Nuôi thỏ như thế nào?

Thấy trên diễn đàn có nhiều topic về nhiều động vật nuôi khác nhau được trao đổi thảo luận rất hay, qua đó đúc kết trao đổi kinh nghiệm nuôi, hướng đến những quy trình nuôi tiên tiến hiệu quả, đem lại lợi ích thiết thực cho người nuôi.

Con thỏ là động vật nuôi vừa quen thuộc vừa mới mẻ. Về kỷ thuật nuôi thì đang dừng ở những kiến thức cơ bản, về kinh nghiệm nuôi thì mỗi người tích lũy một kinh nghiệm nuôi khác nhau. Nhìn tổng thể thì hiệu quả nuôi vẫn còn thấp, bài toán hiệu quả kinh tế từ nuôi thỏ vẫn còn phải tiếp tục tìm lời giải đáp theo hướng hiệu quả nhất, chính xác nhất.


Vậy tôi lập topic này với mong muốn những ai quan tâm đến nghề nuôi thỏ cùng thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi những hỏi đáp thắc mắc xung quanh nghề nuôi thỏ. Mong một ngày, nghề nuôi thỏ thật sự là một nghề nuôi hiệu quả. Hiện nay cũng rất vui là thị trường thịt thỏ bán rất chạy, đó là lời giải cho đầu ra con thỏ, vấn đề còn lại kỷ thuật nuôi để đạt hiệu quả cao nhất.


Thân chào.

********************************************************************

Nhắc lại quy trình chăm sóc thỏ mẹ, thỏ con.

- Thử thai sau 14 ngày phối giống, thỏ đậu thai được tiêm ADE, Can xi, PenStrep, Ivermectin và cầu trùng. Thỏ không đậu thai đưa vào danh sách phối lại.

- Ngày 24 thai kỳ tiêm lần 2 : ADE, Can xi, PenStrep.

- Ngày 31 thỏ sinh, tiêm thỏ mẹ: ADE, Can xi, PenStrep, kích sữa.

- Thỏ con: Từ ngày 1 đến ngày 14 cho bú bình thường. Ngày thứ 14 bỏ ổ thỏ con, cho sống chung với thỏ mẹ để tập ăn, tiêm phòng E-coli lần 1. Ngày thứ 25 tiêm phòng cầu trùng. Ngày thứ 31 thôi bú, bấm số tai thỏ, phân loại đực cái, tiêm phòng E-coli lần 2. Ngày 55 tiêm phòng ghẻ, ngày 60 tiêm vắc xin bại huyết.

- Thỏ mẹ sau khi sinh 15 ngày đưa vào danh sách phối giống lại.

Trong quy trình trên cần đặc biệt chú ý giai đoạn thỏ con từ khi thôi bú đến dưới 60 ngày tuổi, thỏ rất dễ tiêu chảy và chết rất nhiều, tỷ lệ thỏ sống nhiều hay ít là ở giai đoạn này.

Muốn nâng cao tỷ lệ sống cần chú ý những vấn đề sau:

- Hàng ngày quan sát phân thỏ để kịp thời phát hiện những đàn thỏ có biểu hiện tiêu chảy để kịp thời cách ly và điều trị.

- Nên nuôi riêng đực cái và nuôi thưa (2 con /ô chuồng) thỏ sẽ ít bệnh, lớn nhanh, dễ phát hiện thỏ bệnh.

- Chú ý lượng thức ăn hàng ngày vừa đủ, không thừa không thiếu và tỷ lệ các thành phần dinh dưỡng phù hợp với thỏ con.

- Những đàn thỏ suy dinh dưỡng trong giai đoạn bú mẹ thường dễ chết sau khi thôi bú, đối với những đàn thỏ này cần có chế độ chăm sóc đặc biệt, bổ sung vitamin, khoáng chất giúp thỏ phát triển bình thường.


 


Last edited by a moderator:
T
con xám thì một mình nó một chuồng anh Boi ơi, ko biết có phải nó đang thay lông không anh ?
nếu vậy bây giờ nhốt riêng ra hả anh ?
 


C
.
con xám thì một mình nó một chuồng anh Boi ơi, ko biết có phải nó đang thay lông không anh ?
nếu vậy bây giờ nhốt riêng ra hả anh ?
không phải thay lông nhưng cũng không ảnh hưởng gì, nguyên nhân chẳng rõ nhưng vài tuần là hết
 
S
ko phải thay lông đâu, chắc con chuồng bên cạnh nhổ lông nó.
túm lại là thỏ trụi lông ko sao đâu. cứ cho ăn nhiều nhiều chờ nó lớn bán thịt thui :D
 
L
Cho em hỏi, cùng lượng cám: cám bắp và cám gạo thì loại nào dinh dưỡng hơn?
 
S
Cho em hỏi, cùng lượng cám: cám bắp và cám gạo thì loại nào dinh dưỡng hơn?
câu hỏi này chung chung quá
cứ như hỏi người mẫu với hoa hậu thì ai NGON hơn ấy :eek: ai mà biết đc :Haha:
cái nào cũng có cái hay của nó.

- bắp nhiều năng lượng, cám gạo ít
- cám gạo nhiều đạm, bắp ít
- bắp nhiều vitamin A, bóng lông đẹp da, cám gạo ít
- cám gạo nhiều vitamin b1, E. Kích thích thèm ăn, sinh sản, tiết sữa. Bắp ít
-.......................... vân vân
 
L
Cám ơn Anh Boi, e hỏi chung chung ma anh boi trả lời đc mới pro, nhờ đó mà mỗi giai đoạn, mỗi loại thỏ sẽ thích hợp với từng loại thức an, hjhj
 

N
TÔI Ở NHÀ BÈ TPHCM THÌ MUA GIỐNG THỎ Ở ĐÂU CHO GẦN VÀ UY TÍN VẬY CÁC BẠN? MONG MỌI NGƯỜI CHỈ GIÚP
 
N
chào chú Dũng và mọi người.
tình hình là con mới bắt thỏ được hơn 10 ngày,lúc bắt về 1 còn ăn ít 6 ngày thì chết,giờ cũng có 2 con ăn ít,chú giúp con cách khác phục với.
chú cũng chỉ giúp con cách phòng và trị bệnh tụ huyết trùng,lịch phòng tụ huyết trùng.con cam on
 
chào chú Dũng và mọi người.
tình hình là con mới bắt thỏ được hơn 10 ngày,lúc bắt về 1 còn ăn ít 6 ngày thì chết,giờ cũng có 2 con ăn ít,chú giúp con cách khác phục với.
chú cũng chỉ giúp con cách phòng và trị bệnh tụ huyết trùng,lịch phòng tụ huyết trùng.con cam on
Bạn mô tả lại chi tiết hơn như thỏ bao nhiêu ngày tuổi, chế độ cho ăn, tình trạng thỏ trước và sau khi chết như thế nào, quy trình phòng trị bệnh đã thực hiện ra sao?....càng cụ thể thì anh em mới có thể tư vấn cho bạn chính xác được.
 
S
thỏ bắt về họ đã cho uống cầu trùng chưa?
thỏ con bắt về rất dễ bị cầu trùng gây gầy yếu, chán ăn rồi chết
 
C
chào chú Dũng và mọi người.
tình hình là con mới bắt thỏ được hơn 10 ngày,lúc bắt về 1 còn ăn ít 6 ngày thì chết,giờ cũng có 2 con ăn ít,chú giúp con cách khác phục với.
chú cũng chỉ giúp con cách phòng và trị bệnh tụ huyết trùng,lịch phòng tụ huyết trùng.con cam on
có thể trại bán thỏ không phòng bệnh tốt
 
N
15300449739_674d4ed300_o.jpg


15300449739_674d4ed300_o.jpg

HLGtXAi.jpg
Những con nằm đó là vẫn sống đó. Còn những con khỏi thì phân không dính
[/QUOTE]
Bạn có áp dụng biện pháp phòng bệnh nào không, có thể là do cầu trùng.
 
T
Bạn có áp dụng biện pháp phòng bệnh nào không, có thể là do cầu trùng.[/QUOTE]
viêm đường ruột cấp tính rồi. Kiểu ni trị ko khỏi đc nửa. Nên phát hiện sớm hơn ,quan sát kỷ từng ngày ,thấy hiện tượng thỏ bỏ ăn lờ đờ , ít vận động, thì cho uống engroxacin. Trị viêm ruột.
chào chú Dũng và mọi người.
tình hình là con mới bắt thỏ được hơn 10 ngày,lúc bắt về 1 còn ăn ít 6 ngày thì chết,giờ cũng có 2 con ăn ít,chú giúp con cách khác phục với.
chú cũng chỉ giúp con cách phòng và trị bệnh tụ huyết trùng,lịch phòng tụ huyết trùng.con cam on
thức ăn thây đổi, gây rối loạn đường tiêu hóa, bạn cần chú ý hơn khj mua ta nên xem họ cho ăn nhửng loại thức ăn j, về ta cho thức ăn đó, nếu co thây đổi thì từ từ, ko nên quá nhanh gây tổn thất, mua thỏ cần chú ý hơn là ta nên chọn giống 800g trở lên , vì ít hao hụt.
cảm ơn các bạn đả quan tâm theo dỏi.
good bye she you again.
 
T
cả nhà ơi,em sử dụng đệm lót sinh học cho thỏ cũng đc gần 1 tháng, mấy nay dưới đệm xuất hiện sinh vật lạ nhỏ lắm bò lúc nhúc ở dưới nhìn cứ như rệp ấy. Mỗi lần dọn chuồng là nó bò lên chân lên người kinh khpo6ng chịu được cả nhà cứu em với!
107234438776070922507141622595254n.jpg

107287638776069922507241501042347n.jpg


theo em thấy thì nó nhỏ như hạt kim tuyến, 4 chân, bụng mọng nước !
 
T
cả nhà ơi,em sử dụng đệm lót sinh học cho thỏ cũng đc gần 1 tháng, mấy nay dưới đệm xuất hiện sinh vật lạ nhỏ lắm bò lúc nhúc ở dưới nhìn cứ như rệp ấy. Mỗi lần dọn chuồng là nó bò lên chân lên người kinh khpo6ng chịu được cả nhà cứu em với!
107234438776070922507141622595254n.jpg

107287638776069922507241501042347n.jpg


theo em thấy thì nó nhỏ như hạt kim tuyến, 4 chân, bụng mọng nước !
ở chổ mình người ta gọi là con mạc, bò lên chân rất nhột và cắn rất ngứa. Đó là nhược điêm của đệm lót sinh học. Bạn cần bổ sung men thêm trong khi ủ. Và làm xốp ủ lớp đệm thường xuyên , đồng thời tạo môi trường thoán tránh ẩm trong trại cho ánh sáng nắng vào bên trong để đuổi nhửng vật ký sinh trên .
 


Back
Top