Phát “sốt” vì cây cỏ ngọt

  • Thread starter maquemau
  • Ngày gửi
Thanh Niên Online – 09:01 ICT Thứ ba, ngày 17 tháng tư năm 2012

Thông tin về loại cây cỏ ngọt (stevia) có có độ ngọt gấp 300 lần mía đường gần đây được rất nhiều người quan tâm và săn tìm.


>> Thu tiền tỷ từ cỏ siêu ngọt
>> 12 triệu chứng sức khỏe không đáng lo

Ph_t__s_t__v__c_y_c_-bad624dee8d417e819b027bab8d24861
Ảnh: Việt Tùng
GS-Viện sĩ Trần Đình Long, Chủ tịch Hội Cây trồng VN, cho biết cây cỏ ngọt được ông đưa về VN trồng từ năm 1988 chủ yếu dùng trong dược phẩm. Do thiếu đầu ra, người trồng không mặn mà, có thời gian cỏ ngọt gần như bị lãng quên. Năm 2009, Mỹ và cộng đồng châu Âu chính thức khuyến khích sử dụng rộng rãi và thu mua cỏ ngọt thay thế đường. Cây cỏ ngọt dần dần được hồi sinh và trở thành mặt hàng “nóng” mang lại giá trị xuất khẩu cao. Tuy nhiên, công dụng mà cây cỏ ngọt mang lại không phải ai cũng biết. Theo ông, cỏ ngọt thuộc họ cúc, có nguồn gốc từ Nam Mỹ, độ ngọt tự nhiên 100%, gấp 300 lần so với đường mía. Có thể coi đây là một loại đường không năng lượng, không chứa calo, dễ bảo quản do tính kháng khuẩn.
Trong công nghiệp thực phẩm, cỏ ngọt là chất phụ gia điều vị để sản xuất bánh mứt kẹo, rượu màu và nước giải khát cho người ăn kiêng. Hiện nhiều quốc gia trên thế giới đang đề nghị thay thế 30% đường mía bằng loại đường từ cỏ ngọt. Tại VN, Hiệp hội Giống cây trồng VN đã đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng đề án phát triển cỏ ngọt theo hướng công nghệ cao. Theo đó, cây cỏ ngọt được đưa vào trồng tại các tỉnh Cao Bằng, Hà Giang, Hà Nội, Hòa Bình, Hưng Yên, Thái Bình, Nghệ An, Lâm Đồng...
Cuộc sống hiện đại, ai cũng lo sợ mắc các căn bệnh “thời đại”. Vì vậy, khi hay tin cỏ ngọt được mệnh danh là chất ngọt “hoàng gia” tốt cho sức khỏe, trên các diễn đàn trên internet những ngày qua, nhiều người phát “sốt” vì tìm giống cây cỏ ngọt. Anh Bùi Thanh Việt (Vũng Tàu) cho hay, anh đã nhờ một người bạn lùng mua được 5 cây từ Hà Nội, gửi qua đường hàng không về trồng. Chị Đinh Thu Hiền (Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ: “Từ một năm nay, nhà mình uống nước cỏ ngọt thay nước đun sôi để nguội. Mỗi ngày, chỉ cần ngắt 3 lá cho vào ấm nước đun lên, uống ngọt hương vị rất dễ chịu”.Thông tin cỏ ngọt chữa được nhiều bệnh khiến cho những người nông dân trồng cỏ cũng được “thơm lây”. Ông Đỗ Quang Hòa, thôn Đại Cát, xã Liên Mạc, Từ Liêm cho biết, gia đình ông bắt đầu trồng cỏ ngọt từ năm 1988, nhưng mãi đến gần đây cây cỏ ngọt mới được để ý. “Từ cuối năm 2011, rất nhiều người ở nội thành về Liên Mạc tìm mua cây cỏ ngọt về trồng trong nhà. Tính ra giá bán giống hơn nhiều so với bán lá thành phẩm. Cũng giống như các loại cỏ khác, cỏ ngọt rất dễ sống”.
Theo kinh nghiệm của những người trồng cỏ, cây này có khả năng đẻ nhánh rất tốt. Nhánh già nhân giống, cắt râm cành xuống đất ẩm, phun sương, một tuần cây bén rễ. Mỗi năm có thể thu hoạch 3-4 lần. Tuy nhiên, phương pháp này thích hợp với những người trồng quy mô lớn, biết cách chăm sóc cây trồng. Còn với những hộ gia đình có quy mô nhỏ, trồng cỏ để sử dụng hằng ngày nên lựa chọn cây khỏe, có chất lượng. Hiện trên thị trường có một số công ty bán cây giống trồng với quy mô lớn với giá 350 đồng/cây, mầm giống 125 đồng/cây. Với những người không có điều kiện chăm sóc, có thể tìm mua lá khô tại các tiệm thuốc bắc trên phố Lãn Ông (Hà Nội) với giá 80.000 -100.000 đồng/kg hoặc mua trà túi lọc giá 35.000 đồng/hộp.
Thu Hằng
 


mua cỏ ngọt

Gần đây tôi nghe thông tin về cây cỏ ngọt khá hấp dẫn, nhưng chỉ được phát triển ở miền Bắc, vậy ở miền Nam có trồng được không. Như ở Đồng Nai, Lâm Đồng chẳng hạn! Nếu được thì mua giống ở đâu, ai có thể cung cấp. Bác nào biết xin tư vấn giúp với. Cám ơn.
hiện nay ở khu vực miền nam mình đang cung cấp cỏ ngọt khô, chậu kiểng cỏ ngọt, lan kim tuyến châu, lan kim tuyến khô.bác nào quan tâm có thể liên hệ : 0987 727 752
địa chỉ: 357/4 Đinh Bộ Lĩnh, F. 26, Q. Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh.
(Đối diện bến xe Miền Đông)

--------

Thật sự có trị đc bệnh tiểu đương???

đường cỏ ngọt không trị bệnh tiểu đường đâu bác ơi, nó chỉ hỗ trợ trong điều tri, khi thèm ăn chất ngot thôi.

--------

Nghe nói thấy mê quá. a e nào ở long an có trồng dược không vậy ta?:bang::bang::bang:
ở đâu cũng trồng đk bạn ơi, quan trong bạn đừng để cho cây ngập nước là đk.
nếu cần giông hay hỗ trợ kỹ thuật trồng mình sẻ giúp đt: 0987 727 752
địa chỉ: 357/4 Đinh Bộ Lĩnh, F. 26, Q. Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh.
(Đối diện bến xe Miền Đông)
 


Last edited by a moderator:
Khí hậu Miền nam ấm và nhiều ánh sáng rất phù hợp cho cỏ ngọt cho năng suất cao và chất lượng tốt. Duy chỉ có 2 vấn đề lớn nhất cần quan tâm là nước tưới và việc trồng mới khó khăn hơn so với ngoài bắc. Nếu ngoài Bắc trừ mấy tháng mùa hè nắng nóng thì các tháng còn lại đều có thể trồng trực tiếp cỏ ngọt từ mầm. So với trồng bằng cây giống thì trồng trực tiếp bằng mầm tiết kiệm hơn rất nhiều chi phí và tỷ lệ sống rất cao, khả năng bật mầm sau tỉa tốt. Mình đã làm về cỏ ngọt 1 năm, bây giờ không trồng nữa cũng thấy hơi tiếc. Bạn nào muốn hỗ trợ kỹ thuật trồng cỏ ngọt thì liên hệ mình tư vấn. Số điện thoại của mình là 0945388606.
 
Bạn nhầm lẫn lớn về nông nghiệp:
*
Miền Nam nhiệt độ điều hòa, trồng cây bằng hom dễ sống
hơn miền Bắc chứ. Miền Bắc có mùa đông, trồng cây bằng
hom khi lạnh và khô thì tỷ lệ sống và nảy mầm rất thấp.
Ngoài bắc mặc dàu mùa hè nóng hơn miền nam, nhưng trồng
hom mà được che bớt nắng và tưới đủ ẩm, thì tỷ lệ nảy mầm
vẫn cao hơn trồng vào mùa đông. Hầu như bà con ngoài bắc
không trồng cấy hom vào mùa đông, mà trồng vào mùa Xuân,
ấm hơn vài độ.
*
Lý do: che bớt nắng thì dễ hơn là sưởi ấm đất, vì ở Việt
Nam không sẵn nhà kính.
*
 
Nghĩa là chất tạo nên vị ngọt có trong cây này ngọt hơn 300 lần so với đường mía (1gr "chất cỏ ngọt" cho ra vị ngọt tương đương 300gr đường).

Chất tạo nên vị ngọt trong cây này bao gồm 11 chất khác nhau. Chủ yếu là các chất có tính ngọt có điểm nóng chảy khác nhau nhưng chủ yếu gồm bốn chất chính: stevioside (5-10 %), rebaudioside A (2- 4 %), rebaudioside C (1-2 %), và dulcoside A (0.5 – 1 %). Hai loại phụ là rebaudioside D và E.

6ec468967cc493d8eff10eaa6b11db72bfb16e797e67f3b945a933a699c9bd024g.jpg
Sẵn đưa hình trên thì mình đưa luôn hình này, bà con từ từ mà chiêm nghiệm.

a4558fc40f7c8949862ba49ef9040e2ac1ec13cdc48f5274f1cfea6f9ba824984g.jpg

(Bảng chào hàng mình nhận được)​
Loại đường này vn chưa có nhà máy chiết xuất ra được nên thành phẩm sau khi trồng chỉ có thể xuất bán thô hoặc sơ chế chút đỉnh (kiểu như túi trà).
Các loại "đường cỏ ngọt tinh luyện" bán trên thị trường hiện nay đa số là hàng trung quốc. Giá thành không rẻ, hậu đắng.

Ba mình bị tiểu đường, lên mạng kiếm mua đường cỏ ngọt thì gặp là Công ty cổ phần Stevia Ventures. Hỏi thăm đủ kiểu, nhận được ko ít thông tin tốt và cả những sự im lặng. Vậy là cũng hí hửng đặt hàng gửi từ HN vào. Nhận hàng, thử hàng nhận ra vài điều:
- Báo giá trên web họ ko ghi trọng lượng. Báo giá của họ tính trên 100gr.
- Nhãn hàng bị cắt mất ngày sản xuất + hạn sử dụng và được dán lại rất khéo. Ai ko tinh ý hoặc ko có thói quen coi hạn sử dụng của sản phẩm mình mua chắc chắn ko nhận ra.
- Bao bì là bịch giấy nhôm, hoàn toàn ko có 1 ký hiệu nào trên bịch giấy để biết là người sản xuất đánh dấu loại hàng nào.
- Cty hợp tác với Nhật nhưng hàng bán thì ... chắc là trung quốc. (góc dưới bên phải của nhãn hiệu ghi cái gì gì đó, mình chỉ nhớ mỗi chữ china)

95dd7bd4034e81cfa078db2593e0243893e77c4970b42e15eb9a06400c2f99924g.jpg


Đã mua 2 bịch, mở 1 bịch xài thử thấy thất vọng. Mai mốt có off mình sẽ mang theo cho mọi người cùng thử.

Cây cỏ ngọt ta có thể giâm cành để trồng. Giá thành cây giống chỉ vài trăm đồng.
Giá thành sản phẩm thô thì vô chừng. Năm nay ko biết nhưng năm trước ngoài Hải Thượng Lãng Ông bán 30.000/kg khô. Giá thu mua của nhà nông thì mọi người tự suy diễn.

Nói rằng cây cỏ ngọt chữa bệnh tiểu đường là nói láo. Chưa có y thư nào đề cập đến điều này. Nó chỉ có công năng giúp người bệnh bớt thèm ngọt. Còn các công dụng chữa bệnh khác thì ko biết ra sao. Dù gì nó cũng họ cúc. Mà cây họ cúc thì khá thân thiện với con người.
Nói rằng đường cỏ ngọt không tạo năng lượng (calori) cũng là láo phét tuốt. Không ít những thông tin chính thống từ các cuộc nghiên cứu quy mô của nước ngoài nói rằng loại đường này có tạo năng lượng. Nhưng ít.

Cây cỏ ngọt trồng có quy mô ở vn cũng lâu rồi. Nói chung thì cũng giống mọi loài cây trồng mới ở vn. Cũng có kẻ chết người sống. Cũng thịnh rồi suy. Cũng từng bị nhà máy bỏ rơi.

Nói chung là mình ko phản đối mà cũng chẵng ủng hộ việc miền nam mình thử nghiệm trồng và trồng có quy mô.
Mình chỉ nói lên 1 vài điều hiểu biết của mình đối với loại cây này thôi.
Thân ái!

Loại đường này rất ngọt nên khi sử dụng bạn cũng ko thể dùng với 1 lượng lớn được và năng lượng do đường này cung cấp là ít nên so với các loại đường khác thì hầu như là ko cung cấp nl
 
Bạn nhầm lẫn lớn về nông nghiệp:
*
Miền Nam nhiệt độ điều hòa, trồng cây bằng hom dễ sống
hơn miền Bắc chứ. Miền Bắc có mùa đông, trồng cây bằng
hom khi lạnh và khô thì tỷ lệ sống và nảy mầm rất thấp.
Ngoài bắc mặc dàu mùa hè nóng hơn miền nam, nhưng trồng
hom mà được che bớt nắng và tưới đủ ẩm, thì tỷ lệ nảy mầm
vẫn cao hơn trồng vào mùa đông. Hầu như bà con ngoài bắc
không trồng cấy hom vào mùa đông, mà trồng vào mùa Xuân,
ấm hơn vài độ.
*
Lý do: che bớt nắng thì dễ hơn là sưởi ấm đất, vì ở Việt
Nam không sẵn nhà kính.
*
Mình đã phụ trách kỹ thuật về cây cỏ ngọt một thời gian nên hiểu khá rõ. Bạn nói như vậy thực sự không đúng. Nếu bạn muốn trồng về cây này hay hiểu rõ hơn những điều mình đã nói có thể gọi điện thoại mình tư vấn trực tiếp cho. Sdt của mình là 0945388606
 


Back
Top