Rắn Ráo Trâu Nuôi Trong Thùng Xốp Ở Đồng Nai

- Hiện nay có rất nhiều mô hình nuôi rắn khác nhau nhưng qua một thời gian vừa nuôi và tìm hiểu áp dụng tất cả các mô hình của các trại đi trước và hiện nay chúng tôi đang áp dụng mô hình nuôi rắn trong thùng mút.
- Sau đây là một vài hình ảnh cho bà con tham khảo.
- Rắn bố mẹ.

Agriviet.Com-11.jpg


onemore

Agriviet.Com-22.jpg


- Rắn con 3 tháng tuổi.

Agriviet.Com-33.jpg


- Rắn con 2 tuần tuổi.

Agriviet.Com-44.jpg


- Khu ươm rắn con.

Agriviet.Com-55.jpg


- Ấp Trứng.

Agriviet.Com-66.jpg


- Sau một thời gian dài gây nuôi chúng tôi nhận thấy nuôi rắn trong thùng mút rắn phát triển rất tốt
- Rắn ăn mạnh và rất sạch không bị dơ bẩn vì rắn thường xuyên ở trong thùng mút vì vậy rắn không bao giờ rắn bị viêm da .
- Những khi thời tiết thay đổi thất thường thì những cái thùng xốp gần giống máy điều hòa của rắn vậy.
- Cách làm chuồng rắn lớn:
Cũng giống như các mô hình khác cũng bằng chuồng lưới , nền xi măng , có lỗ thoát nước để dễ dàng tắm rửa cho rắn và làm vệ sinh chuồng . Lỗ thoát nước tùy theo từng đia hình , thế đất của từng trại mà chúng ta lắp đặt cho hợp lý . Tất cả các góc của nền chuồng làm cao và bo góc để dễ xịt rửa . Độ dốc của nền chuồng càng cao thì càng dễ vệ sinh . Trong chuồng cũng đóng một sàn gỗ hoặc tre chắc chắn . Mặt sàn cách nền chuồng là 30cm , khoảng cách của nan sàn tốt nhất là 1,5cm .
Trên mặt sàn đặt mấy cái tùng xốp có khoét lỗ cho vừa mình rắn chui lọt . Tỷ lệ bốn rắn tên 1 thùng là phù hợp.
- Nhược điểm: của chuồng này là chi phí cao so với chuồng lưới khung gỗ và Không di chuyển được.
- Ưu điểm : Dễ dàng làm vệ sinh nền chuồng cho dù thời tiết ngoài trời còn mưa và gió lạnh.
- Vì rắn được chú ẩn trong thùng xốp nên nhiệt độ luôn luôn ổn định , nếu có bị thay đổi thì thay đổi rất chậm . Đến khi nhiệt độ trong chuồng bằng với nhiệt độ bên ngoài thì lúc đó cơ địa của rắn cũng đã thích nghi với môi trường mới . Từ khi chúng tôi áp dụng nuôi rắn trong thùng xốp rắn chưa bao giờ có hiện tượng khò khè hay ho hen, khạc đờm và không cần dùng men tiêu hóa hỗ trợ trong quá trình chăn nuôi. Với mô hình này chúng ta có thể áp dụng cho cả trong miền nam và miền bắc ( với miền bắc thì vẫn phải thắp thêm bóng đèn nhỏ trong thùng xốp vào mùa đông , và thùng xốp phải cao gấp 2-3 lần so với trong miền nam)
- Nuôi rắn trong thùng mút rất ít khi thấy rắn đi vệ sinh trong thùng , khi nào rắn đói, khát hay đi vệ sinh rắn bò ra ngoài . Nếu thùng xốp dơ bẩn thì ta đổ rắn ra sàn chuồng rồi đánh rửa các thùng mút sạch để cho khô rồi lại bỏ vào chuồng rắn sẽ tự động chui vào thùng mút nằm.
- Cách làm chuồng rắn nhỏ :
Ngang 50cm , dài 1m , cao 50 cm .
Đáy chuồng làm bằng lưới inox 5mm , xung quanh bịt kín hạn chế gió lùa , trên nóc làm bằng lưới 5mm bằng thép hoặc bằng inox càng tốt . Cửa lưới mở phía trên đặt ở vị trí ngay giữa chuồng để khi chăm sóc có thể thò tay vào các gióc chuồng . Trong chuồng cũng đăt 1 cái thùng mút nhỏ có đục lỗ để rắn con chui vào , trong thùng mút để khay nước cho rắn uống . Không để khay nước ở bên ngoài thùng mút tránh tình trang con mồi nhảy vào khay nước , rắn uống nước bẩn như vậy rắn rắn dễ bị tiêu chảy .
- Kê đáy chuồng cách măt đất khoảng 30 -40cm , như vậy phân rắn lọt xuống dưới dễ xịt rửa .

- Trên đây là một chút kinh nghiệm của chúng tôi muốn được chia sẻ cùng bà con mới vào nghề hoặc những ai đang nuôi rắn mà gặp rắc rối trong vấn đề thời tiết khí hậu thay đổi đột ngột . Thùng mút là 1 giải pháp đơn giản nhưng hiểu quả chi phí thấp mà có ích rất nhiều cho bà con, giá của 1 thùng mút đựng trái cây đã qua sử dụng cao nhất là 10 nghìn đồng .

- Trên đây còn thiếu 1 số hình ảnh chúng tôi sẽ bổ sung sau, là 1 phương pháp mới chúng tôi đã áp dụng và đem lại hiệu quả muốn giới thiệu với bà con, là phương pháp mới nên sẽ có nhiều tranh luận mời bà con tham khảo và góp ý chúng ta cùng xây dựng cho mô hình này đạt hiệu quả cao nhất.

* Về các bệnh thường găp ở rắn hổ trâu :
1- Bệnh tiêu chảy : Bệnh này phân nhão có mùi rất hôi , nếu thấy phân có màu xanh và có mùi năng như mùi cứt gà sát là đã bị nặng rồi .
Phòng bệnh : Bệnh này lây lan qua đường ăn uống nên khi cho rắn ăn cần cho mồi vào thùng không để mồi ra sàn làm mồi dính vào phân của rắn gây tiêu chảy . Hàng ngày vệ sinh chuồng sach sẽ , cọ rửa khay nước và thường xuyên thay nước sach cho rắn uống . Khay nước uống không lớn quá tránh trường hợp rắn trườn vào tắm .
Trị bệnh : Ngưng không cho rắn ăn từ 3-7 ngày , pha men tiêu hóa vào nước cho rắn uống .
** Chú ý : Rắn bị tiêu chảy là dấu hiệu chung của các bệnh khác có lên quan , cần theo dõi kỹ triệu chứng của rắn để nhận biết các bệnh khác **
2- Bệnh giun sán : Bênh này rất khó nhận biết triệu trứng , đến khi phát hiện triệu trứng lờ đờ và khạc khạc , ho nữa là rắn đã bị quá năng rồi rất khó chữa khỏi .
Bệnh này chỉ phòng là chính , Sổ giun định kỳ 1 tháng /1 lần
Hỗn hợp pha chung định kỳ 1 tháng sổ 1 lần .
Lvemectin..............05g .
Dextro..................05mg.
Hai loại thuốc này pha chung sổ định kỳ .
Pha 2mg / 10 lít nước , dìm rắn ngập trong nước 5 phút .
3- Bệnh viêm phổi - :
Triệu chứng : Rắn ăn yếu và bỏ ăn , thở khò khè , miệng chảy nhớt trào đờm , phân nhão và hôi nặng mùi .
Bệnh này gặp ở mọi lứa tuổi , rắn thở dồn dập ( thở gấp ) Rắn hay bò lung tung không định hướng . Nằm tách khỏi bầy miệng nhiều dịch nhờn da rắn tái nhợt không có màu . Nhìn kỹ trong chuồng có đờm cục do rắn bệnh khạc ra .
+ Phòng bệnh : Nhiệt độ chuồng trại phải luôn ổn định , không bị tăng hay giảm đột ngột . Nền chuồng sạch sẽ khô ráo không được ẩm ướt . Không để gió lùa trực tiếp vào chuồng rắn . Ăn mồi phải sạch sẽ , không cho ăn con mồi quá to so với rắn .
+ Trị bệnh :
Hỗn hợp pha chung trị liên tục từ 5-7 ngày
Tylosin.....300mg.
Enro..........500mg.
Bẻomhexin ........20mg.
vitmin E ..........10mg.
Oganic gen .....10mg.
Pha với 20 lít nước ngâm rắn ngập nước 05 phút .
Rắn nhỏ ngâm từ 2-3 phút , không dìm quá lâu .
4 Bệnh Sưng gan , phù thận , bướu hầu :
Triệu chứng : Rắn bỏ ăn , bò trườn chậm chạp , bụng vàng ( màu vàng chanh ) , miệng cứng lưỡi ít thè ra màu da nhợt nhạt có con màu trắng sát , hầu sệ ói mồi , khạc đờm màu hồng .
Phòng bệnh : Thức ăn và nước uống phải sạch sẽ , Khi thời tiết thay đổi thất thường ta nên pha men tiêu hóa cho cả đàn uống liên tục khoảng 3-5 ngày . Không nuôi quá dày dẫn đến rắn bị đè ép khó chịu khi tời tiết thay đổi đột ngột . Hạn chế trường hợp rắn ăn tranh dành mồi cắn nhau gây vết thương hở , vi khuẩn xâm nhập .
Trị bệnh :
Hỗn hợp thuốc pha chung mỗi ngày 2 lần trị liên tục 7 ngày .
Doxycylin.........100mg.
Analgine..........30mg.
Thiamphenicol........20mg.
Tylosin.................50mg .
Vitamin K....250mg .
Pha hỗn hợp với 20 lít nước dìm ngập rắn 5-7 phút .
Rắn nhỏ ngâm từ 2-3 phút .
5- Bệnh trướng bụng , sình hơi , suất huyết
Triệu trứng :Rắn ăn yếu hoặc bỏ ăn , miệng rắn có nhớt , bụng trướng to , phân loãng và hôi . Rắn lừ đừ chậm chap nhìn biểu hiên gần giống ăn mồi no quá , da rắn nhợt nhạt tái màu .
Phòng bệnh : Không cho rắn ăn thức ăn ôi thiu , loại mồi chết đang chuẩn bị phân hủy . Không cho ăn loại mồi sống bị ghẻ lở nhiều vết trầy tróc có mủ , nếu sử dụng mồi ếch ghẻ lở thì phải ngâm ếch vào dung dịch Extra Odyl 100 cc / 3 lít nước , ngâm 1 giờ sau mới cho rắn ăn . Trước khi cho ăn phải rửa lại bằng nước sạch .
Trị bệnh :
Hỗn hợp thuốc pha chung
Flofenicol..........500mg .
Vitamin K ..........100mg .
Colistin ...........150mg .
Pha hỗn hợp vớ 20 lít nước dìm ngập rắn 5-7 phút .
Rắn nhỏ dìm 2-3 phút .

* Các bệnh trên cho uống thuốc phòng thí liều lượng bằng một nửa liều trị . Cũng dìm , ngâm rắn ngập nước .
Làm vào buổi trưa lúc trời nắn , nóng là tốt nhất .

*** Chú Ý :::: Quan trọng nhất là phòng bệnh , khi rắn bị bệnh chuyển nặng rồi có chữa được thì rắn cũng kém phát triển , nếu phòng bệnh tốt thì ít khi phải sử dụng đến thuốc .
Những khi trái gió trở trời thì nên cho rắn ăn mồi có trộn thuốc viêm phổi , phù thận cho rắn ăn liên tục 3 ngày ***
chúc mọi người mạnh khỏe.

- Bài thuốc được chỉnh sửa cho phù hợp với kỹ thuật và cách thức của thời đại .
- Xin chào bà con.!
 


Last edited:
Lúc trước rắn mình củng bị bỏ an mà ko biết nguyên do , mình bí quá mình củng đã giết 1 con mổ ra để xem thử nhưng cũng ko có vấn đề gì , xong mình củng đưa lên diển đàn để mọi ng giúp, xong anh minhhai chỉ mình bom thuốc tylosol cho nó và nình đã bom 3 ngày liên tiếp mỗi con mình bom 2cc và khoảng 1 tuần sau rắn ăn lại bình thuờng nhưng mình cho ăn mồi sống , vì mồi chết ko để lâu đc sợ thiêu rắn thêm bệnh , bạn thử làm như mình xem .
 


Gởi @ raraotrau :

Nguyên lý khi đổi chỗ ở là rắn bỏ ăn ( không tránh được ) nên rắn của bạn bỏ ăn thì không nên sốt ruột .
Thứ 2 - Bạn đổi chuồng lớn nhưng lại thay đổi cả mô hình nên rắn chưa thích nghi được ( ít nhất 1 tháng sau rắn mới ăn mạnh trở lại ) . Chuồng cũ là chuồng vách đóng bằng ván kín 4 mặt , chuồng mới vách hoàn toàn bằng lưới nên quá trống trải . Khi không gian sống thay đổi đột ngột rắn cảm thấy sợ ( hay co cụm lai một chỗ nằm , không chịu bò ra ngoài lùng sục )

Giải pháp trước mắt : Bạn dùng vải tối màu che kín 4 bề chuồng lưới lại + pha men tiêu hóa cho rắn uống với nước hàng ngày ( để kích thíc hệ tiêu hóa của rắn ) . Hạn chế ra vào thăm chúng chỉ vào những lúc cần thiết thôi . Kiên nhẫn cho ăn mồi ít một , từ từ chúng ăn mạnh trở lại rồi mở he hé vải che ra >> dần dần sau này mở lón rồi bung hết luôn khi rắn hoàn toàn thích nghi với chuồng mới .
 
cám on các a đã chỉ nhiệt tình như vay

gôm nay e phát hiên ra 1 vấn đề nua.và đây:


hinh 1.jpg
hinh 3.jpg hinh 2.jpg
hồi sáng lúc 10h e bắt chúng nó ra phơi nắng 15p, mục đích la để nó khát rồi uống men tiêu hóa(loai a hải chi , 1 ống cho 40 con)

giờ e phải làm gì nua ? mong a hải giúp!!
 
Anh Hải ơi,đợt trước e có ghé a,thấy cách a ấp trứng hay mà giờ e ko nhớ,trứng bỏ vào rổ rồi cho vào thùng mút,đáy thùng mút cho cát đất vào,rồi lấy vải nhúng nước vắt lên trứng rồi đậy nắp thùng mút lại phải ko a,bao lâu mình lấy vải ra nhúng nước đắp lên nữa a?,thường lứa trứng đầu dc khoảng bao nhiêu trứng a nhỉ?
 
cám on các a đã chỉ nhiệt tình như vay

gôm nay e phát hiên ra 1 vấn đề nua.và đây:


Xem file đính kèm 75
Xem file đính kèm 77 Xem file đính kèm 76
hồi sáng lúc 10h e bắt chúng nó ra phơi nắng 15p, mục đích la để nó khát rồi uống men tiêu hóa(loai a hải chi , 1 ống cho 40 con)

giờ e phải làm gì nua ? mong a hải giúp!!

Hôm nay vào thấy diễn đàn đổi mới quá !
Tình trạng rắn của bạn là bị viêm phổi vì gió lùa , nhìn phân thì thấy dấu hiệu xuất huyết .
Thuốc trị bệnh thì đã có ở trang đầu , tuy nhiên rắn này bị bệnh khá lâu rồi chứ không phải mới bị như bạn nói . Chữa thì chữa vớt vát thôi , thực tế cơ thể của nó khá yếu không còn sức đề kháng . Đưa kháng sinh vào sợ chúng chịu không nổi .
Tốt nhất cho mỗi em 02 cái lòng đỏ trứng gà , pha chung với thuốc ( bơm trực tiếp ) Cứ 2-3 ngày một lần và kiên nhẫn khoảng 1 tháng .
Bạn cần biết rõ chính xác phân đó là của con nào ( hình cuối cùng ) để điều trị cho nó .
Các con khác vẫn để chúng yên tĩnh nghỉ nhơi vài ngày su chúng ăn trở lại .
 
Anh Hải ơi,đợt trước e có ghé a,thấy cách a ấp trứng hay mà giờ e ko nhớ,trứng bỏ vào rổ rồi cho vào thùng mút,đáy thùng mút cho cát đất vào,rồi lấy vải nhúng nước vắt lên trứng rồi đậy nắp thùng mút lại phải ko a,bao lâu mình lấy vải ra nhúng nước đắp lên nữa a?,thường lứa trứng đầu dc khoảng bao nhiêu trứng a nhỉ?

Hi ... Ấp trứng thì có trăm cách ấp , đâu có chỗ nào giống chỗ nào .
Như cách trên thì đúng như của anh đang làm rồi đó !
Thường lứa đầu của rắn đẻ khoảng 10 trứng , có con được 7-8 có con 12 trứng . Ít con đẻ được 17-18 trứng lắm ( vì là trứng so ) . Quan trọng là chất lượng thôi chứ đừng ham nhiều hay ít .
 
Mấy nay nóng quá hay sao mà rắn mình nó chui vô thao nước cuộn tròn nằm từ 1h cho tới 5h ngày nay thì con này nằm mai thì con kia nằm , ko biết nó ngâm nước lâu vậy có vấn đề gì ko mọi người,
 
Last edited:
Anh hải cho e hỏi cách ấp trứng của a như thế nào có điểm e chưa rõ trang trước e có thấy người hỏi mà có vấn đề này là mình bỏ trứng vào rổ rồi đặt vào thùng xốp vậy phía dưới rổ mình có bỏ đất ướt hay cát ướt hay là sao hả anh hải, và lấy khăn trùm lên trứng mà là khăn ướt hay ráo a. Cảm ơn a.
 
cam on anh!

e nuoi chung 1 chuong như vay, giờ k bjt con naò mà lần nua a
mà nó có lây k a?

cứ thế này chac chờ vụ tới làm lai từ đầu...@@!
 
Theo mình bạn nên bơm thuốc cho từng con đi bạn , bạn đừng bỏ phế như vậy nuôi 1 mùa rắn đâu có đơn giản đâu bạn , bạn nên kiêng trì cứ bỏ như vậy để mùa sau gây đàn lại ko lẻ mùa sau bị lại bỏ mùa tới gây lại hay sao, tuy bơm từ con cực thiệt nhưng đó củng là 1 kinh nghiệm đó bạn, mình củng từng bơm thuốc từng con nên mình biết hồi mới nuôi đàn rắn 60 con của mình củng bệnh và mìnhcủng phải bơm từng con 1/2 tháng trời nhờ vậy mà cứu đc 1 mớ vậy là đc 1 bài học về bơm thuốc hihi.
 
Anh hải cho e hỏi cách ấp trứng của a như thế nào có điểm e chưa rõ trang trước e có thấy người hỏi mà có vấn đề này là mình bỏ trứng vào rổ rồi đặt vào thùng xốp vậy phía dưới rổ mình có bỏ đất ướt hay cát ướt hay là sao hả anh hải, và lấy khăn trùm lên trứng mà là khăn ướt hay ráo a. Cảm ơn a.

Rắn nóng tự chui vào thao nước ngâm mình là tốt , không sao đâu em !
Ấp trứng thì kê 3 cục gạch bên dưới rổ , lót 1 lớp cát ướt , đạy lên trên trứng 1 cái áo thung hơi ẩm . Đạy nắp thùng lại là xong , sau 4-5 ngày mở thăm 1 lần , vừa lấy khí vừa kiểm tra trứng .

cam on anh!

e nuoi chung 1 chuong như vay, giờ k bjt con naò mà lần nua a
mà nó có lây k a?

cứ thế này chac chờ vụ tới làm lai từ đầu...@@!

Con nào màu tái nhợt nhạt là bắt ra tách riêng , để lâu nó ho nhiều văng vi khuẩn ra chuồng lây bệnh cho con khác .
 
cám ơn bác haasmster va a hai!
trong đàn e thay 1 số màu đen xám nâu gì đó,(nói chung là màu tối) 1 số là màu vàng vàng,,vay nhung con màu vang vàng la benh ha a?!

tai chua có kinh ngiem e hõi hơi nhieu,mong a thong cãm!
 
Anh hải có thể up vài tấm hình rắn đang mang trứng cho nhửng người mới vô nghề biết đc ko a, để còn biết mà tách nhửng con đó ra cho nó đẻ cho thuận lợi .
 
cám ơn bác haasmster va a hai!
trong đàn e thay 1 số màu đen xám nâu gì đó,(nói chung là màu tối) 1 số là màu vàng vàng,,vay nhung con màu vang vàng la benh ha a?!

tai chua có kinh ngiem e hõi hơi nhieu,mong a thong cãm!
Có gì đâu bạn mình củng mới vào nghề đc 1 năm thôi còn phải học hỏi nhiều lắm, nghe bạn nói vậy là bạn chưa biết nhìn rắn bt và rắn bệnh rồi, tốt nhất bạn nên chịu khó bơm thuốc cả chuồng luôn đi , để chửa nhửng con đang bệnh và ngừa nhửng con khác .
 
Bạn Hamster mới nuôi rắn chỉ có 1 năm thôi mà kinh nghiệm nhiều quá ta,(vậy lúc con rắn không bị bệnh cũng bơm thuốc luôn hả bạn) xin lỗi vì mình không bíêt nên hỏi hơi nhiều một tí, lúc trước giờ mình cứ tưởng là lạm dụng thuốc là không tốt cho rắn chứ.........hihi
 


Back
Top