Ở thủ phủ nuôi lợn miền Bắc: Giá lợn hơi rẻ ngang khoai lang

VOV.VN - Tại xã Ngọc Lũ – “thủ phủ” nuôi lợn lớn nhất miền Bắc, giá lợn hơi xuống kịch sàn, chỉ 25.000 đồng/kg, rẻ ngang khoai lang.

Dân lao đao vì lợn

Nhiều hộ dân ở xã Ngọc Lũ – thủ phủ nuôi lợn lớn nhất miền Bắc – đang lao đao vì lợn ế, lợn rẻ do thương lái Trung Quốc bỗng dưng ngừng nhập hàng, thị trường ảm đạm. Người chăn nuôi cho biết, giá lợn thịt đang ở mức rẻ nhất trong lịch sử nuôi lợn từ trước đến giờ, chỉ 25.000 đồng/kg. Dân nuôi lợn đang phải vật lộn từng ngày với đàn lợn lên đến cả ngàn con/hộ.




Dân nuôi lợn xã Ngọc Lũ đang phải vật lộn từng ngày với đàn lợn lên đến cả ngàn con/hộ.

Trước đây lợn cũng có những đợt giảm giá, nhưng giá giảm sau đó sớm tăng trở lại, không phải luôn ở “đáy” trong suốt nửa năm như lần này. Thế nên người chăn nuôi hiện nay đang dốc toàn bộ vốn liếng để cầm cự, thậm chí có người còn phải đi cầm cố cả sổ đỏ để có tiền mua thức ăn cho lợn, chờ ngày giá lợn khởi sắc.

Người chăn nuôi đợi mãi mà không thấy giá tăng, trong khi lợn không thể ngừng cho ăn, càng cho ăn lợn càng lớn, mà càng lớn thì càng lỗ nặng. Nhiều hộ dân đã phải giảm bữa ăn của lợn xuống còn 1 bữa/ngày.

Không chỉ người chăn nuôi lợn điêu đứng, mà đại lý cám cũng đang rất lo lắng. Thông thường, đại lý xuất cám theo kiểu “bao dân”, khi nào bán được lợn thì trả tiền. Tuy nhiên, giờ nhiều hộ dân đã không còn khả năng trả nợ, đại lý cũng phải huy động vốn ở các nguồn khác nhau để nhập cám. Đến nay nhiều đại lý phải đóng cửa vì không còn tiền để mua cám cung cấp cho các “thượng đế”, không thể thu hồi được vốn.

Giải pháp nào “cứu” ngành chăn nuôi?

Mới đây, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) đã trình Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc về một số giải pháp "cứu" ngành chăn nuôi lợn.



Giá lợn hơi xuống kịch sàn, chỉ 25.000 đồng/kg

Trong văn bản gửi Thủ tướng, Bộ NN&PTNT cho biết, do cung vượt cầu nên giá thịt lợn trong dân vẫn tiếp tục giảm mạnh. Tại thời điểm này, giá chỉ còn 25.000 đồng/kg, thậm chí nhiều nơi xuống 20.000 đồng/kg. Nhiều trang trại, hộ chăn nuôi bên bờ vực phá sản. Trong khi đó, chăn nuôi lợn hiện chiếm tỷ trọng đến 70% của toàn ngành chăn nuôi.

Nhằm từng bước ổn định và phát triển chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng, Bộ NN&PTNT kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo ngân hàng và tổ chức tín dụng có giải pháp khoanh nợ, giảm nợ cho người chăn nuôi, kinh doanh thức ăn chăn nuôi và thuốc thú y. Yêu cầu các đơn vị có năng lực dự trữ, chế biến và tiêu thụ nhiều thịt như Vissan, Việt Đức, Hapro Hà Nội… tăng cường thu mua giết mổ cấp đông đối với thịt lợn, thịt gia cầm trong các tháng mùa hè sắp tới.

Bộ cũng kiến nghị Thủ tướng xem xét, dừng các hoạt động tạm nhập tái xuất sản phẩm thịt và phụ tạng từ bên ngoài qua Việt Nam vào thị trường các nước trong khu vực nhằm bảo vệ thị phần cho các sản phẩm chăn nuôi trong nước, hạn chế rủi ro lây lan dịch bệnh, nguy cơ thực phẩm bẩn quay trở lại thị trường nội địa và gây xuống cấp hạ tầng giao thông do khối lượng lớn.
Về trước mắt, Bộ NN& PTNT kiến nghị Thủ tướng giao chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương và Ngoại giao đẩy nhanh các biện pháp đàm phán tìm thị trường cho sản phẩm chăn nuôi, nhất là chăn nuôi lợn ở cả khu vực biên mậu và chính ngạch.

Về lâu dài, cần triển khai các biện pháp tổng thể, trong đó có giải pháp áp dụng công nghệ tiên tiến, nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm chăn nuôi để tăng sức mua trong nước và mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước có tiềm năng./.
Trích: CTV Ngọc Loan/VOV.VN
 


Theo các biện pháp mà Bộ NT&PTNT đưa ra:
- Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo ngân hàng và tổ chức tín dụng có giải pháp khoanh nợ, giảm nợ .... Biện pháp này rất thiết thực cần làm ngay. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa thấy động tĩnh gì. Kể cả có ra chỉ thị, văn bản gì thì còn phải chờ chính sách đi vào cuộc sống, chắc còn xa. Không phải một mệnh lệnh hành chính từ Chính phủ hay NHNN mà các ngân hàng thực thi ngay. Hơn nữa hiện nay người chăn nuôi trong nước chủ yếu là hộ gia đình, khi làm ăn họ vay mượn không phải chủ yếu từ ngân hàng mà từ nhiều nguồn, trong đó có cả thế chấp sổ đỏ cho chủ đại lý thức ăn để lấy cám. Giờ thua lỗ, người chăn nuôi chết trước. Vậy là dù có được ngân hàng xem xét khoanh nợ, giãn nợ cũng ít hộ chăn nuôi được hưởng
- Yêu cầu các đơn vị có năng lực thu mua chế biến dự trữ thịt lợn... Cái này nếu chỉ hô hào bằng kêu gọi, yêu cầu suông cũng không có tác dụng gì, trừ khi nhà nước tung ra một gói hỗ trợ tài chính thì các đơn vị kia họ còn cân nhắc không thì... hãy đợi đấy.
- Kiến nghị dừng các hoạt động tạm nhập tái xuất sản phẩm thịt và phụ tạng từ bên ngoài qua Việt Nam... Cái này cũng còn tùy mặt hàng, tùy nước đối tác. Muốn cấm nhập mặt hàng nào đó ta phải chứng minh được vì sao cấm nhập, vì dịch bệnh, vì mất vệ sinh ATTP... chứ không phải thích cấm là cấm vì đó là cam kết thương mại giữa các nước với nhau. Hơn nữa nếu sản phẩm của họ nhập về cạnh tranh hơn (như giá thịt lợn nhập có 20.000đ/kg) thì các DN vẫn nhập
- Đẩy nhanh đàm phán với phía TQ để tìm thị trường đầu ra cho sản phẩm chăn nuôi. Việc này có vẻ được các bộ ngành đang làm rốt ráo khi trả lời báo chí. Nhưng vì sao đến giờ vẫn bế tắc? Đơn giản vì phía họ cũng phải bảo hộ nền chăn nuôi của họ. Trong năm 2016 khi giá lợn lên cao, các DN bên họ cũng mở rộng mạnh quy mô chăn nuôi và chế biến, nên hiện lại lượng sản xuất của họ cũng tăng đáng kể. Hơn nữa họ cũng đang nhập thịt lợn từ châu Âu và Bắc Mỹ với sản phẩm rất cạnh tranh nên thị trường thịt lợn nói chung bên họ đang ổn định.
Túm cái váy lại là các biện pháp bộ NN&PT NT đưa ra rất khó khả thi và chẳng giúp được gì cho người chăn nuôi trong nước. Trong khi đến hiện tại giá lợn hơi còn có 25.000đ/kg là các trại đã phá sản hết rồi
 
Theo các biện pháp mà Bộ NT&PTNT đưa ra:
- Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo ngân hàng và tổ chức tín dụng có giải pháp khoanh nợ, giảm nợ .... Biện pháp này rất thiết thực cần làm ngay. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa thấy động tĩnh gì. Kể cả có ra chỉ thị, văn bản gì thì còn phải chờ chính sách đi vào cuộc sống, chắc còn xa. Không phải một mệnh lệnh hành chính từ Chính phủ hay NHNN mà các ngân hàng thực thi ngay. Hơn nữa hiện nay người chăn nuôi trong nước chủ yếu là hộ gia đình, khi làm ăn họ vay mượn không phải chủ yếu từ ngân hàng mà từ nhiều nguồn, trong đó có cả thế chấp sổ đỏ cho chủ đại lý thức ăn để lấy cám. Giờ thua lỗ, người chăn nuôi chết trước. Vậy là dù có được ngân hàng xem xét khoanh nợ, giãn nợ cũng ít hộ chăn nuôi được hưởng
- Yêu cầu các đơn vị có năng lực thu mua chế biến dự trữ thịt lợn... Cái này nếu chỉ hô hào bằng kêu gọi, yêu cầu suông cũng không có tác dụng gì, trừ khi nhà nước tung ra một gói hỗ trợ tài chính thì các đơn vị kia họ còn cân nhắc không thì... hãy đợi đấy.
- Kiến nghị dừng các hoạt động tạm nhập tái xuất sản phẩm thịt và phụ tạng từ bên ngoài qua Việt Nam... Cái này cũng còn tùy mặt hàng, tùy nước đối tác. Muốn cấm nhập mặt hàng nào đó ta phải chứng minh được vì sao cấm nhập, vì dịch bệnh, vì mất vệ sinh ATTP... chứ không phải thích cấm là cấm vì đó là cam kết thương mại giữa các nước với nhau. Hơn nữa nếu sản phẩm của họ nhập về cạnh tranh hơn (như giá thịt lợn nhập có 20.000đ/kg) thì các DN vẫn nhập
- Đẩy nhanh đàm phán với phía TQ để tìm thị trường đầu ra cho sản phẩm chăn nuôi. Việc này có vẻ được các bộ ngành đang làm rốt ráo khi trả lời báo chí. Nhưng vì sao đến giờ vẫn bế tắc? Đơn giản vì phía họ cũng phải bảo hộ nền chăn nuôi của họ. Trong năm 2016 khi giá lợn lên cao, các DN bên họ cũng mở rộng mạnh quy mô chăn nuôi và chế biến, nên hiện lại lượng sản xuất của họ cũng tăng đáng kể. Hơn nữa họ cũng đang nhập thịt lợn từ châu Âu và Bắc Mỹ với sản phẩm rất cạnh tranh nên thị trường thịt lợn nói chung bên họ đang ổn định.
Túm cái váy lại là các biện pháp bộ NN&PT NT đưa ra rất khó khả thi và chẳng giúp được gì cho người chăn nuôi trong nước. Trong khi đến hiện tại giá lợn hơi còn có 25.000đ/kg là các trại đã phá sản hết rồi
Chả biết nơi khác ra sao chứ mình ở bắc giang giá lợn hơi đang giao động từ 14~17nghìn/1kg còn lợn thịt thì từ 20~25nghìn/1kg.hiện trạng giá này thì dự tính mỗi con lợn đi đứt 1,7~2triệu/1cọn lợn.nhà mình có ít chỉ có 27con mà dự là mất 3con trâu mộng và nửa năm xay gạo không công.
 
Chả biết nơi khác ra sao chứ mình ở bắc giang giá lợn hơi đang giao động từ 14~17nghìn/1kg còn lợn thịt thì từ 20~25nghìn/1kg.hiện trạng giá này thì dự tính mỗi con lợn đi đứt 1,7~2triệu/1cọn lợn.nhà mình có ít chỉ có 27con mà dự là mất 3con trâu mộng và nửa năm xay gạo không công.
Lý nhân - Hà nam Giờ có 17-18 heo siêu nạc, còn lại 12-13-15-16, nhà ông chú bán hôm qua 16 heo loại ngon. Heo xấu bây giờ bán ko dc
 
33452295513_c5b62c77ff_o.jpg

Có anh chị em nào cho em tá túc ít bữa.
 
Quá nhục. Cứ đà này Nông dân Việt chết hết. Đến lúc ổn định thì mấy công ty nước ngoài nó lại no.
 

Giá lợn thì vẫn giảm không phanh, mà giá cám thì “Bộ NNPTNT đề nghị các doanh nghiệp (DN) thức ăn chăn nuôi có cam kết giảm giá bán bằng văn bản gửi Bộ chứ không phải hứa suông. Trong cam kết phải ghi rõ giảm giá như thế nào, giảm các mặt hàng cụ thể gì để Bộ lập danh sách kiểm soát và khen thưởng kịp thời”. Thứ trưởng Bộ NNPTNT Vũ Văn Tám khẳng định như vậy.
Bó tay với cái ông Bộ canh nông này quá, thời nào rồi mà còn bắt các DN làm cam kết giảm giá. Không biết làm cam kết rồi có bắt lăn vân tay cho đảm bảo không?
 
E ở Bình Dương, giá thịt heo, thịt lợn ngoài chợ vẫn đứng giá chứ có đc giảm đồng nào đâu? trên báo đăng 100k/3kg, mà chỗ e 100k đc đúng .... 9 lạng
 
Mấy hôm nay thấy thông tin giá lợn đã nhích lên chút, lại có thông tin TQ đã nhập lợn trở lại. Dẫu sao cũng thấy tín hiệu vui cho bà con. Trong lúc thị trường khủng hoảng thì biện pháp tâm lý là rất quan trọng, nó giúp cho bà con có thêm niềm tin bớt bị thương lái ép giá. Như năm 2016 TQ hủng hoảng thiếu thịt lợn, họ chỉ tung tin sẽ mở kho đông lạnh dự trữ cũng giúp hạ nhiệt thị trường
 
khủng hoảng thịt lợn. không biết đến bao giờ giá ổn định lại đc...
 
Số liệu báo cáo sơ bộ (chẳng biết số liệu các vị bói mù từ đâu ra????) là cả nước vẫn đang thừa 1,5 triệu con lợn quá lứa cần được giải cứu. Bây giờ thì người nông dân phải tự bơi thôi. Chứ mấy hôm nay không còn thấy cán bộ nào chém gió mạnh như dạo trước nữa. Nào là bộ này gửi công văn hỏa tốc, bộ kia họp khẩn, các ban ngành cùng vào cuộc.... Tôi thấy mấy cái trò hô hào đó đã hết thiêng rồi
 


Back
Top