Ốc

Thưa,
Tui đang tìm hiểu về một vài loài ốc sống trên cạn, ăn được. Tìm hiểu để nuôi. Tui vừa biết thêm chút đỉnh thì mới biết một vài giống bản địa có nhiều tại VN. Đó là Ốc Ma. Các giống nầy Úc cũng có nhu-cầu, nhưng không nhập-cảng nhiều như Mỹ và các nước Âu-châu. Tui cũng sẽ tìm cách thử nuôi, mặc dù biết là khó kiếm con giống, chậm sinh-sản và chậm lớn. Ốc ma của Úc lại nhỏ con hơn!
Điều nầy khiến tui nghĩ đến một giống ốc khác, mà trước đây nay tui rất ngại là chúng sẽ ảnh-hưởng không tốt cho môi-trường chung quanh, đó là Ốc Bưu Vàng. Tất cả những điều tui biết về con ốc nầy gần như là số không, ngoài việc thấy các chùm trứng màu tím hồng nhạt bám cọng lúa, thì là chúng sinh-sản nhanh, ăn bạo nên lớn rất nhanh, sống ở ruộng. Theo như anh maquemau cho biết thì việc thu mua, chuyên-chở để bán lại ở miền Tây cũng là một mặt hàng rộn-rịp. Vậy, xin nhờ bà con nói giúp thêm, Ốc Bưu Vàng :
- Dùng làm mồi chăn nuôi như thế nào, và
- Dùng để ăn, thì các cách nào nấu ngon?

Sở-dĩ tui muốn biết là do bởi, khác với Ốc Ma là ốc trên cạn, Ốc Bưu Vàng sống nửa khô nửa cạn, rất thích-hợp cho mô-hình Nông Trại Tự Duy mà tui đang thích-thú xây-dựng (trong tưởng-tượng)! Hì hì... Bởi Ốc Bưu Vàng không được phép có mặt ở Úc, nên chuyện nuôi giống ốc nầy để ăn và để chăn nuôi là dành cho bà con tại VN, còn tui thì rõ-ràng vô phương thực-hiện.

Không còn bao lâu, chúng ta sẽ đón giao-thừa. Giao-thừa ở Úc trước VN 4 tiếng. Vậy xin phép được chúc ngay:

Kính chúc bà con Đại Gia-đình Agriviet năm mới sức khỏe, công việc nuôi trồng luôn tốt.

Thân.
 


Last edited:
Theo tôi bác nên thận trọng, cân nhắc cẩn thận trước khi quyết định đưa con ốc bươu vàng vào Úc. Con này thuộc diện động vật ngoại lai xâm hại rất nguy hại vì khả năng sinh sôi nảy nở rất cao, chỉ cần một con bò đi mất thì tác hại khôn lường. Chưa có thống kê chính thức nào nhưng có thể nói Việt Nam đã hứng chịu những hậu quả vô cùng lớn do đã để con vật ngoại lai này xâm nhập vào Việt Nam. Bác cứ hình dung là nếu đưa được thành công vào Úc thì hoặc là bác sẽ gây ra một thảm họa sinh thái cho nơi bác sống, hoặc bác sẽ mất ăn mất ngủ để canh chừng không cho một con nào lọt ra ngoài. Cả hai trường hợp tôi chắc là bác đều không muốn.
Một lý do nữa là để thỉnh thoảng có thèm ăn ốc quá thì có cớ để về VN ...ọp với anh em Agriviet, tôi hứa sẽ đãi bác món bún ốc Hồ Tây và rất nhiều món khác nữa: ốc hấp lá gừng, chả ốc, nem ốc, ốc xào sả ớt, ốc om chuối đậu....nhiều lắm.
Chào bạn thichtrangtrai,
Bạn nói về con Ốc Bưu Vàng và sự tác-hại của nó với môi-trường, tui xin thưa là tui cũng cùng có mối lo như bạn. Chẳng qua là câu chuyện đưa đẩy từ con Ốc Ma sau vườn, chúng tôi... sẵn trớn chạy qua thăm con ốc Bưu và ốc Bưu Vàng.
Tui cũng biết bên Phi-châu có loại ốc trên cạn, lớn lắm, gọi là Ốc Khổng-lồ (Giant Snail). Bên đó họ nuôi quy-mô. Mỹ sau cũng có nhập vô nuôi, nhưng sau đó chạy mặt, vì chúng phá bạo, nên cấm. Như vậy thì cũng giống như sự có mặt của con Ốc Bưu Vàng ở VN mình.
Ốc Ma, tức là các loại ốc sống trên cạn. Theo tui nghĩ, sở-dĩ đặt tên như vậy là ở trong vườn, thì vì ban ngày chúng sợ nắng tìm chỗ núp, đêm bò ra ăn hư-hại cây trồng, giống như Ma! Trước đây, ốc Ma chỉ có cho cá ăn, hoặc đập chết rồi vất bỏ, bây giờ ở VN nghe nói bà con cũng ăn ốc nầy.
Khi đang tìm hiểu về ốc nầy (Ốc Ma), tui mới biết là bên Âu-châu, nhứt là Ý, Pháp họ ăn dữ lắm! Họ tìm bắt, kiểu như săn lùng, ốc hoang thưa dần, đến nỗi hiện giờ họ phải nhập-cảng mỗi năm số-lượng rất lớn.

Úc cũng vậy. Nhưng Úc là một lục-địa biệt-lập, ốc Ma tại Úc hiện đang có ngoài thiên-nhiên cũng như sau vườn nhà có 2 giống. Họ cấm tiệt, không cho nhập-cảng ốc lạ. Ở Úc có một số trại nuôi ốc Ma. Nhà hàng ốc Ma ở Úc vì ít, nên muốn ăn phải đặt chỗ trước.
Tui có thói quen là khi tìm hiểu về cái gì, thì thích được chính tay thực-hành. Hiện tui nhờ em tui, bắt được 5 con, tui "cưng" lắm! Trước và sau khi đi làm đều ra thăm, sáng sớm ngủ dậy, trước khi đi ngủ cũng thăm... Tui bỏ 5 chú nầy chung trong ổ nuôi Trùn. Thấy tụi nó sống cũng hài-hòa lắm. Tui đang tìm mua tài-liệu chỉ-dẫn cách nuôi, rồi theo đó làm tiếp.
Tuy các trại nuôi họ bảo, nếu mình nuôi mà bán lại họ, thì ốc lớn đủ cỡ họ trả 0,5 đô Úc 1 con. Tui không có ý nuôi nhiều, chỉ nuôi để thực-hành các công-trình nghiên-cứu của họ, rồi... ăn! Tại Úc, công-trình nghiên-cứu do chính-phủ tài-trợ nầy được công-bố, chính-phủ khuyến-khích nuôi ăn và xuất-khẩu.

Kể bạn nghe! Nước Úc có nhiều bài học cay đắng về các loại cây, loại thú lạ nhập-khẩu về nuôi, trồng. Họ ra luật hết sức khắc-khe là lý-do đó. Riêng về loài vật, thì nhiều con đã trở thành "quốc thù". Xin nêu tên một vài : Cóc Mía, Thỏ, Chồn... Cóc mía thì để làm "thiên địch" sâu bọ các đồn-điền mía mênh-mông; còn chồn và thỏ (loại hoang, lớn con) là ngày xưa người Anh sau khi tìm được lục-địa Úc, bắt đầu chở dân đến định-cư, họ mang theo họ nhiều thứ, trong đó có thú đi săn, mà thỏ và chồn là vật nuôi, rồi thả ra, để rượt săn. Mà đâu phải hể bắn là trúng đâu? Nên những bầy sinh-sản tràn làn, phá hoại bây giờ là hậu-duệ của những con vật săn, đã nhanh chân đào-tẩu!

Hì hì, nghe bạn kể mấy món ốc. Hồi nhỏ đọc tiểu-thuyết thì có "gặp" luôn đó chứ! (Bạn cho ngừng nuốt nước miếng cái!). Mà nè thíchtrangtrai ơi! Nếu tui đáp được lời mời của bạn, đi ra tới Bắc, thì nhân đây xin bạn chỉ dùm luôn:
Bà xã tui gốc Hải-phòng, có bà con ở đó. Vậy tui sẽ rủ bả đi HP. Từ HP, thì tui xin bạn chỉ cách đến gặp bạn, để được... ăn ốc.
Thân.
 


Làm sạch ốc thì ngâm bằng nước vo gạo một ngày, sau đó rửa sạch. Hòa nước sạch và trứng gà theo tỉ lệ: 1kg ốc + 1 lít nước +(1-2 )quả trứng gà cho ốc ăn. Ốc rất khoái món này, nó ăn và thải toàn bộ phân trong ruột ra ngoài. Ta rửa lại một làn nữa. Trứng gà vừa vào bụng chưa tiêu hóa nên làm cho con ốc rất béo, ăn có mùi thơm .
 
Mấy ký ốc, tôi làm mấy phút là xong.
Lấy dao chặt trôn ốc, rồi chọc đũa vào ngoáy một vòng
thì trọn con ốc trôi tuột xuống bát.
*
Nói cho ốc ăn trứng để tẩy ruột thì đúng rồi, vì nó
ăn chay, mà bắt ăn mặn thì đi ỉa chảy thôi. Còn nói
nó ăn trứng mà béo được, thì hơi khó tin. Bạn đã nuôi
nó bằng trứng được mấy tháng rồi?
*
Nói bóp muối cho ốc thật kỹ, thì bạn không biết ăn ốc
rồi. Con ốc chỉ có cái đầu, tức là miệng nó, là cứng
nhắc và dai, nhưng từ cổ xuống bụng là phần mọng nước
ngọt. Bóp muối phần này, thì nó ra bã. Bạn chỉ ăn được
có cái cục cứng mà thôi.
*
Ốc nhồi mà giao lưu với ốc ma, thì bạn trở thành thiên
tài đó. Bán con lai này cứ 1 triệu đôla 1 con cũng rẻ chán.
Mà làm sao con ốc ma mò xuống tận bờ ao lầy lội để kiếm
con ốc nhồi vậy? Chắc tình yêu vượt qua được cả nòi giống?
*
 
Bác Trần ơi,
Ốc bu mình chặt đuôi ốc thế nào ? Vì đuôi ốc bu nó bằng bằng, chặt thì cũng đc nhưng vỏ nó bể, miểng nó ghim vào thịt, ngâm rửa với nước cũng không thể trôi hết.
Ốc bu ăn rất ngon lại rẻ (rẻ trong các loại ốc thôi, chứ thời nay chả có ốc nào rẻ hết!).

Có đọc trong cuốn sách dạy nấu ăn (xuất bản lâu lắm lắm rồi), chỉ là đập lòng đỏ trứng vào cho ốc ăn, đem con ốc bu ấy nướng trên lửa than, lửa vừa vừa thôi, đừng quá nóng, đại khái là con ốc nóng mà thò đầu ra đc, vừa nướng vừa quét hành mở vào. Nghe cũng thú vị! Nhưng không thực tế, vì làm dc bao nhiêu con ốc so ới sức ăn của mình? và bao nhiu cái hột vịt hột gà cho thau ốc? Phức tạp quá!

Hôm off-line tất niên Agriviet lần 1, có món ốc bu hấp sả. Ốc bu chặt đít, lấy thịt băm với thịt heo, nhồi ít sả vào vỏ ốc, rồi lại nhồi thịt ốc+thịt heo băm ào vỏ, đem đi hấp. Ăn cũng ngon, nhưng không có gì đặc biệt!

Hồi còn nhỏ, lúc ấy mới học lớp 10, đi cùng chúng bạn qua Q8 chơi, lội ao lội kênh. Đến chiều, ra ruộng mò ốc bu!!! Làm đc 1 thau, đem vô luộc. Chao ôi, chả có ngâm nước vo gạo, ớt gì hết! Rửa sơ sơ, bỏ vô nồi. Làm đại 1 tô nước mắm gừng ớt. Tối mờ mờ, cả đám ngồi lể ốc bu ăn, công nhận ốc to và... ngon (phần nhiều do đói).Tan "tiệc" , tô nước mắm có công dụng rửa ốc, đất và cát nó lóng xuống.

Quanh qua quẩn lại, ốc bu luộc sả chấm nước mắm gừng vẫn là ngon nhất trong các kiểu chế biến. Nước mắm làm phải cho ngon: gừng, sả, ớt, giấm, đường- Chua cay mặn ngọt đủ vị. Ốc hấp vừa chín tới, măm măm thôi! Đơn giản, ko cầu kỳ nhưng cảm thụ đc cái hương vị đặc trưng của món ăn.
 
................

Quanh qua quẩn lại, ốc bu luộc sả chấm nước mắm gừng vẫn là ngon nhất trong các kiểu chế biến. ......

Bác đã thưởng thức món ốc "bu" nấu với chuối chảt chưa ? hic đến đây bỗng phát thèm
hôm nay phải nấu món này mới được
 
Ồ, món đó ... chưa nghe luôn!:lol:
 

Ồ, món đó ... chưa nghe luôn!:lol:

Món ngon của trần gian đâu có mấy, từng tuổi bác mà chưa ăn món này thì thiệt là uổng phí kiếp làm nông dân :

Chú ý quan trọng : món ngon dưới đây nếu ăn với...."riệu" thì vị ngon sẽ tăng lên nhiều lần

Những ngày Hè, khi quê tôi nhộp nhịp vào mùa gặt cũng là lúc những con ốc bươu chuẩn bị đến mùa sinh sản. Chiều chiều, sau khi gặt xong những sào lúa chín vàng, mẹ tôi lại tranh thủ xách chiếc xô nhỏ dạo một vòng quanh những ruộng lúa mới gặt, lượm những con ốc bươu đủ thứ màu núp dưới những gốc rạ, mình căng đầy những thịt béo mũm đem về nhà làm bữa tối cho cả gia đình. Những con ốc bươu màu vàng, mỡ gà hay xanh rêu to như những chiếc chén uống trà đua nhau bò trên thành của chiếc xô nhìn thật thích mắt.

Mẹ tôi bảo, nếu chưa chế biến ngay thì ốc phải được ngâm trong nước qua một đêm, có thể thay nước một vài lần để chúng nhả hết những cặn bã, bùn đất thì hôm sau mới chế biến được. Còn muốn chế biến ngay, phải ngâm chúng bằng những lát ớt thật cay trong vòng ít nhất là 2 tiếng rồi mới có thể đem vào luộc. Làm như vậy khi ăn ốc sẽ không còn bị sạn cũng như không có mùi bùn ngai ngái, khó ăn. Khi bắc ốc lên bếp luộc chỉ nên đổ thật ít nước để ốc chín bằng hơi hoặc cho một chút rượu cũng là mẹo hay để khử mùi tanh của ốc. Mẹ còn thêm vào ít gừng và lá xả để ốc dậy mùi thơm.

Chúng tôi thích thú nhìn nồi ốc sôi bùng và chờ đợi mẹ pha nước mắm để nhể từng con chấm ăn ngon lành. Nhưng món mà anh em tôi thích nhất vẫn là ốc nấu chuối xanh của mẹ. Những trái chuối xanh sau vườn nhà như chỉ chờ đến mùa gặt để trái nào trái nấy xanh mướt và to lù. Sau khi ốc chín, mẹ cặm cụi ngồi khêu từng con, lấy ruột rồi mới chuyển qua công đoạn lột vỏ chuối xanh. Mẹ nói để nấu chuối ốc ngon thì nên chọn những trái chuối xanh nhưng già là tốt nhất vì chuối vừa thơm vừa bùi khi nấu chín lại không bị nát. Sau đó chuối được mẹ xắt thành ba phần dài chừng hai lóng tay là vừa ăn. Từng lóng chuối tiếp tục được bổ dọc từng khúc làm tư hoặc làm sáu, ngâm qua nước vo gạo pha với mẻ hoặc bỗng rượu để chuối bớt nhựa và giữ nguyên màu, không bị thâm.

Ốc nấu chuối ngon mà lại dễ làm. Chỉ cần bỏ ruột ốc đã khêu lăn qua mỡ với tỏi, sau đó đổ nước vào nồi, cho chừng 2 muỗng cà phê mẻ hoặc bỗng rượu để tạo màu nước. Khi nước sôi mẹ mới bỏ chuối vào, đun nhỏ lửa cho tới khi chuối chín, nước hơi sệt lại là có thể bắc ra ngoài, múc ra tô và không quên rắc thêm chút lá lốt, lá tía tô đã xắt nhỏ để món ăn có mùi đặc trưng hơn. Mẹ còn dặn cả nhà rất tỉ mỉ, ốc nấu chuối vừa bắc ra ngoài phải được dùng nóng thì mới tận hưởng được mùi vị của nó. Vì thế chỉ khi cả nhà ngồi quây quần bên mâm cơm, mẹ mới cho lá lốt và tía tô xắt nhỏ vào rồi bê cả nồi ốc nấu chuối để bên cạnh mâm. Tôi vẫn nhớ như in hương thơm bốc lên lan tỏa khắp gian nhà thật hấp dẫn.

Sau này, cứ sau vụ gặt mà chẳng cần đợi đến những ngày Hè là chúng tôi lại được ăn những con ốc béo ngậy lẫn vị bùi thơm của chuối xanh, mùi thơm đặc trưng của lá lốt trong món ăn quen thuộc mẹ nấu. Dù đã xem mẹ nấu nhiều lần, thành thạo nhưng chúng tôi vẫn thích được ăn món do mẹ nấu hơn vì mẹ bảo mẹ còn có bí quyết riêng.

Giờ mẹ đã già, tuổi cũng đã cao. Chúng tôi, đứa làm ở Hà Nội, đứa học trong Sài Gòn nhưng mỗi lần về nhà, đúng dịp Hè hoặc sau vụ gặt là chúng tôi lại không quên làm nũng để được mẹ nấu cho ăn món ốc nấu chuối thơm ngon. Mỗi lần như thế, những khoảnh khắc ngày xưa của tuối ấu thơ khi anh em chúng tôi quây quần bên bố mẹ lại ùa về ấm cúng…

Song Ninh

Quận Gò Vấp, TP.HCM

Túm Tắt :

Nguyên liệu:
- Ốc bươu 1 kg
- Thịt heo ba chỉ 150g - Đậu hũ 3 miếng, chuối xanh 3 trái
- Mắm tôm, mẻ, nghệ, bột nêm, tỏi băm
- Lá lốt, tía tô, hành lá
Thực hiện:
- Ốc lấy thịt. Thịt heo thái mỏng. Ướp hai thứ này với mắm tôm, mẻ, nghệ (khoảng 30 phút).
- Phi thơm tỏi với dầu ăn, sau đó cho ốc và thịt heo vào xào.
- Đậu hũ trắng đem nướng, xắt miếng vuông. Chuối xanh xắt miếng.
- Cho tất cả cùng với một ít nước lèo vào nồi đất om khoảng 45 phút đến 1 giờ.
- Thái nhỏ rau cho vào trước khi ăn. Dùng kèm với cơm nóng hoặc bún.
Hướng dẫn:
Nhà hàng Quán Biển
(86 Võ Văn Tần, Q.3, TP Hồ Chí Minh)
Thu Thủy (ghi)
Việt Báo (Theo_Thanh_Nien)
 
Last edited by a moderator:
Ốc Bưu với ốc Ma là 2 giống khác nhau, nông dân hậu giang không phải dân "guộng", nên trông gà hóa cuốc! Hì hì... Ốc vườn (trên cạn) tại VN, tui biết rõ thì có 3 giống, điều đó có nghĩa là còn có thêm nữa.
Ốc có khi màu đậm, lợt khác nhau là do thức ăn của chúng. Những con Ốc Bưu Vàng mà trứng càng màu hồng là do con ốc mẹ ăn nhiều loại cây lá có nhiều Carotene.

Hai con ốc mà nông dân hậu giang thấy chúng đang... làm ăn, thì cùng là ốc vườn, sống trên cạn cả, con màu sậm giống như ốc Bưu. Người ta đã có cho lai 2 giống ôc Ma với nhau rồi. Tốt.
Ốc Ma đào lổ đẻ trứng, còn ốc Bưu thì "mang con". Ốc Bưu con trong bụng mẹ, đủ ngày thì chui ra.
 
Chẹp chẹp ngon quá ...

Món ngon của trần gian đâu có mấy, từng tuổi bác mà chưa ăn món này thì thiệt là uổng phí kiếp làm nông dân :

Chú ý quan trọng : món ngon dưới đây nếu ăn với...."riệu" thì vị ngon sẽ tăng lên nhiều lần

Những ngày Hè, khi quê tôi nhộp nhịp vào mùa gặt cũng là lúc những con ốc bươu chuẩn bị đến mùa sinh sản. Chiều chiều, sau khi gặt xong những sào lúa chín vàng, mẹ tôi lại tranh thủ xách chiếc xô nhỏ dạo một vòng quanh những ruộng lúa mới gặt, lượm những con ốc bươu đủ thứ màu núp dưới những gốc rạ, mình căng đầy những thịt béo mũm đem về nhà làm bữa tối cho cả gia đình. Những con ốc bươu màu vàng, mỡ gà hay xanh rêu to như những chiếc chén uống trà đua nhau bò trên thành của chiếc xô nhìn thật thích mắt.

Mẹ tôi bảo, nếu chưa chế biến ngay thì ốc phải được ngâm trong nước qua một đêm, có thể thay nước một vài lần để chúng nhả hết những cặn bã, bùn đất thì hôm sau mới chế biến được. Còn muốn chế biến ngay, phải ngâm chúng bằng những lát ớt thật cay trong vòng ít nhất là 2 tiếng rồi mới có thể đem vào luộc. Làm như vậy khi ăn ốc sẽ không còn bị sạn cũng như không có mùi bùn ngai ngái, khó ăn. Khi bắc ốc lên bếp luộc chỉ nên đổ thật ít nước để ốc chín bằng hơi hoặc cho một chút rượu cũng là mẹo hay để khử mùi tanh của ốc. Mẹ còn thêm vào ít gừng và lá xả để ốc dậy mùi thơm.

Chúng tôi thích thú nhìn nồi ốc sôi bùng và chờ đợi mẹ pha nước mắm để nhể từng con chấm ăn ngon lành. Nhưng món mà anh em tôi thích nhất vẫn là ốc nấu chuối xanh của mẹ. Những trái chuối xanh sau vườn nhà như chỉ chờ đến mùa gặt để trái nào trái nấy xanh mướt và to lù. Sau khi ốc chín, mẹ cặm cụi ngồi khêu từng con, lấy ruột rồi mới chuyển qua công đoạn lột vỏ chuối xanh. Mẹ nói để nấu chuối ốc ngon thì nên chọn những trái chuối xanh nhưng già là tốt nhất vì chuối vừa thơm vừa bùi khi nấu chín lại không bị nát. Sau đó chuối được mẹ xắt thành ba phần dài chừng hai lóng tay là vừa ăn. Từng lóng chuối tiếp tục được bổ dọc từng khúc làm tư hoặc làm sáu, ngâm qua nước vo gạo pha với mẻ hoặc bỗng rượu để chuối bớt nhựa và giữ nguyên màu, không bị thâm.

Ốc nấu chuối ngon mà lại dễ làm. Chỉ cần bỏ ruột ốc đã khêu lăn qua mỡ với tỏi, sau đó đổ nước vào nồi, cho chừng 2 muỗng cà phê mẻ hoặc bỗng rượu để tạo màu nước. Khi nước sôi mẹ mới bỏ chuối vào, đun nhỏ lửa cho tới khi chuối chín, nước hơi sệt lại là có thể bắc ra ngoài, múc ra tô và không quên rắc thêm chút lá lốt, lá tía tô đã xắt nhỏ để món ăn có mùi đặc trưng hơn. Mẹ còn dặn cả nhà rất tỉ mỉ, ốc nấu chuối vừa bắc ra ngoài phải được dùng nóng thì mới tận hưởng được mùi vị của nó. Vì thế chỉ khi cả nhà ngồi quây quần bên mâm cơm, mẹ mới cho lá lốt và tía tô xắt nhỏ vào rồi bê cả nồi ốc nấu chuối để bên cạnh mâm. Tôi vẫn nhớ như in hương thơm bốc lên lan tỏa khắp gian nhà thật hấp dẫn.

Sau này, cứ sau vụ gặt mà chẳng cần đợi đến những ngày Hè là chúng tôi lại được ăn những con ốc béo ngậy lẫn vị bùi thơm của chuối xanh, mùi thơm đặc trưng của lá lốt trong món ăn quen thuộc mẹ nấu. Dù đã xem mẹ nấu nhiều lần, thành thạo nhưng chúng tôi vẫn thích được ăn món do mẹ nấu hơn vì mẹ bảo mẹ còn có bí quyết riêng.

Giờ mẹ đã già, tuổi cũng đã cao. Chúng tôi, đứa làm ở Hà Nội, đứa học trong Sài Gòn nhưng mỗi lần về nhà, đúng dịp Hè hoặc sau vụ gặt là chúng tôi lại không quên làm nũng để được mẹ nấu cho ăn món ốc nấu chuối thơm ngon. Mỗi lần như thế, những khoảnh khắc ngày xưa của tuối ấu thơ khi anh em chúng tôi quây quần bên bố mẹ lại ùa về ấm cúng…

Song Ninh

Quận Gò Vấp, TP.HCM

Túm Tắt :

Nguyên liệu:
- Ốc bươu 1 kg
- Thịt heo ba chỉ 150g - Đậu hũ 3 miếng, chuối xanh 3 trái
- Mắm tôm, mẻ, nghệ, bột nêm, tỏi băm
- Lá lốt, tía tô, hành lá
Thực hiện:
- Ốc lấy thịt. Thịt heo thái mỏng. Ướp hai thứ này với mắm tôm, mẻ, nghệ (khoảng 30 phút).
- Phi thơm tỏi với dầu ăn, sau đó cho ốc và thịt heo vào xào.
- Đậu hũ trắng đem nướng, xắt miếng vuông. Chuối xanh xắt miếng.
- Cho tất cả cùng với một ít nước lèo vào nồi đất om khoảng 45 phút đến 1 giờ.
- Thái nhỏ rau cho vào trước khi ăn. Dùng kèm với cơm nóng hoặc bún.
Hướng dẫn:
Nhà hàng Quán Biển
(86 Võ Văn Tần, Q.3, TP Hồ Chí Minh)
Thu Thủy (ghi)
Việt Báo (Theo_Thanh_Nien)
 
.........
Ốc có khi màu đậm, lợt khác nhau là do thức ăn của chúng. Những con Ốc Bưu Vàng mà trứng càng màu hồng là do con ốc mẹ ăn nhiều loại cây lá có nhiều Carotene..........

em nge người ta đồn rằng : các loại rau lá có màu xanh lục, hoặc các loại trái cây có màu vàng, đỏ đều có rất nhiều carotene ( tiền sinh tố A)
em cũng nge người ta đồn rằng sinh tố A uống nhiều sẽ bị vàng da vàng mắt, nhưng nếu ăn nhiều chất tiền sinh tố A sẽ không bao giờ bị triệu chứng này ( do cơ thể tổng hợp sinh tố A từ chất tiền sinh tố A đủ nhu cầu..phần còn thừa sẽ bị cơ thể loại ra)

em cũng nge người ta đồn rằng con ốc "bu" đen ( ốc VN đó nha) và con ốc bu vàng đều có chung 1 loại thực phẩm đó là lá cây, lá rau, bèo...v.v


Những con Ốc Bưu Vàng mà trứng càng màu hồng là do con ốc mẹ ăn nhiều loại cây lá có nhiều Carotene...

Vậy con ốc "bu" VN tại sao trứng lại có màu....trắng, nó cũng ăn nhiều carotene vậy
 
Ốc bưu vàng và ốc bưu vn em đã từng ăn nhiều lần rồi nhưng nếu cho em lựa chọn thì em sẽ ăn ốc bưu vn thôi. Không biết có phải cái lưỡi của em có vấn đề gì ko nhưng em cảm nhận là thịt ốc bưu vàng thật là nhạt nhẽo. Còn cái vụ mùi tanh thì do tay nghề đầu bếp, em ko có ý kiến.
Em thấy người ta hay lụm ốc bưu vàng về đập dập rồi thẩy cho vịt ăn. Làm thức ăn cho các con khác thì em ko biết.
 
em nge người ta đồn rằng : các loại rau lá có màu xanh lục, hoặc các loại trái cây có màu vàng, đỏ đều có rất nhiều carotene ( tiền sinh tố A)
em cũng nge người ta đồn rằng sinh tố A uống nhiều sẽ bị vàng da vàng mắt, nhưng nếu ăn nhiều chất tiền sinh tố A sẽ không bao giờ bị triệu chứng này ( do cơ thể tổng hợp sinh tố A từ chất tiền sinh tố A đủ nhu cầu..phần còn thừa sẽ bị cơ thể loại ra)

em cũng nge người ta đồn rằng con ốc "bu" đen ( ốc VN đó nha) và con ốc bu vàng đều có chung 1 loại thực phẩm đó là lá cây, lá rau, bèo...v.v




Vậy con ốc "bu" VN tại sao trứng lại có màu....trắng, nó cũng ăn nhiều carotene vậy
Hì hì,
Con ốc Bưu Vàng thì tui chưa được thấy, chỉ là ông Gú-Gồ nói vậy, rồi thì tui cũng theo đó mà "ăn ốc nói mò" thôi. Trứng Ốc Bưu Vàng thì tui thấy tận mắt, nhưng trứng Ốc Bưu (VN) thì chưa. Bạn thấy nó (trứng) màu trắng, thì mắt bạn cũng tinh đấy!

Sinh-tố A, nếu đưa vô cơ-thể nhiều thì ngộ-độc, nhưng Tiền Sinh-tố A thì chỉ nằm chờ trong cơ-thể, lúc dùng thì thành Sinh-tố A.
Sau khi bị bệnh viêm gan B + C mãn-tính kéo dài mấy mươi năm, tui bị/được khám-phá đã chớm ung-thư, đưa vào bệnh-viện. Tui từ-chối giải-phẩu và tự-trị bằng rau trái. Do số-lượng Cà-rốt tui tiêu-thụ khá lớn, nên những chỗ tích tụ nhiều Tiền Sinh-tố A như tròng mắt, lòng bàn tay, nách của tui thấy màu nghệ lợt.

Tui đang tìm hiểu và bắt đầu nuôi một số nhỏ ốc vườn (ốc Ma). Hì hì, đó cũng là cái tật, cứ muốn chính tay làm! Nên chuyện cùng một giống ốc mà vỏ màu đậm lợt khác nhau; thức ăn của chúng cũng ảnh-hưởng tới mùi thịt ốc.

Điều tui mới khám-phá ra là ốc Ma, theo tài-liệu, thì nói là chỉ sống trên đất, nhưng hôm qua tui mới bắt đuợc 1 số trong liếp thủy-canh cải xà-lách-son. Đây là một điều mới, sau nầy nếu có dịp, tui sẽ trao đổi chi-tiết nầy với một bà Úc, người sau khi thực-nghiệm, viết thành tài-liệu của chính-phủ Úc, khuyến-khích dân nuôi, bởi đây cũng là tiềm-năng xuất-khẩu.
 
Last edited:
trắng hay hồng quan trọng gì đâu.Câu nói kia chỉ có nghĩa là Càng Màu Hồng thôi . Chứ có ai nói là ăn nhiều sẽ phải hồng và ko ăn sẽ có màu khác .Màu sắc trứng,da,tóc,lông là do gien quy định rồi . Ăn đúng chất cơ thể cần thì màu mè sẽ đẹp hơn.

Cái này cũng giống như việc . Một số người khoe rằng uống rượu rắn thì khỏe tóc đen mượt dù tuổi đã gần tịch ấy mà :lol:
 
Ốc bưu vàng và ốc bưu vn em đã từng ăn nhiều lần rồi nhưng nếu cho em lựa chọn thì em sẽ ăn ốc bưu vn thôi. Không biết có phải cái lưỡi của em có vấn đề gì ko nhưng em cảm nhận là thịt ốc bưu vàng thật là nhạt nhẽo. Còn cái vụ mùi tanh thì do tay nghề đầu bếp, em ko có ý kiến.
Em thấy người ta hay lụm ốc bưu vàng về đập dập rồi thẩy cho vịt ăn. Làm thức ăn cho các con khác thì em ko biết.
Baby_plm,
Như vậy thì cũng như thịt, cá. Có con thit ngon, có con thịt dở.
Baby_plm có công-nhận là con ốc Bưu Vàng có vài điểm đặc-biệt:
- Sống nửa khô, nửa nước.
- Đẻ trứng bám trên mặt nước một chút
- Con nở, rớt xuống đáy nước, rồi bò lên.
Không như ốc Bưu, sống luôn dưới nước. Trứng thụ-tinh thành con ngay trong bụng, rồi đẻ ra ốc con.
- Ốc Bưu Vàng phàm ăn, nên chóng lớn
- Ốc Bưu Vàng lại đẻ bạo, mỗi lần đẻ, số trứng gấp khoảng 10 lần ốc Bưu và Ốc Ma.
*
Sẵn đây, tháng sau nếu không kẹt gì, rủ Baby_plm xuống nông dân hậu giang chơi đi! Baby_plm có kiến-thức, đi nhiều, do nghề-nghiệp tiếp-xúc nhiều nên sự có mặt sẽ làm cho buổi họp mặt thêm phong-phú.
Thân.
 
* To Trường Giang
- Ốc Bưu mà đít bằng bằng sự thật là một giống ốc khác trông giống nhưng không phải ốc Bưu và mắc tiền hơn ( như bài có hình minh họa của bạn ly hien không phải là ốc bưu )

- Làm ốc sống không quá khó , nhưng cũng không quá dễ như Bác Trần nói . Nếu biết cách làm thì không cần chặt đít thanglong vẫn có thể lấy ra được ( Đây là tuyệt chiêu ) hi hi
- Món ốc bằm với giò sống ( không phải thịt ) , nấm ... sau đó nhồi lại là một món rất tuyệt vời , có điều vì lợi nhuận nên một số quán dùng nguyên liệu là ốc bưu vàng nên có khi không được ngon .
Ngoài Hà nội còn có món Ốc bưu tiềm thuốc Bắc nữa

* To Bác Thuy Canh
Bác hoang dại nói đúng : Trứng ốc Bưu màu trắng chứ không hồng như Bưu vàng
và hình như Ốc Bưu cũng bò lên khỏi mặt nước để đẻ trứng chứ không phải đẻ con dưới nước Bác Thuy canh à

Thân .
 
Last edited by a moderator:
- Sống nửa khô, nửa nước.
- Đẻ trứng bám trên mặt nước một chút
- Con nở, rớt xuống đáy nước, rồi bò lên.
Không như ốc Bưu, sống luôn dưới nước.
- Ốc Bưu Vàng phàm ăn, nên chóng lớn
- Ốc Bưu Vàng lại đẻ bạo, mỗi lần đẻ, số trứng gấp khoảng 10 lần ốc Bưu và Ốc Ma.
Mấy điều này bác nói đúng hết trơn rồi, em ko có gì để sửa.
Sếp em từng đã nuôi ốc bưu vàng từ thời nó mới xuất hiện ở vn. Ổng xây 1 cái hồ xi măng nổi cỡ 3m khối nuôi có 1kg ốc giống. Vậy mà nữa năm sau ổng phải chế nước sôi để diệt hết vì ... nhiều quá ăn + cho ko hết. Ổng nói tụi nó ăn bạo tới nổi có thể nghe được tiếng nó nhai rau trong bể nuôi.

Ốc ma tuy ko sống trong nước nhưng nó lại rất thích ẩm ướt. Nếu môi trường ko đủ độ ẩm cho nó thì nó tự chui xuống đất và đóng mày lại để chờ khi nào có môi trường thích hợp nó sẽ lại ngoi lên. Vì vậy chuyện nó mon men tới rìa ao hay rãnh nước để kiếm ăn là chuyện rất bình thường bác ơi.
Ốc ma cũng có nhiều loại, thời gian sinh trưởng - kích thước khác nhau.
** Ốc Bourgogne (Helix pomatia) - 40mm-55mm; 25g-45g; 3 năm trưởng thành; đẻ ít hơn các loài khác
* Ốc châu Phi khổng lồ, Achatina Achatina hoặc coot (Achatina fulica, đồng nghĩa fulica. Lissachatina) - 200mm; 1500g; 6 tháng trưởng thành; 6-7lần đẻ - 200trứng/lần
* Ốc sên Thổ Nhĩ Kỳ Helix lucorum - gastropod pulmonate - 35mm-40mm;
*** Gros-Gris (Helix aspersa maxima) - 40mm-45mm; 20g-30g; 9 tháng trưởng thành; 28tuần đẻ
** Helix aspersa aspersa, Petit-Gris - 28mm-35mm; 7g-15g; đẻ 85 trứng, mất 6-8tháng để trưởng thành
Sẵn đây, tháng sau nếu không kẹt gì, rủ Baby_plm xuống nông dân hậu giang chơi đi! Baby_plm có kiến-thức, đi nhiều, do nghề-nghiệp tiếp-xúc nhiều nên sự có mặt sẽ làm cho buổi họp mặt thêm phong-phú​
Dạ em sẽ cố gắng sắp xếp. Gì chứ em thì khoái đi chơi lắm. Vả lại cũng lâu rồi em chưa về Hậu Giang.
-------------------------------------
@ thanhlong:
Món ốc bằm với giò sống ( không phải thịt ) , nấm ... sau đó nhồi lại là một món rất tuyệt vời , có điều vì lợi nhuận nên một số quán dùng nguyên liệu là ốc bưu vàng nên có khi không được ngon.
Món này rất ngon nhưng mỗi tội làm nó thì công phu quá. Lượng thịt ốc nhét lại vào vỏ cũng ko nhiều nên chỉ có nhà hàng mới làm để kinh tế và ăn thì cũng chỉ lấy hương lấy hoa thôi.
Chứ nếu ở nhà thì sau khi trộn lại mình cứ vo viên bỏ vô khay hấp cho nó nhanh mà phần ăn cũng nhiều hơn (Khi hấp thì nhớ dùng nồi nước luộc ốc mà hấp để tăng thêm mùi thơm của món ăn).

- Làm ốc sống không quá khó , nhưng cũng không quá dễ như Bác Trần nói . Nếu biết cách làm thì không cần chặt đít thanglong vẫn có thể lấy ra được ( Đây là tuyệt chiêu ) hi hi
Nếu điều này ko quá bí mật hoặc ko là tuyệt chiêu bí truyền thì bạn cho mình thụ giáo với.
 
Last edited:
Đính chính.
Ốc bưu thường, trứng màu trắng và to hơn trứng ốc bưu vàng, đẻ trong hang cạn trên bờ ao, đìa, vũng nước ... nơi có độ ẩm thích hợp. Chúng đẻ tự nhiên và kén nơi làm tổ. Đẻ xong ở lại giữ tổ khi nào con nở hết mới đi. Hồi nhỏ thường đi mò cua bắt ốc mà, nên tập tính của nó có gì lạ đâu.
Ốc bưu vàng, trứng có màu hồng nhạt nhỏ và đặt biệt rất nhiều , đụng đâu là đẻ đó, đẻ xong là bỏ đi, lại đẻ chổ khác .
Nuôi con ốc này mà ngủ gần chúng là sáng dậy có một chùm trứng đỏ au trên chân luôn. Bây giờ đang tìm cách diệt
cho bằng hết chúng đây.
Sợ chưa Bác Thuy-Canh . Khi nào gặp con kiếm cho Bác vài co ốc ma để Bác coi có khác con ốc ở Úc không.
 
Last edited by a moderator:
* To Trường Giang
- Ốc Bưu mà đít bằng bằng sự thật là một giống ốc khác trông giống nhưng không phải ốc Bưu và mắc tiền hơn ( như bài có hình minh họa của bạn ly hien không phải là ốc bưu )

- Làm ốc sống không quá khó , nhưng cũng không quá dễ như Bác Trần nói . Nếu biết cách làm thì không cần chặt đít thanglong vẫn có thể lấy ra được ( Đây là tuyệt chiêu ) hi hi
- Món ốc bằm với giò sống ( không phải thịt ) , nấm ... sau đó nhồi lại là một món rất tuyệt vời , có điều vì lợi nhuận nên một số quán dùng nguyên liệu là ốc bưu vàng nên có khi không được ngon .
Ngoài Hà nội còn có món Ốc bưu tiềm thuốc Bắc nữa

* To Bác Thuy Canh
Bác hoang dại nói đúng : Trứng ốc Bưu màu trắng chứ không hồng như Bưu vàng
và hình như Ốc Bưu cũng bò lên khỏi mặt nước để đẻ trứng chứ không phải đẻ con dưới nước Bác Thuy canh à

Thân .
Cám ơn thanglong,
Sỉ-dĩ tui nghĩ ốc Bưu đẻ ra con là do bởi có lần tui ăn ốc, không nhớ là ốc gì rồi lẫn-lộn đó là ốc Bưu. Lần đó tui ăn luôn ruột, nhai sột-sạt, nhả ra thì thấy cả chục ốc con!

--------

Đính chính.
Ốc bưu thường, trứng màu trắng và to hơn trứng ốc bưu vàng, đẻ trong hang cạn trên bờ ao, đìa, vũng nước ... nơi có độ ẩm thích hợp. Chúng đẻ tự nhiên và kén nơi làm tổ. Đẻ xong ở lại giữ tổ khi nào con nở hết mới đi. Hồi nhỏ thường đi mò cua bắt ốc mà, nên tập tính của nó có gì lạ đâu.
Ốc bưu vàng, trứng có màu hồng nhạt nhỏ và đặt biệt rất nhiều , đụng đâu là đẻ đó, đẻ xong là bỏ đi, lại đẻ chổ khác .
Nuôi con ốc này mà ngủ gần chúng là sáng dậy có một chùm trứng đỏ au trên chân luôn. Bây giờ đang tìm cách diệt
cho bằng hết chúng đây.
Sợ chưa Bác Thuy-Canh . Khi nào gặp con kiếm cho Bác vài co ốc ma để Bác coi có khác con ốc ở Úc không.
Thêm Quân xác-nhận ốc Bưu để trứng thì vậy là đúng Ốc Bưu đẻ trứng.
Ốc Ma bên Úc nuôi, người ta cũng làm ổ cho nó đẻ rồi đem đi ấp. Thấy họ làm cũng dễ.
Thân.

--------

Ốc ma tuy ko sống trong nước nhưng nó lại rất thích ẩm ướt. Nếu môi trường ko đủ độ ẩm cho nó thì nó tự chui xuống đất và đóng mày lại để chờ khi nào có môi trường thích hợp nó sẽ lại ngoi lên. Vì vậy chuyện nó mon men tới rìa ao hay rãnh nước để kiếm ăn là chuyện rất bình thường bác ơi.(baby_plm)
*
Đúng rồi baby_plm,
Tui cũng chỉ để ý đến chi-tiết nầy mấy ngày nay, khi khám-phá ra ốc Ma vào rất nhiều trong liếp thủy-canh xà-lách-son đầy nước. Điều đó trùng với, sau khi mưa thì ốc Ma từ chỗ nấp bò ra nhiều.Tìm trong tài-liệu thì mới thấy lý-thú thêm:
- Nuôi ốc Ma cũng để dĩa nước cho ốc đến uống (như nuôi gà)!
Đó là lý-do tại sao, sau khi mưa là có ốc Ma từ chỗ nấp bò ra

Tháng sau gặp nhau ở nông dân hậu giang tui sẽ trình-bày với baby_plm về ý-định dùng thủy-canh để cung-cấp thức ăn liên-tục cho ốc.
Thân.

 
Last edited:


Back
Top