Phân bón lá có thể cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây trồng?

  • Thread starter MrHailua
  • Ngày gửi
Có một điều làm cho hailua tôi đang băn khoăn, và cũng là chủ đề nóng của mấy ông bạn trong khi đối ẩm là liệu phân bón lá có thể thay thế hoàn toàn cho phân hữu cơ và vô cơ hay không? Riêng hailua tôi chưa dám đưa ra kết luận. Mong các bậc trưởng huynh trong ngôi nhà agriviet ai biết vấn đề này cho 1 câu trả lời.
Cảm ơn các bác đã quan tâm.
 


Tra oi Mr Hailua

Đặc tính của phân bón lá là cung cấp nhanh, hiệu quả tức thì.nên hầu hết nồng độ dinh dưỡng trong phân bón lá rất loãng. Mình phun phân bón qua lá là khi nào bộ rễ cây không hấp thu chất dd trong đất dc.Nhung hiện nay mình thấy hầu như pà kon mình khong ai làm nông nghiệp mà không sử dụng phân bón lá hết như vậy la f mình thấy quá lãng phí, chính vì vậy mà hiện nay có rất nhiều cong ty phân bón lá ra đời.
đi vô vấn đề chính, mình khẳng định là phân bón lá không thể thay thế hoàn toàn phân bón gốc bởi vì
1.tốn rất nhiều tiền.
2.nếu mình dùng phân bón lá thay thế phân bón gốc thì mình tốn rất nhiều thời gian để phun.bởi vì hàm lượng dd trong phân bón lá rất thấp và nếu mình tăng liều thì có thể sẽ làm cho cây mình bị chết vì lá cây chỉ có thể hấp thụ một nồng độ dd nhất định thôi.
3.Khi mình sử dụng phân bón lá thay cho phân bón gốc thì không bao giờ nó cung cấp đủ nguyên tố đa lượng cho cây trồng, nguyên tố vi lượng thì đc
 
Không thể dùng phân bón lá để thay thế phân bón qua gốc vì cây trồng nói chung có bộ phận rễ giữ nhiệm vụ hấp thu nước, các chất dinh dưỡng, các chất khoáng từ đất và phân bón để nuôi cây. Phân bón lá được sử dụng khi:
- Hoạt động của bộ rễ bị ảnh hưởng như: ngập úng, khô hạn, ngộ độc phèn, ngộ độc hữu cơ...
- Ở các thời kỳ cây cần lượng dinh dưỡng lớn mà bộ rễ không cung cấp đủ.
- Để cung cấp các chất dinh dưỡng có mức độ di chuyển thấp (Ca, B, Mn...).
- Để phòng ngừa và điều trị khi cây có biểu hiện thiếu dinh dưỡng.
- Để cải thiện phẩm chất nông sản (hạt to, vàng sáng...)
 
Xin tự giới thiệu: mình là người hiện đang nghiên cứu và sản xuất phân bón lá. Qua các thông số kỹ thuật của phân bón cũng như cây trồng thì mình xin khẳng định là phân bón lá không hoàn toàn thay thế được phân bón gốc. Cần có sự kết hợp của cả 3 loại: bón lá - bón gốc vô cơ và bón gốc hữu cơ.

----- Lyatul ------
1.tốn rất nhiều tiền.
2.nếu mình dùng phân bón lá thay thế phân bón gốc thì mình tốn rất nhiều thời gian để phun.bởi vì hàm lượng dd trong phân bón lá rất thấp và nếu mình tăng liều thì có thể sẽ làm cho cây mình bị chết vì lá cây chỉ có thể hấp thụ một nồng độ dd nhất định thôi.
3.Khi mình sử dụng phân bón lá thay cho phân bón gốc thì không bao giờ nó cung cấp đủ nguyên tố đa lượng cho cây trồng, nguyên tố vi lượng thì đc
1. Phân bón lá nếu là loại tốt và sử dụng đúng thì không tiêu tốn quá nhiều tiền như bạn Lyatul nói mà ngược lại có thể giảm chi phí nhờ giảm được từ 50% tới 70% lượng phân bón gốc.
2. Đúng là phân bón lá tốn nhiều thời gian để tưới hơn vì theo như hiện nay thì liều tưới của phân bón lá là từ 10 tới 15 ngày cho 1 lần phun. Tuy nhiên, nói là hàm lượng dinh dưỡng thấp là ko đúng. Phân bón được lá cây hấp thụ nhanh hơn gấp vài chục lần tốc độ hấp thụ của rễ nên dù hàm lượng phun trên lá có thấp nhưng cây lại hấp thụ được nhiều hơn trong cùng 1 thời gian. Và cũng trong ý này thì bạn lại đúng 1 điều là nếu tự ý tăng hàm lượng thì sẽ hại cây. Nhưng tăng làm gì khi cây ko xài được hết mà còn làm hại chính nó?
3. Các nguyên tố đa lượng và vi lượng đều được cung cấp đầy đủ cho cây bằng biện pháp bón lá. Lý do thì bạn có thể đọc lại ở ý 2 của lời phản biện phần tốc độ hấp thụ.

----- Tranvi -----
Không thể dùng phân bón lá để thay thế phân bón qua gốc vì cây trồng nói chung có bộ phận rễ giữ nhiệm vụ hấp thu nước, các chất dinh dưỡng, các chất khoáng từ đất và phân bón để nuôi cây. Phân bón lá được sử dụng khi:
- Hoạt động của bộ rễ bị ảnh hưởng như: ngập úng, khô hạn, ngộ độc phèn, ngộ độc hữu cơ...
- Ở các thời kỳ cây cần lượng dinh dưỡng lớn mà bộ rễ không cung cấp đủ.
- Để cung cấp các chất dinh dưỡng có mức độ di chuyển thấp (Ca, B, Mn...).
- Để phòng ngừa và điều trị khi cây có biểu hiện thiếu dinh dưỡng.
- Để cải thiện phẩm chất nông sản (hạt to, vàng sáng...)
Không thể cãi vào đâu được. Chỉ dám xin bổ sung:
- Về nguyên tắc sinh lý thì cây phải hấp thụ dinh dưỡng qua rễ rồi mới đưa lên thân, lá, quả để chuyển hóa và sử dụng. Nếu ta chỉ cho cây hấp thụ dinh dưỡng qua lá không thôi thì vô tình ta làm đảo ngược nguyên lý trên, điều đó về lâu về dài ắt sinh ra biến dị và có hại.
- Vì vậy, làm gì thì làm ta vẫn phải bón gốc để cây vẫn giữ được nguyên lý sinh trưởng của nó cũng như bảo vệ bộ rễ của cây. Bón gốc ở đây ta nên ưu tiên sử dụng phân bón hữu cơ. Vì sao bón phân hữu cơ và phân hữu cơ có những lợi điểm gì thì dđ đã trao đổi nhiều rồi, ko tiện viết lại.

Cuối cùng, mình quay lại xin mọi người tư vấn 1 điều mà mình vẫn chưa nắm được là thường thì 1lít dung dịch phân bón lá đã pha sẽ tưới được bao nhiêu m2 lúa hoặc hoa màu? Trước nay mình chỉ cung cấp cho nông dân liều lượng pha dung dịch và liều tưới, còn tưới bao nhiêu tính trên m2 canh tác hay m3 tán cây thì ... tùy kinh nghiệm của người dùng. Nay mình cũng muốn được tìm hiểu rõ vấn đề này.
 


Back
Top