Phân tổng hợp và phân hỗn hợp

  • Thread starter Guest
  • Ngày gửi
Phân tổng hợp là các loại phân đã được sản xuất thông qua các phản ứng hoá học để tạo thành một thể phân bón gồm nhiều nguyên tố dinh dưỡng. Phân này còn được gọi là phân phức hợp.             Phân hỗn hợp là các loại phân tạo được do quá trình trộn lẫn 2 hoặc nhiều loại phân đơn với nhau một cách cơ giới và đều đặn.

Phân tổng hợp cũng như hân hỗn hợp có các tỷ lệ NPK ở các tổ hợp khác nhau được lựa chọn phù hợp với từng loại đất và từng nhóm cây trồng. Nhiều trường hợp trong phân tổng hợp cũng như phân hỗn hợp còn có thêm cả các nguyên tố Mg, Ca, S và các nguyên tố vi lượng khác.             Trên thị trường hiện đang có các loại phân sau đây:
            - Loại 2 yếu tố N và P với tỷ lệ NPK: 18:46:0 và 20:20:0.
            - Loại 3 yếu tố NPK với tỷ lệ: 20:20:10 và 15:15:15.
            - Loại 4 yếu tố N, P, K, Mg với tỷ lệ: 14:9:21:2; 12:12:17:2; v.v..
            Các loại phân tổng hợp và hỗn hợp chỉ phát huy hiệu lực tốt khi được bón đúng với yêu cầu của cây và phù hợp với tính chất của các loại đất. Vì vậy, muốn sử dụng có hiệu quả các loại phân này cần nắm được đầy đủ và cụ thể đặc điểm của cây và tính chất của đất.
            Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu khoa học, hiện nay các xí nghiệp phân bón đã sản xuất ra các loại phân tổng hợp và phân hỗn hợp chuyên dùng cho từng loại cây cụ thể, như phân bón cho cao su, cho cà phê, cho chè, cho rau, cho đậu, v.v..
 
            * Phân NP:
            Loại phân 2 yếu tố này trên thị trường có nhiều thương hiệu khác nhau.
            <i>* Phân amophor:</i>
            Có tỷ lệ các nguyên tố dinh dưỡng (N, P, K) là: 1:1:0.
            Thành phần của phân này gồm: 18% N, 18% P<sub>2</sub>O<sub>5</sub>.
            Phân có dạng viên rời, khô. Phân có khả năng hoà tan hoàn toàn trong nước.
            Thường phân này được sản xuất bằng cách trộn supe lân với sunphat amôn.
            Phân này được sử dụng để bón trên đất có hàm lượng kali cao như các loại đất phù sa, đất phèn…
            <i>* Phân diamophos (DAP):</i>
            Phân có tỷ lệ các chất dinh dưỡng (N, P, K) là: 1:2,6:0.
Phân này được sản xuất bằng cách trộn supe lân kép với sunphat amôn. Phân có thành phần P<sub>2</sub>O<sub>5</sub> – 40%, N – 18%.
Phân có hàm lượng lân cao, cho nên sử dụng thích hợp cho các vùng đất phèn, đất bazan.
Diamophos có thể sử dụng để bón cho nhiều loại cây trồng khác nhau. Phân có thể sử dụng để bón lót hoặc bón thúc.
Phân này thường được dùng để bón cho đất có hàm lượng NPK trung bình hoặc các loại đất có N, K<sub>2</sub>O lớn hơn P<sub>2</sub>O<sub>5</sub>. Người ta ít dùng phân này để bón cho đất thiếu kali như đất bạc màu, đất cát nhẹ, đất xám, đất trung tính.
Phân này ít được dùng để bón cho cây lấy củ, bón cho lúa gieo khô…
Phân DAP có đạm, lân dễ tiêu, không làm chua đất.
<i>* Phân hỗn hợp: </i>20:20:0; 23:23:0; 10:10:0 được sản xuất ra chuyên sử dụng để bón lót vào đất.
 
* Phân NK:
<i>* Phân kali nitrat: </i>Dạng phân 2 yếu tố chứa 13% N và 45% K<sub>2</sub>O.
Phân này được dùng để bón cho đất nghèo kali. Thường được dùng để bón cho cây ăn quả, cây lấy củ.
<i>* Phân hỗn hợp: </i>30:0:10; 20:0:20; 20:0:10.
Các dạng phân này có chưa NK và một số nguyên tố trung lượng. Trong các dạng phân này không có lân. Các dạng phân này được dùng để bón vào cuối thời kỳ sinh trưởng của cây trồng, vì vào thời kỳ này cây không còn yêu cầu đối với lân.
 
* Phân PK:
<i>* Phân PK  0:1:3 </i>. Người ta sản xuất phân này bằng cách trộn 55% supe lân với 45% KCl.
Phân được dùng để bón cho đất quá nghèo kali như đất bạc màu, đất cát nhẹ v.v.. Phân cũng được dùng chủ yếu để bón cho các loài cây cần nhiều kali như khoai tây, khoai lang, v.v..
<i>* Phân PK  0:1:2 </i>. Được sản xuất bằng cách trộn 65% supe phôtphat với 35% KCl.
<i>* Phân PK  0:1:2 </i>chưa 5,8% P<sub>2</sub>O<sub>5</sub> và 11,75% KCl.
Phân này được dùng để bón cho các loại đất nghèo kali và dùng chủ yếu để bón cho các loại ngũ cốc.
* Phân N, P, K:
<i>- Phân amsuka </i>: có tỷ lệ NPK là 1: 0,4:0,8.
Phân này được sản xuất bằng cách trộn amôn với supe lân đã trung hòa vào muối KCl.
Phân được dùng để bón cho cây có yêu cầu NPK trung bình, bón ở các loại đất có NPK trung bình.
- <i>Phân nitro phoska</i>: có 2 loại
Loại có tỷ lệ NPK: 1:0,4:1,3
Được sản xuất bằng cách trộn các muối nitrat với axit phosphoric. Trong phân có chứa: N – 13%; P<sub>2</sub>O<sub>5</sub> – 5,7%; K<sub>2</sub>O – 17,4%.
Phân này được dùng để bón cho đất thiếu K nghiêm trọng và thường được dùng để bón cho cây lấy củ.
Loại có tỷ lệ N, P, K: 1:0,3:0,9
Được sản xuất bằng cách trộn các muối nitrat với axit sunphuric. Trong phân có chứa: N – 13,6%; P<sub>2</sub>O<sub>5</sub> – 3,9%; K<sub>2</sub>O – 12,4%.
Phân được dùng để bón cho nhiều loại cây trồng và thường bón cho đất có NPK trung bình.
<i>- Phân amphoska:</i>
Có tỷ lệ NPK: 1:0,1:0,8
Trong phân có chứa N – 17%; P<sub>2</sub>O<sub>5</sub> – 7,4%; K<sub>2</sub>O – 14,1%.
Phân này được dùng để bón cho đất trung tính và thường dùng để bón cho cây lấy củ.
<i>- Phân viên NPK Văn Điển:</i>
Có tỷ lệ NPK: 5:10:3
Trong phân chứa NPK, ngoài ra còn có MgO – 6,7%; SiO<sub>2</sub> – 10 – 11%; CaO – 13 – 14%.
Phân này thích hợp cho nhiều loại cây trồng trên nhiều loại đất khác nhau. Cách bón và liều lượng bón được dùng như đối với phân lân nung chảy. Đối với cây trồng cạn cần bón xa hạt, xa gốc cây. Sau khi bón phân cần lấp đất phủ kín phân.
<i>- Phân hỗn hợp NPK 3 màu:</i>
Do nhà máy phân bón Bình Điền II sản xuất. có các dạng:
15:15:15
20:20:15
15:10:15
16:16:8
14:8:6
15:15:6
Tuỳ theo yêu cầu của cây và đặc tính của đất, người nông dân có thể mua loại phân thích hợp để bón.
<i>- Phân tổng hợp NPK:</i>
Do nhà máy phân bón Đồng Nai sản xuất
Có các dạng:
16:16:8
14:8:6
10:10:5
15:15:20
 * Những điều cần lưu ý khi trộn phân:
Có những loại phân trộn được với nhau và khi bón cho cây các nguyên tố dinh dưỡng trong hỗn hợp đều phát huy được tác dụng tốt. Tuy vậy, có những loại phân không trộn lẫn với nhau được, bởi vì khi trộn, loại phân này có thể làm mất hoặc giảm các nguyên tố dinh dưỡng có ở trong loại phân kia, hoặc tạo thành các chất có hại cho cây, làm xấu đất. Khả năng trộn của các loại phân xin xem bảng sau:
 
Khả năng trộn lẫn các loại phân 
 
Sunphat đạm, clorua đạm, phôtphat đạm
Nitrat đạm
Đạm urê
Supe lân
Apatit, phosphorit
Tecmô phôtphat
Clorua kali
Sunphat kali
DAP
Vôi, tro
Phân chuồng
Sunphat đạm, clorua đạm, phôtphat đạm
+
+
+
-
-
-
+
0
0
0
0
Nitrat đạm
+
+
-
-
-
-
-
0
0
0
0
Urê
+
-
+
+
-
-
-
0
0
-
-
Supe lân
-
-
+
+
-
-
-
0
+
0
+
Apatit, phosphorit
-
-
-
-
+
-
-
-
+
0
+
Tecmô phôtphat
-
-
-
-
-
+
-
-
-
0
0
Clorua kali
+
-
-
-
-
-
+
-
+
-
+
Sunphat kali
0
0
0
0
-
-
-
+
0
0
+
DAP
0
0
0
+
+
-
+
0
+
0
+
Vôi, tro
0
0
-
0
0
0</
 


Last edited:


Back
Top