Phân chuồng và cách sử dụng hiệu quả phân chuồng.

Thời gian gần đây Ngaytrovellcd gặp khá nhiều các vấn đề về phân chuồng nhất là với phân bò và phân heo. Hôm nay xin mạo mụi lập topic này mong anh chị em cùng thảo luận để có được phân chuồng tốt nhất và cách sử dụng mang lại hiệu quả nhất.
Trước giờ người dân quen dùng phân bò mà xem phân heo là một loại phân gây bệnh cho cây trồng. Đây là một quan điểm sai lầm nghiêm trọng.Trên thực tế vì phân heo có nhiều vi sinh vật hơn do giàu dinh dưỡng hơn nên khi bón trực tiếp vào cây dẫn đến cây thừa dinh dưỡng (thừa đạm), EC cao và lượng vi sinh vật (đa số là có hại) nhiều.Do vậy khi dùng phân heo bón cho cây bà con nên hết sức chú ý đến lượng đạm hữu cơ cho cây.
Cách tốt nhất để sử dụng phân chuồng có hiệu quả là cần có thời gian ủ kỹ. Giai đoạn này quyết định đến chất lượng phân bón.
Hôm nay buồn ngủ quá rồi, đợi mai chia tính tiếp. Mong bác nào đó giúp em vấn đề ủ phân.
Chân thành cảm ơn!
 


Em thì vụ vừa rồi trồng bí đao và có bón phân gà thấy bí tốt dễ sợ.


Lúc trước có dùng phân heo, xây kái chuồng chứa phân khoản 5m2 mỗi ngày dọn phân đổ qua đó rồi rãi chất khử mùi chống hôi, khoản 1tháng phân khô rã ra nhuyễn rồi cào qua 1 góc chuồn để đó thêm tháng nữa rồi bón cho cây cà tím thấy tốt dễ sợ.

Em đảm bảo trả dùng đến tricodecma như mấy cha kỹ sư hướng dẫn.
 
Bạn 9x... không nên đưa ra nhận xét chủ quan như vậy, vì bạn trồng rau củ, thời gian sinh trưởng và thu hoạch ngắn nên chưa thấy những hậu quả phía sau. Nếu bạn trồng cây ăn trái thì làm như bạn nói chỉ có trắng tay, vì cây bị nấm bệnh trước thu hoạch.

Còn phân gà thì hàm lượng đạm, kali cùng trung vi lượng rất cao, nên hàm lượng sử dụng thấy hơn phân chuồng, phân bò rất nhiều lần.

Chúc bác Thành công.
 
Phân gà và phân heo hàm lượng dinh dưỡng rất cao nhưng phân heo chứa nhiều muối và nấm bệnh nếu dùng lâu dài cho cây ăn trái hay cây công nghiệp (tiêu, cafe) thì phải xử lý kỹ bằng ủ tricodecma không thì ăn đạn đấy. Phân bò dinh dưỡng ít hơn nhưng độ mùn cao hơn
 
Phân gà và phân heo hàm lượng dinh dưỡng rất cao nhưng phân heo chứa nhiều muối và nấm bệnh nếu dùng lâu dài cho cây ăn trái hay cây công nghiệp (tiêu, cafe) thì phải xử lý kỹ bằng ủ tricodecma không thì ăn đạn đấy. Phân bò dinh dưỡng ít hơn nhưng độ mùn cao hơn

chẳng cần đến cái trime gì đó nếu phân được ủ đủ ngày và có vôi sống ủ cùng đâu ông a. ông chém vừa thôi.
 
Bác trucnt2 nói đúng đó, chính chúng tôi từng trải nghiệm thất bại trên cây cam do dùng phân chuồng (heo) không ủ đúng cách, cây lúc đầu phát triển tốt trong năm đầu, sang năm 2 bị bệnh vàng lá chết hàng loạt.

Góp ý thêm, Vôi khi ủ phân chuồng thì sẽ làm mất đạm rất nhiều bác ạ, để tăng đạm và giúp phân mau mục có thể bón thêm Ure (1-2 kg cho 1 khối) thì hiệu quả sẽ cao hơn nhiều. Còn nếu có nhu cầu Lân thì có thể bổ sung lân thêm.

Làm nông nghiệp bền vững , năng suất cao cần có Tầm nhìn xa, không những "Biết rộng mà còn phải Hiểu sâu". Chúc các bác sớm thành tựu đại nghiệp!
 
Làm nông nghiệp bền vững , năng suất cao cần có Tầm nhìn xa, không những "Biết rộng mà còn phải Hiểu sâu".

@ em cám ơn bác nhiều :6^:
 

Cảm ơn anh em đã chia sẻ kinh nghiêm. Với phân chuồng, đặc biệt là phân gà và phân heo nếu dùng ở dạng "phân tươi" thì khả năng gây bệnh cho cây rất cao. Nhất là đối với một số loại cây khá "nhạy cảm" như cà chua, khoai tây,... Vì vậy theo ý kiến chủ quan của ngaytrovellcd thì tốt nhất nên ủ trước. Xin được trình bày sơ qua về quá trình và cách ủ phân, hy vọng sẽ giúp ích được cho anh em và cũng mong được học hỏi thêm.
Nguyên liệu: Phân bò, hoặc phân heo,..
Số lượng: 1 tấn.
Dụng cụ cần: Bạc nilon
"Gia vị": 1kg urea; 20kg super lân; 2-3kg trichoderma
Cách làm:
Trải nilon dưới đáy, đổ phân thành luống dài, trộn đều với 20kg super lân và 2-3kg trichoderma. Dùng 1kg urea pha thành 50 - 100 lít dung dịch (tuỳ vào độ ẩm của phân nguyên liệu mà pha lượng nước cần thiết). Tưới đều dung dịch urea lên hỗn hợp phân vừa trộn được rồi ủ thành đống lớn và dùng bạc nilon bao kín lại. Mục đích của việc trộn Super lân là để cung cấp thêm lượng Phospho cho phân khi sử dụng đồng thời super lân cũng góp phần hạn chế sự bay hơi của đạm hữu cơ. Trichoderma là dòng nấm đối kháng của các loại nấm thối rễ như Rhyzoctonhia, Pythium hay nấm thối thân Phytothora,... Sự có mặt của Trichoderma góp phần làm "sạch" mầm bệnh có trong phân chuồng đồng thời nấm Trichoderma còn sống và phát triển tốt trong môi trường phân chuổng ủ nên khi bón cho cây trồng thì nấm này tiếp tục "tiêu diệt" các loại nấm gây hại có trong đất. Dung dịch Urea vừa cung cấp thêm lượng Urea đồng thời làm đủ độ ẩm cho đống phân ủ. Bạc nilon trùm kín nhằm thúc đẩy quá trình lên men kỵ khí nhưng quan trọng nhất là tạo nhiệt độ cao (60 độ) để tiêu diệt các mầm bệnh khác và hạt cỏ dại nếu có. Sau khi ủ 5 ngày nên xáo lại đống phân ủ và 30 ngày sau xáo lại lần nữa để chất lượng phân được đồng đều và quá trình ủ phân xảy ra toàn vẹn.
Sau 45 ngày ủ có thể sử dụng phân chuồng một cách vô tư (trừ khi sợ tốn tiền!!!!) Lúc này phân rất tốt và gần như vô hại với tất cả các loại cây trồng.
Chúc các bạn thành công!
'
'
 
Cảm ơn anh em đã chia sẻ kinh nghiêm. Với phân chuồng, đặc biệt là phân gà và phân heo nếu dùng ở dạng "phân tươi" thì khả năng gây bệnh cho cây rất cao. Nhất là đối với một số loại cây khá "nhạy cảm" như cà chua, khoai tây,... Vì vậy theo ý kiến chủ quan của ngaytrovellcd thì tốt nhất nên ủ trước. Xin được trình bày sơ qua về quá trình và cách ủ phân, hy vọng sẽ giúp ích được cho anh em và cũng mong được học hỏi thêm.
Nguyên liệu: Phân bò, hoặc phân heo,..
Số lượng: 1 tấn.
Dụng cụ cần: Bạc nilon
"Gia vị": 1kg urea; 20kg super lân; 2-3kg trichoderma
Cách làm:
Trải nilon dưới đáy, đổ phân thành luống dài, trộn đều với 20kg super lân và 2-3kg trichoderma. Dùng 1kg urea pha thành 50 - 100 lít dung dịch (tuỳ vào độ ẩm của phân nguyên liệu mà pha lượng nước cần thiết). Tưới đều dung dịch urea lên hỗn hợp phân vừa trộn được rồi ủ thành đống lớn và dùng bạc nilon bao kín lại. Mục đích của việc trộn Super lân là để cung cấp thêm lượng Phospho cho phân khi sử dụng đồng thời super lân cũng góp phần hạn chế sự bay hơi của đạm hữu cơ. Trichoderma là dòng nấm đối kháng của các loại nấm thối rễ như Rhyzoctonhia, Pythium hay nấm thối thân Phytothora,... Sự có mặt của Trichoderma góp phần làm "sạch" mầm bệnh có trong phân chuồng đồng thời nấm Trichoderma còn sống và phát triển tốt trong môi trường phân chuổng ủ nên khi bón cho cây trồng thì nấm này tiếp tục "tiêu diệt" các loại nấm gây hại có trong đất. Dung dịch Urea vừa cung cấp thêm lượng Urea đồng thời làm đủ độ ẩm cho đống phân ủ. Bạc nilon trùm kín nhằm thúc đẩy quá trình lên men kỵ khí nhưng quan trọng nhất là tạo nhiệt độ cao (60 độ) để tiêu diệt các mầm bệnh khác và hạt cỏ dại nếu có. Sau khi ủ 5 ngày nên xáo lại đống phân ủ và 30 ngày sau xáo lại lần nữa để chất lượng phân được đồng đều và quá trình ủ phân xảy ra toàn vẹn.
Sau 45 ngày ủ có thể sử dụng phân chuồng một cách vô tư (trừ khi sợ tốn tiền!!!!) Lúc này phân rất tốt và gần như vô hại với tất cả các loại cây trồng.
Chúc các bạn thành công!
'
'


nhà em có nuôi vài 3 con gà, giờ đọc thấy cúa bác hay quá chừng, thế mà trước giờ ko biết, phải làm cho nhanh thôi, để có phân tưới cây... thanks bác về bài viết quá hữu ích...
 
Chém gì đâu bác, kế nhà tui có hecta lúa nè. Phân heo xả xuống ruộng lúa, tốt ghê hồn, lá xanh mướt, bóng bẩy nhưng không ra bông hoặc có nhưng lèo tèo, xịt thuốc te tua => kết quả bỏ luôn

Bác nói đúng nhưng vôi ủ nhiều thì chất dinh dưỡng trong phân sẽ hao hụt nhìu vì PH tăng cao sẽ làm trung, vi lượng trong phân giàm. Trico nó giúp phân mau hoai và diệt vi khuẩn có hại khi nhiệt độ tăng cao thôi, chứ có gì đâu

chẳng cần đến cái trime gì đó nếu phân được ủ đủ ngày và có vôi sống ủ cùng đâu ông a. ông chém vừa thôi.
 
Bác muốn biết thêm tác dụng và tầm quan trọng của Trico thì vào giatieu.com thì sẽ rõ thôi, tui không chém đâu nhé.

chẳng cần đến cái trime gì đó nếu phân được ủ đủ ngày và có vôi sống ủ cùng đâu ông a. ông chém vừa thôi.
 
Rất cảm ơn anh -em chia sẽ,chúng tôi may mắn đi tham quan vươn trái cây nhiều nơi, miền Đông, miền Tây thấy được những sai lầm khi dùng phân chuồng không đúng cách, nên nếu anh-em sử dụng thì tuyệt nhiên phải ủ kĩ lưỡng, thì mang lại hiệu quả kinh tế dài lâu cho cây trồng. Nếu có điều kiện nên trộn phân chuồng ủ cùng các bả thực vật như: trấu, mụn dừa, rơm , mạc cưa, lục bình khô... sẽ giúp cải tại đất tốt hơn cho cây trồng!
 
Rất cảm ơn anh -em chia sẽ,chúng tôi may mắn đi tham quan vươn trái cây nhiều nơi, miền Đông, miền Tây thấy được những sai lầm khi dùng phân chuồng không đúng cách, nên nếu anh-em sử dụng thì tuyệt nhiên phải ủ kĩ lưỡng, thì mang lại hiệu quả kinh tế dài lâu cho cây trồng. Nếu có điều kiện nên trộn phân chuồng ủ cùng các bả thực vật như: trấu, mụn dừa, rơm , mạc cưa, lục bình khô... sẽ giúp cải tại đất tốt hơn cho cây trồng!

Điều này thì chuẩn không cần chỉnh. nếu có thể ủ với vôi sống nghiền nhỏ nữa thì quá tốt
 
nhà mình nếu tận thu phân heo có thể thu 5-7 tấn mối tháng nhưng mình cũng k dám lấy nhiều vì việc ủ phân phức tạp k cẩn thận sẽ mang mầm bệnh cho những lứa heo sau, nếu bạn nào có kinh nghiệm trong việc sử lí phân heo mang tính công nghiệp đơn giản và an toàn thì chia sẻ với mình nhé . Chỗ mình mà thu đc phân mà bán thì bộn tiền 1tr/ tấn
 
nhà mình nếu tận thu phân heo có thể thu 5-7 tấn mối tháng nhưng mình cũng k dám lấy nhiều vì việc ủ phân phức tạp k cẩn thận sẽ mang mầm bệnh cho những lứa heo sau, nếu bạn nào có kinh nghiệm trong việc sử lí phân heo mang tính công nghiệp đơn giản và an toàn thì chia sẻ với mình nhé . Chỗ mình mà thu đc phân mà bán thì bộn tiền 1tr/ tấn

Có gì đâu bác. bác cứ làm cái hố đổ xuống cùng với rơm, cỏ, bèo, băm nhỏ, đổ vôi sống " vôi chưa tôi" xuống là ok mà sau đó phủ bạt lấp đất là ngon chứ có gì đâu, phun khử trùng thường xuyên trên bề mặt, đến ngày đem ra bán
 
Chém gì đâu bác, kế nhà tui có hecta lúa nè. Phân heo xả xuống ruộng lúa, tốt ghê hồn, lá xanh mướt, bóng bẩy nhưng không ra bông hoặc có nhưng lèo tèo, xịt thuốc te tua => kết quả bỏ luôn

Bác nói đúng nhưng vôi ủ nhiều thì chất dinh dưỡng trong phân sẽ hao hụt nhìu vì PH tăng cao sẽ làm trung, vi lượng trong phân giàm. Trico nó giúp phân mau hoai và diệt vi khuẩn có hại khi nhiệt độ tăng cao thôi, chứ có gì đâu
Ý kiến này chuẩn đó. kiến thức nông nghiệp tương đối khá.
Tâm phục.
 
Ý kiến này chuẩn đó. kiến thức nông nghiệp tương đối khá.
Tâm phục.

kái đó thì tầm thường thoi chứ có gì đâu mà bác Tâm phục. Bộ bác mới vào ngề nông hả.
 
Bạn 9x... này có vẻ "cao thủ" quá vậy, chứ theo bác thì thế nào là "không tầm thường", nếu dân lão lâu năm thì đã chuyển sang trồng cây ăn trái có giá trị kinh tế cao, mang tính ổn định, chứ ai đi trồng bầu bi, rau củ hả bác 9x...

Đừng vội vàng nhận định 1 điều gì khi "chưa biết mình, biết ta" bác à .
 
Chém gì đâu bác, kế nhà tui có hecta lúa nè. Phân heo xả xuống ruộng lúa, tốt ghê hồn, lá xanh mướt, bóng bẩy nhưng không ra bông hoặc có nhưng lèo tèo, xịt thuốc te tua => kết quả bỏ luôn

Bác nói đúng nhưng vôi ủ nhiều thì chất dinh dưỡng trong phân sẽ hao hụt nhìu vì PH tăng cao sẽ làm trung, vi lượng trong phân giàm. Trico nó giúp phân mau hoai và diệt vi khuẩn có hại khi nhiệt độ tăng cao thôi, chứ có gì đâu

Cái vụ lúa tốt quá là do bạn dùng nhiều phân quá, dẫn đến hiện tượng ngộ phân. theo mình được biết thì cái gì dùng nhiều cũng không được tốt. đôi khi nó còn vàng lá cháy lá và chết. khắc phục việc bị ngộ phân chỉ có cách bơm nước vào ruộng lúa rửa liên tục cho hết lớp phân hữu cơ trên bề mặt thì may ra . nếu phân được ủ với các loại chất sơ xanh " rau , bèo, rơm" sau quá trình ủ yếm khí khoảng 3 tháng thì dùng khá tốt. nếu muốn dùng phân tươi tốt nhất dùng phân qua bể bioga. đối với động vật ăn cỏ như trâu, bò, dê, thỏ thì phân không cần ủ mà dùng trực tiếp được. ngoài ra khi dùng nên phun một số loại thuốc diệt nấm và 1 số loại thuốc chống vi khuẩn. tổt nhất là không nên dùng theo kiểu ăn sống nuốt tươi. phòng bệnh hơn chữa bệnh. vì vậy cứ ủ yếm khí và phun thuốc diệt nấm và vi khuẩn trước cho ngon.
 


Back
Top