Phương pháp nuôi để thịt gà có chất lượng thơm ngon.

  • Thread starter nongdan.phutho
  • Ngày gửi
Kính chào các ACE đam mê nuôi gà thả vườn!
Thưa các ACE, ngày xưa ông bà ta nuôi gà theo phương pháp thả rông, hàng ngày nó phải đi bộ hàng cây số để kiếm ăn, thức ăn của nó là đủ mọi thứ mà nó gặp trên đường khất thực: lá rau, ngọn cỏ, con trùn, châu chấu, cào cào, sỏi đất, vv..nuôi như thế thì cả năm con gà mới được 1 ký, nhưng thịt nó ăn vào thì ngon không có lời miêu tả được( ông bà ta truyền lại thế, tôi cũng chưa được ăn con gà như thế bao giờ).
Ngày nay, các bạn và tôi, tính nuôi con gà để làm giầu. Nhưng khổ nỗi, lại không thể làm như ông bà mình ngày xưa, muốn làm giầu bằng con này phải nuôi số lượng lớn, như thế phải quây tường dào làm cho nó ít vận động, thức ăn lại toàn sử dụng thức ăn công nghiệp, thuốc cho gà thì toàn là kháng sinh, nuôi đến 3 tháng là đã bán rồi...nên luôn luôn bị chê là thịt gà không ra gì.
Vậy kính mong ACE yêu thích con gà, ai đã nuôi gà rồi, người có bằng tiến sỹ hoặc nông dân chỉ biết đọc viết, dù đi khắp năm châu bốn bể hoặc suốt ngày chỉ ở nhà bù khú với vợ con, ai đang là đại gia nhờ gà hoặc vì nó mà khuynh gia bại sản,....biết phương pháp nuôi để làm cho thịt gà ngon hơn, dù trải qua thực tế rồi hoặc mới nghe ai đó nói cho biết, thì dãi bày ra ở topic này, để mọi người cùng bàn luận, tham khảo và chọn phương pháp nuôi phù hợp với mình, để vài năm nữa ai trên diễn đàn này cũng là đại gia nuôi gà.
Kính chúc các ACE năm mới an khang, thịnh vượng, và lứa gà cuối năm nay thắng lợi nhé!
 


Vấn đề này e cũng đã nghĩ qua anh à. Vậy ta thử lật lại lý do vì sao gà nuôi tự do thì thịt ngon mà nuôi bán công nghiệp thì chất lượng giảm sút.
- Thời gian nuôi dài -> thịt dai
- Gà được vận động nhiều - > thịt chắc
- Gà ăn các loại côn trùng, rau cỏ -> thịt thơm

Về 2 lý do đầu thì nếu ta nuôi theo kiểu bán công nghiệp sẽ không khắc phục được. Vì vậy ta thử thay đổi cái thứ 3, e đang suy nghĩ theo hướng sử dụng các loại thảo dược trộn vào thức ăn nhằm tăng độ thơm của thịt.
Đó chỉ là những ý kiến cá nhân em, nếu người nào đã nuôi. Qua thử nghiệm thì chia sẻ cho a em được mở rộng với.
 
that tuyet voi cảm ơn bạn đã có cái nhình thẳng vào con gà thả vường của chúng ta ngày nay.đúng như bạn nói chất lượng thịt của con gà thả vường ngày xưa ngon lắm.tuy có nhỏ con hơn chú gà ngày nay . trước khi cùng nhau tìm lại hương vị thịt gà ngày xưa hảy cùng ôn cố tri tân một chút nhé. xem kỷ coi người xưa nuôi gà như thế nào.hầu hết là chăn thả hoàn toàn, phó mặt cho thiêng nhiên 99%. 1% còn lại là cái chuồn đơn giản cho gà về ngủ. thức ăn thì chú gà phải tự túc ngoài thiêng nhiên.chỉ được bổ sung các loại nông sản như lúa, bắp ,cơm nguội...dịch bệnh thì ...hên xuôi năm nào thời tiết thuận lợi . thì giổ chạp gia đình có gà nhâm nhi, còn lở...thì sang hàng xóm chia lại vậy.nhìn chung là ông bà ta nuôi gà theo cung cách tự sản tự tiêu. đơn giản vậy mà thịt ngon . mả lông đẹp. chống chọi được với dịch bệnh để ngày nay vẩn còn tên gọi gà ta.vậy phân tích thử xem ông bà mình hên hay là hay đây?.
thịt gà ngày ấy ngon là vì.đồng ruộng thì mênh mông. cỏ non, côn trùng nhiều vô kể. đầy đủ vitamin, khoáng chất tự nhiên biểu sau thịt không ngon. mả lông không đẹp. chú gà ngày xưa đánh nhau vì gái . chứ có vì thiếu khoáng bao giờ đâu.dịch bệnh thì ít khi viếng thăm . vì đất rộng người thưa giao thông hạn chế. dịch bệnh vì thế củng khó lan truyền.
còn chúng ta ngày nay?mật độ dân số tăng đến chóng mặt.diện tích canh tác ngày càng hạn hẹp,phân hoá học thuốt xịt cỏ, thuốt trừ sâu .đã làm cạn kiệt côn trùng . nguy cơ dịch bệnh thì rình rập hàng ngày. anh thú y chị lái gà. di chuyển tốc độ từ khu này sang khu kia . bằng xe hon da chứ có cuốc bộ đâu . biểu sau dịch bệnh lan truyền không nhanh. và đầy bất ngờ.như vậy chú gà ta ngày nay đối đầu vời quá nhiều nguy cơ . vấn đề đặt ra cho chúng ta là cùng nhau tìm ra giải pháp để chú gà ta tồn tại và phát triển đúng nghĩa một chú gà ta.
mình xin trình bày một số phương pháp mà mình áp dụng trong nhiều năm qua . cho kết quả tương đối tốt.
1-khu vực thả gà càng biệt lập càng xa khu dân cư càng tốt.nhất định phải có hàng rào, tuỳ theo điều kiện kinh tế mà sử dụng vật liệu làm hàng rào.
2-khu vực chăn thả gà có thể là vường cây ăn trái. cây công nghiệp. nên hạn chế dùng thuốt trừ sâu. thuốt xịt cỏ . thay vào đó là các loại phân, thuốt sinh thái.
3-tạo nhiều bải cỏ và hố nhỏ dẩn dụ côn trùng.để trả lại khoáng chất tự nhiên cho gà.(vấn đề này mình có cách làm khá hiệu quả.có dịp xin trình bày sau)
4-quy hoạch khu nuôi gột gà con.hảy xem đây là một trại huấn luyện,trong 30 ngày nuôi gột. sử dụng vacine đúng định kỳ. tiêu chuẩn khi thả ra vường chinh chiếng. chú gà 30 ngày tuổi phải có bộ khung vửng chắc.
5-vấn đề giống nên chọn giống đặt trưng .tính kháng bệnh cao , khả năng tìm mồi giỏi. trọng lượng không cần to lắm. khi xuất bầy bình quân từ 1k4- 1k8 .
6- cân đối thật hợp lí mật độ đàng gà trên diện tích chăn thả.không chỉ cân đối mật độ trên m2, mà cần lưu ý mật độ đàng gà với trử lượng rau cỏ khoáng chất trên khu vực chăn nuôi
hảy tự chọn 1 trong 2 phương án sau đây. thường xuyên có gà đẹp đúng tiêu chuẩn tham gia thị trường.hay tham gia ào ạt không định kỳ. lí do là ....hên xuôi.
đầu xuân xin mạo muội viết vài dòng cùng anh em tham khảo . bổ sung kinh nghiệm cho con gà ta bền vửng với thị trường.
xin chúc anh em một năm mới đầy thắng lợi.​
 
Theo mình nghĩ giống gà là vấn đề quan trọng đến chất lượng thịt gà.
Nhà mình đất rộng bao la không rào không dậu nhưng nuôi gà tàu thả vườn thịt gà không chắc. Nuôi 4 tháng mà còn nhão. Nấu nước làm lông không khéo thì nó nứt toác ra ngồi nhổ rách hết con gà.
Thế nhưng cũng thời gian ấy, trang trại nuôi gà gần nhà nuôi giống gà Minh Dư lại có gà ngon, thịt chắc, thơm và ngọt thịt, da vàng.
Có khách tới nhà chơi mình phải mua gà về ăn vì gà nhà thịt nhạt và nhão.
Tóm lại, giống gà là quan trọng trong vấn đề này.
 
đúng như bạn nói giống là khâu then chốt .mình xin trình bày một ít hiểu biết của mình về giống gà ta .
danh từ gà ta nhình chung là chỉ để phân biệt giửa gà nội địa việt nam và các giống ga ngoại nhập như . tam hoàng .lương phượng.gà ross. gà isa vedette v..v. với tập tính nuôi chăng thả của nông dân ta qua nhiều thế hệ các giống gà nội địa của việt nam đã pha tạp với nhau rất nhiều.dẩu sau thì củng còn nhiều giòng gà còn giử được ít nhiều tính đặt trưng của giống. mình xin kể ra đây 3 giống cơ bản mà nông dân ta nuôi nhiều .
1-gà ta vàng được nuôi nhiều các tỉnh nam tây nguyên và nam bộ.
2- gà ri được nuôi rải rác tử bắc chí nam . nhiều nhất là các tỉnh miền bắc
3-gà tàu vàng nuôi nhiều ở tây ninh long an và một số tỉnh nam bộ.
ở đây mình không phân tích kỷ đặt tính tửng giống một mà chỉ điểm qua vài nét đặt trưng thôi.cả ba giống gà trên đều hợp với thị hiếu thị , thị trường việt nam.
chân vàng .da vàng . phẩm chất thịt thơm ngon.
tính kháng bệnh rất cao tìm mồi và nuôi con giỏi.riêng giống gà ri nổi bật các ưu điểm sau:thích nghi thời tiết khí hậu trên nhiều vùng miền việt nam.tận dụng thức ăn rất tốt.riêng giống gà tàu vàng là giống to con nhất trong hai giống kể trên.khi nuôi giống này ở địa phương mình gặp vấn đề nan giải sau.tốc độ mọc lông chậm gà trống trên 2,5 kg vẩn chưa đủ lông.khi đủ mẩu mã để xuất thịt thì trọng lượng quá to khách hàng mua về làm đám tiệc họ chê vì khó ...soạn mâm. và khi nuôi trên đất đỏ về mùa mưa mấy chú này mất vệ sinh lắm.vì lông cánh chưa đủ mà lại có lông chân.kết quả là bê bết đất .
mình vừa kể một ít kiến thức mà mình có về 3 giống gà nội hiện đang được nông dân việt nam nuôi hướng thịt.
bây giờ cứ xem là ta đã có giống gà thịt ngon rồi . nhưng còn cung cách chăn nuôi thì sau đây?. hảy thử chia đàng gà giống ra làm hai và thí nghiệm thử đi.(vài chục con thôi đủ chứng minh rồi). một nữa nuôi nhốt hoàn toàn cho ăn toàn cám công nghiệp.một nữa nuôi gột tháng đầu bằng cám công nghiệp . sau đó tạo điều kiện thả ra vường cho ăn thức ăn như lúa bắp rau xanh.kết quả sẽ là đàng gà nuôi nhốt tăng trọng nhanh hơn nhiều. 3,5 -4 tháng là bạn có thể thịt chú gà trống nuôi nhốt rồi nhưng phẩm chất thịt thì vài tuần sau đến lược chú gà chăn thả .lúc đó bạn sẽ có câu trả lời.
riêng giống gà bạn đang nuôi là giống gà gì ? nuôi bốn tháng mà thịt quá bở . con gà lương phượng nếu nuôi thả thịt vẩn săn chắc hơn con gà của bạn nhiều.
riêng con gà minh dư mình phải công nhận là một thành tựu đáng nể.phẩm chất thịt ngon ( đã nhậu qua nhiều rồi nhé).nhưng thịt chỉ thật sự ngon khi nuôi bán chăn thả và hạn chế thức ăn công nghiệp.khu vực mình có rất nhiều anh em nuôi gà nầy.và đều công nhận như thế.
bạn nói đất bạn rộng mênh mông . nhưng vấn đề là bạn trồng cây gì? tầng đất mặt có mầu mở không.quan sát xem chú gà của bạn có miệt mài bươi móc không hay chỉ tản bộ ngắm hoa.1 vấn đề quan trọng của giống nữa là.khả năng tự tìm mồi. hảy thả thử hai chú gà cùng tuổi . 1 gà ta ( gà ri.gà ta vàng). 1 gà lương phượng. vào một khu vực chăn thả nhiều côn trùng rau cỏ .bạn sẽ thấy gà ta gà ri hoạt động miệt mài . còn chú gà lương phượng chỉ hoạt động cầm chừng thôi và lở khi gặp một con giun to quá mấy chú này hay chê lắm.
bạn nói rất đúng giống là khâu quan trọng.hảy cùng nhau tìm hiểu thật kỉ đặt tính của từng giống.khi có giống tốt rồi vấn đề còn lại là. nuôi thế nào cho hiệu quả. giảm được chi phí đầu tư.chất lượng sản phẩm luôn cao.mô hình nào . biện pháp nào cho hiệu quả cao nhất? đó là vấn đề mà anh em có chung niềm đam mê nuôi gà ta thả vường chúng ta cùng nhau san sẽ học tập cùng nhau hướng về một mô hình chăn nuôi bền vửng.qua diển đàng mình học được rất nhiều kinh nghiệm quý báo của các anh em trên nhiều vùng đất nước.phải nói nông dân việt nam ta xứng với câu ra ngỏ gặp anh hùng.mến chào bạn
 
Sau nhiều năm nuôi gà thả vườn và những điều mắt thấy tai nghe tại các trang trại trên khắp cả nước, tôi rút ra kinh nghiệm như thế này: thịt gà ngon được cấu thành bởi 3 yếu tố chính: độ dai của thớ thịt, mùi thơm và vị ngọt.
- Độ dai của thớ thịt: cấu thành bởi 2 yếu tố là dai và chắc. Mức độ dai của thịt chỉ phụ thuộc của tuổi của gà, gà càng già thịt càng dai, gà già quá thì thịt dai đến mức độ ko thể ăn được. Thông thường, mức độ dai mà người ăn cảm thấy ngon miệng nhất là tầm 6 - 7 tháng tuổi, còn mức độ dai chấp nhận được là từ 4 tháng tuổi trở lên( phần lớn các trại gà thả vườn đều xuất ở độ tuổi này). Mức độ săn chắc của thịt thì phụ thuộc vào cường độ vận động của gà và tốc độ lớn: gà càng vận động nhiều thịt càng săn chắc, cùng một mức tuổi, gà lớn chậm thịt săn chắc hơn gà lớn nhanh( điều này giải thích tại sao các giống gà nhỏ con thịt ngon hơn các giống bự...); hai con gà cùng kích cỡ và tuổi, con đã ngừng tăng trưởng một thời gian rồi, thịt chắc hơn con vẫn đang tăng trưởng.
=> thịt con gà công nghiệp là dở nhất: thịt mềm vì tuổi còn quá non( mới 42 ngày), thịt ko săn chắc vì lớn quá nhanh và ko vận động
- Mùi thơm: thông thường gà ăn tạp thì thịt gà có mùi thơm, tuy nhiên nếu ăn một loại thức nào đó có mùi quá mạnh và trong một thời gian dài thì thịt gà có mùi của loại thức ăn ấy; gà ăn nhiều cá và trùn thì thịt có mùi tanh, ăn giòi thịt có mùi hôi, ăn châu chấu thịt có mùi thơm ngậy..Cám công nghiệp(CN) có mùi tanh từ bột cá nên thịt gà nuôi bằng cám CN thường có mùi tanh -> thêm một lý do để người tiêu dùng chê thịt gà CN.
- Vị ngọt : vị của thịt gà chỉ do thức ăn của nó quyết định. Hầu như tất cả các loại thức ăn đều tạo cho thịt gà vị nhạt chỉ trừ ngô ( bắp). Ngô tạo cho thịt gà vị ngọt( thành phần chính của tất cả các loại cám CN). Ngoài ra, một vài loại rau cũng tạo được vị riêng cho thịt gà, bạn nào muốn thử thì cứ việc nuôi gà mà chỉ cho ăn cám CN và một loại rau nào đó thôi, khi giết thịt bạn sẽ cảm thấy thịt nó có vị rất khác biệt.
Ngoài ra thì còn phải kể đến các yếu tố khác: mầu sắc thịt, lượng mỡ trong thịt...lượng mỡ trong thịt phụ thuộc vào tương quan giữa tỷ lệ đạm trong thức ăn với mức độ vận động của gà; nhưng với gà nào đi nữa thì một chế độ dinh dưỡng cao đạm cho thịt gà nhiều nạc; gà vận động nhiều thì ít mỡ, da dòn.
Đối với tất cả các giống gà thì với cùng một chế độ dinh dưỡng, cùng một cách nuôi, thì chất lượng thịt ko khác nhau là mấy vì khi ấy chúng sẽ bằng nhau ở tất cả các yếu tố: mức độ dai, mùi vị thịt, mầu sắc....
( bạn nào nói con gà Minh Dư ngon hơn Dabaco: kể cũng đúng vì con gà Dabaco nó ăn nhiều hơn nên tăng trọng nhanh hơn, nhưng nếu hàng ngày bạn cho 2 con ăn một lượng cám như nhau, 2 con sẽ tương đương nhau ở tất cả thôi, có chăng là khác về mầu lông bên ngoài.)
Yếu tố mức độ dai thì ko thể tác động được, tuy nhiên về mùi vị, mầu sắc da và hàm lượng mỡ thì có thể tác động được( những yếu tố này chỉ phục thuộc vào thức ăn của gà): vì họ chỉ cần vào ngày mà họ giết thịt thì nó có vị ngọt, thế có nghĩa là 119 ngày trước đó thì mùi vị nó thế nào cũng được, do đó mà một vài ngày trước khi giết thịt chúng ta chỉ cần thay đổi thức ăn cho gà theo hướng có lợi cho chúng ta...
 
Last edited by a moderator:
Anh Nongdan.phutho ơi. Viết tiếp đi, đang đến đoạn nút thắt của vấn đề. Thanks a

--------

Theo e bản tính con gà rất thích bới rác tìm mồi. Tại sao chúng ta không vãi trấu vào khu vực thả gà để gà bới nhằm tăng sự vận động
 

Last edited by a moderator:
Năm đó 3 anh em chúng tôi bắt đầu khởi nghiệp nuôi gà thả vườn. Lứa đầu tiên vừa nuôi vừa học nên anh em quyết định nuôi 500 con thử nghiệm. Gà con sẽ bắt ở trại giống gần đó vì như thế sẽ tiện cho việc học hỏi kinh nghiệm của chủ trại. Vì trại giống ấy mỗi ngày chỉ ra khoảng 70 – 100 con nên 500 con bắt về không đồng đều về tuổi: chúng cách nhau có khi đến 10 ngày tuổi nhưng chúng tôi vẫn úm chung vào một khu kế cục là sau 1 tuần úm có khoảng 50 em ra đi. Sau đó thì phải phân làm 3 đàn nuôi 3 chuồng khác nhau. Thức ăn thì một nửa cám công ngiệp và một nửa là bắp bi ( loại bắp được máy bổ làm 8, kích thước nhỏ hơn hạt cám viên).
Sau 3 tháng rưỡi, đến tuổi xuất chuồng, mấy em trống to nhất tầm 2kg, mái thì tầm 1,3 - 1,5kg: chân, lông và da đều vàng hết, tóc tai bóng mượt như vuốt keo. Nhưng cái khổ là lúc ấy đúng vào đầu tháng 8 âm – cái tháng mà khi đó chúng tôi mới biết là gà ế nhất trong năm; tháng này gà dân nuôi thả tự do còn khó bán nói chi đến gà nuôi trang trại. Chúng tôi tìm được vài ông thương lái nhưng chỉ nhận được lời hứa suông là sẽ đến mua gà trong vài ngày tới. Chờ mãi ko thấy, AE quyết định chở gà ra tận chợ bỏ mối cho mấy bà bán gà. Ngày đầu tiên, mang ra 10 con, họ lựa được 5 con, trả về 5, còn tiền thì khi nào bán được gà mới trả; 2 hôm sau ra lấy tiền, nhận lại 3 con gà và lời mắng như té tát của bà bán gà vì thịt gà mềm quá, thịt chẳng có mùi vị gì, khách ăn chê làm bả mất uy tín.
3 anh em lại họp lại quyết định chờ cho qua thời gian nay khi thị trường khởi sắc lại sẽ xuất, nhưng vấn đề khó là trong thời gian này cho ăn thế nào, vì nếu tiếp tục theo cách cũ thì khi bán lại thì gà bự quá ko bán được, vậy là anh em quyết định chỉ cho gà ăn nguyên bắp hạt cho đỡ tốn. Ngày đầu tiên vãi bắp ra nền, bọn gà đứng dửng dưng nhìn không thèm động mỏ, mặc kệ, bọn tôi cứ để nó đói; ngày thứ 2 cũng thế, chẳng sao, ai cần chúng nó lớn thêm chứ. Buổi sáng ngày thứ 3 ra vườn, trên bãi đất trống cho ăn, không còn một hạt bắp nào của 2 ngày trước, khi đói cùng cực rồi thì cái gì chúng nó cũng ăn. Những ngày tiếp theo thì chúng tôi cũng chỉ cho ăn nguyên bắp. Bắp nguyên hạt bình thường rất khó tiêu, còn đối với con gà trước đó chỉ quen ăn cám viên và bắp bi thì càng khó gấp bội vì mề của chúng quá nhỏ; buổi sáng cho ăn mà chiều tối sờ diều gà vẫn còn nguyên hột bắp. Ăn bắp dường như ko đủ chất nên chúng ăn tất tần tật các loại cỏ cây trong vườn. Nhưng cỏ cây vốn đã trơ trụi khi mà chúng được tầm 3 tháng tuôi, nên chúng tôi phải nhổ thêm cỏ bên ngoài cho chúng ăn; vứt một ôm cỏ vào, lúc sau chỉ còn bộ rễ…
Khoảng 2 tuần sau khi bọn gà phải chịu cảnh ăn uống kham khổ bọn gà ko lớn lên được thêm một lạng nào( tuổi bây giờ là 4 tháng nhé), chúng tôi bán rẻ cho một người dân trong vùng chục con gà để ông này mừng tân gia. Chẳng hiểu khách khứa họ ăn uống thế nào, ngày hôm sau thì dân trong vùng đổ xô vào tận trại để hỏi mua gà: ai cũng khen da gà vàng như hạt bắp, thịt dai, chắc, mùi thơm, vị ngọt đậm…có người còn hỏi đây là giống gà gì, chứ gà nhà bả nuôi 7 8 tháng thả rông mà thịt vẫn thua ở đây, giải thích ra thì dài dòng nên chúng tôi nói đại là giống gà lai người ta đang đầu tư cho mình nuôi thử ngiệm…có ông khác bị cô con gái hành, bắt chiều nào cũng vào trại mua gà cho nó ăn, liên tiếp trong năm ngày liền..nhưng vì lượng gà có hạn, các đám cưới trong vùng muốn có gà phải đặt tiền trước vài ngày. Thật buồn cười, vào thời điểm gà ế như vậy, còn trại của chúng tôi giá bán cao hơn thị trường từ 5 đến 10.000đ mà vẫn ko có gà để bán; Mấy bà ngoài chợ trước chê gà giờ vào tận trại hỏi mua, nhưng mấy cậu lính ko bán cho vì trước mấy bà làm nó mất mặt giữa chợ; buồn cười hơn là mấy anh ham nhậu nhẹt, buổi chiều tầm 5h là họ vào hỏi mua gà, nhưng gà lớn chúng tôi xuất hết rồi, còn vài chục con gà còi để nuôi lớn bán tiếp, nhưng nói thế nào họ cũng ko chịu về, rốt cuộc đành để họ vào vườn bắt gà, 3, 4 ông dồn gà chạy tán loạn khắp vườn..tình trạng này cứ lặp đi lặp lại cho đến khi con gà còi cuối cùng bị lên bàn nhậu( mấy con này chỉ tầm 8 - >9 lạng)..
AE sau này gọi giai đoạn cho gà ăn kham khổ ấy là “siết gà”.
Sau lứa ấy, anh em có kinh nghiệm nắm bắt thị trường cộng với hợp đồng được vài mối tiêu thụ, nên gà thả vườn chỉ nuôi duy nhất bằng cám công nghiệp, chỉ 3 tháng tuổi mà vẫn bán ra đều đều, không phải áp dụng lại biện pháp “siết gà” nữa.
 
thị trường ở chổ bạn giống khu vực của mình quá.tháng 7 và 8 al giá gà bèo lắm . vì tháng này cao điểm của mùa mưa.và tiệc tùng củng rất ít.nhiều anh em miền tây lên lập nghiệp cứ tranh mua gà con nuôi để canh bán mồng 5 tháng 5 và rằm tháng bảy.kết quả là dở cười dở khóc.
xem ra thì nuôi gà thả vườn đúng là không đơn giản.vì ngoài kiến thức chăn nuôi ra . còn phải có kiến thức thương trường nữa.do mình chọn mô hình nuôi xoay vòng nên việc phải "siết gà" là bài ca không quên.củng may là mùa này côn trùng và cỏ rác ngoài vường nhiều lắm.và lại là mùa gặt nên rơm bổi nhiều mua một vài xe đổ ra vườn thế là tạm ổn.năm nào mình củng "siết" gà nên rút được một ít kinh nghiệm sau.gà từ 3,5 đến 4 tháng tuổi lúc này con trống đã bắt đầu gái te te rồi.con mái thì mả lông mượt màng ra dáng dậy thì lắm.nếu chưa có thị trường để xuất thì giử lại nuôi bọn chúng củng tăng trọng chậm lắm cho dù có cho ăn đầy đủ.lý do đây là giai đoạn trưởng thành của chúng. bao nhiêu năng lượng đều dành cho phát triển hệ sinh dục như:tuyến phao câu, buồn trứng.với con trống phát triển lông cánh lông đuôi. và bản năng độc chiếm khu vực bắt đầu bùng phát . thường xuyên đấm đá nhau .nhìn chung giai đoạn giai đoạn quá độ từ gà tơ lên gà trưởng thành tốc độ tăng trọng sẽ chủng lại.do vậy anh em nào nắm bắt thị trường không vửng cộng thêm diện tích chăn thả hẹp thì đành phải bán tháo thôi .
ở điểm này con vịt ta và con gà ta giống nhau. con vịt ta khi lông cánh đã giáp khấu là thời điểm thịt ngon nhất .còn nếu để nuôi đẻ thì chuyển sang chế độ nuôi đạm bạc cho đến khi rớt quả trứng đầu tiên.giai đoạn này nông dân nam bộ gọi là nuôi cầm xác.
nhờ mình cân đối kỷ diện tích chăn thả nên đến giai đoạn "cầm xác" củng không khó khăn lắm.trong cái khó thường ló cái khôn.thời điểm này khu vực mình gà 1 -2 tháng tuổi bán chạy lắm. chủ yếu bà con mua về nuôi chờ tết.số lượng mua vài chục nhiều lắm là 100 .nhờ đó mà mình giải quyết được vấn đề ô nhiểm do mật độ tăng .
nhìn kỷ lại thì nuôi gà ta chăn thả đòi hỏi kiến thức đa dạng và phong phú lắm.
nắm bắt thương trường để cân đối kế hoạch chăn nuôi là yếu tố không thể thiếu với anh em nuôi gà thả vường theo hướng sản xuất hàng hoá.
 
Theo mình nghĩ giống gà là vấn đề quan trọng đến chất lượng thịt gà.
Nhà mình đất rộng bao la không rào không dậu nhưng nuôi gà tàu thả vườn thịt gà không chắc. Nuôi 4 tháng mà còn nhão. Nấu nước làm lông không khéo thì nó nứt toác ra ngồi nhổ rách hết con gà.
Thế nhưng cũng thời gian ấy, trang trại nuôi gà gần nhà nuôi giống gà Minh Dư lại có gà ngon, thịt chắc, thơm và ngọt thịt, da vàng.
Có khách tới nhà chơi mình phải mua gà về ăn vì gà nhà thịt nhạt và nhão.
Tóm lại, giống gà là quan trọng trong vấn đề này.

Các giống gà khác nhau thì thường chỉ khác nhau về mức độ săn chắc của thịt mà thôi còn tất cả các yếu tố khác do phương pháp chăn nuôi quyết định. Vả lại, giống gà là vấn đề ko thay đổi được nên chúng ta ko bàn ở đây.
Gà nòi là giống gà được chọn lọc để đá nên thịt rất chắc và ít mỡ. Gà Minh dư là con lai giữa bố nòi và mẹ ta nên thịt nó mang một nửa chắc của gà bố, nhưng mầu chân, vóc dáng, màu lông thường không đồng đều, khó bán khi thị trường ế, điều này các bạn nên cân nhắc khi nuôi.
 
Last edited by a moderator:
Tháng trước có về ăn cơm nhà bác tại HN, bác zô siêu thị mua con gà đồi yên thế. Tới bữa bác cứ động viên" ăn đi cháu, gà đồi yên thế đấy":lol: Mình khen gà ngon nhưng ăn mãi mới hết 1 miếng :lol: Nói thật nếu thang điểm là 10 thì mình chỉ chấm gà đồi yên thế 5-6. gà trên mình đc 9-9,5:6^: hôm nào phải gửi về biếu bác cặp gà nhà mình, chỉ sợ ăn xong lần sau bác lại cứ hỏi thì chết :lol: :lol:
 
Gà nào thì mình cũng thích ăn con già ngày già tháng hơn. Tết tới nay nhà ăn toàn gà ngon. Mái nhảy ổ rất ngon. Gà đẻ 1 lứa, 2 lứa kho lá chanh ăn cơm rất ngon.
 
topic có quá nhiều bài hay về gà, nhưng nếu đc thì bác cho thêm hình minh họa về từng giống gà, đến giờ mình vẫn ko phân biệt đc các loại gà ta :9^:
 
Tháng trước có về ăn cơm nhà bác tại HN, bác zô siêu thị mua con gà đồi yên thế. Tới bữa bác cứ động viên" ăn đi cháu, gà đồi yên thế đấy":lol: Mình khen gà ngon nhưng ăn mãi mới hết 1 miếng :lol: Nói thật nếu thang điểm là 10 thì mình chỉ chấm gà đồi yên thế 5-6. gà trên mình đc 9-9,5:6^: hôm nào phải gửi về biếu bác cặp gà nhà mình, chỉ sợ ăn xong lần sau bác lại cứ hỏi thì chết :lol: :lol:
Cái thương hiệu gà đồi Yên Thế hiện nay được gắn tất tần tật cho mọi con gà được nuôi trên đất Yên Thế, mà phần lớn trong số đó là các giống gà lai ngoại được nuôi hoàn toàn bằng cám công nghiệp từ 1 ngày tuổi cho đến tận ngày bán; tăng trọng nhanh, khoảng 4 tháng là đạt 2,5kg, thì lấy đâu ra chất lượng thịt được? Hiện nay người tiêu dùng đang mua cái mác của nó chứ ko phải mua chất lượng.
Năm ngoái thì họ tranh nhau đi kiện cáo để bảo vệ thương hiệu, còn nay con gà của họ muốn bán được chắc là phải bỏ cái mác "gà đồi Yên Thế" đi trước đã, mang suống Hà Nội thì cứ nói là gà ta thì may lại bán được giá cao ở cả những lần bán sau..
-> Đây là hậu quả tất yếu của việc nuôi theo phong trào, thành lập hiệp hội mà chỉ có "hội" thôi chứ ko có "hiệp".

--------

topic có quá nhiều bài hay về gà, nhưng nếu đc thì bác cho thêm hình minh họa về từng giống gà, đến giờ mình vẫn ko phân biệt đc các loại gà ta :9^:
Ngày nay thật khó để phân biệt các giống gà vì chúng đã bị lai tạo quá nhiều, đến mình nuôi gà nhiều năm mà vẫn hay bị nhầm lẫn; nói chung tất cả các loại gà nuôi trong dân mà có màu ko phải là màu trắng thì đều gọi là gà ta và giá bán ra của chúng đều ngang bằng nhau mà thôi; mặc dù tất cả các loại gà được nuôi thả vườn ngày nay đều có mầu lông và bề ngoài giống với gà ri nhưng phần xác bên trong thì là của các giống gà ngoại có mức tăng trọng nhanh, thịt kém săn chắc.
 
Last edited by a moderator:
Cái thương hiệu gà đồi Yên Thế hiện nay được gắn tất tần tật cho mọi con gà được nuôi trên đất Yên Thế, mà phần lớn trong số đó là các giống gà lai ngoại được nuôi hoàn toàn bằng cám công nghiệp từ 1 ngày tuổi cho đến tận ngày bán; tăng trọng nhanh, khoảng 4 tháng là đạt 2,5kg, thì lấy đâu ra chất lượng thịt được? Hiện nay người tiêu dùng đang mua cái mác của nó chứ ko phải mua chất lượng.
Năm ngoái thì họ tranh nhau đi kiện cáo để bảo vệ thương hiệu, còn nay con gà của họ muốn bán được chắc là phải bỏ cái mác "gà đồi Yên Thế" đi trước đã, mang suống Hà Nội thì cứ nói là gà ta thì may lại bán được giá cao ở cả những lần bán sau..
-> Đây là hậu quả tất yếu của việc nuôi theo phong trào, thành lập hiệp hội mà chỉ có "hội" thôi chứ ko có "hiệp".


Bài viết quá hay và rất sâu sắc, Cảm nhận và đánh giá đúng thực tế, cứ như người chăn nuôi của BG vậy:lol: Chỉ có điều người làm ra con gà đồi YT không dại gì mà công nhận:lol:

--------

topic có quá nhiều bài hay về gà, nhưng nếu đc thì bác cho thêm hình minh họa về từng giống gà, đến giờ mình vẫn ko phân biệt đc các loại gà ta :9^:


Hình ảnh minh họa thì chưa sưu tập đc nhưng có thể căn cứ vào yếu tố sau là có thể phân biệt đc: gà ta là các giống gà của VN, nhưng ưa chuộng nhất là dòng gà ta lông vàng hoa mơ, vàng chanh đối với gà mái. Lông hoặc tím với gà trống. Dù là mái hay trống thì lông phải ít, mượt, "gọn" bó sát vào thân chứ không bông, tơi, phần lông dưới bụng phải ít, không bông to. Chân vàng hoặc chân chì. Gà tinh anh và nhanh nhẹn, không chậm và ngu như gà lai ngoại.
 
Last edited by a moderator:
@nongdan.phutho: Chú ơi, cho con hỏi về phương pháp hãm gà của chú với, hồi xưa chú cho gà ăn rau gì mà gà có thịt thơm vậy chú
 
Theo em cứ ăn một con gà đá, tìm hiểu cách nuôi của một con gà đá sẽ tự khắc biết cách nuôi làm sao cho thịt ngon ^^.

Nhưng cái quang trọng là chi phí để ra một con gà "thịt ngon đi vào lòng người" là bao nhiêu. Nuôi ở nhà ăn thì không nói chứ buôn bán thì hơi nhức đầu.
 
Last edited by a moderator:
Muốn thịt gà thơm thì chịu khó đầu tư nước hoa xịt vào... Ý kiến cá nhân ... hehe
 
Để tạo ra thịt gà có mùi vị thơm ngon thì ngô ( bắp) là số 1, nó lại có thêm công dụng nữa là làm cho da gà có mầu vàng bắt mắt và lòng đỏ trứng gà có mầu đỏ đậm ( hay chưa cùng 1 loại thức ăn mà tạo ra 2 loại mầu sắc). Trong bắp thành phần dinh dưỡng cao hơn cả lúa và khoai mì nên giá bán của nó luôn mắc hơn 2 loại kia. Lúa thì chỉ gà đẻ mới cần dùng dưới dạng lúa ủ mọc mầm, khoai mì thì ko bao giờ được sử dụng để nuôi gà do thành phần dinh dưỡng quá thấp, nhưng mang nuôi heo lại hay vì tính chi phí trên 1kcalo thì nó rẻ nhất trên đời.
Bắp là thành phần chính( 70%) trong tất cả các loại cám công nghiệp dành cho gà ở mọi lứa tuổi.
Đồng ruộng Việt Nam thẳng cánh cò bay, đất đai phì nhiêu mầu mỡ, nông dân cần cù chất phác nhưng bắp do nông dân ta trồng vừa mắc mà chất lượng lại thấp và sản lượng cũng chẳng cao nên gần như các nhà máy thức ăn chăn nuôi phải nhập khẩu bắp hoàn toàn từ nước ngoài.
Thành phần quan trọng thứ 2 trong bao cám là bột cá( hoặc khô bột đậu nành) để cân bằng đạm trong hỗn hợp: cái này cũng giống bắp, nhập khẩu là chủ yếu.
=> gà Việt Nam ăn hoàn toàn bằng thức ăn của Tây.
=> Một bao cám do các hãng cám nước ngoài sản xuất luôn luôn có giá thành thấp hơn và chất lượng thì cao hơn so với một công ty trong nước của Việt Nam. ( đấy các bạn cứ bảo người Việt dùng hàng Việt là tốt đi)

Nếu chỉ sử dụng nguyên bắp cho gà ăn suốt thời gian nuôi thì ko hiệu quả vì bắp có nhiều ưu điểm như thế nhưng nó lại có nhược điểm là mức năng lượng chứa trong 1 kg quá lớn nên nếu nuôi gà mà khu chăn thả không rộng mênh mông, gà ít vận động thì nguy cơ thịt gà tích mỡ là rất cao, nếu là gà mái đẻ khi mổ ra mỡ nó lấp đầy khoang bụng, bao lấy tất cả nội tạng và còn tích dưới da nữa, nhìn là hết muốn ăn. Nhưng nếu khu chăn thả rộng, gà ham vận động và đào bới, tiêu hết được lượng mỡ của bắp thì đây là loại gà được cho điểm 10: thịt săn chắc, thơm ngọt; lớp da vàng, mỏng và dòn, lông óng mượt. Những con gà được nuôi theo kiểu này chắc giờ chỉ còn ở các vùng đồi núi của đồng bào dân tộc.
Chúng ta chỉ cần thịt gà có mùi vị thơm ngon vào ngày xuất bán nên chỉ cần cho ăn nguyên bắp hạt trong khoảng thời gian 15 ngày trước khi xuất bán là đủ và với điều kiện là con gà trước đó phải ko tích mỡ( nuôi bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý).
@nongdan.phutho: Chú ơi, cho con hỏi về phương pháp hãm gà của chú với, hồi xưa chú cho gà ăn rau gì mà gà có thịt thơm vậy chú hồi đó khi chúng tôi siết gà, cho ăn chỉ bằng bắp hạt, do sợ gà thiếu chất sinh cắn mổ nhau, mà cỏ ở trong vườn thì trơ trụi nên phải đi nhổ thêm cỏ về cho chúng ăn; thực sự cho đến bây giờ tôi cũng ko biết là cho thêm rau cỏ vào thì chất lượng thịt nó có tốt hơn ko.
Nuôi gà bán công nghiệp kết hợp với siết gà thì rủi ro sẽ rất cao:
- chi phí cao hơn.
- Gà bị sốc vì chế độ dinh dưỡng thay đổi đột ngột cộng với lý do trong thời gian này ko được phép sử dụng kháng sinh nên dễ sinh bệnh tật.
- trước thời điểm tiến hành siết gà, đàn gà bắt buộc phải đạt được trọng lượng xuất bán vì trong suốt thời gian còn lại chúng sẽ ko tăng trọng thêm nữa. khi con vật nuôi chết vì bệnh dịch, nếu nó chết ngay vào ngày bắt giống về trại thì tốn kiém ít nhất, tổn thất nặng nhất là nó chết gần vào ngày xuất bán; vì thế nguyên tắc trong chăn nuôi là phải xuất ngay khi đạt trọng lượng bán vì: toàn bộ vốn liếng đã đổ vào con vật, để lại trong trại càng lâu càng nguy hiểm, lỡ thị trường rớt giá hoặc nếu vùng nuôi gặp dịch thì tất cả vốn liếng đi toi mà phương pháp siết đòi hòi phải nuôi nó thêm tối thiểu 15 ngày nữa ở trong trại.
 
Last edited by a moderator:


Back
Top