Phương pháp sản xuất lúa sạch

  • Thread starter nongdangoc
  • Ngày gửi
Tôi đang có vài ha đất trồng lúa tại Long An, nghe các bà con nói lúa sạch thì sẽ có giá cao hơn do nhà lái mua để xuất khẩu. Vậy bà con nào có thể cho tôi biết lúa sạch là như thế nào? Và phải trồng như thế nào mới là lúa sạch?
 


Lúa sạch là lúa sau khi thu hoạch không có các dư lượng về thuốc bảo vệ thực vật, đạm,kim loại nặng...(dưới mức cho phép). Vì vậy để trông được lúa sạch trước tiên bạn cần có môi trường sạch, không ô nhiễm. Sau đó là cách chăm sóc : dùng phân bón và thuốc BVTV một cách hợp lý. Phân bón thì kết hợp dùng nhiều phân hữu cơ với NPK, thuốc BVTV nên dùng các loại thuốc sinh học có thời gian cách ly ngắn. Tuy nhiên để sử dụng phân và thuốc BVTV đúng cách là vấn đề tương đối phức tạp vì bà con nông dân luôn có thói quen muốn dùng nhiều phân vô cơ và phun thuốc BVTV quá liều lượng, kết hợp nhiều loại thuốc khác nhau và nhiều loại thuốc không có nguồn gốc rõ ràng (với hy vọng làm cây lúa phát triển nhanh và không có sâu bệnh... tuy nhiên kết quả thường không đạt như mong muốn).
 
Thường người ta lo rau bẩn, chứ không mấy ai lo lúa thóc bẩn.
Lý do thóc lúa mọc trên cao và có vỏ thóc dày không bị phân bón
và thuốc trừ sâu ngấm vào. Hơn nữa, phân bón và thuốc trừ sâu
chỉ áp dụng khi lúa còn mạ, bén rễ, đẻ nhánh, và làm đòng thôi,
chứ sau đó thì lúa không lớn nữa, mà tập trung chất tụ làm hạt.
Thời gian làm đòng đến khi lúa chín rất dài, các chất độc hại
phân thuốc cũng đã phai lạt với thời gian và nắng mưa.
*
Bạn cứ cấy lúa vun trồng đúng kỹ thuật đi. Ai hỏi thóc của bạn
có sạch không, thì khảng khái trả lời: Sạch.
*
 
hehehehe !! ".... thì khẳng khái trả lời : sạch. " . Bác Anhmytran nói dễ như thế thì bà con nông dân ta đâu đến nỗi "ngáp ngáp" vì gặp ... GAP (Good Agricultural Practices) đâu nè ?.
 
Tôi đang có vài ha đất trồng lúa tại Long An, nghe các bà con nói lúa sạch thì sẽ có giá cao hơn do nhà lái mua để xuất khẩu. Vậy bà con nào có thể cho tôi biết lúa sạch là như thế nào? Và phải trồng như thế nào mới là lúa sạch?

Chào bạn,

Tôi chưa hiểu ý của bạn nói "lúa sạch" theo nghĩa nào, sạch là theo tiêu chuẩn sạch an toàn của tiêu chuẩn GAP hay là sạch dạng sạch - hữu cơ? Tuy nhiên, tôi có thể chia sẻ vài ý với bạn như sau:

Nếu nói đến lúa sạch dạng hữu cơ (cho ra gạo hữu cơ - dạng Organic), yêu cầu chất lượng cao hơn so với tiêu chuẩn sạch - an toàn (VietGAP, GlobalGAP). Trước đây có nhiều đơn vị triển khai thử nghiệm trồng gạo hữu cơ nhưng sau mô hình, nông dân không thể tự phát triển được. Nguyên nhân là vì tập quán canh tác khó thay đồi, phụ thuộc phân bón thuốc BVTV vào đại lý, làm ra gạo hữu cơ chưa có nơi tiêu thụ xứng đáng (giá bán chưa cao), năng suất thường thấp, tuân thủ hàng loạt chỉ tiêu...Ở nước ngoài, sản phẩm hữu cơ (Organic) giá thường rất cao, luôn là lựa chọn của những người có tiền. Tại Việt Nam, ngay cả sản phẩm đạt VietGAP, GlobalGAP nếu không có bao tiêu thì giá bán như sản phẩm thường, làm cực mà chẳng xứng nên chưa phát triển mạnh được. Lúa đạt tiêu chuẩn xuất khẩu không khó, bao lâu nay mình vẫn xuất khẩu ok mà (cứ áp dụng 3 giảm - 3 tăng; 1 phải - 5 giảm là ok hết). Chỉ có một số thị trường khó tính như Nhật đặt tiêu chuẩn gắt hơn thôi.


Phổ biến hiện nay là sản xuất lúa theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, tuy nhiên, các mô hình này đều có các công ty hỗ trợ (phân thuốc, giống, kỹ thuật, bao tiêu...) nên nông dân thực hiện nhưng chưa nhiều. Bộ tiêu chuẩn VietGAP đơn giản hơn cho nông dân, kế đến là GlobalGAP, còn tiêu chuẩn hữu cơ đòi hỏi khó hơn. Làm theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP vừa đảm bảo sp chất lượng, an toàn, cả người sản xuất, môi trường không bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, với diện tích nhỏ thực hiện GAP không có lợi ích kinh tế cho nông dân vì chi phí (phân tích, tập huấn, chứng chỉ...) cho VietGAP khoảng 70 triệu đồng, còn GlobalGAP khoảng 7.000 - 10.000 USD. Thường những HTX, tổ hợp tác áp dụng diện tích lớn sẽ kinh tế hơn.

Với diện tích vài hecta và chỉ mình bạn thực hiện, theo tôi bạn vẫn có thể sản xuất gạo chất lượng, an toàn là đủ rồi. Một mình bạn trồng lúa organic thì chắc thu hoạch không bao nhiều do sâu rầy từ ruộng khác tràn qua. Tuy nhiên, bạn có thể áp dụng cách trồng lúa theo mô hình sinh thái (ruộng lúa - bờ hoa) kết hợp với tiêu chuẩn VietGAP (Cục trồng trọt đang khuyến cáo). Để hạn chế sâu bệnh hại, bờ ruộng trồng luống hoa như hoa cúc dại, hướng dương, đậu bắp....quanh bờ ruộng khu đất, ruộng lớn phải lập thêm luống hoa xen kẻ (gieo hoa trước khi sạ lúa khoảng 4 tuần) dẫn dụ các thiên địch có lợi sẽ hạn che số lần phun thuốc BVTV. Mô hình ruộng lúa - bờ hoa được thí điểm tại HTX Mỹ Thành Nam (Cai Lậy, Tiền Giang) khá thành công, đang được thí điểm tiếp ở An Giang, Cần Thơ...

Cục trồng trọt đang in phát cho nông dân sổ tay sản xuất lúa (theo tiêu chuẩn VietGAP), phát miễn phí, bạn có thể liên hệ Chi cục BVTV tỉnh hoặc Trung tâm khuyến nông để xin tài liệu này.

Cần thêm thông tin, tài liệu gì, bạn có thể liên hệ, cái gì có mình sẽ gởi cho bạn tham khảo nhé!

Chúc bạn luôn có nhiều thành công.
Thanh Duy BT
0918 714969
 
Last edited by a moderator:
Thường người ta lo rau bẩn, chứ không mấy ai lo lúa thóc bẩn.
Lý do thóc lúa mọc trên cao và có vỏ thóc dày không bị phân bón
và thuốc trừ sâu ngấm vào. Hơn nữa, phân bón và thuốc trừ sâu
chỉ áp dụng khi lúa còn mạ, bén rễ, đẻ nhánh, và làm đòng thôi,
chứ sau đó thì lúa không lớn nữa, mà tập trung chất tụ làm hạt.
Thời gian làm đòng đến khi lúa chín rất dài, các chất độc hại
phân thuốc cũng đã phai lạt với thời gian và nắng mưa.
*
Bạn cứ cấy lúa vun trồng đúng kỹ thuật đi. Ai hỏi thóc của bạn
có sạch không, thì khảng khái trả lời: Sạch.
*

bac nay chac chua duoc chung kien viec nau com roi phai do di vi toan mui thuoc tru sau. Sach o day khong phai la chuyen sach - ban ma la sach an toan. Neu ruong cua Bac sap thu hoach ma bi ray, khi do moi dung thuoc xit ray roi 5-7 ngay sau thu lua thi sach sao duoc!!!
Khong biet sao khong danh duoc tieng Viet - Mode thong cam nhe
 
Chữ "sạch" đã nói nhiều rồi, khỏi nói thêm nữa.
*
Còn lúa chín sắp gặt mà còn phun thuốc sâu, thì
là kỹ thuật mới, chứ ngày xưa tôi còn ở ViệtNam
thì không ai làm vậy cả. Lúc ấy có nguyên tắc
không bao giờ phun thuốc sâu trước khi thu hái
chỉ 10 ngày hay 2 tuần. Dù cho sâu ăn hết cũng
phải chịu.
*
 

Lúa sạch!
Bạn nào có lúa dơ? Cho tui! Tui sẽ làm như sau:
- Đem lại nhà máy nhờ xay.
- Dặn nhà máy đừng xay "sạch" lắm. Tức còn cám.
- Dặn nhà máy sau khi xay xong : Nhớ đừng chà bóng. Không cần sạch bóng đâu!
- Xong. Đem về nhà ăn thoải-mái.
*
Thế nhưng nếu gặp người quá kỷ, họ sẽ hỏi người trồng : - Có dùng chất nào làm biến đổi Gen Di-truyền không?
Còn đạm? Đạm hại cho cơ-thể thế nào?
Kim-loại nặng? Ruộng trồng từ xưa nay, có bỏ thêm "kim-loại" nào đâu!

Hì hì, bàn chơi cho vui, xin quý bạn đừng chấp.
Tui có cách trồng Hữu-cơ, thu-hoạch như Vô-cơ, chỉ cần một vài chi-tiết nhỏ thôi.
Tui nói "Trồng Hữu-cơ" là tui nói "lung-tung" chơì để góp ý thôi. Bởi, "Cây không hút chất Hữu-cơ" đâu!
Xin lập lại, tui bàn chơi cho vui thôi nha!
 
Tôi đang có vài ha đất trồng lúa tại Long An, nghe các bà con nói lúa sạch thì sẽ có giá cao hơn do nhà lái mua để xuất khẩu. Vậy bà con nào có thể cho tôi biết lúa sạch là như thế nào? Và phải trồng như thế nào mới là lúa sạch?
Chào Bạn
thật sự đây củng là vấn đề mà nhiều người quan tâm đến, nếu bạn ở long an thì hay quá, hiện tại tôi củng đang phụ trách ở địa bàn tỉnh Long An. và sản phẩm tôi mang đến cho bạn rất tuyệt vời đảm bảo giảm hơn 30% lượng phân bón và 80% lượng thuốc BVTV và năng xuất tăng hơn đáng kể, gạo đạt tiêu chuẩn vietgap. nếu bạn quan tâm gọi lại cho tôi.
Chúc bạn ngày vui vẻ
 
Chữ "sạch" đã nói nhiều rồi, khỏi nói thêm nữa.
*
Còn lúa chín sắp gặt mà còn phun thuốc sâu, thì
là kỹ thuật mới, chứ ngày xưa tôi còn ở ViệtNam
thì không ai làm vậy cả. Lúc ấy có nguyên tắc
không bao giờ phun thuốc sâu trước khi thu hái
chỉ 10 ngày hay 2 tuần. Dù cho sâu ăn hết cũng
phải chịu.
*
cái ông này sống ở nước ngoài lâu quá nên tạm gọi là thiếu thông tin thực tế.
có nhiều nguyên nhân kể cả khách quan và chủ quan mà hiện nay tình trạng sâu bệnh ở Việt Nam cao hơn ngày xưa nhiều lắm rùi bạn ơi.
đặc biệt khi tham quan những nơi chuyên về trồng lúa như vùng An Giang, Đồng Tháp thì ôi thôi khỏi phải nói luôn. mà người nông dân thì cứ hễ thấy sâu bệnh là xịt thuốc lu xu bu. có khi chưa bị sâu bệnh là đã xịt phòng rùi. (trừ một số rất ít nông dân tiên tiến). vì vậy mà lúa bị nhiễm thuốc bảo vệ thực vật là chuyện không còn lạ gì nữa đâu
 
Chào cả nhà
Hiện nay công ty cổ phần Nông Nghiệp GAP cung cấp hai loại phân hữu cơ cao cấp sau: Black Castings và Vermaplex- 02 loại phân này đáp ứng được tất cả các tiêu chuẩn của GAP về phân bón. Chính vì vậy, khi bà con mình sử dụng 02 loại phân bón trên theo quy trình kỹ thuật mà công ty Nông Nghiệp GAP đưa ra thì sẽ sản xuất ra được những hạt gạo sạch, có thể xuất khẩu ra nước ngoài, đáp ứng tiêu chuẩn VietGap và GlobalGap
Bà con có thể vào website để tìm hiểu thêm thông tin: www.nongnghiepgap.com
 
QUY TRÌNH CHĂM SÓC CHO LÚA
TỪ KHI NGÂM Ủ HẠT GIỐNG TỚI KHI THU HOẠCH
cóôô d


  • Khu vực ứng dụng: Đồng bằng sông Cửu Long
  • Lượng phân bón tính cho diện tích: 1 ha

  1. NGÂM Ủ HẠT GIỐNG

  • Sử dụng 0.8 lít VermaPlex pha với 120 lít nước (để ngâm 120 kg lúa)
  • Ngâm trong khoảng 12 giờ rồi vớt ra để cho ráo nước rồi đem ủ
(không cần rửa chua).

  • Trong thời gian ủ, phun nước giữ ẩm cho hạt giống để hạt giống nảy mầm hiệu quả.
  • Ủ trong vòng 36 - 48h.

  1. BÓN PHÂN TỪ KHI SẠ CHO ĐẾN KHI THU HOẠCH:

  1. Bón lót (trước khi sạ)

  • Sử dụng 70 kg Black castings rải đều lên bề mặt đất

  1. Giai đoạn đẻ nhánh (18 – 20 ngày sau khi sạ)

  • Bón gốc:
+ 60 kg urê
+ 60 kg DAP

  • Phun lên lá: ( Sử dụng sau khi bón phân urê và super lân được ít nhất 02 ngày)
+ Sử dụng 3.2 lít (10 bịch 320ml) VermaPlex pha với 320 lít nước phun đều lên toàn bộ lá lúa.

  1. Giai đoạn đón đòng (40 – 45 ngày sau khi sạ)

  • Bón gốc:
+ 70 kg NPK (20-20-15-TE)

  • Phun lên lá: ( Sử dụng sau khi bón phân NPK được ít nhất 02 ngày)
+ Sử dụng 3.2 lít (10 bịch 320ml) VermaPlex pha với 320 lít nước phun đều lên toàn bộ lá lúa.

  1. Giai đoạn trổ bông (55 – 60 ngày sau khi sạ)

  • Phun lên lá:
+ Sử dụng 3.2 lít (10 bịch 320ml) VermaPlex pha với 320 lít nước phun đều lên toàn bộ lá lúa.

  1. Giai đoạn bông lúa cong hình trái me (70 – 75 ngày sau khi sạ)

  • Phun lên lá
+ Sử dụng 3.2 lít (10 bịch 320ml) VermaPlex với 320 lít nước phun đều lên toàn bộ lá lúa
Ghi chú:

  • Lượng phân bón hóa học kèm theo thực tế có thể tăng lên hoặc giảm đi tùy theo tình hình phát triển của cây trồng và tập quán canh tác của địa phương. Tuy nhiên, nếu muốn thay đổi loại phân bón hoặc lượng phân bón sử dụng thì bà con phải thông báo cho kỹ sư nông nghiệp của Công ty cổ phần Nông nghiệp GAP để có hướng dẫn cụ thể.
  • 1 bịch Vermaplex 320ml pha được 2 bình 16 lít để phun cho 1000m[SUP]2 [/SUP] lúa.
Số điện thoại liên lạc:
Trụ sở công ty: 083 8458846
==================================



PHÂN TÍCH CHI PHÍ
( Tính cho diện tích 1 ha)

GIAI ĐOẠN
LOẠI
PHÂN BÓN
LƯỢNG
SỬ DỤNG
ĐƠN GIÁ
THÀNH TIỀN
Bón lót
Black Castings
70 kg
44,000
3,080,000
Đẻ nhánh
Urê
60 kg
11,605
696,300
super lân
60 kg
4,000
240,000
VermaPlex
3.2 lít
158,000
505,600
Đón đòng
NPK
(20-20-15-TE)
70 kg
16,500
1,155,000
VermaPlex
3.2 lít
158,000
505,600
Trổ bông
VermaPlex
3.2 lít
158,000
505,600
Bông lúa cong hình trái me
VermaPlex
3.2 lít
158,000
505,600
Tổng:
7,193,700

<tbody>
</tbody>

Ghi chú:

  • Super lân: Long thành
  • Ure: của công ty Phú Mỹ
  • NPK: của công ty Bình Điền
  • Kali: sản phẩm nhập khẩu
  • Đơn giá của super lân, URÊ, NPK, Kali là đơn giá tính theo phương thức thanh toán trả chậm (thanh toán sau khi kết thúc vụ thu hoạch)
  • Đơn giá của Black Castings và Vermaplex: lấy theo đơn giá bán lẽ được công bố chung.
  • Đơn giá trên là giá tính trên giá thị trường ngày 23/11/2011.
 
Bạn có thể cho biết giá thành cấy lúa theo cách hoá học của bạn và
năng suất thu hoạch của nó so với đối chiều lời lỗ ra sao được không?
Nhớ tính cả giá tiền máy móc, và công làm nữa nhé.
*
 
Bạn có thể sử dụng phân bón phân giải chậm (Controlled Release Fertilizer - CRF)

Hiện nay ở Việt nam vẫn ít người có thông tin về phân bón phân giải chậm (CRF), phân hạt bọc bằng lớp polymer PU giúp cho hạt phân phân giải chậm. Nhờ quá trình phân giải diễn ra chậm nên cây trồng được cung cấp nhu cầu đạm, lân, kali và khoáng chất đúng liều, đúng loại, đúng nơi và đúng cách sẽ góp phần giải quyết vấn đề dư thừa phân bón nếu bón thông thường. Ưu điểm thứ hai là phân bón này chỉ bón một lần vào đầu vụ khi cây trồng được gieo, trồng nên sẽ không mất công bón nhiều lần như thông thường.
Có lẽ bạn nên tìm hiểu xem thử về loại phân bón này xem. Hiện nay công ty tôi đang chuẩn bị nhập khẩu loại phân này từ Hà Lan về và tiến hành khào nghiệm ở Việt Nam, hi vọng thời gian tới tôi có thể cung cấp thêm kết quả khảo nghiệm cho anh nghiên cứu xem.
 
Phân bón mà tác dụng chậm thì không bón cho lúa được,
vì lúa có từng thời kỳ. Ví dụ bón cho đẻ nhánh phải
tác dụng ngay, và phải hết ngay. Nếu lúa đẻ lai rai,
thì quá rậm rạp, và những nhánh đẻ sau không kịp hay
không trổ đòng. Các thời kỳ khác cũng vậy. Còn theo
cổ truyền, thì chỉ bón lót, rồi sau đó chẳng bón gì
nữa. Đương nhiên, trồng cấy cổ truyền thì lạc hậu và
năng suất thấp, nhưng bón nhiều mà không đúng lúc thì
năng suất cũng thấp.
*
 
Nhưng kỹ thuật canh tác lúa bây giờ cũng cải tiến nhiều rồi mà, với lại cách bón cổ truyền là do trình độ kỹ thuật còn hạn chế.

Nếu như với sự phát triển hiện nay của kỹ thuật canh tác cũng như sự phát triển của việc nghiên cứu và sản xuất phân bón, rõ ràng tôi nghĩ có thể giải quyết được vấn đề bón phân hiệu quả và chính xác hơn chứ nhỉ.

Nếu bón phân quá nhiều cũng không tốt, mà bón quá ít thì cũng không được, vậy cần phải có loại phân bón cung cấp dinh dưỡng cho cây lúa đúng loại, đúng lúc, đúng nơi và đúng liều lượng. Phân bón phân giải có điều khiển (controlled release fertilizer) có thể giải quyết được vấn đề này.

Ví dụ: tùy theo loại giống lúa mà nhu cầu đạm, lân hay kali khác nhau ở từng thời điểm khác nhau. Giả sử ta cần đạm cho giai đoạn 1-2 tháng đầu, Lân tháng thứ 3 và Kali tháng thứ 4. Như vậy ta có thể sử dụng loại phân hỗn hợp gồm CRF urea có thời gian phấn giải 2 tháng, DAP có thời gian phân giải 3 tháng và Kali sulfat có thời gian phân giải 4 tháng. Chỉ cần bón một lần lúc gieo trồng lúa, phân bón sẽ tự điều chỉnh và cung cấp co cây lúa.

Một vấn đề với bón phân cho cây lúa là vì môi trường ruộng nước nên khi bón phân thì phân sẽ phân rã rất nhanh, gây ảnh hưởng đến phát triển của cây vì cây bị "ngộ độc" phân nếu bón quá nhiều. Nếu gặp mùa mưa thì có nhiều khả năng phân bị trôi hết. Tuy nhiên với phân phân giải CRF có điều khiển thì phân bón phân giải từ từ nên không gây ngộ độc cho cây, và do hạt phân bọc polymer nên hạt phân không bị phân rã và tan ra quá nhanh
 
Bạn HoangKhoi1986 có ý phê bình bài này của tôi chăng?
Bài này có chỗ nào sai?
Có lẽ bạn phải học lại từ đầu, đừng nên chỉ học cái mới mà thôi.
*
Phân bón mà tác dụng chậm thì không bón cho lúa được,
vì lúa có từng thời kỳ. Ví dụ bón cho đẻ nhánh phải
tác dụng ngay, và phải hết ngay. Nếu lúa đẻ lai rai,
thì quá rậm rạp, và những nhánh đẻ sau không kịp hay
không trổ đòng. Các thời kỳ khác cũng vậy. Còn theo
cổ truyền, thì chỉ bón lót, rồi sau đó chẳng bón gì
nữa. Đương nhiên, trồng cấy cổ truyền thì lạc hậu và
năng suất thấp, nhưng bón nhiều mà không đúng lúc thì
năng suất cũng thấp.
*
 
Tôi có làm việc với Viện Lúa Đồng bằng Sông Cửu Long về kĩ thuật sử dụng phân bón, thì họ có nói là hiện nay phân bón phân giải chậm đang dần dần được sử dụng khá phổ biến ở Đồng bằng sông Cửu Long đấy anh anhmytran à.
Thật sự thì việc sử dụng phân bón phân giải chậm cũng khá phổ biến ở Nhật Bản đấy chứ, nên không thể nói là không thể sử dụng phân bón phân giải chậm/điều khiển cho cây lúa là không chính xác.
Vấn đề chỉ là về mặt giá cả (nếu giá quá cao thì nông dân sẽ không đồng ý dùng) và về kỹ thuật canh tác và sử dụng phân bón như thế nào.
Tuy nhiên đây cũng là một hướng đi cần chú ý và phát triển thêm, chứ không nên cứ chăm chăm phải theo cổ truyền vì đâu phải cứ cổ truyền là tốt. Khoa học ngày càng phát triển và cần phải cập nhật, ứng dụng dần chứ; không thể cứ chăm chăm ôm lấy cái cũ được.
 


Back
Top