Nuôi trồng thủy sản - Đa dạng đối tượng và nuôi ven bờ

  • Thread starter Guest
  • Ngày gửi
Thêm đối tượng mới


Cá tra hiện là sản phẩm thủy sản nước ngọt chủ lực ở ĐBSCL. Trong quy hoạch phát triển cá tra đến 2020, con cá tra sẽ được định hướng phát triển tại 9 tỉnh, TP gồm An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Cần Thơ, Tiền Giang, Hậu Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng. Như vậy, khi nước biển dâng, những vùng nuôi cá tra ở các tỉnh ven biển, nhất là những tỉnh thường bị mặn bao vây gần như toàn bộ như Bến Tre, Sóc Trăng… sẽ ra sao?


16122010153308.JPG



Cách đây 3 năm Cty CPXK Lâm thủy sản Bến Tre đã thành công trong việc thử nghiệm nuôi cá tra xuất khẩu trên vùng đất nhiễm mặn ở huyện Bình Đại, nồng độ mặn từ 2-4‰. Kết quả cho thấy cá sinh trưởng tốt, sau 5 tháng, tỷ lệ sống trên 90%, cá đạt trọng lượng 600-800 gam/con, chất lượng thịt trắng đạt 80%, các chỉ số khác tương đương với cá tra nuôi nước ngọt, lợi nhuận thu được 150 triệu đ/ha/vụ…


Đây là một minh chứng từ thực tế cho thấy con cá tra hoàn toàn có thể thích ứng được nhiều điều kiện nuôi khác nhau, từ nước ngọt tới nước lợ. Còn theo kết quả nghiên cứu của nhóm các nhà khoa học thuộc Trường ĐH Cần Thơ, cá tra trong giai đoạn con giống hoàn toàn có thể sinh trưởng bình thường trong điều kiện nước mặn hơn nhiều, với nồng độ mặn lên tới 9‰. TS Nguyễn Thanh Tùng, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế và Quy hoạch Thủy sản cũng cho rằng cá tra thương phẩm đủ khả năng phát triển trong nguồn nước có độ mặn cao hơn mức 4‰, và cá tra nuôi trong nước mặn ít bị bệnh hơn nhiều so với cá tra nuôi bằng nước ngọt.


Tuy nhiên, bên cạnh giải pháp cho con cá tra thích ứng với vùng nước mặn, việc phát triển những loài cá da trơn cùng họ với cá tra, nhưng từ lâu đã quen sống trong vùng nước lợ ở các cửa sông, vùng ven biển ĐBSCL cũng đang được ngành nông nghiệp bắt đầu chú ý. Điển hình trong số họ hàng cá tra sống tại vùng nước lợ là cá bông lau và cá dứa. 2 loại cá này được đánh giá là có chất lượng thịt cao hơn cả cá tra.


 TS Phạm Văn Khánh, GĐ Trung tâm Quốc gia giống Thủy sản Nước ngọt Nam Bộ cho biết, việc nghiên cứu sản xuất nhân tạo giống cá bông lau đã được trung tâm tiến hành từ nhiều năm nay và đã đạt được thành công. Cá bông lau thích hợp với mô hình nuôi bè ở vùng nước lợ cửa sông, mức tăng trưởng đạt khoảng 700-800 gam/con/năm. Mức tăng trưởng như vậy là chậm hơn cá tra, nhưng giá bán lại cao hơn nhiều.


 Trung tâm Quốc gia giống Thủy sản nước ngọt Nam Bộ đang tiến hành thuần hóa để có thể nuôi cá bông lau đạt kết quả tốt trong vùng nước ngọt. Con cá dứa cũng được các nhà khoa học, doanh nghiệp tìm cách cho sinh sản nhân tạo và nuôi thử nghiệm tại các vùng nước lợ. 2 giống cá da trơn này đang được đánh giá là những sản phẩm chủ lực trong tương lai.


Bao Nong Nghiep Viet Nam
 


Last edited:


Back
Top