Nuôi và chế biến giun đất làm thức ăn gia súc

  • Thread starter Guest
  • Ngày gửi
Giun đất có rất nhiều giống. Ở nưước ta đã phát hiện trên 100 giống, trên thế giới có đến 8000 giống giun đất. Giống nuôi phổ biến là giun quắn và giun quế.

Giun quắn ít hơn, màu tím thẫm, nhọn 2 đầu, sống ở nơi ẩm nhiều: rãnh nưước, ao, trong rác.

Thức ăn giun gồm rơm rạ, bã mía, mùn cưưa... 50%, lá xanh, rau các loại, vỏ chuối... 20% và phân gia súc, gia cầm 30%. Trong đó phân trâu bò là tốt nhất. Cứ 2kg giun giống (khoảng 5000 con) tiêu thụ mỗi ngày 1-2kg phân ủ, cứ 1000 con hàng tháng ăn hết 100kg phân ủ. Trộn đều các loại nguyên liệu theo tỷ lệ 70% nưước, 30% phân rác... (cất nguyên liệu rơm rạ...) đem ủ nhưư ủ phân đống ngoài trát bùn chặt kín, nhiệt độ tăng cao, cho đến 3-4 tuần lễ. Khi nhiệt độ hạ xuống bằng nhiệt độ môi trưường thì cho giun ăn.
>
Trong hố hay bể nuôi giun (thể tích tùy nhu cầu mà làm to nhỏ) lót một lớp đất mùn dày 15-20cm, xong rải lớp thức ăn đã ủ lên trên dày 20-30cm.

Thưường chọn chỗ đất có nhiều giun (trên mặt đất có nhiều phân giun) hớt lấy giống giun ở lớp trên mặt 2-3cm hoặc bắt các giun con. Nơi đã nuôi giun thì sàng lấy giun, đất lọt sàng còn lại có nhiều trứng giun, lấy làm giống. Hoặc mua giống giun của các cơ sở nuôi giống giun.

Thả giống giun vào hố thưường vào buổi sáng để giun chui xuống dưưới lớp đất mùn, tính ra giun quăn 5000 con/m2, giun quế 10.000 con/m2. Sau khi thả giun rải lớp thức ăn đã ủ (hoặc đã rải trưước) nhưư đã nêu trên và tưưới nưước ngọt cho đủ độ ẩm (không tưới nưước mặn, nưước rác lợ mặn), nếu trời nóng quá 34-35oC nên tưưới nhiều lần để giảm nhiệt độ. Tùy lưượng giun nhiều ít, hàng tuần rải thêm thức ăn ủ cho giun.

Hố hoặc bể nuôi giun phải có mái che tránh mưưa nắng. Ban đêm nên có đèn sáng, nhất là vào lúc mưưa gió để tránh giun bò đi nơi khác.

2. Thu hoạch và chế biến bột giun

Bột giun là loại thức ăn cao đạm, trên 70% (cao hơn bột cá, đậu tưương v.v...), ở một số nưước giá bột giun khá đắt.

a) Thu hoạch giun

Khi giun đã phát triển nhiều bò lên cả mặt hố thì hớt lớp đất mặt, sàng lấy giun.

Giun có thể cho gà, vịt, ngỗng ăn tưươi khi thu giun, mỗi gà cho 5-7 con giun/ngày, số lưượng lớn đem làm bột giun.

b) Chế biến bột giun

- Có thể phơi hoặc rang giun cho thật khô mới giã thành bột. Rửa sạch giun, dùng cát hay cám trộn với giun khi sấy, phơi vì giun tiết ra nhiều chất nhờn. Khi giun đã khô dòn sàng cám, cát, lấy giun đem giã nhỏ rồi đóng bao để bảo quản nơi khô ráo. Bột giun bổ sung vào thức ăn gia cầm, lợn 3-5%.

c) Làm mắm giun đất

Giun trộn muối nhưư muối mắm tép, sau vài ba tháng giun ngấu thành mắm. Cho heo ăn mắm giun hàng ngày 15-20g/con hoặc 2 ngày 1 lần 30g/con.

Nơi có điều kiện nuôi đưược nhiều giun, làm bột giun có thể dùng thay thế bột cá, bột thịt trong thức ăn hỗn hợp lợn, gà.

(Nguồn: Chế biến thức ăn gia súc, gia cầm, NXB Văn hóa-Dân tộc)
 


Tôi rất thích mô hình này.hiện tai tôi cũng đang triển khai mô hình này và cũng rất mong các ace giúp đỡ thêm.
 
Tôi biết 2 loại giun đất rất phổ biến ở Việt Nam.
Một loại dài hơn gang tay, to cỡ ngón tay người lớn.
Một loại chỉ dài 1 ngón tay, to cỡ đầu đũa ăn cơm.
Loại bự thì ăn cỏ tươi. Tôi thấy nó ban đêm chui lên
cắn ngọn cỏ, vừa nuốt, vừa lôi vào hang.
Loại nhỏ có ăn thức ăn tươi hay không thì tôi không rõ
nhưng có thể chỉ ăn bùn ao xúc lên cạn mà không cần thức
ăn tươi, mà sinh con đàn cháu đống rất nhanh.

Cả hai loại, đều chui dưới đất chắc và đào hang, khiến
cho chăn nuôi và thu hoạch khó khăn hơn so với giun Đỏ.
Nghề nuôi giun của Mỹ cách đây chục năm cũng đã rộ lên
một thời, nhưng bây giờ đã lụn bại hết.
 
Tôi biết 2 loại giun đất rất phổ biến ở Việt Nam.
Một loại dài hơn gang tay, to cỡ ngón tay người lớn.
Một loại chỉ dài 1 ngón tay, to cỡ đầu đũa ăn cơm.
Loại bự thì ăn cỏ tươi. Tôi thấy nó ban đêm chui lên
cắn ngọn cỏ, vừa nuốt, vừa lôi vào hang.
Loại nhỏ có ăn thức ăn tươi hay không thì tôi không rõ
nhưng có thể chỉ ăn bùn ao xúc lên cạn mà không cần thức
ăn tươi, mà sinh con đàn cháu đống rất nhanh.

Cả hai loại, đều chui dưới đất chắc và đào hang, khiến
cho chăn nuôi và thu hoạch khó khăn hơn so với giun Đỏ.
Nghề nuôi giun của Mỹ cách đây chục năm cũng đã rộ lên
một thời, nhưng bây giờ đã lụn bại hết.
Giun quế rất tốt cho vật nuôi và kể cả con người mà.nó có hàm lượng đạm cao đặc biệt phân trùn cũng có thể bón cây và fa làm thức ăn đấy.nếu kết hợp nuôi khép kín thì tôi nghĩ nó sẽ có nhiều lợi điểm.
 
Giun Quế, còn gọi là giun Đỏ, dễ nuôi hơn giun đất
thường, vì nó không cần đào hang, có thể sống bình
thường trong thức ăn xốp và ẩm. Vì thế, thu hoạch
dễ hơn, không bị chết khi thu hoạch như giun thường.

Về độ đạm của giun, chỉ là nghe nói thôi, chứ nó rất
nhiều nước, làm sao độ đạm cao được? Nếu sấy khô, nó
có độ đạm cao, đương nhiên, nhưng tôm cá sấy khô, thịt
bò sấy khô độ đạm lại còn cao hơn.

Các bài báo thổi phồng giun đỏ lên, nhưng giun đỏ ở
Mỹ hàng chục năm nay, vẫn không trở nên một mặt hàng
chăn nuôi được. Bà con muốn thử thời vận, nếu có thừa
tiền, hãy nuôi giun đỏ. Nếu ít tiền, hãy đợi con vật
nuôi nào phổ biến bán trên chợ khắp Nam tới Bắc, thì
mới nuôi. Ví dụ con Bồ Câu, Chồn Nhung, Nhím, Thỏ,
Heo Rừng, đã bao lâu nay, số người trở nên đại gia là
mấy?
 


Back
Top