Nuôi vịt ai giàu: Lò mổ, thương lái, đại lý cám hay người nông dân

  • Thread starter HungChauA
  • Ngày gửi
Nuôi vịt ai giàu: Lò mổ, thương lái, đại lý cám hay người nông dân
Kinh nghiệm 4 năm chăn nuôi trong lĩnh vực này, có vài điều cần chia sẻ với những bạn sắp bước vào nghề hay đang trong quá trình chăn nuôi vịt.

Cách đây vài hôm, tôi bán lứa vịt cuối cùng của mình, bao nhiêu những điều phi lý trong ngành chăn nuôi vực khu vực phía Nam hiện rỏ hơn, những rủi ro tiềm ẩn quá nhiều trong khi cơ hội thì lại quá ít. Một thời gian dài các thương lái, lò mổ dùng chiêu câu người nông dân theo kiểu hiệu ứng chim mồi, lúc cần giết thì họ thịt luôn cả người chăn nuôi, còn họ (tức các lò mổ) dùng mồ hôi, công sức, tiền của người nông dân để nuôi bộ máy các chân rết các tỉnh để thu gom vịt.

Nghịch lý lâu nay ai cũng nhìn rỏ: Người chăn nuôi càng nuôi càng lỗ, lò mổ càng ngày càng giàu, các khâu trung gian càng ngày càng khắm khá. Những chi tiết trong quá trình đó chỉ có những người chăn nuôi mới hiểu rỏ, nhất là những ai hiểu rỏ cơ chế vận hành của guồng máy này.

Tôi cũng thường xuyên làm ăn với lò Quốc Dũng, tuy nhiên các lò hiện này không làm trực tiếp với người nông dân mà toàn bộ họ mua hàng thông qua một vài Lái vịt chính, từ các thương lái này thông qua các đầu mối gồm: Nhà xe chở vịt, các tài xế, các lái ở các tỉnh, một vài lái cũng là người cung cấp con giống…
Để đến được lò mổ vịt tại Long An, bạn phải trải qua nhiều khâu lái, mỗi lái có cách chặt chém khác nhau, tất cả số tiền đó được chi cho cả guồng máy hoạt động của họ, nông dân lo làm lụm, mặt tắt mày tối nên đâu còn thời gian để cảm nhận mình là con mồi ngon để các lò mổ họ thịt mình.

Những ai chăn nuôi vịt đều biết rỏ nếu muốn xuống các lò mổ khu vực phía Nam, cụ thể là các lò mổ chính ở Long An bạn đều phải qua nhà xe, họ chính là khâu lái đầu tiên bạn phải chi trả (dù không phải chi trả trực tiếp). Nhà xe ngoài ăn tiền xe chở vịt thì họ còn được chi trả hoa hồng bởi các lái ở lò mổ, tùy theo mức thân hữu và đưa hàng về cho họ mà mức hoa hồng có khác nhau, từ 2% đến 5%, có nơi tử tế ko lấy lái đồng nào nhưng hơi hiếm.

Kế đến là Tài xe. Vịt của bạn ốm hay mập, bệnh hay khỏe các lái vịt ở lò họ thông qua tài xe để nắm tình hình, lái lò mổ sẽ biết thông tin trước khi vịt của bạn đến lò. Từ 1- vài trăm nghìn cho Tài xe mỗi khi bạn báo tin đưa về lò.

Đến lò Mổ sau khi cầm trong tay tiền bán vịt bạn sẽ thấy số tiền bị trừ từ 1.5% đến 2% mà ko biết vì sao bị trừ thì đó là số tiền mà lái ở Lò được hưởng.

Những khoản chi vô cùng phi lý khác mà theo các Lái vịt gọi đây là luật bất thành văn. Chi cơm và nước cho tài xế, chi tiền thú Y (mặc dù chẳng thấy thằng thú Y nào), chi cho giao thông nếu có bị phạt, chi cho thằng bắt vịt, thằng cân vịt và chi cho chỗ để đổ vịt (số tiền hết sức phi lý, họ mua vịt, bạn chở đến bán tại lò của họ, nhưng họ vẫn tính tiền chổ đỗ vịt với giá 500đ/con. Số tiền này thực ra họ dùng để trả lương cho những người bắt và cân vịt cho bạn). Người nông dân phải nuôi nhà xe, tài xe, lái vịt ở tỉnh, lái vịt ở lò, người bắt vịt, cân vịt, thú y thì hỏi bạn những gánh nặng đó bạn liệu có chịu nỗi??? đấy lá chưa kể bạn phải mua cám từ công ty cám, hoặc thông qua đại lý cám thì còn thê thảm hơn nữa.

Bấy lâu nay người nông dân chỉ chú ý đến việc giá cả lên hay xuống, chứ ko chú ý đến bao nhiêu chi phí đó người nông dân phải gánh chịu hết, đến đây bạn đã hiểu vì sao Lò mổ giàu, các lái giàu, còn nông dân sao mãi nghèo. Người chăn nuôi tạo ra sản phẩm nhiều nhất nhưng họ chính là người được hưởng lợi ít nhất hoặc bị âm trong tiền trong ngành này.

Đó là chưa kể rủi ro khác mà bạn phải gánh chịu. Làm với các lái lò Mổ bạn ko có HĐ nào chắc chắn trong tay, chỉ qua gọi điện và bạn đưa xe vịt về. Có lần vài người bạn của tôi đã phải chịu trận với cách làm ăn bất nhẫn của một vài thương lái ở các lò mổ, cụ thể thương lái Tèo ở lò Quốc Dũng. Khi xe đã đến nơi họ mới báo là ko sử dụng Vịt mà bạn đang chở đến cho họ, chỉ vì họ quên báo hồi. Tiền thuê xe, tiền giấy xuất vịt bạn phải chịu, và quan trọng hơn bạn không thể chở vịt quay về sau quãng đường dài 150km - vịt của bạn đã yếu và bịt sụt kg. Bạn phải bán tháo để mong sao có thể thu tiền về. Lái vịt này chỉ nói ko dùng và phủi trách nhiệm, ko một lời xin lỗi và để mặc bạn ra sao thì kệ. Đây ko chỉ làm ăn gian dối, bất tính mà còn bất nhẫn. Các bạn về Lò mổ Quốc Dũng nên chú ý Lái vịt này, đừng nghe nhà xe, tài xe vì họ cũng là lái vịt cho các lái ở lò mổ.
Sau cùng để thay đổi được nó rất cần bàn tay của nhà nước vào cuộc, một mình bạn ko thể làm gì hơn. Cơ chế độc quyền của các lò mổ sẽ nướng ko chỉ vịt mà ngay cả những người nông dân.
 


File đính kèm

  • images.jpg
    images.jpg
    4.5 KB · Lượt xem: 21.785
Nuôi vịt ai giàu: Lò mổ, thương lái, đại lý cám hay người nông dân
Kinh nghiệm 4 năm chăn nuôi trong lĩnh vực này, có vài điều cần chia sẻ với những bạn sắp bước vào nghề hay đang trong quá trình chăn nuôi vịt.

Cách đây vài hôm, tôi bán lứa vịt cuối cùng của mình, bao nhiêu những điều phi lý trong ngành chăn nuôi vực khu vực phía Nam hiện rỏ hơn, những rủi ro tiềm ẩn quá nhiều trong khi cơ hội thì lại quá ít. Một thời gian dài các thương lái, lò mổ dùng chiêu câu người nông dân theo kiểu hiệu ứng chim mồi, lúc cần giết thì họ thịt luôn cả người chăn nuôi, còn họ (tức các lò mổ) dùng mồ hôi, công sức, tiền của người nông dân để nuôi bộ máy các chân rết các tỉnh để thu gom vịt.

Nghịch lý lâu nay ai cũng nhìn rỏ: Người chăn nuôi càng nuôi càng lỗ, lò mổ càng ngày càng giàu, các khâu trung gian càng ngày càng khắm khá. Những chi tiết trong quá trình đó chỉ có những người chăn nuôi mới hiểu rỏ, nhất là những ai hiểu rỏ cơ chế vận hành của guồng máy này.

Tôi cũng thường xuyên làm ăn với lò Quốc Dũng, tuy nhiên các lò hiện này không làm trực tiếp với người nông dân mà toàn bộ họ mua hàng thông qua một vài Lái vịt chính, từ các thương lái này thông qua các đầu mối gồm: Nhà xe chở vịt, các tài xế, các lái ở các tỉnh, một vài lái cũng là người cung cấp con giống…
Để đến được lò mổ vịt tại Long An, bạn phải trải qua nhiều khâu lái, mỗi lái có cách chặt chém khác nhau, tất cả số tiền đó được chi cho cả guồng máy hoạt động của họ, nông dân lo làm lụm, mặt tắt mày tối nên đâu còn thời gian để cảm nhận mình là con mồi ngon để các lò mổ họ thịt mình.

Những ai chăn nuôi vịt đều biết rỏ nếu muốn xuống các lò mổ khu vực phía Nam, cụ thể là các lò mổ chính ở Long An bạn đều phải qua nhà xe, họ chính là khâu lái đầu tiên bạn phải chi trả (dù không phải chi trả trực tiếp). Nhà xe ngoài ăn tiền xe chở vịt thì họ còn được chi trả hoa hồng bởi các lái ở lò mổ, tùy theo mức thân hữu và đưa hàng về cho họ mà mức hoa hồng có khác nhau, từ 2% đến 5%, có nơi tử tế ko lấy lái đồng nào nhưng hơi hiếm.

Kế đến là Tài xe. Vịt của bạn ốm hay mập, bệnh hay khỏe các lái vịt ở lò họ thông qua tài xe để nắm tình hình, lái lò mổ sẽ biết thông tin trước khi vịt của bạn đến lò. Từ 1- vài trăm nghìn cho Tài xe mỗi khi bạn báo tin đưa về lò.

Đến lò Mổ sau khi cầm trong tay tiền bán vịt bạn sẽ thấy số tiền bị trừ từ 1.5% đến 2% mà ko biết vì sao bị trừ thì đó là số tiền mà lái ở Lò được hưởng.

Những khoản chi vô cùng phi lý khác mà theo các Lái vịt gọi đây là luật bất thành văn. Chi cơm và nước cho tài xế, chi tiền thú Y (mặc dù chẳng thấy thằng thú Y nào), chi cho giao thông nếu có bị phạt, chi cho thằng bắt vịt, thằng cân vịt và chi cho chỗ để đổ vịt (số tiền hết sức phi lý, họ mua vịt, bạn chở đến bán tại lò của họ, nhưng họ vẫn tính tiền chổ đỗ vịt với giá 500đ/con. Số tiền này thực ra họ dùng để trả lương cho những người bắt và cân vịt cho bạn). Người nông dân phải nuôi nhà xe, tài xe, lái vịt ở tỉnh, lái vịt ở lò, người bắt vịt, cân vịt, thú y thì hỏi bạn những gánh nặng đó bạn liệu có chịu nỗi??? đấy lá chưa kể bạn phải mua cám từ công ty cám, hoặc thông qua đại lý cám thì còn thê thảm hơn nữa.

Bấy lâu nay người nông dân chỉ chú ý đến việc giá cả lên hay xuống, chứ ko chú ý đến bao nhiêu chi phí đó người nông dân phải gánh chịu hết, đến đây bạn đã hiểu vì sao Lò mổ giàu, các lái giàu, còn nông dân sao mãi nghèo. Người chăn nuôi tạo ra sản phẩm nhiều nhất nhưng họ chính là người được hưởng lợi ít nhất hoặc bị âm trong tiền trong ngành này.

Đó là chưa kể rủi ro khác mà bạn phải gánh chịu. Làm với các lái lò Mổ bạn ko có HĐ nào chắc chắn trong tay, chỉ qua gọi điện và bạn đưa xe vịt về. Có lần vài người bạn của tôi đã phải chịu trận với cách làm ăn bất nhẫn của một vài thương lái ở các lò mổ, cụ thể thương lái Tèo ở lò Quốc Dũng. Khi xe đã đến nơi họ mới báo là ko sử dụng Vịt mà bạn đang chở đến cho họ, chỉ vì họ quên báo hồi. Tiền thuê xe, tiền giấy xuất vịt bạn phải chịu, và quan trọng hơn bạn không thể chở vịt quay về sau quãng đường dài 150km - vịt của bạn đã yếu và bịt sụt kg. Bạn phải bán tháo để mong sao có thể thu tiền về. Lái vịt này chỉ nói ko dùng và phủi trách nhiệm, ko một lời xin lỗi và để mặc bạn ra sao thì kệ. Đây ko chỉ làm ăn gian dối, bất tính mà còn bất nhẫn. Các bạn về Lò mổ Quốc Dũng nên chú ý Lái vịt này, đừng nghe nhà xe, tài xe vì họ cũng là lái vịt cho các lái ở lò mổ.
Sau cùng để thay đổi được nó rất cần bàn tay của nhà nước vào cuộc, một mình bạn ko thể làm gì hơn. Cơ chế độc quyền của các lò mổ sẽ nướng ko chỉ vịt mà ngay cả những người nông dân.
Bạn đăng lên mạng xã hội đi. Các nhà báo sẽ la làng còn dư luận thì comment. Khi đã rùm beng thì mấy tai to mặt bự mới vào cuộc.
 
Mình cũng định làm vậy, cũng để cho người chăn nuôi mới vào nghề biết để tránh (nếu tránh được), còn những người đang chăn nuôi vịt đuọc rỏ hơn khi họ phải gánh quá nhiều chi phí.
 
Không gặp may khi gặp phải chủ cơ sở, thương lái làm ăn không đàng hoàng. Mà đa phần buôn bán nó như vậy. Đẩy cái khó cho người khác và thu cái lợi về mình.
 


Back
Top