Ốc Sên Nuôi

  • Thread starter Hiếu_An Đ
  • Ngày gửi
Ốc sên tính dược, đã được y học phổ biến, trên thế giới, nhất là Pháp là nước ưa chuông ốc sên số một. Tại VN, chưa có tài liệu nào phổ biến về cách nuôi ốc sên và chưa ai từng kinh doanh ốc sên.
Với mục đích thử nghiệm nuôi vài mươi con ốc sên làm thuốc, xin chia sẽ cùng diễn đàn và mong đón nhận sự góp ý.

16653605165_954005cd59_o.jpg

Bắt ốc sên trong tự nhiên bỏ vào hủ trồng cây, bức lá cây, cỏ (các loại) cho vào, ốc sẽ tự tìm những món khoái khẩu mà ăn. Thường chúng thích những cây có lá mềm. Tôi đang thí nghiệm cho ốc sên ăn lá đinh lăng (một loài cùng họ với Nhân Sâm) để mong muốn cho ra loài ốc vừa bổ dưỡng vừa trị bệnh.
Mỗi tuần dội nước một lần cho phân ốc thoát hết qua lổ thoát nước của chậu.Miệng chậu đậy bằng cái rổ tre lớn hoặc miếng gỗ có lỗ cho ốc thở trên có dằn đá chắc chắn.
Nuôi ốc con thử 3 tuần cho ăn lá cây,vỏ rau củ quả hàng ngày...ốc mập ra và mau lớn trông thấy, con ốc sạch sẽ do không bò ăn rác bẩn nên an tâm vấn đề ký sinh trùng nguy hại. Tuy nhiên lời khuyến cáo là phải nấu chín trước khi ăn thịt ốc.


Ai đã từng thử qua món ốc sên xào dưa leo nhắm với đế Gò Đen rồi thì hãy thử nuôi ốc xem:lol:



Ốc sên - vị thuốc trong y học

Ốc sên là một loại động vật thân mềm (nhuyễn thể), vỏ to, dày. Đầu có 2 xúc tu (râu), toàn thân liền trong vỏ bao bọc bởi một lớp nhày. Ốc sên ưa thích sống nơi gốc cây ẩm ướt. Bò chậm chạp, kỷ lục nhanh nhất thuộc về một con ốc sên vườn, ở Pháp, trong 2 phút bò được 60cm. Trong môi trường tự nhiên vào mùa khô, chúng có thể ngủ trong nhiều tháng, nhưng chỉ cần một trận mưa rào (thường vào mùa xuân), chúng bừng tỉnh và hoạt động bình thường. Ốc sên cảm nhận bằng mùi, có 2 mắt ở 2 đỉnh râu... Họ ốc sên (Achatinidae) có nhiều loại, phổ biến là ốc sên hoa (Achatinafulica). Loại này, khoảng 2 năm tuổi, trọng lượng trung bình một con có thể đạt từ 50-60g, cá biệt: 140g. Ốc sên lớn nhất là loài Achatine Achatina, có ở châu Phi, con lớn nhất có chiều dài từ râu đến đuôi: 39cm, nặng 900g.
Điểm đặc biệt về sinh sản


Thời gian “yêu đương” kéo rất dài (khoảng từ 10-12 giờ). Từ trong vỏ ló mình ra, chúng quấn quýt cặp đôi lấy nhau, rời ra rồi lại xoắn chặt trong cuộc ái ân triền miên, không biết mệt mỏi.
Lưỡng tính: Mỗi con đều có hai bộ phận sinh dục: đực và cái. Khi giao phối cả hai bộ phận đều hoạt động tương thích. Do đó, sau 15 ngày, cả hai đều cùng đẻ, mỗi con từ 120-150 trứng.
Trong lĩnh vực thực phẩm

Thịt ốc sên rất giàu đạm: 11% (trong khi đó, sò chỉ có 8,8%; trai: 4,6%, hến: 4,5%), đường 6,2%, canxi 150mg%g, photpho: 71mg%g, các loại acid amin: leucin, alanin, valin, acid glutanuic, acid aspartic...
Chế biến ốc sên hoa có thể theo quy mô công nghiệp hay phạm vi gia đình. Ngoài ra từ thịt ốc sên hoa, thủy phân bằng acid clohydric hoặc xút, thu được một dịch lỏng có mùi vị thơm ngon, dùng làm nước chấm, giàu đạm.
Pháp, nước giữ kỷ lục về mức tiêu thụ ốc sên hoa, khoảng 50.000-60.000 tấn một năm, trong đó thường phải nhập từ nước ngoài khoảng 2 vạn tấn. Món ốc sên hoa được ưa chuộng ở Pháp là món ốc sên chiên bơ với tỏi và mùi tây.
Trong y học cổ truyền

Bộ phận dùng làm thuốc là thịt và nhớt của ốc sên hoa. Thuốc từ ốc sên có tên là oa ngưu, vị mặn, tính hàn, trơn nhày, có tác dụng: bổ dưỡng, giải độc, tiêu viêm, lợi tiểu, chống co thắt. Trong Nam dược thần hiệu có bài thuốc: giã nát 1-2 con ốc sên hoa, thêm ít nước, phết lên giấy, để chừa một lỗ nhỏ, đắp chữa mụn, lở mọc ở da mặt. Dùng thịt ốc sên hoa (2 con), nướng vàng, thái nhỏ, nấu lấy nước đặc, trộn với măng tre (50g) đã giã nát, ép lấy nước cốt. Uống 1-2 lần/ngày để chữa hen suyễn, thấp khớp. Có thể làm dạng viên ngậm: gồm thịt ốc sên hoa + ô mai, lượng hai thứ bằng nhau, dùng trong cổ họng sưng đau, khó nuốt.
Dùng nhớt ốc sên hoa (đó là lớp chất nhày bao bọc toàn thân ốc sên trong vỏ cứng) để chữa vết cắn, do chất nhày này có tính kiềm nên trung hòa chất acid của nọc rết, làm dễ chịu, giảm đau nhức.
Và y học hiện đại

- Dùng nọc độc của loại ốc lợi bông (coues striatus), loại này có nhiều ở quần đảo Polinesie, có chiều dài từ 6-18cm. Nọc này đã được chú ý từ 1803 do tính đa dạng của chúng. Phòng thí nghiệm tổng hợp và nghiên cứu các chất tự nhiên có hoạt tính sinh học (Sesnab) thuộc Trường đại học La Rochelle đã phân tích nọc này, thấy chúng giống với nọc độc của bọ cạp, nhện và rắn. Xác định có 25 conopeptid (phân tử có độc tính), tác động đa dạng lên hệ thần kinh hay cơ bắp. Qua nghiên cứu tác động của nọc này thấy chúng ức chế calci rất hiệu quả, thích hợp với những bệnh phát sinh do quá thừa calci trong hệ thần kinh, cho những người mắc bệnh về cơ hay suy giảm trí nhớ (Alzheimer). Khó khăn hiện nay là khi đưa những conopeptid này vào cơ thể bệnh nhân sẽ dẫn đến hệ thần kinh không tiếp nhận một chút calci nào nữa, hậu quả dẫn đến tử vong.
Hiện nay, một số cơ sở nghiên cứu khoa học đang phân đoạn 5 conopeptid của ốc và sau đó xác định những bộ phận thụ cảm sinh lý có thể tiếp nhận những độc tố này, hy vọng từ đó có thể chế được các loại thuốc có hiệu quả.
- Từ loại ốc sên biển (conus textile), nhà thần kinh học George Milijianich (Mỹ) đã chế ra một loại thuốc giảm đau có tên là zinocotiden, được giới thiệu là công hiệu hơn morphin hàng chục lần.
- Nghiên cứu phản xạ của não người thông qua ốc sên.
Do não người có cấu tạo quá phức tạp, tạo thành một mê hồn trận các mạng neuron làm cho việc giải mã các cơ chế hoạt động của nó tốn rất nhiều thời gian, công sức, nên các nhà khoa học muốn thông qua cấu trúc não của các động vật đơn giản hơn để tìm hiểu và từ đó suy luận ra não của người. Nhiều nhóm nghiên cứu như nhóm của GS. Paul Benjamin tại Đại học Lus*** (Anh), nhóm GS. Eric kendel, Đại học tổng hợp Columbia (New York - Mỹ) đã nghiên cứu hệ thần kinh trung ương của ốc sên Aplysia, chúng chỉ bao gồm có 20.000 neuron (của người hàng trăm tỷ...) và kích thước neuron này lớn gấp 1.000 lần neuron của người, hơn nữa các tế bào lại được tụ họp thành các nhóm 10 phân tử. Qua luyện tập cho ốc sên những phản xạ có điều kiện khác nhau, chứng tỏ sự tồn tại và hoạt động của trí nhớ ở chúng. Với kính hiển vi và máy móc, các nhà khoa học thu lượm được những thông tin cần thiết về những quá trình sinh hóa xảy ra trong từng tế bào ốc sên khi chúng phản ứng với các vuốt ve hay kích thích điện. Từ đó, giúp cho sự hiểu biết về hoạt động của não các sinh vật như trí nhớ là gì, hoạt động ra sao? Được xây dựng như thế nào? Kỷ niệm được lưu giữ ở đâu? Gợi lại bằng cách nào? Và yếu tố nào làm suy giảm trí nhớ? Liên hệ với người, để tìm ra biện pháp điều trị chứng suy giảm trên khi căn bệnh Alzheimer ngày càng phổ biến do tuổi thọ của người gia tăng.
Con tàu vũ trụ Colombia của Mỹ bay vòng quanh trái đất 16 ngày đêm vào tháng 4/1998 đã mang theo 135 con ốc sên (cùng với một số con vật khác) nhằm nghiên cứu sự biến đổi của não và hệ thần kinh trong điều kiện không trọng lực.

DS. Phạm Nga
(Sức khỏe & Đời sống)
 


P
o viet nam ko co giong
16653605165_954005cd59_o.jpg
UP LÊN CHO ANH EM KHÔNG BI LỪA, TÔI ĐÃ TỪNG BÌ LỪA NÊN KHÓ CHỊU LẮM..
CẢM ƠN ANH luxabu ...
ban nào cần mua ốc giống helix aspersa muller ,liên hệ 0979121889.đc phạm tiến lợi khu 6 -tam hồng- yên lạc -vĩnh phúc
 


File đính kèm

  • 10250123_607065512763662_3671081909799567186_n.jpg
    10250123_607065512763662_3671081909799567186_n.jpg
    96 KB · Lượt xem: 34
  • 10460283_607065492763664_7112580999043689403_n.jpg
    10460283_607065492763664_7112580999043689403_n.jpg
    88.9 KB · Lượt xem: 31
  • 11058706_606772422792971_44147205915254636_n.jpg
    11058706_606772422792971_44147205915254636_n.jpg
    103.9 KB · Lượt xem: 33
  • 11061721_606772369459643_8607668547591665340_n.jpg
    11061721_606772369459643_8607668547591665340_n.jpg
    85.7 KB · Lượt xem: 32
  • 11058706_606772422792971_44147205915254636_n.jpg
    11058706_606772422792971_44147205915254636_n.jpg
    103.9 KB · Lượt xem: 31

Ốc sên ở Đồng Tháp được săn lùng mua để ăn cho dù giá cao !!!

Đơn giản là Ngon, Bổ và nên thuốc !

Những phiên chợ bán đặc sản... ốc sên ở huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình.
Ngày Thứ Sáu ở chợ phiên Bao La, bát ngát những rổ, chậu ốc lấp ló đôi râu dài và cái lưỡi cứ đưa qua, đưa lại khiến người yếu bóng vía chợt giật nảy mình.


Chị Trần Thị Sen đang mời khách mua ốc. Ảnh: Dương Đình Tường.
Ai mua ốc sên đi
Chợ Bao La đông vui nhất cụm 7 xã Xăm Khòe, Bao La, Piềng Vế, Cun Pheo, Tân Sơn, Hang Kia và Pà Cò của huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình.

Tối hôm trước, khi tôi ngủ lại ở nhà Hà Công Thuần - Chủ tịch xã, nghe anh kể về phiên chợ độc đáo này lòng đã chộn rộn, mắt cứ chong chong vì mong trời sáng.

Chợ họp từ tinh mơ, lao xao tiếng cười, tiếng nói. Một bà giơ cao những bó rau dớn giống như ngọn cây dương xỉ đon đả mời. Một anh cầm những quả su su cuống còn rỉ nhựa chào hàng mới hái. Mấy đứa trẻ xúm quanh hàng chè, thòm thèm níu tay mẹ.

Vài người lớn đứng chôn chân ở quầy thuốc lào cười khà khà hút thử hay cụng ly hô một hai ba ngay bên phản thịt lợn, khẽ chùi sơ tay vào vạt áo rồi điềm nhiên nhón một miếng lòng.

Một phiên chợ 3 tỉnh cùng góp mặt là Hòa Bình, Thanh Hóa và Sơn La. Người Mông từ trên núi xuống, người Mường ở các miền đồi sang, người Thái dọc theo suối Tù, suối Kha, suối Sàng kéo đến, kín cả đường đi, chật cả bờ mương.


Một ông già đang chọn lựa ốc sên. Ảnh: Dương Đình Tường.

Và thứ hút mắt nhất của phiên chợ này phải kể đến là ốc sên. Trên là trời, dưới là ốc. Cả chục hàng ốc bày lốc nhốc những chậu, những rổ đầy có ngọn. Mặc cho khách cầm lên xem thử béo hay gầy, lũ ốc dạn dĩ cứ bò vòng quanh miệng chậu, rổ, giương những đôi râu dài như những chiếc ăng ten và cái lưỡi đầy nhớt cứ liên tục đưa qua, đưa lại.

Hà Văn Thường ở xóm Củm xã Vạn Mai giới thiệu đầy tự hào với tôi rằng: “Ăn ốc sên đi. Món ngon của người Thái mình đấy, chỉ cần đập vỏ, bỏ ruột lấy đầu rồi ngâm vào nước măng chua chừng 5 - 10 phút rửa sạch xào với lá chanh rất là tốn rượu.

Một cách khác làm sạch xong, đun nóng nước đổ ốc vào rồi thả đậu phụ sống xắt nhỏ, thêm tí hành tươi là được một bát canh ngon lành, phụ nữ có thai và trẻ con cũng còn ăn được”.

Ốc cả vỏ anh bán 15.000 đồng/kg còn riêng đầu đã làm sẵn thì 60.000 đồng/kg.
Thường bảo: “Toàn là đồ tự nhiên bắt ở ruộng khoai, ruộng mía, mỗi tối trong xóm em có 7 - 8 người đi bắt, soi đèn từ 7h đến 10h cũng được 10 - 15kg”.

Bình thường ốc sên trốn trong bụi rậm, khe đá, sau những hôm nắng to rồi mưa xuống, ốc khát nước, khát tình rủ nhau kéo ra từng đôi, con bò dưới đất, con bám trên cành, lắm khi nhiều như cái cây sai trĩu quả.


Những con ốc sên cứ chực bò ra khỏi miệng rổ. Ảnh: Dương Đình Tường.

Khệ nệ bê mấy rổ ốc đầy, Trần Thị Sen - một người Kinh ở xã Hải Lý (Hải Hậu, Nam Định) lên làm dâu nhà người Thái tươi cười bảo: “Mua đi anh, ốc sên này chỉ có từ tháng 7 đến tháng 11 thôi, ăn thử một lần cho biết!”.

Dạn dĩ là thế có ngờ đâu trước đây chính chị cũng rất sợ ốc sên, cả năm đầu còn không dám đụng đũa. Đến năm thứ hai khi đi bán ốc thì chị mới dám gắp thử để tiếp thị, thế mà thích lúc nào không hay.


Ốc sên đã được lọc sẵn. Ảnh: Dương Đình Tường.

“Ốc sên rất giòn và ngọt, hơn thế còn không có mùi lá hay mùi rong rêu như ốc núi. Ngoài xào măng chua theo kiểu người Thái em còn nghĩ ra cách nấu chuối đậu kiểu người Kinh, ăn cũng rất ngon mà nhất là khi nhai vào miếng trứng vị nó cứ bùi bùi”, Sen giới thiệu hòng thuyết phục tôi mua.

10kg ốc sên sống mới gỡ được cỡ 4kg đầu, thế mà có phiên Sen bán được 15kg.
Mai Châu có nhiều phiên chợ ốc sên. Thứ Hai, thứ Ba, thứ Tư chợ thị trấn, thứ Năm chợ Xăm Khòe, thứ Sáu chợ Bao La, thứ Bảy chợ Co Lương, Chủ nhật lại về chợ thị trấn thành ra Sen bận kín cả tuần. Đông nhất là chợ thị trấn, phải cỡ 30 - 40 hàng. Phiên chạy không nói làm gì chứ ế thì chỉ việc thả ốc vào sọt, vứt ít lá khoai, rau muống là sống khỏe 1 - 2 tuần.

Mở nghề độc lạ
Cùng sống trên cạn nhưng ốc núi, ốc ba lô lại không khỏe được như ốc sên. Chính vì sự dễ tính này mà một số người đã mày mò nuôi thử.

Tôi gặp Hà Thị Loan người ở xóm Cha Lang, xã Mai Hịch tại chợ khi chị đang bày mấy chậu đủ các thứ ốc cạn, ốc ba lô 60.000 đồng/kg cả vỏ, đã bỏ ruột thì 150.000 đồng/kg, ốc sên đã bỏ vỏ 60.000 đồng/kg còn ốc núi thì phải để cả vỏ, cũng 60.000 đồng/kg: “Mỗi phiên em bán ốc ba lô được 20kg, ốc núi 10kg, ốc sên 15kg.

Phần nhập của bà con đi bắt, phần của chính mình tự nuôi. Ốc núi, ốc ba lô quen sống ở trên rừng khí hậu mát mẻ mang xuống dưới không nuôi được chứ ốc sên thì rất dễ”.

Cận cảnh đầu ốc sên đã được sơ chế. Ảnh: Dương Đình Tường.

Loan dùng lưới quây quanh mấy gốc cây rồi thả những con ốc sên nhỏ bằng ngón chân cái vào, quẳng cho 1 bao tải lá cây chỉ hai ngày là hết sạch. Con trâu ăn được thứ cỏ gì thì con ốc cũng ăn được thứ cỏ đó nhưng thích nhất vẫn là rau muống, rau khoai lang.

Nuôi chừng 2 tháng chúng đã bán được, để tiếp 1 tháng nữa thì biết bò lên lưng nhau rồi đẻ trứng. Ốc 5 tháng đã già, miệng ánh xanh, vỏ dày cứng. Trứng đẻ 3 - 4 ngày thì nở ra ốc con, nuôi khoảng 3 tháng là bán được.

“Ốc nuôi còn ngon hơn cả ốc tự nhiên vì ăn toàn rau, cỏ, không ăn lung tung như bên ngoài. Em bán ốc 8 năm nay, nuôi ốc 3 năm nay, mỗi ngày xuất 1 tạ thì khoảng nửa là nhập lại của người bắt còn nửa từ ốc nhà nuôi", Loan kể. Chị Hà Thị Loan ngoài nhập ốc bắt tự nhiên và còn tự nuôi thêm để bán.
Ảnh: Dương Đình Tường.


Để kịp cho buổi chợ sớm, Hà Thị Thái ở xã Chiềng Châu phải huy động thêm cả em mình dậy từ 3 giờ sáng, dùng một hòn đá để đập ốc cho đủ 10kg đầu đến 5 giờ sáng mới xong, vượt gần 30km đến chợ là vừa 6 giờ.
Năm nay mưa nhiều, được mùa ốc. Những con nhỏ quá thu mua về Thái thả ngay trong vườn chuối có tường bao bốn phía để khi lớn thì bắt rất tiện.

“Giá ốc mỗi ngày một tăng, cách đây ba bốn năm ốc cả vỏ chúng em nhập vào cỡ 5.000 - 6.000 đồng/kg thì giờ phải 8.000 - 9.000 đồng/kg. Được cái là bán khá chạy, nhiều buổi không chỉ người dân mua lẻ về ăn mà có nhà hàng ở Thanh Hóa cũng đặt mua tới 20kg”, Thái cho biết.

Trời gần về trưa, những rổ, chậu ốc cứ vơi dần, trước cả thịt, cá. Bà Hà Thị Ướm ở bản Chiềng Pùng, xã Bao La năm nay đã 75 tuổi nhưng hầu như tuần nào cũng đợi đến chợ phiên để mua ốc sên. Gia đình bà có 5 giáo viên nên thu nhập khá, ăn ốc sên không phải vì rẻ mà bởi vì đã trót… nghiện mất rồi. “Ốc sên xào lá lốt cả nhà bà đều thích, lâu không ăn cứ thấy nhạt mồm nhạt miệng thế nào ấy”.


Mấy đứa trẻ tò mò xem người ta bán ốc. Ảnh: Dương Đình Tường.
Nửa thế kỷ một món ăn
Ốc sên chỉ có người Thái, người Mường ăn, người Mông không dám ăn, người Kinh không dám ăn, tuy nhiên nếu người Kinh ở lẫn cùng người Thái thì lại biết ăn.

Thế nhưng đáng ngạc nhiên là, cứ theo như lời kể của ông Hà Thế Nhiên - Chủ nhiệm HTX Mường Pa thì cả con ốc sên lẫn món ốc sên đều không phải là sinh vật bản địa và món ăn truyền thống của người Thái, người Mường ở huyện này.

“Xưa Mai Châu không có ốc sên, khoảng 50 năm trước người ta mới đem giống về thả. Hồi tôi 7, 8 tuổi gì đó, có bà cụ Bòng ở xã Mai Hịch cho hai con bảo ăn nhưng tôi không ăn mà thả vào bụi chuối để chúng sinh sản (bởi thế người Thái còn gọi là hoi duốc tức ốc (hoi) chuối (duốc)).

Thấy dáng của nó giống ốc biển nên gọi là hoi pế tức ốc biển, thấy có hoa văn thì gọi là hoi lài, có kẻ thấy người Kinh gọi là ốc sên nên gọi là hoi sên.

Lúc đám ốc ở bụi chuối có nhiều, tôi mới bắt vào đồ lên như ốc núi nhưng không thể sôi nổi vì chúng ra nhớt nhiều quá đành khều ra, bóp hết nhớt rồi xào với lá gừng hay măng chua nhưng ngon nhất là xiên que đem nướng, rất thơm.

Cận cảnh trứng ốc sên. Ảnh: Dương Đình Tường.

Thấy cánh thanh niên ăn loại ốc lạ có cái miệng giống cái… bộ phận sinh dục của con chó cái người già mới tức lên mà nói: "Chúng mày ăn ốc lờ chó à?”. Cái tên hoi hi ma xuất phát từ đó. Thế mà giờ đây, khi tôi 62 tuổi thì người già, thanh niên, trẻ con người Thái đều thích ăn ốc sên cả”, ông Nhiên cười.
Dương Đình Tường
Nguồn : https://baomoi.com/nhung-phien-cho-ban-dac-san-oc-sen/c/36400941.epi
 
Last edited:


Back
Top