưng thỏ là loại dạ dày đơn giống người
Khi bò ăn rơm ủ ure, nó sẽ tạo thành nito bay hơi, rồi vi khuẩn, nấm trong Dạ cỏ của Bò sử dụng, tăng số lượng,, giúp tiêu hóa tốt hơn, và xác visinh sẽ được tiêu hóa thành dinh dưỡng cho bò.
Còn với thỏ, người, heo... Ure không vào dạ cỏ, mà vào ... dạ dày. Ở dạ dày thì ít vi khuẩn, mà chủ yếu là a xít. Ure cũng tạo nito bay hơi, nhưng không được vi khuẩn hấp thụ, mà ngấm thẳng vào máu.
Với lượng nhỏ thì gan có thể hấp thụ, phân giải. Nhưng nhiều thì sẽ bị ngộ độc Ure.
Mà cái gì ngộ độc rồi thì đều không có vui :Drunk: hổng có happy :Haha:

Lý thuyết là như vậy, Nhưng bạn có thể thử nghiệm (Mình cũng thử nghiệm Bỏ ure vào ủ chua Bã đậu rồi :Haha: với lượng 0,5% ure trên tổng thức ăn đem ủ, thỏ ăn và phát triển bình thường.:D Nhưng nghĩ lại 1kg ure 45% đạm giá 10k. 1 kg khô dầu đậu phộng cũng 45% đạm giá có 8k. Cho ăn khô dầu cho nhanh thấy :Haha:)

Bonus: Quà khuyến mãi nếu bạn thử nghiệm :cool: Nếu thỏ bị ngộ độc ure, lập tức chích 1 cc Canxi-Magie-B6 để giải độc, Pha orezol vào nước cho thỏ uống để làm loãng nồng độ Nito trong máu, Pha thêm thuốc lợi tiểu (chưa nghiên cứu thuốc gì, dân gian thì hay dùng nước luộc râu bắp) để thỏ bài thải nito càng nhanh càng tốt
Good luck :Haha:thần may mắn luôn ở bên bạn
 


Back
Top