Quy định về quản lý khai thác từ tự nhiên và nuôi động vật rừng thông thường .

Có cái thông tư này dành cho những người thích nuôi động vật hoang dã , Vậy bác nào làm bên lâm nghiệp đã được đi tập huấn về thông tư này vào giải đáp cho mọi người hiều .
<!--[if !mso]> <style> v\:* {behavior:url(#default#VML);} o\:* {behavior:url(#default#VML);} w\:* {behavior:url(#default#VML);} .shape {behavior:url(#default#VML);} </style> <![endif]--><!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]--><!--[if gte mso 9]><xml> <o:shapedefaults v:ext="edit" spidmax="1027"/> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 9]><xml> <o:shapelayout v:ext="edit"> <o:idmap v:ext="edit" data="1"/> </o:shapelayout></xml><![endif]-->
THÔNG TƯ
Quy định về quản lý khai thác từ tự nhiên và nuôi
động vật rừng thông thường

<tbody>
</tbody>




Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng số 29/2004/QH11 ngày 03/12/2004;
Căn cứ Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ về thi hành Luật bảo vệ và phát triển rừng; Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03/01/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Nghị định số 75/2009/NĐ-CP ngày 10/9/2009 của Chính phủ sửa đổi Điều 3 Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03/01/2008; Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp; Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư quy định về quản lý khai thác từ tự nhiên và nuôi động vật rừng thông thường.
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng 1. Phạm vi điều chỉnh: Thông tư này quy định điều kiện, trình tự, thủ tục khai thác từ tự nhiên và nuôi động vật rừng thông thường quy định tại Danh mục động vật rừng thông thường ban hành kèm theo Thông tư này trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hoạt động khai thác động vật rừng thông thường trong rừng đặc dụng còn phải tuân thủ các quy định về tổ chức quản lý hệ thống rừng đặc dụng. Thông tư này không điều chỉnh đối với các khu thể thao, giải trí săn bắn được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật; nuôi cứu hộ và bảo tồn động vật rừng thông thường. Trường hợp Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Thông tư này, thì áp dụng quy định của Điều ước quốc tế đó. 2.Đối tượng áp dụng: Thông tư này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân và hộ gia đình trong nước; tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động liên quan đến khai thác từ tự nhiên, nuôi các loài động vật rừng thông thường quy định tại Thông tư này. Điều 2. Giải thích từ ngữ 1. Cơ sở nuôi động vật rừng thông thường (sau đây viết tắt là cơ sở nuôi) là nơi trong đó có chuồng, cũi, lồng, bể hoặc các cơ sở vật chất khác đảm bảo cho các hoạt động nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng động vật rừng trong môi trường được kiểm soát. 2. Trại nuôi động vật rừng thông thường vì mục đích thương mại (sau đây viết tắt là trại nuôi) là cơ sở nuôi tập trung động vật rừng thông thường thuộc sở hữu của tổ chức có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật. 3. Mẫu vật động vật rừng thông thường (sau đây viết tắt là mẫu vật) gồm: động vật rừng thông thường còn sống hay đã chết, trứng, ấu trùng, bộ phận, dẫn xuất dễ dàng nhận biết được có nguồn gốc từ động vật rừng thông thường. 4. Khai thác từ tự nhiên động vật rừng thông thường (sau đây viết tắt là khai thác) gồm: hoạt động săn, bắt, bẫy, bắn và những hoạt động khác để lấy ra khỏi nơi cư trú tự nhiên các cá thể động vật rừng thông thường còn sống, trứng, ấu trùng của chúng. 5. Vì mục đích thương mại là những hoạt động khai thác, nuôi, trao đổi, dịch vụ hoặc các hoạt động xúc tiến thương mại mẫu vật các loài động vật rừng thông thường nhằm thu lợi nhuận. 6. Không vì mục đích thương mại là những trường hợp khai thác, nuôi, trao đổi, dịch vụ mẫu vật các loài động vật rừng thông thường không nhằm thu lợi nhuận, bao gồm: phục vụ ngoại giao, nghiên cứu khoa học, trao đổi giữa các vườn thú, triển lãm phi lợi nhuận, biểu diễn xiếc phi lợi nhuận; trao đổi mẫu vật giữa Cơ quan quản lý CITES các nước thành viên. 7. Cơ quan Kiểm lâm sở tại là một trong các cơ quan: Hạt Kiểm lâm huyện, thị xã, quận, thành phố trực thuộc tỉnh; Hạt Kiểm lâm khu rừng đặc dụng; Hạt Kiểm lâm khu rừng phòng hộ; Chi cục Kiểm lâm tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ở những nơi không có Hạt Kiểm lâm quản lý địa bàn khai thác hoặc nuôi động vật rừng thông thường.
Chương II
[FONT=&amp]QUẢN LÝ KHAI THÁC TỪ TỰ NHIÊN [/FONT]
[FONT=&amp]ĐỘNG VẬT RỪNG THÔNG THƯỜNG [/FONT]
Điều 3. Điều kiện khai thác Tổ chức, cá nhân khai thác các loài thuộc Danh mục động vật rừng thông thường ban hành kèm theo Thông tư này phải đảm bảo các điều kiện sau: 1. Có giấy phép khai thác do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định tại Điều 4, 5 của Thông tư này; 2. Sử dụng công cụ, phương tiện đảm bảo an toàn trong quá trình khai thác, không gây tổn hại sinh cảnh và môi trường; 3. Được sự đồng ý của chủ rừng đối với tổ chức, cá nhân khai thác không đồng thời là chủ rừng; 4. Không khai thác vì mục đích thương mại trong các Vườn quốc gia, Khu bảo tồn thiên nhiên. Điều 4. Cấp giấy phép khai thác động vật rừng thông thường vì mục đích thương mại 1. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép khai thác gồm: a) Bản chính đề nghị cấp giấy phép khai thác thể hiện rõ các nội dung: tên, địa chỉ, số giấy phép kinh doanh hoặc số chứng minh nhân dân của tổ chức, cá nhân đề nghị; tên loài, số lượng, địa danh, thời gian; mục đích, phương thức khai thác theo mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này; b) Bản chính thuyết minh phương án khai thác thể hiện rõ các nội dung: tên, địa chỉ, số giấy phép kinh doanh hoặc số chứng minh nhân dân của tổ chức, cá nhân đề nghị; mô tả hiện trạng của khu vực khai thác; thời gian khai thác; tên loài, số lượng khai thác; phương tiện, công cụ, phương thức, danh sách những người thực hiện khai thác theo mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư này; c) Bản chính báo cáo đánh giá quần thể loài động vật rừng thông thường đề nghị khai thác từ tự nhiên thể hiện rõ các nội dung: giới thiệu về đơn vị tư vấn; tổng quan khu vực, phương pháp, thời gian, kết quả; phương án khai thác; kết luận và kiến nghị theo mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư này. Báo cáo đánh giá quần thể do tổ chức được pháp luật quy định có chức năng điều tra, đánh giá, nghiên cứu khoa học về lâm nghiệp, sinh học lập; d) Bản sao có chứng thực giấy phép đăng ký kinh doanh đối với tổ chức hoặc số chứng minh nhân dân đối với cá nhân đề nghị cấp giấy phép; đ) Bản chính giấy chấp thuận phương án khai thác của chủ rừng hoặc hợp đồng hợp tác với chủ rừng đối với tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép không đồng thời là chủ rừng. 2. Cơ quan cấp giấy phép khai thác: a) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp giấy phép khai thác động vật rừng thông thường trên lâm phận của các chủ rừng thuộc địa phương quản lý. b) Tổng cục Lâm nghiệp cấp giấy phép khai thác động vật rừng thông thường trên lâm phận của các chủ rừng thuộc Trung ương quản lý. 3. Giấy phép khai thác và thời hạn của giấy phép khai thác a) Giấy phép khai thác phải thể hiện rõ các nội dung: tên, địa chỉ, số giấy phép kinh doanh hoặc số chứng minh nhân dân của tổ chức, cá nhân được cấp; tên loài, số lượng, địa điểm, thời gian, phương tiện, công cụ, phương thức, danh sách những người thực hiện khai thác; mục đích khai thác; thời hạn của giấy phép theo mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư này. b) Thời hạn của giấy phép khai thác phù hợp với phương án khai thác, nhưng tối đa không quá 30 (ba mươi) ngày. 4. Trình tự, thủ tục nộp hồ sơ, thẩm định, cấp giấy phép khai thác và trả kết quả a) Cách thức nộp hồ sơ: tổ chức, cá nhân gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Khoản 1 của Điều này tới cơ quan Kiểm lâm sở tại. b) Tiếp nhận hồ sơ: cơ quan Kiểm lâm sở tại trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ phải xem xét, xác nhận những thông tin trong hồ sơ bằng văn bản; Cơ quan Kiểm lâm sở tại gửi hồ sơ và văn bản xác nhận đến Chi cục Kiểm lâm cấp tỉnh đối với trường hợp đề nghị cấp giấy phép khai thác động vật rừng thông thường trên lâm phận của các chủ rừng thuộc địa phương quản lý hoặc gửi đến Vụ Bảo tồn thiên nhiên, Tổng cục Lâm nghiệp đối với trường hợp đề nghị cấp giấy phép khai thác động vật rừng thông thường trên lâm phận của các chủ rừng thuộc Trung ương quản lý. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan Kiểm lâm sở tại phải thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ biết. c) Thẩm định hồ sơ và cấp giấy phép khai thác Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ do cơ quan Kiểm lâm sở tại chuyển đến, Chi cục Kiểm lâm hoặc Vụ Bảo tồn thiên nhiên, Tổng cục Lâm nghiệp phải lập Hội đồng thẩm định và tổ chức thẩm định hồ sơ. Hội đồng thẩm định do Chi cục Kiểm lâm hoặc Vụ Bảo tồn thiên nhiên, Tổng cục Lâm nghiệp quyết định gồm: đại diện của chủ rừng; cơ quan quản lý lâm nghiệp, môi trường, thú y; Thủ trưởng cơ quan thẩm định là Chủ tịch. Hội đồng thẩm định có trách nhiệm xem xét, đánh giá phương án khai thác, báo cáo đánh giá quần thể; lập biên bản thẩm định; báo cáo cơ quan cấp giấy phép khai thác. Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ và báo cáo của Chi cục Kiểm lâm hoặc Vụ Bảo tồn thiên nhiên, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Tổng cục Lâm nghiệp cấp giấy phép khai thác hoặc thông báo bằng văn bản lý do không cấp giấy phép khai thác. d) Cách thức trả kết quả: trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày ký giấy phép khai thác hoặc văn bản thông báo lý do không cấp giấy phép khai thác, cơ quan cấp giấy phép gửi kết quả cho cơ quan Kiểm lâm sở tại tiếp nhận hồ sơ. Sau khi nhận được kết quả, cơ quan Kiểm lâm sở tại giao trả ngay cho tổ chức, cá nhân đề nghị. 5. Thu hồi giấy phép khai thác: cơ quan cấp giấy phép khai thác thu hồi giấy phép khai thác trong trường hợp tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép vi phạm các quy định tại Thông tư này và pháp luật hiện hành. Điều 5. Cấp giấy phép khai thác động vật rừng thông thường không vì mục đích thương mại 1. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép khai thác gồm: a) Bản chính đề nghị cấp giấy phép khai thác thể hiện rõ các nội dung: tên, địa chỉ, số giấy phép kinh doanh hoặc quyết định thành lập của tổ chức đề nghị; tên loài, số lượng, địa danh, thời gian; mục đích, phương thức khai thác theo mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này; b) Bản chính thuyết minh phương án khai thác thể hiện rõ các nội dung: tên, địa chỉ, số giấy phép kinh doanh hoặc quyết định thành lập của tổ chức đề nghị; mô tả hiện trạng của khu vực khai thác; thời gian khai thác; tên loài, số lượng khai thác; phương tiện, công cụ, phương thức, danh sách những người thực hiện khai thác theo mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư này; c) Bản sao có chứng thực văn bản ký kết về chương trình hợp tác nghiên cứu khoa học hoặc quyết định thực hiện đề tài, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học đối với mẫu vật nghiên cứu khoa học; hoặc văn bản đồng ý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với trường hợp khai thác phục vụ ngoại giao, trao đổi giữa các vườn thú, triển lãm phi lợi nhuận, biểu diễn xiếc phi lợi nhuận, trao đổi mẫu vật với Cơ quan quản lý CITES các nước thành viên; d) Bản sao có chứng thực giấy phép đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập của tổ chức đề nghị cấp giấy phép. 2. Cơ quan cấp giấy phép khai thác: a) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp giấy phép khai thác động vật rừng thông thường trên lâm phận của các chủ rừng thuộc địa phương quản lý. b) Tổng cục Lâm nghiệp cấp giấy phép khai thác động vật rừng thông thường trên lâm phận của các chủ rừng thuộc Trung ương quản lý. 3. Giấy phép khai thác và thời hạn của giấy phép khai thác a) Giấy phép khai thác thể hiện rõ các nội dung: tên, địa chỉ, số giấy phép kinh doanh hoặc quyết định thành lập của tổ chức được cấp; tên loài, số lượng, địa điểm, thời gian, phương tiện, công cụ, phương thức, danh sách những người thực hiện khai thác; mục đích khai thác; thời hạn của giấy phép theo mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư này. b) Thời hạn của giấy phép khai thác phải phù hợp với phương án khai thác, nhưng tối đa không quá 30 (ba mươi) ngày. 4. Trình tự, thủ tục nộp hồ sơ, cấp giấy phép khai thác và trả kết quả a) Cách thức nộp hồ sơ: tổ chức gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Khoản 1 của Điều này tới cơ quan Kiểm lâm sở tại. b) Tiếp nhận hồ sơ: cơ quan Kiểm lâm sở tại trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ phải xem xét, xác nhận những thông tin trong hồ sơ bằng văn bản; Cơ quan Kiểm lâm sở tại gửi hồ sơ và văn bản xác nhận đến Chi cục Kiểm lâm cấp tỉnh đối với trường hợp đề nghị cấp giấy phép khai thác động vật rừng thông thường trên lâm phận của các chủ rừng thuộc địa phương quản lý hoặc gửi đến Vụ Bảo tồn thiên nhiên, Tổng cục Lâm nghiệp đối với trường hợp đề nghị cấp giấy phép khai thác động vật rừng thông thường trên lâm phận của các chủ rừng thuộc Trung ương quản lý. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, thì trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan Kiểm lâm sở tại phải thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ biết. c) Cấp giấy phép khai thác Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ do cơ quan Kiểm lâm sở tại chuyển đến, Chi cục Kiểm lâm hoặc Vụ Bảo tồn thiên nhiên gửi hồ sơ và báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Tổng cục Lâm nghiệp. Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ và báo cáo của Chi cục Kiểm lâm hoặc Vụ Bảo tồn thiên, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Tổng cục Lâm nghiệp cấp giấy phép khai thác hoặc thông báo bằng văn bản lý do không cấp giấy phép khai thác. d) Cách thức trả kết quả: trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày ký giấy phép khai thác hoặc văn bản thông báo lý do không cấp giấy phép khai thác, cơ quan cấp giấy phép khai thác gửi kết quả cho cơ quan Kiểm lâm sở tại tiếp nhận hồ sơ. Sau khi nhận được kết quả cơ quan Kiểm lâm sở tại giao trả ngay cho tổ chức, cá nhân đề nghị. 5. Thu hồi giấy phép khai thác: cơ quan cấp giấy phép khai thác thu hồi giấy phép khai thác trong trường hợp tổ chức được cấp giấy phép vi phạm các quy định tại Thông tư này và pháp luật hiện hành. Điều 6. Xác nhận mẫu vật khai thác 1. Trong thời hạn 01 (một) ngày làm việc sau khi: kết thúc mỗi đợt khai thác; khai thác hết số lượng mẫu vật được cấp; giấy phép khai thác hết thời hạn, tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép khai thác lập bảng kê mẫu vật động vật rừng thông thường đã khai thác theo mẫu số 05 ban hành kèm theo Thông tư này và gửi cơ quan Kiểm lâm sở tại để xác nhận. 2. Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, cơ quan Kiểm lâm sở tại tiếp nhận bảng kê mẫu vật động vật rừng thông thường đã khai thác có trách nhiệm tổ chức việc xác nhận thực tế kết quả khai thác. Trường hợp không xác nhận, cơ quan Kiểm lâm sở tại phải thông báo bằng văn bản rõ lý do cho tổ chức, cá nhân đó.
Chương III
QUẢN LÝ NUÔI ĐỘNG VẬT RỪNG THÔNG THƯỜNG
Điều 7. Điều kiện nuôi động vật rừng thông thường Tổ chức, cá nhân nuôi các loài thuộc Danh mục động vật rừng thông thường ban hành kèm theo Thông tư này phải đảm bảo các điều kiện sau: 1. Cơ sở nuôi, trại nuôi phù hợp với đặc tính sinh trưởng, phát triển của loài nuôi; đảm bảo an toàn cho người và động vật nuôi; đảm bảo các quy định về vệ sinh môi trường, phòng ngừa dịch bệnh; 2. Về nguồn gốc động vật rừng thông thường: a) Khai thác từ tự nhiên trong nước: có bảng kê mẫu vật động vật rừng thông thường có xác nhận của cơ quan Kiểm lâm sở tại. b) Nhập khẩu: có tờ khai hàng hóa nhập khẩu được cơ quan hải quan cửa khẩu xác nhận. Các loài ngoại lai xâm hại theo quy định của pháp luật không được gây nuôi dưới mọi hình thức. c) Mua của tổ chức, cá nhân khác: có hồ sơ mua bán, trao đổi động vật giữa người cung ứng và người nuôi. d) Xử lý tịch thu: có quyết định của người có thẩm quyền xử lý tang vật hoặc vật chứng theo quy định của pháp luật. đ) Động vật rừng thông thường đã nuôi trước khi Thông tư này có hiệu lực thi hành, trong thời hạn 90 (chín mươi) ngày kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực, tổ chức, cá nhân đang nuôi lập bảng kê động vật rừng thông thường theo mẫu số 05 ban hành kèm theo Thông tư này gửi Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có cơ sở nuôi đó xác nhận. Tổ chức, cá nhân nuôi động vật rừng thông thường chịu trách nhiệm trước pháp luật về nguồn gốc hợp pháp của động vật nuôi. Điều 8. Chứng nhận trại nuôi động vật rừng thông thường vì mục đích thương mại 1. Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận trại nuôi gồm: a) Bản chính đề nghị cấp giấy chứng nhận trại nuôi phải thể hiện rõ các nội dung: tên, địa chỉ, số giấy phép kinh doanh hoặc quyết định thành lập của tổ chức; tên loài, số lượng, nguồn gốc động vật nuôi; địa điểm; mô tả trại nuôi theo mẫu số 06ban hành kèm theo Thông tư này, có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã; b) Bản sao có chứng thực phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản cam kết đảm bảo các điều kiện về vệ sinh, môi trường theo quy định của pháp luật. 2. Cơ quan cấp giấy chứng nhận trại nuôi: là cơ quan Kiểm lâm sở tại. 3. Giấy chứng nhận và thời hạn của giấy chứng nhận trại nuôi a) Giấy chứng nhận phải thể hiện rõ các nội dung: tên, địa chỉ, số giấy phép kinh doanh hoặc quyết định thành lập của tổ chức được cấp; tên, số lượng, nguồn gốc loài nuôi theo mẫu số 07 ban hành kèm theo Thông tư này. b) Giấy chứng nhận có thời hạn tối đa 03 (ba) năm kể từ ngày cấp. 4. Trình tự, thủ tục nộp hồ sơ, cấp giấy chứng nhận và trả kết quả a) Cách thức nộp hồ sơ: tổ chức gửi 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Khoản 1 của Điều này tới cơ quan Kiểm lâm sở tại trực tiếp hoặc qua đường bưu điện. b) Tiếp nhận hồ sơ và chứng nhận: cơ quan Kiểm lâm sở tại trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ phải tổ chức xác minh và cấp giấy chứng nhận trại nuôi; đồng thời lập sổ theo dõi theo mẫu số 09 ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan Kiểm lâm sở tại phải thông báo bằng văn bản lý do cho tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ. c) Cách thức trả kết quả: trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày giấy chứng nhận trại nuôi được cấp, cơ quan Kiểm lâm sở tại giao trả cho tổ chức được cấp. 5. Thu hồi, cấp đổi giấy chứng nhận trại nuôi, bổ sung loài nuôi a) Cơ quan cấp giấy chứng nhận trại nuôi thu hồi giấy chứng nhận trại nuôi trong trường hợp trại nuôi vi phạm các quy định tại Thông tư này và pháp luật hiện hành. b) Cấp đổi giấy chứng nhận trại nuôi: trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày trước khi giấy chứng nhận trại nuôi hết hạn, chủ trại nuôi gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đề nghị theo quy định tại Điểm a, Khoản 1 của Điều này tới cơ quan Kiểm lâm sở tại; trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị, cơ quan Kiểm lâm sở tại cấp đổi giấy chứng nhận hoặc thông báo bằng văn bản lý do không cấp đổi giấy chứng nhận cho tổ chức, cá nhân đề nghị. c) Đăng ký bổ sung loài nuôi: trong thời hạn 10 (mười) ngày kể từ ngày bổ sung loài động vật mới vào trại nuôi, chủ trại nuôi gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đề nghị theo quy định tại Điểm a, Khoản 1 của Điều này tới cơ quan Kiểm lâm sở tại. Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận đề nghị, cơ quan Kiểm lâm sở tại cấp bổ sung giấy chứng nhận hoặc thông báo bằng văn bản lý do không cấp bổ sung giấy chứng nhận cho tổ chức, cá nhân đề nghị. 6. Trại nuôi đã được cấp giấy chứng nhận trước khi Thông tư này ban hành vẫn có hiệu lực thực hiện. Khi hết hạn của giấy chứng nhận đã cấp, thì thực hiện việc cấp giấy chứng nhận theo quy định tại Thông tư này. 7. Sau khi gửi đề nghị cấp giấy chứng nhận trại nuôi theo quy định tại Khoản 1 của Điều này, chủ trại nuôi phải lập sổ theo dõi động vật nuôi theo mẫu số 10 ban hành kèm theo Thông tư này. Điều 9. Thông báo cơ sở nuôi động vật rừng thông thường 1. Hộ gia đình, cá nhân nuôi động vật rừng thông thường gửi giấy thông báo cơ sở nuôi thể hiện rõ các nội dung: tên, địa chỉ của chủ cơ sở nuôi; tên, số lượng, nguồn gốc loài đề nghị nuôi; địa điểm cơ sở nuôi theo mẫu số 08ban hành kèm theo Thông tư này tới Ủy ban nhân dân cấp xã trực tiếp hoặc qua đường bưu điện. 2. Ủy ban nhân dân cấp xã đã tiếp nhận giấy thông báo phải lập sổ theo dõi theo mẫu số 09 ban hành kèm theo Thông tư này. 3. Sau khi thông báo, hộ gia đình, cá nhân nuôi động vật rừng thông thường phải lập sổ theo dõi theo mẫu số 10 kèm theo Thông tư này.
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 10. Trách nhiệm hướng dẫn và thi hành 1. Tổng cục Lâm nghiệp a) Chỉ đạo việc hướng dẫn, kiểm tra thực hiện Thông tư này trong cả nước; tổng hợp tình hình thực hiện và báo cáo, đề xuất với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về tình hình, chính sách quản lý động vật rừng thông thường trên phạm vi toàn quốc. b) Hàng năm phối hợp với các tổ chức có liên quan rà soát, đề xuất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung Danh mục các loài động vật rừng thông thường ban hành kèm theo Thông tư này. 2. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh: chỉ đạo, kiểm tra, giám sát đảm bảo thực hiện đúng quy định của Thông tư này và quy định của pháp luật tại địa phương. 3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục Kiểm lâm) a) Tham mưu giúp Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra thực hiện Thông tư này và quy định của pháp luật tại địa phương. b) Báo cáo định kỳ về tình hình khai thác, nuôi động vật rừng thông thường gửi Tổng cục Lâm nghiệp trước ngày 31 tháng 3 năm kế tiếp hoặc báo cáo đột xuất theo mẫu số 11 ban hành kèm theo Thông tư này. c) Đề xuất cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc của chủ cơ sở nuôi trên địa bàn. Điều 11. Hiệu lực thi hành 1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 9 tháng 11 năm 2012. 2. Thông tư này thay thế quy định tại Điều 1 Thông tư số 25/2012/TT-BNNPTNT ngày 6 tháng 4 năm 2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2010. 3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc các tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để xem xét sửa đổi, bổ sung./.

DANH MỤC ĐỘNG VẬT RỪNG THÔNG THƯỜNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 47 /2012/TT-BNNPTNT, ngày 25 tháng 9 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

TTTÊN TIẾNG VIỆTTÊN KHOA HỌC
LỚP THÚMAMMALIA
BỘ THỎLAGOMORPHA
Họ ThỏLeporidae
Thỏ nâuLepus peguensis
Thỏ rừng trung hoaLepus sinensis
BỘ ĂN THỊTCARNIVORA
Họ CầyViverridae
Cầy tai trắngArctogalidia trivirgata
Cầy vòi hươngParadoxurus hermaphroditus
Cầy vòi mốcPaguma larvata
Họ cầy lỏnHerpestidae
Cầy lỏn tranhHerpestes javanicus
Họ ChóCanidae
Lửng chóNyctereutes procyonoides
Họ ChồnMustelidae
Chồn bạc má bắcMelogale moschata
Chồn bạc má namMelogale personata
Chồn vàngMartes flavicula
Lửng lợnArctonyx collaris
BỘ MÓNG GUỐC NGÓN CHẴNARTIODACTYLA
Họ LợnSuidae
Lợn rừngSus scrofa
Họ Hươu naiCervidae
Hoẵng (Mang)Muntiacus muntjak
NaiCervus unicolor
Hươu saoCervus nippon
BỘ GẶM NHẤMRODENTIA
Phân họ Sóc câyCallosciurinae
Sóc bụng đỏCallosciurus erythraeus
Sóc đỏCallosciurus finlaysonii
Sóc bụng xámCallosciurus inornatus
Sóc sọc hông bụng xámCallosciurus nigrovittatus
Sóc sọc hông bụng hungCallosciurus notatus
Sóc họng đỏDremomys gularis
Sóc má vàngDremomys pernyi
Sóc mõm hungDremomys rufigenis
Sóc vằn lưngMenetes berdmorei
Sóc đuôi ngựaSundasciurus hippurus
Họ DúiSpalacidae
Dúi nâuCannomys badius
Dúi mốc lớnRhizomys pruinosus
Dúi mốc nhỏRhizomys sinensis
Dúi má vàngRhizomys sumatrensis
Họ NhímHystricidae
DonAtherurus macrourus
Nhím đuôi ngắnHystrix brachyura
LỚP CHIMAVES
BỘ GÀGALLIFORMES
Họ TrĩPhasianidae
Đa đa (Gà gô)Francolinus pintadeanus
Gà rừngGallus gallus
Trĩ đỏPhasianus colchicus
BỘ SẾUGRUIFORMES
Họ Gà nướcRallidae
Gà nước vằnRallus striatus
Cuốc lùnPorzana pusilla
Cuốc ngực trắngAmaurornis phoenicurus
Gà đồngGallicrex cinerea
BỘ CU CUCUCULIFORMES
Họ Cu cuCuculidae
Bìm bịp lớnCentropus sinensis
Bìm bịp nhỏCentropus bengalensis
LỚP BÒ SÁTREPTILES
BỘ RÙATESTUDINATA
Họ Rùa đầmEmydidae
Rùa dứaCyclemys dentata
Rùa đất sêpônGeoemyda tcheponensis
BỘ CÓ VẢYSQUAMATA
Họ NhôngAgamidae
Nhông cátLeiolepis guentherpetersi
Nhông xámCalotes mystaceus
Rồng đấtPhysignathus cocincinus
Thằn lằn bay đốmDraco maculatus
Thăn lằn bay đông dươngDraco indochinensis
Họ Rắn hổElapidae
Rắn lá khô đốmCalliophis maculiceps
Rắn lá khô thườngCalliophis macclellandi
Họ Rắn lụcViperidae
Rắn chàm quạpCalloselasma rhodostoma
Rắn lục đầu trắngAzemiops feae
Rắn lục cườmTrimeresurus crosquamalus
Rắn lục hoa cânTrimeresurus wagleri
Rắn lục mépTrimeresurus albolabris
Rắn lục mũi hếchDeinaglistrodon acutus
Rắn lục miền namViridovipera vogeli
Rắn lục núiTrimeresurus monticola
Rắn lục giéc – đônProtobothrops jerdonii
Rắn lục sừngTrimeresurus cornutus
Rắn lục trùng khánhProtobothrop trungkhanhensis
Rắn lục trường sơnViridovipera truongsonensis
Rắn lục xanhTrimeresurus stejnegeri
Họ Rắn nướcColubridae
Rắn bồng chìEnhydris plumbea
Rắn bông súngEnhydris enhydris
Rắn bồng voiEnhydris bocourti
Rắn bù lịchEnhydris jagori
Rắn cátPsammophis condanarus
Rắn cườmChrysopelea ornata
Rắn hoa cỏ đaiRhabdophis nigrocinctus
Rắn hoa cỏ nhỏRhabdophis subminiatus
Rắn hoa cỏ vàngRhabdophis chrysagus
Rắn hổ đất nâuPsammodynastes pulverulentus
Rắn hổ mây gờPareas carinatus
Rắn hổ xiên mắtPseudoxenodon macrops
Rắn khiếm baronOligodon barroni
Rắn khiếm humoOligodon mouhoti
Rắn khiếm vạchOligodon taeniatus
Rắn khuyết khoanhLycodon subcintus
Rắn khiếm xámOligodon cinereus
Rắn khuyết làoLycodon laoensis
Rắn lácFordonia leucobalia
Rắn laiGonyosoma prasina
Rắn mai gồm bắcCalamaria septentrionalis
Rắn mai gầm hamptonPerias hamptoni
Rắn nướcXenochrophis flavipunctatus
Rắn rào đốmBioga multomaculata
Rắn rào câyBioga dendrophila
Rắn rào ngọcBoiga jaspidea
Rắn rào quảng tâyBoiga guangxiensis
Rắn rào xanhBioga cyanea
Rắn ráoPtyas korros
Rắn ráo răng chóBoiga cynodon
Rắn râuErpeton tentaculatum
Rắn ri cáHomalopis buccata
Rắn roi hoaDendrelaphis pictus
Rắn roi mũiAhaetulla nasuta
Rắn roi thườngAhaetulla prasina
Rắn rồng đầu đenSibynophis collaris
Rắn rồng đầu đenSibynophis melanocephalus
Rắn rồng cổ đenSibynophis collaris
Rắn sãi mép trắngAmphiesma leucomystax
Rắn séc beCerberus rhynchops
Rắn sọc đốm đỏElaphe porphyracea
Rắn sọc khoanhElaphe moellendorffii
Rắn sọc vàngCoelognathus flavolineatus
Rắn sọc xanhElaphe prasina
Rắn vòiRhynchophis boulengeri
Rắn xe điếu nâuAchalinus rufescens
Rắn xe điếu xámAchalinus spinalis
Họ Tắc kèGekkonidae
Tắc kèGecko gecko
Tắc kè núi chứa chanGekko russelltraini
Thằn lằn núiGekko auratus
Thằn lằn núi bà đenGekko badenii
Họ Thằn lằnLacertidae
Liu điu chỉTakydromus sexilineatus
Kỳ tômPhysignatus cocincinus
Thằn lằn chân ngắnLygosoma quadrupes
LỚP LƯỠNG CƯAMPHIBIANS
BỘ CÓ ĐUÔICAUDATA
Họ Cá cócSalamandridae
Cá cóc sầnEchinotriton asperrimus
Cá cóc việt namTylototriton vietnamensis
Họ Chẫu câyRhacophoridae
Chẫu câyRhacophorus mutus
Ếch cây đốm xanhRhacophorus dennysi
Ếch cây lớnRhacophorus maximus
Ếch cây phêRhacophorus feae
Họ Cóc rừngBufonidae
Cóc pagioBufo pageoti
Cóc rừngIngerophrynus galeatus
LỚP CÔN TRÙNGINSECTA
BỘ CÁNH CỨNGCOLEOPTERA
Họ Kẹp kìmLucanidae
Kẹp kìm dorcus affinisDorcus affinis
Kẹp kìm dorcus magdaleinaeDorcus magdaleinae
Kẹp kìm dorcus mellianusDorcus mellianus
Kẹp kìm dorcus seguyiDorcus seguyi
Kẹp kìm dorcus semenowiDorcus semenowi
Kẹp kìm đầu bẹtLucanus datunensis
Kẹp kìm đầu nơLucanus formosanus
Kẹp kìm hexarthrius vitalisiHexarthrius vitalisi
Kẹp kìm lớn laotianusDorcus titanus laotianus
Kẹp kìm lớn westermanniDorcus titanus westermanni
Kẹp kìm quảng tâyHexarthrius vitalisi
Kẹp kìm proposocoilus forficulaProposocoilus forficula
Kẹp kìm răng cưaKatsuraius ikedaorum
Kẹp kìm răng chìa khoáHeterochthes brachypterus
Kẹp kìm rhaetulus speciosusRhaetulus speciosus
Kẹp kìm trung quốcPseudorhaetus sinicus
BỘ CÁNH VẨYLEPIDOPTERA
Họ Bướm phượngPapilionidae
Bướm cam đuôi dàiPapilio polytes
Bướm cánh phượng kiếmPathysa antiphates
Bướm chai xanhGraphium sarpedon
Bướm đuôi chimGraphium agamemon
Bướm nữ thần vàngAemona amathusia
Bướm ngựa vằn lớnGraphium xenocles
Bướm phượng bốn mảng trắngPapilio nephelus
Bướm phượng camPapilio demoleus
Bướm phượng dải xanhPapilio demolion
Bướm phượng hê lenPapilio helenus
Bướm phượng hê len xanhPapilio prexaspes
Bướm phượng lớnPapilio menmon
Bướm phượng pariPapilio paris
Bướm phượng thân hồngPachliopta aristolochiae
Bướm phượng xanh đuôi nheoLamproptera meges
Bướm phượng xanh lớnPapilio protenor
Bướm quạ lớnEuploea radamanthus
Bướm quạ miến điệnPapilio mahadeva
LỚP HÌNH NHỆNARACHNIDA
BỘ BỌ CẠPSCORPIONES
Họ Bọ cạpScorpionidae
Bọ cạp đenHeterometrus cyaneus
Bọ cạp nâuLychas mucronatus

<tbody>
</tbody>

Mẫu số 1: Đề nghị cấp giấy phép khai thác từ tự nhiên động vật rừng thông thường
(Ban hành kèm theo Thông tư số 47 /2012/TT-BNNPTNT, ngày 25 tháng 9 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

C:\DOCUME~1\Admin\LOCALS~1\Temp\msohtml1\01\clip_image001.gif

<tbody>
</tbody>





ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP KHAI THÁC TỪ TỰ NHIÊN
ĐỘNG VẬT RỪNG THÔNG THƯỜNG

Kính gửi: …………………………………………………………………

1. Tên tổ chức, cá nhân:
- Tổ chức: ghi tên đầy đủ, địa chỉ, điện thoại, số giấy phép đăng ký kinh doanh, ngày cấp, nơi cấp
- Cá nhân: họ và tên, địa chỉ thường trú, điện thoại, số giấy chứng minh nhân dân, ngày cấp, nơi cấp

2. Nội dung đề nghị khai thác động vật rừng thông thường:
- Tên loài đề nghị cấp giấy phép khai thác (bao gồm tên thông thường và tên khoa học)
- Số lượng, đơn vị tính (bằng số và bằng chữ): ; trong đó:
+ Con non:
+ Con trưởng thành:
+ Khác (nêu rõ):
- Địa danh khai thác (ghi rõ tới tiểu khu và tên chủ rừng)
- Thời gian dự kiến khai thác: từ ngày ... tháng ... năm ... đến ngày... tháng ... năm ...

3. Mục đích khai thác:

4. Phương thức khai thác:

5. Tài liệu gửi kèm:
- Thuyết minh phương án khai thác
- Báo cáo đánh giá quần thể
- ….

……….., ngày ….. tháng …… năm …...
Tổ chức, cá nhân đề nghị
(ký ghi rõ họ tên, đóng dấu nếu là tổ chức)

<tbody>
</tbody>






Mẫu số 2: Thuyến minh phương án khai thác từ tự nhiên động vật rừng thông thường
(Ban hành kèm theo Thông tư số 47 /2012/TT-BNNPTNT, ngày 25 tháng 9 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

C:\DOCUME~1\Admin\LOCALS~1\Temp\msohtml1\01\clip_image002.gif

<tbody>
</tbody>





THUYẾT MINH PHƯƠNG ÁN KHAI THÁC TỪ TỰ NHIÊN
ĐỘNG VẬT RỪNG THÔNG THƯỜNG

1. Tên tổ chức, cá nhân:
- Tổ chức: tên đầy đủ, địa chỉ, điện thoại, số giấy phép đăng ký kinh doanh, ngày cấp, nơi cấp
- Cá nhân: họ và tên, địa chỉ thường trú, điện thoại, số giấy chứng minh nhân dân, ngày cấp, nơi cấp

2. Giới thiệu chung:
Giới thiệu về tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép khai thác; mục đích khai thác; tác động của việc khai thác, v.v.

3. Mô tả hiện trạng của khu vực đề nghị khai thác:
a) Vị trí khu vực khai thác: thuộc lô: … , khoảnh: … , tiểu khu: …
b) Ranh giới: mô tả rõ ranh giới tự nhiên, kèm bản đồ khu khai thác tỷ lệ 1:5.000 hoặc 1:10.000
c) Diện tích khu vực khai thác:
d) Tên chủ rừng: địa chỉ, số giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Quyết định giao, cho thuê đất rừng: (trường hợp có 2 chủ rừng trở lên thì lập bảng kèm theo)
đ) Loại rừng/ hệ sinh thái khu vực khai thác:

4. Thời gian khai thác: từ ngày … tháng … năm …đến ngày … tháng … năm …

5. Loài đề nghị khai thác:
- Tên loài (bao gồm tên thông thường và tên khoa học):
- Số lượng, đơn vị tính (bằng số và bằng chữ): ; trong đó:
+ Con non:
+ Con trưởng thành:
+ Khác (nêu rõ):

6. Phương án khai thác:
- Phương tiện, công cụ khai thác:
- Phương thức khai thác (săn, bắn, bẫy, lưới,...):
- Danh sách những người thực hiện khai thác:

…….., ngày……. tháng …… năm ….
Tổ chức, cá nhân đề nghị
(ký ghi rõ họ tên, đóng dấu nếu là tổ chức)

<tbody>
</tbody>





Mẫu số 3: Báo cáo đánh giá quần thể động vật rừng thông thường
(Ban hành kèm theo Thông tư số 47 /2012/TT-BNNPTNT, ngày 25 tháng 9 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Tên đơn vị tư vấnCỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
C:\DOCUME~1\Admin\LOCALS~1\Temp\msohtml1\01\clip_image003.gif

<tbody>
</tbody>





BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ QUẦN THỂ ĐỘNG VẬT RỪNG THÔNG THƯỜNG

1. Đặt vấn đề:
Giới thiệu về chức năng, nhiệm vụ, lịch sử hình thành, quá trình thực hiện các hoạt động có liên quan, v.v. của đơn vị tư vấn, tổ chức thực hiện việc khai thác; mục đích xây dựng báo cáo đánh giá quần thể; điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và những nghiên cứu đã được thực hiện ở địa bàn trước đây và các thông tin khác có liên quan.

2. Tổng quan khu vực thực hiện:
Nêu rõ địa điểm, ranh giới, diện tích khu vực điều tra; hiện trạng rừng, khu hệ động vật, thực vật khu vực thực hiện điều tra, đánh giá.

3. Phương pháp, thời gian thực thiện (thống kê các nội dung điều tra và các phương pháp đã thực hiện các nội dung đó, kèm theo các mẫu biểu nếu có):

4. Kết quả điều tra, đánh giá loài đề nghị khai thác:
- Mô tả đặc tính sinh học của loài;
- Xác định kích thước quần thể, phân bố theo sinh cảnh, mật độ/ trữ lượng; tăng trưởng số lượng (số lượng sinh sản trung bình hàng năm, tỷ lệ sống sót); tử vong (tổng số tử vong, tỷ lệ tử vong trước tuổi trưởng thành sinh dục); tỷ lệ di cư, nhập cư; tuổi và giới tính (tuổi trung bình của quần thể, tháp cấu trúc tuổi, tuổi trưởng thành sinh dục trung bình);
- Xác định khả năng khai thác, mùa sinh sản, mùa khai thác; số lượng, loại, thời gian được phép khai thác để đảm bảo phát triển bền vững;
- Đánh giá sự biến đổi của quần thể sau khi khai thác trong thời gian tới.
- Xây dựng bản đồ điều tra, phân bố loài đề nghị khai thác tỷ lệ 1:5.000 hoặc 1:10.000.

5. Đề xuất phương án khai thác: Phương tiện, công cụ, hình thức khai thác

6. Kết luận và kiến nghị:

7. Phụ lục: trình bày những thông tin chưa được nêu trong phần kết quả như: danh lục động vật, thực vật, các bảng số liệu, hình ảnh và các tài liệu khác có liên quan.

8. Tài liệu tham khảo:
…….., ngày ….. tháng .… năm ….
Thủ trưởng đơn vị
(ký ghi rõ họ tên, đóng dấu)

<tbody>
</tbody>






Mẫu số 4: Giấy phép khai thác từ tự nhiên động vật rừng thông thường
(Ban hành kèm theo Thông tư số 47 /2012/TT-BNNPTNT, ngày 25 tháng 9 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
C:\DOCUME~1\Admin\LOCALS~1\Temp\msohtml1\01\clip_image004.gif
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: /
C:\DOCUME~1\Admin\LOCALS~1\Temp\msohtml1\01\clip_image005.gif

………, ngày ....... tháng........ năm ...

<tbody>
</tbody>






GIẤY PHÉP
KHAI THÁC TỪ TỰ NHIÊN ĐỘNG VẬT RỪNG THÔNG THƯỜNG

1. Tên, địa chỉ tổ chức, cá nhân được cấp phép khai thác
- Tổ chức : tên đầy đủ, địa chỉ, điện thoại, số giấy phép đăng ký kinh doanh nếu có
- Cá nhân : họ và tên, địa chỉ thường trú, điện thoại, số giấy chứng minh nhân dân

2. Được phép khai thác từ tự nhiên động vật rừng thông thường cụ thể như sau :
- Tên loài (bao gồm tên thông thường và tên khoa học) :
- Số lượng, đơn vị tính (bằng số và bằng chữ) : ..... ; trong đó:
+ Con non:
+ Con trưởng thành:
+ Khác (nêu rõ):
- Địa điểm khai thác:
- Thời gian khai thác:
- Phương tiện, công cụ khai thác:
- Phương thức khai thác (săn, bắn, bẫy, lưới,…):
- Danh sách những người thực hiện khai thác (có thể lập danh sách kèm theo):

3. Mục đích khai thác:

4. Giấy phép này có giá trị từ: ngày… tháng… năm… đến ngày… tháng… năm…


Nơi nhận:
- Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép;
- Chi cục Kiểm lâm
- Cơ quan Kiểm lâm sở tại
- Lưu
…….., ngày…….. tháng …… năm ….
Thủ trưởng đơn vị
(ký ghi rõ họ tên, đóng dấu)

<tbody>
</tbody>





Mẫu số 5: Bảng kê mẫu vật rừng thông thường
(Ban hành kèm theo Thông tư số 47 /2012/TT-BNNPTNT, ngày 25 tháng 9 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

……………………………………
……………………………………
C:\DOCUME~1\Admin\LOCALS~1\Temp\msohtml1\01\clip_image006.gif

Số: /BKĐVR
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
C:\DOCUME~1\Admin\LOCALS~1\Temp\msohtml1\01\clip_image007.gif

Tờ số:…….

<tbody>
</tbody>





BẢNG KÊ MẪU VẬT ĐỘNG VẬT RỪNG THÔNG THƯỜNG

SttTên loàiĐơn vị tính Số lượng Mô tả mẫu vật Nguồn gốcThời gian có mẫu vật Ghi chú
Tên thông thườngTên khoa học
1
2
3

<tbody>
</tbody>






XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
Ngày..........tháng.........năm .....
TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
LẬP BẢNG KÊ
(Ký tên, ghi rõ họ tên đóng dấu nếu là tổ chức)

<tbody>
</tbody>





Mẫu số 6: Đề nghị cấp giấy chứng nhận trại nuôi động vật rừng thông thường vì mục đích thương mại
(Ban hành kèm theo Thông tư số 47 /2012/TT-BNNPTNT, ngày 25 tháng 9 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

C:\DOCUME~1\Admin\LOCALS~1\Temp\msohtml1\01\clip_image008.gif

<tbody>
</tbody>





ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN TRẠI NUÔI
ĐỘNG VẬT RỪNG THÔNG THƯỜNG VÌ MỤC ĐÍCH THƯƠNG MẠI

Kính gửi: …………………………………

1. Tên và địa chỉ tổ chức đề nghị:
Tên đầy đủ, địa chỉ, điện thoại; số, ngày cấp, cơ quan cấp giấy phép đăng ký kinh doanh hoặc Quyết định thành lập

2. Nội dung đề nghị cấp đăng ký:
Cấp mới 0; Cấp đổi 0; Cấp bổ sung 0; Khác 0 (nêu rõ) ….

3. Loài động vật rừng thông thường đề nghị nuôi:

SttTên loàiSố lượng (cá thể)Mục đích gây nuôi Nguồn gốc Ghi chú
Tên thông thườngTên khoa học
1
2
3

<tbody>
</tbody>





4. Địa điểm trại nuôi:

5. Mô tả trại nuôi:

6. Các tài liệu kèm theo:
- Hồ sơ nguồn gốc;
- ….

Xác nhận của
Ủy ban nhân dân cấp xã
(ký ghi rõ họ tên, đóng dấu)
…….., ngày…….. tháng …… năm ....….
Tổ chức đề nghị
(ký ghi rõ họ tên, đóng dấu)

<tbody>
</tbody>





Mẫu số 7: Giấy chứng nhận trại nuôi động vật rừng thông thường vì mục đích thương mại
(Ban hành kèm theo Thông tư số 47 /2012/TT-BNNPTNT, ngày 25 tháng 9 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
CHI CỤC KIỂM LÂM
HẠT KIỂM LÂM …

C:\DOCUME~1\Admin\LOCALS~1\Temp\msohtml1\01\clip_image009.gif

<tbody>
</tbody>





Số .......... GP /…
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
C:\DOCUME~1\Admin\LOCALS~1\Temp\msohtml1\01\clip_image010.gif
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
………, ngày ....... tháng ...... năm .......

<tbody>
</tbody>





GIẤY CHỨNG NHẬN TRẠI NUÔI ĐỘNG VẬT RỪNG THÔNG THƯỜNG VÌ MỤC ĐÍCH THƯƠNG MẠI

1. Thông tin về tổ chức được cấp giấy chứng nhận
- Tên trại nuôi:
- Địa chỉ:
- Họ tên và chức vụ người đại diện
- Số, ngày giấy phép đăng ký kinh doanh hoặc Quyết định thành lập

2. Nội dung cấp giấy chứng nhận:
Cấp lần đầu 0; Cấp đổi 0; Cấp bổ sung 0; Khác 0 (ghi rõ):

3. Thông tin loài cấp giấy chứng nhận
SttTên loàiSố lượngNguồn gốcGhi chú
Tên thông thườngTên khoa học

<tbody>
</tbody>





Giấy chứng nhận có giá trị tới ngày … tháng … năm …. (thời hạn tối đa 03 năm kể từ ngày cấp)

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký, đóng dấu và ghi rõ chức vụ, họ tên)

<tbody>
</tbody>






Mẫu số 8: Thông báo nuôi động vật rừng thông thường
(Ban hành kèm theo Thông tư số 47 /2012/TT-BNNPTNT, ngày 25 tháng 9 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

C:\DOCUME~1\Admin\LOCALS~1\Temp\msohtml1\01\clip_image008.gif

<tbody>
</tbody>





...., ngày .... tháng .... năm ....

THÔNG BÁO
Nuôi động vật rừng thông thường

Kính gửi: …………………………………

1. Tên, địa chỉ tổ chức, cá nhân
- Tổ chức : tên đầy đủ, địa chỉ, điện thoại, số giấy phép đăng ký kinh doanh nếu có
- Cá nhân : họ và tên, địa chỉ thường trú, điện thoại, số giấy chứng minh nhân dân

2. Loài động vật rừng thông thường được đề nghị gây nuôi:

SttTên loàiSố lượng (cá thể)Nguồn gốcGhi chú
Tên thông thườngTên khoa học
1
2
3

<tbody>
</tbody>





3. Địa điểm cơ sở nuôi:

4. Tài liệu kèm theo:
- Hồ sơ nguồn gốc động vật
- …


…….., ngày…….. tháng …. năm ….
Người thông báo
(ký ghi rõ họ tên)

<tbody>
</tbody>






Mẫu số 9: Sổ theo dõi cơ sở nuôi/trại nuôi động vật rừng thông thường áp dụng cho cơ quan Kiểm lâm sở tại/Ủy ban nhân dân cấp xã
(Ban hành kèm theo Thông tư số 47 /2012/TT-BNNPTNT, ngày 25 tháng 9 năm 2012
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Hạt Kiểm lâm/Ủy ban nhân dân xã ….

Sổ theo dõi cơ sở nuôi/trại nuôi động vật rừng thông thường
(áp dụng cho cơ quan Kiểm lâm sở tại/Ủy ban nhân dân cấp xã)


TTTên, địa chỉ tổ chức/ cá nhân sở hữuĐịa điểm nuôiHình thức nuôi (Cơ sở nuôi hay trại nuôi)Tên loài nuôiSố lượng (cá thể)Nguồn gốcMục đích nuôiGhi chú
Tên phổ thôngTên khoa họcĐựcCáiTổng số

<tbody>
</tbody>





Người lập biểu..…, ngày ….. tháng …... năm …...
Thủ trưởng đơn vị

<tbody>
</tbody>





Ghi chú:
- Lập bảng bằng chương trình Excel
- Cán bộ theo dõi cập nhật thường xuyên sau mỗi đợt kiểm tra định kỳ hoặc sau khi nhận được thông báo nuôi động vật rừng thông thường
Mẫu số 10: Sổ theo dõi nuôi động vật rừng thông thường áp dụng đối với cơ sở nuôi/trại nuôi
(Ban hành kèm theo Thông tư số 47 /2012/TT-BNNPTNT, ngày 25 tháng 9 năm 2012
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

SỔ THEO DÕI NUÔI ĐỘNG VẬT RỪNG THÔNG THƯỜNG
(Áp dụng cho cơ sở nuôi/trại nuôi)

Tên chủ cơ sở nuôi/trại nuôi:
Địa chỉ cơ sở nuôi/trại nuôi:

NgàyTên loàiSố lượng ban đầuChết/chuyển điTăng đàn (sinh sản, nhập từ ngoài vào)Số lượng hiện tạiXác nhận của cán bộ kiểm tra
TổngĐựcCáiTổngĐựcCáiTổngĐựcCáiTổngĐựcCái
1
2
3

<tbody>
</tbody>







Ghi chú:
- Chủ cơ sở cập nhật thường xuyên vào sổ theo dõi mỗi khi có biến động tăng, giảm đàn.
- Cán bộ kiểm tra xác nhận sau mỗi kỳ kiểm tra



Mẫu số 11: Báo cáo tổng hợp hàng năm về tình hình khai thác, nuôi động vật rừng thông thường
(Ban hành kèm theo Thông tư số 47 /2012/TT-BNNPTNT, ngày 25 tháng 9 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
CHI CỤC KIỂM LÂM
C:\DOCUME~1\Admin\LOCALS~1\Temp\msohtml1\01\clip_image004.gif
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
C:\DOCUME~1\Admin\LOCALS~1\Temp\msohtml1\01\clip_image010.gif
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: /……, ngày ........ tháng .......... năm .....

<tbody>
</tbody>





BÁO CÁO TỔNG HỢP HÀNG NĂM VỀ TÌNH HÌNH KHAI THÁC, NUÔI ĐỘNG VẬT RỪNG THÔNG THƯỜNG

Kính gửi: Tổng cục Lâm nghiệp

1. Tình hình quản lý khai thác và nuôi động vật rừng thông thường trên địa bàn tỉnh:

2. Những khó khăn, vướng mắc và đề xuất, kiến nghị:

3. Biểu tổng hợp khai thác động vật rừng thông thường

Số TTNgày cấp giấy phépTên loàiSố lượng cá thể được cấp giấy phépSố lượng cá thể khai thác thực tếĐịa danh khai thácGhi chú
Tên thông thườngTên khoa học
1
2
3

<tbody>
</tbody>





4. Biểu tổng hợp nuôi động vật rừng thông thường

Số TTTên, địa chỉ trại nuôi, cơ sở nuôiTên loàiSố lượngGhi chú
Tên thông thườngTên khoa học
1
2
3

<tbody>
</tbody>





<tbody>
</tbody>




Link tải file : http://law.omard.gov.vn/LinkClick.aspx?fileticket=IeD_adgpdHA=&tabid=40&mid=385

--------

Câu hỏi đầu tiên của mình là không kể những loại có trong danh sách thì các loại ngoài danh sách trên thì có qui định nào về điều kiện chăn nuôi và đăng ký giấy phép hay hướng quản lý đối với các trại nuôi . Mong các bác am hiểu trả lời thắc mắc .
 


Last edited:
Chào các anh/chị.
Theo như mình biết, những loài ĐVR không có trong danh sách trên nhưng có trong danh mục ĐVR nguy cấp, quý hiếm (ban hành kèm theo nghị định 32/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006 của Chính phủ) hoặc thuộc danh mục các loài động vật hoang dã thuộc quản lý của Công ước buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (Công ước CITES) ban hành kèm theo Thông tư 59/2010/TT-BNNPTNT ngày 19/10/2010 thì áp dụng các quy định về điều kiện gây nuôi và đăng ký giấy phép theo Nghị định 82/2006/NĐ-CP ngày 10/8/2006 của Chính phủ (về quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển, quá cảnh, nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng và trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm) và nghị định 98/2011/NĐ-CP ngày 26/10/2011 sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về nông nghiệp.
Rất mong những điều mình biết giúp ích phần nào cho các anh chị.
 


Back
Top