Phân biệt và chọn mua phân Kali đúng chất lượng

  • Thread starter Guest
  • Ngày gửi
Các loại phân đơn chất như đạm urê, S.A, kali, supe lân và lân nung chảy là khó làm giả hơn và tương đối dễ nhận biết do công nghệ sản xuất phức tạp, chi phí đầu tư lớn hoặc do giá trị thấp, việc làm giả không mang lại lợi nhuận cao.


Riêng đối với phân chứa kali và các loại phân hỗn hợp thì rất dễ làm giả, làm nhái, làm kém chất lượng do công nghệ sản xuất đơn giản, chi phí đầu tư thấp, việc làm nhái, làm giả mang lại lợi nhuận lớn do chênh lệch giá cao. Việc xác định hàng thật, hàng giả, hàng kém chất lượng chỉ xác định được chính xác bằng máy móc phân tích mà khó phân biệt được bằng cảm quan. 







TT




Cách thử




Phân Clo-rua ka-li (MOP) thật




Phân giả






1




Xoa mạnh trên hai đầu ngón tay




Không có phẩm màu đỏ trên tay




Có phẩm màu (nếu trộn bột sét đỏ thì khó nhận ra)






2




Cho 7-10 gam phân khô ráo vào cốc nước trong




- Cốc nước chưa có màu hồng đỏ.


- Một phần chìm xuống nước, một phần vẫn nổi trên mặt cốc nước.


- Sau khi khoắng mạnh, dung dịch chuyển sang màu hồng nhạt, không vẩn đục, có váng đỏ bám quanh thành cốc. Phân tan hết.




- Cốc nước lập tức có màu hồng đỏ.


- Toàn bộ phân chìm xuống và tan rất nhanh.


- Sau khi khoắng mạnh, dung dịch có màu hồng đỏ, vẩn đục, không có váng đỏ bám quanh thành cốc. Có thể để lại cặn không tan hết.







1. Đối với phân Sun-phát ka-li (SOP - chứa 50% K2O) có màu trắng, ở dạng hạt nhỏ hoặc bột, rất tốt cho các loại cây có múi, khoai tây, thuốc lá, cũng là loại phân phải nhập khẩu, số lượng dùng không phổ biến, dễ bị làm giả khi trộn lẫn với bột đá vôi hoặc bột vôi sống, bột đất sét trắng.  Cách phân biệt thật - giả chỉ có thể bằng cách tiến hành thực nghiệm hòa tan vào trong cốc nước trong và quan sát các biểu hiện như sau: 







TT




Cách thử




Phân Sun-phát ka-li (SOP) thật




Phân giả






1




Cho 7-10 gam phân vào cốc nước trong




Tan hết trong nước, dung dịch có màu trong suốt




Có thể không tan hết, để lại cặn lắng (bột đá) hoặc dung dịch vẩn đục do huyền phù của vôi hoặc sét trắng







Để giúp cho bà con nông dân có những thông tin chính xác, chúng tôi xin giới thiệu về một số công ty là những nhà sản xuất, nhập khẩu và kinh doanh lớn nhất trên thị trường phân bón nước ta theo bảng xếp hạng trong TOP 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2008 để bà con nông dân có được những địa chỉ tin cậy, giá cả hợp lý phục vụ cho nhu cầu sản xuất theo bảng kê dưới đây: 







TT




Tên công ty




Mặt hàng sản xuất-kinh doanh chính






01




TCty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo)




Phân đạm urê Phú Mỹ






02




Cty CP XNK Hà Anh




Đạm urê nhập khẩu, urê Hà Bắc, urê Phú Mỹ, phân kali (MOP, SOP), phân SA, DAP nhập khẩu, NPK Hà Anh






03




Cty Cổ phần VINACAM




Phân urê nhập khẩu, MOP, DAP, SA






04




Cty Phân bón Bình Điền




Phân NPK các loại






05




Cty Phân bón Miền Nam




Phân Supe lân Long Thành, NPK các loại






06




Cty CP vật tư Nông sản




Phân urê nhập khẩu, MOP, DAP, SA






07




Cty Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao




Phân lân Supe Lâm Thao, NPK Lâm Thao các loại






08




Cty Phân bón Việt Nhật




Phân NPK Việt Nhật






09




Cty CP Vật tư Kỹ thuật Nông nghiệp Cần Thơ




Phân urê nhập khẩu, MOP, SA, DAP






10




Cty TNHH BACONCO




Phân NPK






11




Cty TNHH MTV Phân Đạm và Hóa chất Hà Bắc




Phân đạm urê Hà Bắc






12




Cty CP VTNN Nghệ An




Phân urê nhập khẩu, DAP, SA, NPK
















Bao Nong Nghiep Viet Nam
 


Last edited:


Back
Top