Phát triển cây Nấm Rơm Việt

  • Thread starter Nguyễn.Thắng
  • Ngày gửi
Nấm rơm là cây lương thực quen thuộc có vị trí quan trọng trong bữa ăn hàng ngày của nhân dân ta. Nấm sử dụng làm thức ăn tươi hoặc sử dụng dưới dạng chế biến và làm nguyên liệu cho công nghiệp thực phẩm.

Nấm rơm cung cấp cho con người nhiều chất dinh dưỡng cần thiết như: Đạm, vitamin, chất khoáng, axít hữu cơ và nhiều chất bổ khác…

Phát triển sản xuất nấm còn có ý nghĩa cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp thực phẩm phát triển và là nguồn xuất khẩu có giá trị.

Sản xuất nấm là ngành có hiệu quả và thu nhập khá cao trong ngành trồng trọt. Có khả năng thu hút nhiều lao động và giải quyết việc làm, góp phần chuyển dịch cơ cấu sản xuất ngành trồng trọ theo hướng đa dạng hóa sản phẩm với chất lượng cao.

Chính vì ý nghĩa to lớn trên, nấm quả được phát triển và trở thành một ngành sản xuất quan trọng không thể thiếu được trong nông nghiệp.

Tuy vậy, việc sản xuất nấm vẫn chủ yếu theo phương thức cũ, sử dụng nhiều thuốc hóa học và chưa có nhiều biện pháp kiểm định nghiêm ngặt về tính an toàn. Vì lợi nhuận, một số đơn vị sản xuất vẫn sử dụng rất nhiều thuốc kích thích, thuốc bảo vệ thực vật có ảnh hưởng không tốt tới người tiêu dùng.

Việc sản xuất nấm vẫn mang tính tự phát, chưa có đường lối, kế hoạch chiến lược rõ ràng theo từng giai đoạn. Vẫn sản xuất theo phong trào, theo mùa chứ chưa kết hợp với việc kinh doanh và nhu cầu thị trường trong và ngoài nước.

Đi dọc một số chợ đầu mối, các của hàng nông sản và các siêu thị trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, vẫn còn rất nhiều nơi bày bán các sản phẩm nấm nhập khẩu từ Trung Quốc trong khi Việt Nam ta có thiên thời - địa lợi - nhân hòa. Có nguồn nguyên liệu dồi dào, có khí hậu thuận lợi, có nhân lực giàu kinh nghiệm. Thực trang đó thật xót xa.

Việc kinh doanh các loại nấm cũng gặp nhiều khó khăn. Khách hàng gần như rất khó có thông tin về xuất xứ, quy trình sản xuất và mức độ an toàn của sản phẩm. Nấm chủ yếu chỉ được đem bán ở chợ truyền thống, siêu thị và một số hộ kinh doanh nhỏ. Tuy nhiên có rất ít sự kiểm định về sản phẩm ở các đơn vị này.

Vì thế, xin phép bác Dfruit, bác anhmytran và một số anh chị em, cô chú bác có quan tâm tới nông nghiệp nói riêng và cây nấm nói chung cho phép em lập topic này để bàn luận về cách phát triển cây nấm rơm Việt trên những khía cạnh tổng quan hơn.

Để tham khảo về cách trồng nấm, bạn đọc vui lòng xem tại: http://agriviet.com/threads/nghe-tr...the-thanh-dai-gia-khong.148334/#axzz2u9U0N3HqTrước hết, em xin phép được trình bày theo khía cạnh kinh tế - lĩnh vực chuyên ngành của em. em sẽ trình bày các vấn đề sau:
I - Phân tích môi trường.
II - Các triết lí chiến lược
III - Định hướng phát triển
IV - Xây dựng chiến lược bằng ma trận SWOT
V - Phân tích rủi ro bằng FMPA
VI - Quản trị rủi roI - PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG

1. Môi trường vĩ mô

a) Các yếu tố kinh tế

- Việt Nam đang trong giai đoạn hội nhập và phát triển mạnh mẽ để vươn tầm với thế giới. Kinh tế đang là mối quan tâm hàng đầu, mang tính quyết định tới hầu hết các vấn đề của đất nước. Giai đoạn 2015 -2020 dự kiến sẽ là những bước nhảy vọt quan trọng trong chu kì nền kinh tế. Việc hội nhập mang tới cho đất nước cơ hội tuyệt vời để bắt kịp tốc độ phát triển của thế giới, tiếp thu các tinh hoa khoa học kĩ thuật cũng như đưa sản phẩm ra thị trường quốc tế.

- Nhà nước luôn có các gói tài trợ hỗ trợ các chủ thể kinh tế tham gia vào nền kinh tế, đặc biệt là các ngành nghề thuộc lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, thủ công mĩ nghệ truyền thống…

- Thu nhập bình quân đầu người có xu hướng tăng nhanh, người dân càng ngày càng có xu hướng muốn tiêu dùng các sản phẩm chất lượng và đảm bảo an toàn thay vì các sản phẩm rẻ tiền như trước đây. Nếu như trước đây, một bà nội trợ thường quan tâm so sánh giá của các loại nông sản thì giờ, để quyết định mua sản phẩm đó hay không, họ thường quan tâm tới vấn đề xuất xứ cũng như chất lượng của sản phẩm hơn.

- Lạm phát luôn là vấn đề rất được quan tâm của nền kinh tế. Những năm gần đây, lạm phát được giữ ở mức 2 con số, về cơ bản nó tạo được sự ổn định cho dòng tiền tệ của nền kinh tế. Lãi suất ngân hàng thời gian qua có sự giảm nhẹ (dự báo vẫn giữ ở khoảng 10% cho tới 2016) như vậy, các doanh nghiệp có thể dễ dàng tính toán được các khoản thu chi và lợi nhuận của mình.

b) Các yếu tố xã hội

- Nhận thức của người dân về các sản phẩm đang có sự thay đổi đáng kể. Với việc thu nhập được tăng cao và ngày có càng nhiều sự lựa chọn trên thị trường về các sản phẩm nông nghiệp, người tiêu dùng có xu hướng ngày càng ưa thích các sản phẩm chất lượng, an toàn và rõ ràng nguồn gốc.

- Dù đang trải qua thời kì hội nhập và giao thoa văn hóa với thế giới, người Việt vẫn giữ được những truyền thống tốt đẹp của mình. Họ coi trọng tình cảm gia đình, làng xóm, đồng bào. Người Việt thích tự chuẩn bị cho bữa ăn gia đình đầm ấm hơn là ra tiệm. Vào các ngày lễ tết, cuối tuần, người Việt có thói quen tập trung lại ăn uống, nhậu nhẹt… Trong đó có rất nhiều món ăn cần nguyên liệu là nấm rơm.

- Tính linh hoạt của người tiêu dùng trong nước nói chung và khu vực thành phố Hồ Chí Minh nói riêng là không cao. Người tiêu dùng có xu hướng sẽ sử dụng lại sản phẩm mà mình đã sử dụng trước đó. Như vậy, thường khi đã tạo được lòng tin ở khách hàng thì việc giữ được khách hàng là một việc không có nhiều khó khăn.

- Tỉ lệ gia tăng dân số ở mức cao, kết hợp với việc người dân có xu hướng muốn được sống và làm việc tại các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh khiến dân cư khu vực thành phố và các vùng lân cận ngày càng tăng. Nhu cầu vì thế cũng ngày càng tăng mạnh.

- Lao động phổ thông ở Việt Nam, nhất là khu vực thành phố Hồ Chí Minh là vô cùng dồi dào và rẻ. Lao động Việt vốn cần cù, chịu khó và tiếp thu rất nhanh. Tuy vậy, tay nghề và kiến thức của lao động phổ thông tại Việt Nam còn rất nhiều hạn chế.

- Khoa học kĩ thuật phát triển với tốc độ chóng mặt, ngày càng thêm nhiều các phương thức sản xuất, máy móc thiết bị ra đời giúp tăng mạnh năng xuất cũng như hiệu quả kinh tế. Nếu trước đây, việc trồng nấm năng suất thường chỉ đạt 5-10% lượng nguyên liệu thô thì giờ đã có thể đạt 30-40%, cá biệt có một số nơi lên tới 60%. Máy móc hỗ trợ cũng giúp tạo điều kiện thuận lợi cho cây nấm phát triển cũng như bảo quản sản phẩm được lâu hơn gấp 2, 3 lần so với trước đây. Đây là một dấu hiệu cực kì thuận lợi cho việc sản xuất và kinh doanh nấm.

c) Tự nhiên

- Việt Nam là nước nông nghiệp lúa nước, nguồn nguyên vật liệu làm nấm rơm là vô cùng dồi dào và rẻ. Lượng nguyên liệu này thường chỉ được sử dụng để làm thức ăn cho gia súc hoặc đốt làm tro bón ruộng, điều đó là vô cùng đáng tiếc khi giá trị kinh tế của rơm rạ, bông… là khá lớn nếu được sử dụng hợp lí.

- Khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều là điều kiện tự nhiên vô cùng thuận lợi để cây nấm phát triển. Trong khi các nước khác phải xây dựng nhà kính, hệ thống phun sương tạo độ ẩm thì tại Việt Nam, gần như chỉ cần ủ rơm ở môi trường ngoài trời là đã có thể tạo ra thành phẩm.

- Vấn đề môi trường đang là vến đề rất được quan tâm trên toàn thế giới, dĩ nhiên nó cũng là một vấn đề quan trọng của Việt Nam. Các doanh nghiệp thân thiện với môi trường luôn nhận được sự ủng hộ của cộng đồng.

- Tuy nhiên, việc thường xuyên có thiên tai như mưa bão, lũ lụt, dịch bệnh… cũng có ảnh hưởng tiêu cực không hề nhỏ tới sự phát triển của cây nấm.

d) Chính trị và luật pháp

- Nông nghiệp luôn luôn được ưu tiên hàng đầu của chính phủ. Nhà nước tạo mọi điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này. Có rất nhiều chính sách ưu tiên, hỗ trợ cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh cũng như xuất nhập khẩu các loại nông sản.

- Kinh tế trang trại quy mô nhỏ hiện tại vẫn đang được miễn thuế hoàn toàn.

- Nhà nước khuyến khích phát triển và bảo hộ kinh tế trang trại. Các hộ gia đình, cá nhân đầu tư phát triển kinh tế trang trại được Nhà nước giao đất, cho thuê đất,cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ổn định, lâu dài theo pháp luật để sản xuất kinh doanh.

- Nhà nước đặc biệt khuyến khích việc đầu tư khai thác và sử dụng có hiệu quả đất trống, đồi núi trọc ở trung du, miền núi, biên giới, hải đảo, tận dụng khai thác các loại đất còn hoang hoá, ao, hồ, đầm, bãi bồi ven sông, ven biển, mặt nước eo vịnh, đầm phá để sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp theo hướng chuyên canh với tỷ suất hàng hoá cao. Đối với vùng đất hẹp, người đông, khuyến khích phát triển kinh tế trang trại sử dụng ít đất, nhiều lao động, thâm canh cao gắn với chế biến và thương mại, dịch vụ, làm ra nông sản có giá trị kinh tế lớn. Ưu tiên giao đất, cho thuê đất đối với những hộ nông dân có vốn, kinh nghiệm sản xuất, quản lý, có yêu cầu mở rộng quy mô sản xuất nông nghiệp hàng hoá và những hộkhông có đất sản xuất nông nghiệp mà có nguyện vọng tạo dựng cơ nghiệp lâu dài trong nông nghiệp.

- Nhà nước thực hiện nhất quán chính sách phát huy kinh tế tự chủ của hộ nông dân,phát triển kinh tế trang trại đi đôi với chuyển đổi trại nấm cũ, mở rộng các hình thức kinh tế hợp tác, liên kết sản xuất - kinh doanh giữa các hộ nông dân,các trang trại, các nông, lâm trường quốc doanh, doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác để tạo động lực và sức mạnh tổng hợpcho nông nghiệp, nông thôn phát triển.

- Nhà nước hỗ trợ về vốn, khoa học-công nghệ, chế biến, tiêu thụ sản phẩm, xây dựng kết cấu hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi cho các trang trại phát triển bền vững.

- Điểm trừ lớn nhất là khâu quản lí còn lỏng lẽo, các phương án hỗ trợ chưa thực sự tỏ ra có hiệu quả. Nạn tham nhũng là vấn nạn của cả xã hội. Tình trạng trì trệ khi giải quyết các thủ tục hành chính. Việt Nam chưa có chế tài nào tỏ ra có sức bảo hộ mạnh mẽ cho các doanh nghiệp trên trường quốc tế.
 


Last edited by a moderator:
Bạn vòng vo quá nhiều, loãng vấn đề.

Nghề trồng Nấm Rơm ở Việt Nam xưa nay không thể
làm ăn lớn, và không lời. Tôi khuyên bà con không
nên trồng Nấm, mà nên bỏ vốn kinh doanh khác.
 
Bạn vòng vo quá nhiều, loãng vấn đề.

Nghề trồng Nấm Rơm ở Việt Nam xưa nay không thể
làm ăn lớn, và không lời. Tôi khuyên bà con không
nên trồng Nấm, mà nên bỏ vốn kinh doanh khác.
Đó là vì bà con ta chưa có định hướng rõ ràng, chưa có cái gọi là "chiến lược". Thực tế cho thấy rất nhiều đơn vị sản xuất với kế hoạch rõ ràng đã và đang làm ăn hiệu quả từ cây nấm rơm đấy thôi
 
Ở quê mình nấm rơm có giá khoảng 50k/kg mà không có nấm để bán, vì lí do hiện nay bà con điều thu hoạch lúa bằng máy gặt đập liên hợp nên ko có nguồn nguyên liệu để làm nấm.
 
cái khó nhất của nghề nấm là kĩ thuật trồng. Em đã đi gần 10 trại. Chưa trại nào có thể đảm bảo kĩ thuật của mình có thể tránh được các rủi ro về thời tiết. Nguyên liệu thì bác có thể đi thu mua về cũng không mắc lắm. Em ở thành phố HCM là tầm 1700/kg
 
cái khó nhất của nghề nấm là kĩ thuật trồng. Em đã đi gần 10 trại. Chưa trại nào có thể đảm bảo kĩ thuật của mình có thể tránh được các rủi ro về thời tiết. Nguyên liệu thì bác có thể đi thu mua về cũng không mắc lắm. Em ở thành phố HCM là tầm 1700/kg

Nguyên liệu gì mà tính bằng kg vậy em? Nếu rơm mà giá 1tr7/tấn thì...anh nghỉ làm :D
 
Nguyên liệu gì mà tính bằng kg vậy em? Nếu rơm mà giá 1tr7/tấn thì...anh nghỉ làm :D
Chỗ em đang phải mua là 22000/cuộn/12-13 kg đây anh ơi. Đâu sung sướng như Bạc Liêu đâu@@. Vừa mới cấy meo xong đang thom thóp chờ mẻ nấm đầu ra lò anh ạ@@Theo yêu cầu của một số anh/chị/em. Em up trước phần triết lí kinh doanh mà ngành nấm nên theo.
1. Sản xuất đi kèm kinh doanh

Ba hoạt động kinh tế nông nghiệp: Sản xuất, chế biến và kinh doanh luôn cần phải liên kết chặt chẽ với nhau thành “chuỗi xích” trong nền kinh tế. Ví dụ một nông dân trồng rau sạch có thể mua chiếc máy cày ở một cửa hàng nông cụ. Anh ta có thể bán gạo của mình cho một thương nhân. Người này lại bán lại cho một công ty xuất khẩu, công ty này thuê công ty vận chuyển chuyển gạo tới cảng, tại đây gạo được bán cho người mua gạo ở nước ngoài, người này đem về nước chế biến hoặc đem bán buôn, bán lẻ.

Ở mỗi khâu trong “chuỗi xích” này đều phát sinh chi phí và phải có lãi để đảm bảo có thể hoạt động bền vững. Tất cả các chi phí và lãi này đều được tính vào trong giá thành. Chính vì lí do đó mà giá thành liên tục được tăng lên rất nhiều lần sau mỗi “mắt xích”. Một kg rau sạch bán ở siêu thị có giá từ 20.000 đến 30.000 thì người nông dân chỉ có thể có được 1.000 đến 2.000

Như vậy, việc rút ngắn “chuỗi xích” càng ngắn thì các chi phí không đáng có càng được rút bớt.

Việc rút ngắn bớt các “chuỗi xích” còn giúp hệ thống thông tin được truyền đạt hiệu quả hơn. Nếu như ở một chuỗi xích dài, một nhân tố trong đó khó có thể có kiến thức và thông tin về tất cả quá trình sản xuất và kinh doanh của sản phẩm nào đó. Người sản xuất chỉ biết sản xuất, người kinh doanh chỉ biết kinh doanh mà không có cái nhìn tổng quát cũng như tiên liệu về tương lai của sản phẩm. Thử hình dung nếu anh là người trồng cà chua mà anh không biết liệu cà chua do mình trồng ra nó sẽ được bán như thế nào? giá bao nhiêu? người ta có muốn mua không? Anh chỉ biết trồng và trồng, để mặc cho thương lái ép giá. Và hãy hình dung nếu anh là người bán cà chua cho người tiêu dùng, anh chỉ biết mua rồi bán, anh không nắm được rốt cuộc ai là người trực tiếp trồng cây cà chua cho anh, ai là người chăm sóc nó và nó được bán tại nơi sản xuất với giá bao nhiêu. Anh là người mua rẻ bán đắt nhưng chính anh cũng là người phải mua đắt.

Với một chuỗi xích ngắn, người sản xuất có thể nắm bắt được tình hình sản phẩm của mình đang được mua bán trên thị trường như thế nào. Người kinh doanh cũng hiểu được tình hình sản xuất đầu vào của mình. Nhờ đó cả người sản xuất và người kinh doanh đều có thể đưa ra những quyết định có lợi cho mình. Và sẽ là tối ưu nếu anh vừa là người sản xuất ra sản phẩm, lại cũng là người đem nó ra để kinh doanh và thu tiền về cho mình.

Tuy nhiên, với nguồn lực hạn chế về tài chính, nhân sự cũng như kinh nghiệm thương trường, rất khó để một tổ chức có thể đồng thời phát triển cả cơ sở sản xuất và hệ thống kinh doanh mà cần phải trải qua một giai đoạn dài.
Ở quê mình nấm rơm có giá khoảng 50k/kg mà không có nấm để bán, vì lí do hiện nay bà con điều thu hoạch lúa bằng máy gặt đập liên hợp nên ko có nguồn nguyên liệu để làm nấm.
Công nhận vấn đề này cũng đang là vấn đề mà nhiều người đau đầu nhất. Trong đó có trại của em. Tìm được nguồn nguyên liệu tốt bây giờ lại khó khăn. Khá là hài hước khi mình đang ở ngay vựa lúa lớn nhất nhì thế giới1. Lấy thị trường bán sĩ làm tiền đề, lấy thị trường bán lẻ làm cơ sở phát triển ổn định, lấy thị trường xuất khẩu thu lợi nhuận.

Hiện tại, nền kinh tế có thể tạm chia thành ba thị trường:

- Thị trường bán lẻ: Cung cấp sản phẩm tới trực tiếp với người tiêu dùng thông qua hệ thống các cửa hàng, siêu thị, đại lí, kiot… Đặc điểm của thị trường này là bán với giá cao và thu tiền ngay khi khách hàng mua sản phẩm, nhận được thông tin phản hồi trực tiếp từ khách hàng, nghiên cứu, thăm dò và đánh giá được sức cạnh tranh của sản phẩm một cách trực tiếp. Như vậy đảm bảo trại nấm có thể nhanh chóng thu về tiền mặt để trang trải cho các khoản phí hoạt động. Tuy nhiên, do việc bán sản phẩm mang tính dàn trải, bán với số lượng nhỏ nên phải chịu rất nhiều phí bảo quản, bán hàng…

- Thị trường bán sĩ: Bán sản phẩm cho bên thứ 3 (Các thương buôn, tiểu thương, đầu mối, các đơn vị xuất nhập khẩu). Đặc điểm của thị trường này là bán một số lượng lớn, giảm thiểu được phí bảo quản nhưng giá thành không cao và thông thường có tình trạng ghi nợ.

- Thị trường xuất khẩu: Xuất khẩu sang các thị trường quốc tế có nhu cầu. Đặc điểm của thị trường này là bán với giá cao, số lượng lớn nhưng yêu cầu cao về chất lượng, độ đồng đều, các tiêu chuẩn của sản phẩm, các rào cản hải quan.

Bất cứ một đơn vị sản xuất - kinh doanh nào cũng phải quan tâm tới vấn đề lợi nhuận và bền vững.

Nếu muốn ổn định phát triển bền vững, thì chỉ có thị trường bán lẻ mới có thể giúp cho đồng vốn được hoàn lại nhanh nhất để có thể tiếp tục đầu tư. Hầu hết các hộ sản xuất ở ta hiện nay chỉ sản xuất rồi bán cho thương lái mà không quan tâm tới việc tự tìm cho mình kênh bán hàng riêng. Khiến tình trạng bị ép giá, bị bắt bẻ. Bán được cho các thương nhân uy tín thì còn đỡ, có trường hợp bán phải thương nhận mà họ ghi nợ rồi cứ lần này tới lần kia 3, 4 tháng vẫn chưa có tiền tái đầu tư. Rõ ràng với một số hộ sản xuất lâu năm, có kinh nghiệm, có vốn và các hợp tác xã hoặc nhiều hộ sản xuất, vùng sản xuất có thể tìm hiểu để xây dựng kênh phân phối cho mình. Vấn đề này xin được phép bàn sau.

Dĩ nhiên, nếu muốn kiếm được nhiều tiền thì phải làm ăn với ông nước ngoài. Vì họ mua với giá cao hơn rất nhiều so với thương lái. Tuy nhiên sẽ vấp phải yêu cầu khắt khe về chất lượng, mẫu mã, độ đồng đều. Để có thể đem sản phẩm đi thì bà con cần phải có kiến thức về luật pháp thương mại, các thủ tục hành chính và nhất là phải biết về đối tác.
 

Last edited by a moderator:
Làm rồi đó à? Chúc em thành công nha, hôm nào trở lại SG anh ghé tham quan với hihi
 
khó ăn lắm đam mê hàng đầubỏ 3 năm rồi chừ dự định qua lại đây ko biết thế nào đây hahhahaatheo mình thì chủ yếu kỹ thuật còn thị trường thì nấm rơm ko phải lo chúc bạn thành công
 
Nghề trồng nấm rơm cũng có thể đem lại thu nhập khá; phần lớn Người Việt Nam theo đạo Phật nên trong tháng vào những ngày ăn chay rau củ và nấm rơm rất đắt.
P/s: Ngay từ đầu Bạn xác định nấm rơm là cây lương thực là không chính xác đó nhen. Nấm nói ăn nói chung và nấm rơm là thực phẩm bạn à.
Chúc bạn thành công với việc trồng nấm nha!
 
Xin chào cả nhà, nhà em trồng nấm rơm thế này cả nhà xem ổn không ạ
Nhà trồng nấm rơm được thiết kế kích thước 5x10m khung sắt bọc xốp cách nhiệt 50mm
Chia luống 1m - 2m/ mặt luống và chia nhiều tầng luống...hiện tại nhà em có 5 tầng
sử dụng bông phế phẩm - làm nguyên liệu chính...
Hiện giờ mỗi ngày nhà em xuất ra khoảng 30kg/ngày/nhà (trại em đang có 15 nhà và bố trí quay vòng gối vụ)
Hình ảnh sơ bộ đây ạ

Dãy nhà nhìn từ ngoài

Mặt luống nấm rơm

Cây nấm rơm...chuẩn bị cho ngày hôm sau thu hoạch

Sản phẩm...và thu hoạch

Phân loại sản phẩm không đảm bảo chất lượng....
Các bác có nhu cầu tìm hiểu sâu hơn thì liên hệ trực tiếp với em qua điện Thoại 0932278869 em xin tư vấn miễn phí và có nhận chuyển giao công nghệ, cung cấp giống và nguyên vật liệu...
 
anh lộc cho em ? mùa lạnh này anh làm thế để cung cấp nhiệt đọ cho trại nấm mình/ miền bắc thì rất lạnh ko biết anh làm thế nào để cung cấp đủ nhiệt độ cho nấm ra ?mong anh có thể chia sẻ
 
Bên em cấp nhiệt bằng lò sử dụng than làm nóng hơi nước chạy qua hệ thống ống kẽm, tạo hơi nóng và quạt giúp tán nhiệt đều trong phòng xốp cách nhiệt.
anh lộc cho em ? mùa lạnh này anh làm thế để cung cấp nhiệt đọ cho trại nấm mình/ miền bắc thì rất lạnh ko biết anh làm thế nào để cung cấp đủ nhiệt độ cho nấm ra ?mong anh có thể chia sẻ
 
cảm ơi anh lộc đã giải thíchanh lộc có thể cho em vài tấm hình về hệ thống cung nhiệt của anh được ko ạ / hay anh có thể chỉ rỏ cách làm lun được ko ạ ?mong sớm nhận được trả lời của anh thank anh .chúc anh luôn gặt hái được nhiều thành công:)!anh lộc anh cung cấp hơi nước nóng để làm tăng nhiệt độ nhà trồng nấm lên thì cũng đồng thời làm tăng độ ẩm không khí lên cao thì nấm sẽ chết ở giai đoạn gim ko biết anh khắc phục bằng cách nào ạ?
#Bên em cấp nhiệt bằng lò sử dụng than làm nóng hơi nước chạy qua hệ thống ống kẽm, tạo hơi nóng và quạt giúp tán nhiệt đều trong phòng xốp cách nhiệt.#
 
Dạ, nhiệt được sinh ra từ ống kẽm chứa nước thôi ạ chứ không phải đun nước để lấy
cảm ơi anh lộc đã giải thíchanh lộc có thể cho em vài tấm hình về hệ thống cung nhiệt của anh được ko ạ / hay anh có thể chỉ rỏ cách làm lun được ko ạ ?mong sớm nhận được trả lời của anh thank anh .chúc anh luôn gặt hái được nhiều thành công:)!anh lộc anh cung cấp hơi nước nóng để làm tăng nhiệt độ nhà trồng nấm lên thì cũng đồng thời làm tăng độ ẩm không khí lên cao thì nấm sẽ chết ở giai đoạn gim ko biết anh khắc phục bằng cách nào ạ?
#Bên em cấp nhiệt bằng lò sử dụng than làm nóng hơi nước chạy qua hệ thống ống kẽm, tạo hơi nóng và quạt giúp tán nhiệt đều trong phòng xốp cách nhiệt.#
Dạ, nhiệt bên em được cấp qua thành ống kẽm...Nước đun nóng được chạy trong hệ thống ống và tỏa nhiệt qua thành ống chứ không làm tăng độ ẩm của phòng. Em sẽ sớm có ảnh hệ thống cấp nhiệt sử dụng nước nóng lan tỏa chạy trong các vòng ống.
 
cảm ơi anh lộc
anh có thể chụp cho em vài tấm hình ko ạ?:)mong diễn đàn luôn có nhiều người như anhchi phí làm một hệ thống cung cấp nhiệt độ cho 1 trại nấm tầm bao nhiêu vậy anh lộc?anh lộc có thể chỉ cho em và bà con mình hệ thống cung cấp nhiệt cho trại nấm với
#Dạ, nhiệt được sinh ra từ ống kẽm chứa nước thôi ạ chứ không phải đun nước để lấy
anuong689 đã viết:
cảm ơi anh lộc đã giải thích
--- @ Thứ ba lúc 12:38, Original Post Date: Thứ ba lúc 12:35 ---
anh lộc có thể cho em vài tấm hình về hệ thống cung nhiệt của anh được ko ạ / hay anh có thể chỉ rỏ cách làm lun được ko ạ ?
--- @ Thứ ba lúc 12:39 ---
mong sớm nhận được trả lời của anh thank anh .chúc anh luôn gặt hái được nhiều thành công:)!
--- @ Thứ ba lúc 13:07 --- anh lộc anh cung cấp hơi nước nóng để làm tăng nhiệt độ nhà trồng nấm lên thì cũng đồng thời làm tăng độ ẩm không khí lên cao thì nấm sẽ chết ở giai đoạn gim ko biết anh khắc phục bằng cách nào ạ?
#Bên em cấp nhiệt bằng lò sử dụng than làm nóng hơi nước chạy qua hệ thống ống kẽm, tạo hơi nóng và quạt giúp tán nhiệt đều trong phòng xốp cách nhiệt.#
Xem thêm...​
Dạ, nhiệt bên em được cấp qua thành ống kẽm...Nước đun nóng được chạy trong hệ thống ống và tỏa nhiệt qua thành ống chứ không làm tăng độ ẩm của phòng. Em sẽ sớm có ảnh hệ thống cấp nhiệt sử dụng nước nóng lan tỏa chạy trong các vòng ống.#
 
anh Nguyễn Thắng ở đâu vậy anh có thể cho em đến tham quan mô hình trồng nấm của anh được không nếu tiện thì anh cho em xin số đt luôn nha
 
trước kia tam10 năm trước cả xã tôi trồng nấm rơm được hơn một năm thì không thấy ai trong nữa ngày đấy tôi không để ý nên không biết vì xao ,tôi nghĩ trong năm không hiệu quả lắm
 


Back
Top