Phân hữu cơ - Ai quan tâm mời vào

Tôi thấy phân hữu cơ đang được khuyến cáo dùng nhiều nhất để cải tạo và bảo vệ đất trồng.
- Tôi muốn hỏi thăm các nhà nông từng trải, các nhà sản xuất xem có thể dùng hoàn toàn phân hữu cơ , không dùng tý phân hóa học nào mà vẫn cho được năng suất cây trồng cao và chất lượng đảm bảo không?
- Phân hữu cơ thế nào mới được coi là sạch hoàn toàn ? Phân gia súc gia cầm ủ hoai? Rơm rác mục ủ chung với phân ? Phân ủ hoai tự nhiên hay phải có chế phẩm sinh học ? Quá trình ủ để tự nhiên hay phải cho thêm đạm lân kali hoặc các chất vô cơ khác...? Có phải cho các chất diệt vi khuẩn, diệt nấm vào trong quá trình ủ không?
- Phân hữu cơ truyền thống khác phân hữu cơ sinh học thế nào ?
Tôi đang nuôi trùn quế. Vậy phân trùn quế có thể gọi là phân hữu cơ sinh học được không ? Nếu chỉ dùng hoàn toàn phân trùn quế bón cây có được không?
- Tôi thiếu hiểu biết nên hỏi nhiều và lộn xộn. Mong mọi người thông cảm và trao đổi.
 


Kiến thức về phân hữu cơ đã được giảng dạy trong trường phổ thông,
từ cấp 2 đến cấp 3 . Nông dân miền Bắc ngàn đời nay vẫn bón phân
hữu cơ . Chỉ từ những năm 1960s mới bắt đầu có phân hoá học, nhưng
nhà nước sản xuất rất ít, và nhập khẩu rất ít . Kinh nghiệm bón
phân hữu cơ gần như bẩm sinh có sẵn trong người từ khi ra đời, có
gì mà bạn nói không thống nhất? Chỉ những kỹ thuật mới nhất tiên
tiến ở nước ngoài chưa truyền tới ViệtNam thì bà con mới chưa biết
thôi.

Vâng! Miền Bắc thời xưa vẫn bón phân hữu cơ, nhưng cách ủ rất lạc hậu. Phần lớn là đào hố rồi đổ phân trộn tro (đủ nguồn) vào, đổ nước ngập hết( ủ yếm khí ). Mỗi lần bón ruộng mùi thối bốc nồng nặc. Thậm chí bón phân tươi, phân bắc , nước giải nữa. Nghĩ lại mà sợ.
Còn mấy chục năm nay lại lạm dụng phân hóa học quá nhiều, quên bón phân hữu cơ thế nào nên những người không hiểu rõ khái niệm phân hữu cơ không phải ít.
Thực ra mở topic này tôi muốn chúng ta trao đổi kiến thức về ủ phân hữu cơ sao cho hiệu quả và thuận lợi nhất đối với nông dân (có tôi).
 


Đất quê em ngày một bác màu cũng vì dùng phân hóa học nhiều mà không có phân hữu cơ để cải tạo đất đây
 
Ngày ấy là thời vàng son Hợp Tác Xã.
Ai không vào HTX thì con học xong phổ thông cũng không được vào Đại Học.
*
Mỗi HTX có quy định tiêu chuẩn thế nào là Phân Bắc, Phân Chuồng, và Phân
Xanh. Phải có quy định thì mới rõ bao nhiêu phần trăm cứt người mới được
gọi là phân Bắc, kẻo tỷ lệ tro và đất khô tán bột nhiều quá, bao nhiêu
phần trăm cứt lợn mới là phân chuồng loại 1, loại 2, loại 3, tuỳ theo chất
độn là bao nhiêu phần trăm phân xanh, và bao nhiêu phần trăm cứt Trâu Bò
mới là phân chuồng loại 4, loại 5, vân vân, để tính ra điểm. Còn phân xanh
thì không cần tính phần trăm, vì chẳng có thể độn gì rẻ hơn được lá cây nữa,
còn rơm rạ thì không thể độn mà không ai biết được. HTX là một môi trường
khép kín, mọi giờ công, mọi kilô phân bón (hữu cơ) đều được tính ra điểm,
để sau đó, tuỳ theo mùa màng mà tính ra thóc chia cho bà con. Vì có cạnh
tranh như vậy, chất lượng phân hữu cơ không thể sai khác quá lớn, và được
bón rất đúng kỹ thuật, chứ không có chuyện phân chưa hoai, bón xuống ruộng
luộc chín cây lúa đâu.
*
Dù sao, HTX cũng chỉ thu nhận phân hữu cơ các loại sau khi bà con đã chế
biến đạt tiêu chuẩn phân loại rồi, và chỉ có vài bể chứa phân tạm thời để
thu nhận phân của bà con trước khi bón thôi. Bà con thì ủ phân thẳng ngay
đằng sau chuồng lợn, chuồng trâu nhà mình, dành một góc có xây để nước phân
khỏi chảy đi mất. Kỹ thuật ủ phân ở đây chủ yếu là nhờ thời gian.
*
Lúc ấy, phòng Văn Hoá cũng góp phần tuyên truyền vận động (ép buộc) nông
thôn xây nhà xí có 2 ngăn, luân phiên một ngăn làm toilet, ngăn kia thì để
phân hoai dần. Cũng đã có sách hướng dẫn xây bể ủ lấy hơi đốt, nhưng bà con
nghèo quá, không thể làm được. Bể ủ phân lấy hơi Metal đó có hình chữ nhật
sâu, có nắp kín bằng sắt úp xuống mặt phân để chứa hơi, và có ống dẫn vào
bếp gas ở trong nhà. Khi hơi nhiều, thì nắp nổi cao, còn khi đun nấu nhiều
thì nắp chìm ngập xuống. Bể có đầu đổ phân người, phân chuồng cung cấp chất
đạm cho vi khuẩn sinh nở, và phân trâu bò, rơm rạ băm vụn, cỏ và lá xanh
có nhiều cellulo để vi khuẩn ăn và phân huỷ thành hơi Metal. Sách dạy rất
kỹ tỷ lệ phân người và phân xanh và nước cho hợp lý và cách kiểm tra tỷ lệ
đó mà điều chỉnh thì mới được nhiều hơi Metal, và nước chảy ra mới chết hết
các vi trùng bệnh và giun sán. Cách này có cái dở là phân ra có rất nhiều
nước, phải gánh bằng thùng chứ không bằng thúng lạt tre đan như các phân
hữu cơ khác.
*
Ngoài cách xây bể làm hơi Metal ra, còn cách xây bể ủ phân không đổ nhiều
nước, nhưng cũng có trộn một chút phân cũ vào phân mới để làm giống vi khuẩn
sinh nở mà làm hoai phân. Cách này không khác cách ủ phân cổ truyền của dân
là mấy, mà nhấn mạnh ở nguyên liệu có nhiều đạm, và thời gian ủ thật lâu,
chắt lọc lấy đạm Nitrat làm thuốc nổ đen, để chất đạm Amôn bay đi. Cách này
chỉ giới thiệu lý thuyết, và đó là cách làm từ châu Âu ngày xưa. Đồng bào
ta thì cứ vào hang núi mà xúc phân Giơi về nấu thuốc súng thôi.
*
 
Em thì không am hiểu cái này cho lắm nhưng theo trong kiến thức kĩ thuật nông nghiệp đã từng học hồi lớp 8 thì trong phân hữa cơ có nhiều chất dinh dưỡng và thành phần cũng giống như phân hoá học nhưng các tỉ lệ thành phần và các loại vi lượng có thể ít hơn hoặc nhiều hơn tỉ lệ mà cây trồng cần!Đa số phân hữu cơ chứa hàm lượng các nguyên tố trung lượng là nhiều! Vì vậy tuỳ theo từng loại cây và trong từng giai đoạn cần phải bổ sung thêm một lượng phân bón hoá học cho cây!
( Nếu ai có thể nghiên cứu sản xuất ra loại phân hữu cơ có tỉ lệ cần thiết cho từng loại cây và từng giai đoạn của cây và bổ sung một vài nghuyên tố vi lượng thì phân hữ cơ có thể thay thế hoàn toàn cho phân hoá học )!
 
phân hữu cơ than bùn .

Tìm hiểu về Axit Humix (Humate Kali và Axit Fulvic):
*
Bón cho mọc lá:
- Kích thích mọc
- Tăng năng suất và chất lượng
- tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng qua lá và rễ
- tăng khả năng chống sâu bệnh
*
Bón cải tạo đất:
- Cải tạo cấu tượng đất
- Bớt sự mất màu đât
- tăng sự hấp thu dinh dưỡng của rễ
- Giúp rễ mọc và phát triển
- tăng hoạt động của vi khuẩn có ích trong đất
- tăng sức giữ nước của đất, và sự trao đổi điện tích dương trong đất
Tôi không hiểu lợi ích của "sự trao đổi điện tích dương trong đất."
*
Nó lấy từ phân bùn, các mỏ phân bùn, các hồ cạn do cây cối mọc lấp đầy
và thối rữa thành bùn, cũng là một dạng phân xanh nhưng đã hoai kỹ rồi.
Tuỳ mỏ khai thác, pha chế và đóng gói, chất lượng Humix và Fulvic khác
nhau mà bón khác nhau. Nó có độ PH cao vì cho thêm vôi vào, tức là kiềm,
chứ không chua.
*
Như vậy ta có thể bón phân xanh, phân trâu bò ngựa, và phân lợn mà chỉ
nuôi bằng bèo chứ ít cám gạo, thì cũng có chất như Humix và Fulvic.
Đó cũng là lý do ta thấy đất tốt bao giờ cũng có màu đen, màu của lá
mục mà có.
*

vì trong đất tồn tại những ion + linh động mà cây có thể hấp thụ trực tiếp (rau màu nhiễm kim loại là đây ) phân bón hoạt hóa từ than bùn cùng với 1 số loại vsv sẽ chuyễn những ion+ dạng này thành hợp chất (kết tủa) an toàn cho cây và dất
 


Back
Top