Phương pháp nuôi gấu con

  • Thread starter Guest
  • Ngày gửi
Một lứa gấu mẹ đẻ ít nhất là một vài con và nhiều nhất là bốn năm con. Gấu mẹ tuy thân hình to lớn, ít ra cũng cả tạ, nhưng con của nó mới sinh ra lại quá nhỏ, thường chỉ nặng từ một ký đến ký rưỡi là cùng.

Gấu con sau ngày sinh một tháng mới mở mắt. Tháng đầu gấu đi chưa vững, qua hết tháng thứ hai mới đi được, nhưng vẫn còn chậm chạp. Gấu con từ hai tháng tuổi trở đi, tuy vẫn được bú mẹ, nhưng nếu thấy cần thiết, nên tập cho chúng ăn thêm bánh mì nhúng sữa cho mau lớn. Nên tập cho chúng ăn từ từ trong những ngày đầu để quen dần với thức ăn mới. Sau thời gian này, gấu con đã lớn, có thể cân nặng từ mười đến mười lăm cân (kg), khẩu phần của chúng giống như khẩu phần gấu lớn: cháo đường hay cháo thịt, hoặc cá.
>
Thịt cho gấu ăn không nhất thiết phải là thịt heo, bò, mà là tất cả thịt thú vật khác như gà, vịt, thỏ... Ta có thể mua các loại lòng ruột, phổi, huyết của heo, bò để nấu cháo cho Gấu ăn cũng tốt, lại rẻ tiền.

Gấu cũng thích ăn cá, như cá đồng, cá biển; cần nấu chín mới cho ăn.

Gấu con ăn no là ngủ. Nên cho gấu ngủ nơi ấm áp, nhất là trong giai đoạn còn quá nhỏ và khi trời trở lạnh.

Nuôi gấu con không khó, cũng không vất vả. Chỉ cho chúng ăn no nê; đúng bữa, tối cho ngủ chỗ khô ráo, ấm áp là chúng mau lớn. Gấu cũng thích tắm, nên trong mùa nóng nực vào ban ngày ta nên tắm cho gấu một lần. Trong mùa đông tháng giá thì nên tắm với nước ấm. Tắm xong thì lau ngay cho lông khô.

Thường thì gấu con cũng ít bị bệnh. Chúng thường bị cảm và tiêu chảy. Nhưng những bệnh này dễ trị, chỉ cho chúng uống thuốc thông thường của người là khỏi ngay.

(Nguồn: Kỹ thuật nuôi gấu và cá sấu, NXB Thanh niên, 2000; trang 39-42)


 


Có kỹ thuật nuôi Hổ, Sư tử, Sói và Voi
nữa không? Mong bạn đăng nốt.

Gấu thì Việt Nam nổi tiếng thế giới là
nuôi giỏi, có thể đẻ được. Thế nhưng có
tiếng mà không có miếng. Nuôi Gấu chỉ ăn
báo cô, phải bán nhà cửa, vợ con đi mà
nuôi Gấu, chứ có lời lãi gì đâu mà nuôi?

Người ta đã biết Gấu có rất nhiều Cô lét
sờ tê rôn, là chất làm hại tim mạch, sẽ
dẫn đến chết người. Vì thế, nghề nuôi Gấu
đã phá sản rồi. Tiếp theo là nghề nuôi
Hươu. Người ta cũng biết nhung Hươu ăn
vào béo phì, tiểu đường, hại thận, dễ chết
bất đắc kỳ tử. Chỉ còn Hổ, thì không thấy
độc hại, nên vẫn có người nuôi để lấy xương.
Bạn nên phổ biến kỹ thuật nuôi Hổ để bà con
học kiếm lời. Nghề nuôi Tê Giác cũng tốt.
Sừng Tê Giác có giá bằng 20 con Hổ. Học
được kỹ thuật nuôi Tê Giác thì giàu khủng.
 


Back
Top