Phân bón giả, kém chất lượng, chuyện củ nhắc lại...

  • Thread starter ks.tranchidung
  • Ngày gửi
Theo kết quả phân tích mới nhất của Trung tâm Đo lường chất lượng 3 (TPHCM) trong 7 mẫu phân bón do Quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Long gửi về phân tích thì cả 7 mẫu đều kém chất lượng. Đó là sản phẩm của các công ty: công ty CP sinh hoá Củ Chi, công ty TNHH SX phân bón Bình Việt, công ty CP Đông Hải, công ty CP phân bón Tân Việt Phi, công ty TNHH Phân hữu cơ Bình Dương, công ty TNHH Phân hữu cơ Sao Mai và công ty TNHH SX TM Phân bón Việt Ấn, công ty CP Quốc tế, công ty TNHH TM Duy Thu, Xí nghiệp phân bón Phúc Điền, công ty TNHH SXTM Đồng Xanh, Nhà máy phân bón Cửu Long, công ty CP phân bón hoá chất Cần Thơ, cơ sở SX phân bón Covac.

Tại Đồng Tháp, kết quả xét nghiệm cũng cho thấy có 9 công ty sản xuất phân bón kém chất lượng: Trong số này, công ty CP phân bón sinh hoá (xã Phạm Văn Cội, Củ Chi, TPHCM) có số lượng phân bón kém chất lượng nhiều nhất 4/5 mẫu. Kế đến là công ty CP vật tư thực phẩm phân bón hoá sinh (xã Tân Hội, Củ Chi, TPHCM) cả 3 mẫu đều kém chất lượng. Công ty CP Đông Hải (Hoà Hiệp, Liên Chiểu, Đà Nẵng) 2 mẫu không đạt chất lượng như đã in ở trên bao bì...

(theo Nông thôn ngày nay)
sưu tầm..

một lời khuyên chân thành cho tất cả nông dân chúng ta là hãy suy nghĩ thật cẩn thận khi đi mua phân bón, hic
 


vấn đề là các mẫu phân bón ấy lấy ở đâu để đem đi xét nghiệm
nếu lấy ở các đại lý , hay cửa hàng bán lẻ đem đi xét nghiệm rồi công bố kiểu này thì chỉ chết các công ty thôi.

một lời khuyên chân thành cho tất cả nông dân chúng ta là hãy suy nghĩ thật cẩn thận khi đi mua phân bón, hic
ai không biết là phải suy nghĩ, nhưng làm sao để phân biệt được chất lượng của phân bón bằng mắt thường. chẳng phải phải đem mẫu phân đi kiểm tra mới phát giác ra đó sao.
Tốt nhất là nên mua phân bón ở các đại lý lớn và chỉ mua ở 1 chỗ đó thôi
 
Trên thị trường hiện có rất nhiều chủng loại phân bón hóa học được lưu thông, sử dụng trong SXNN với nhiều màu sắc, hình thái, dạng hạt… mà nông dân rất khó phân biệt và nhận dạng bằng mắt thường. Để tránh nhầm lẫn hoặc mua phải loại phân bón giả, Cận tôi xin giới thiệu cách nhận biết một số loại phân bón thông thường bằng cách thử lý hóa dưới đây của các nhà khoa học ngành phân bón Việt <?xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com:eek:ffice:smarttags" /><st1:country-region w:st="on"><st1:place w:st="on">Nam</st1:place></st1:country-region>.
1. Nhận biết các loại phân khoáng tan hết trong nước (phân nitrat, phân amôn, phân kali):
- Dùng thìa hoặc mũi dao lấy một ít mẫu phân đưa lên ngọn lửa đèn cồn hoặc lửa than: nếu phân cháy thành ngọn lửa thì đấy là phân nitrat; nếu phân chảy nước, bốc khói là phân amôn; nếu không thấy thay đổi, đích thị là phân kali.
- Phân biệt các loại phân nitrat: Xúc 1 thìa phân cho vào cốc nước vôi trong: nếu có mùi khai là phân nitrat amôn (NH<SUB>4</SUB>NO<SUB>3</SUB>); nếu không có mùi khai là phân nitrat natri (NaNO<SUB>3</SUB>) hoặc nitrat kali (KNO<SUB>3</SUB>). Để phân biệt được 2 loại nitrat này, đốt phân trên ngọn lửa: nếu ngọn lửa có màu vàng là NaNO<SUB>3</SUB>; màu tím là KNO<SUB>3</SUB>.
- Phân biệt các loại amôn: Xúc 1 thìa phân amôn cho vào cốc nước vôi trong: không có mùi khai là phân urê CO(NH<SUB>2</SUB>)<SUB>2</SUB>; nếu có mùi khai, đổ tiếp vào dung dịch BaCl<SUB>2</SUB>. Kết tủa thành sunphat amôn (NH<SUB>4</SUB>)<SUB>2</SUB>SO<SUB>2</SUB>; không kết tủa: NH<SUB>4</SUB>CL hoặc NH<SUB>4</SUB>H<SUB>2</SUB>PO<SUB>4</SUB>. Cho AgNO<SUB>3</SUB> vào dung dịch kết tủa trên: nếu thấy kết tủa màu trắng là NH<SUB>4</SUB>CL, kết tủa màu vàng đích thị là NH<SUB>4</SUB>H<SUB>2</SUB>PO<SUB>4</SUB>.
- Phân biệt các loại phân kali: Hòa tan phân kali vào cốc rồi đổ từ từ dung dịch BaCl<SUB>2</SUB> vào: nếu thấy kết tủa là sunphat kali K<SUB>2</SUB>SO<SUB>4</SUB>, không thấy kết tủa đích thị là clorua kali KCl.
2. Nhận biết các loại phân khoáng ít tan hoặc không tan hết trong nước (phân lân, vôi, xianamit, kali magiê):
- Nhận biết phân vôi: màu trắng ngà, trắng đục. Nhỏ axit vào phân, thấy sủi bọt: CaCO<SUB>3</SUB>, MgCO3; không thấy sủi bọt: vụn sừng, prexipitat, thạch cao.
- Phân biệt các loại phân khi nhỏ axit không thấy sủi bọt: Đốt trên than hoặc ngọn lửa đèn cồn nếu có mùi khét là vụn sừng; không có mùi khét là 2 loại phân còn lại. Nhỏ AgNO<SUB>3</SUB> vào: nếu thấy kết tủa màu vàng là prêxipitat, không có màu là thạch cao (CaSO<SUB>4</SUB>.2H<SUB>2</SUB>O) đích thị.
- Nhận biết phân kali magiê: màu xám, tan trong nước.
- Nhận biết bột photphorit: màu đất, pH trung tính.
- Màu đen, pH kiềm, nhỏ axit vào: có bốc hơi, kết tủa, vệt đen là phân xianamit canxi; kết tủa lắng xuống đáy cốc là tômasolac.
Bài viết của Ks Cận!
Levuong sưu tầm giới thiệu đến Bà con!
Thân!
 
Bài Levuong79 rất thực tế, dễ dàng kiểm ngiệm khi ngi ngờ ,
phân giả là vấn đề đau đầu nhất..
ngoại trừ ure và kali là có thể kiểm ngiệm bằng cảm giác của tay( mát lạnh.xót) còn những loại khác thì thua..bây giò biết thêm cách...cũng đỡ khổ
Cám ơn LeVuong79 nhe
 
Những việc này, do các ban, ngành chức năng không quan tâm thanh tra, kiểm tra, nhất là tại các địa phương thôn, ấp, khu phố chắc chắn sẽ biết sản xuất cái gì ở đâu có nhưng không quan tâm. Thứ nhất nhà sản xuất như vậy vô đạo đức, thứ 2 những người biết mà không thông báo cho các cơ quan chức là là những người vô cảm./.
 
Nói đi cũng phải nói lại, một số người cứ thích sử dụng phân bón rẽ thì dính thôi. Phân bón tốt thì chê lên chê xuống, và cứ đem đi so sánh với phân kém chất lượng.

Em sản xuất phân và bán hàng, đi chào hàng gặp tình trạng rất nhiều
 



Back
Top