Rờn rợn với món đặc sản sùng tre độc đáo

ANTĐ - Người Pa Cô ở huyện miền núi A Lưới (Thừa Thiên – Huế) vẫn quen chiêu đãi những món ăn đặc sản độc đáo mỗi khi có khách quý đến nhà. Món ăn đặc sản với các tên lạ lẫm ơm pờ reng: con Sùng tre, đã níu bước chân chúng tôi khi đến miền rẻo cao này.

Độc đáo lễ cầu ngư và hội vật làng biển
Chuyện chưa biết về người chuyên nấu ăn cho nguyên thủ

dac%20san.jpg

Sùng tre, đặc sản của người Pa Cô nơi huyện miền núi A Lưới

Theo kinh nghiệm của người dân thì những cánh rừng tre ven suối A Nô là “thánh địa” của loài Sùng tre. Đó là những rừng tre bát ngát nơi xã Nhâm, Hồng Bắc, A Roàng… của huyện miền núi A Lưới. Và mỗi thợ săn đều tự chia lấy “lãnh địa” riêng cho mình bằng cách để lại dấu tích không lẫn được vào thân tre nơi mình đã “chạm dấu rựa”.

Loài Sùng trước khi hóa thân thành loài bướm, chỉ sống trong thân cây tre lồ ô non, chúng như loài sâu ký sinh, hút chất dinh dưỡng từ cây tre mà sống. Bởi thế, chỉ có đám thợ săn mới biết được bí quyết này. Anh Lê Văn Khởi, một thợ săn sùng tre ở đây bật mí: “Thường cây măng lồ ô lớn lên, chiều cao ngang quá đầu người, bỗng dưng chúng không phát triển nữa, các đốt tre ngắn lại. Nếu quan sát kỹ trên thân măng, sẽ thấy một lổ dẹt dài hơn hạt gạo, bên ngoài bóng láng chính là nơi Sùng tre ở”

Từ Sùng tre, người Pa Cô có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau trở thành đặc sản nơi rẻo cao này.

Món Sùng tre khi chế biến thường không thiếu một loại gia vị quan trọng, đó là tiêu rừng; thêm một số gia vị khác cũng là đặc sản của người dân nơi đây, đó là củ lá kiệu, ớt nướng, muối rang đem giã mịn. Sùng tre trước khi chế biến đã được trụng qua nước suối đun sôi. Tất cả những gia vị này sẽ được trộn vào với Sùng ngay trong ống tre. Khi Sùng đã được thấm gia vị, lấy ống tre nướng trên bếp lửa. Món Sùng tre có vị cay nồng của tiêu rừng và ớt chính là món gốc của đồng bào Pa Cô ở đây.

Thưởng thức món ơm pờ reng giữa ngút ngàn đồi nương, chợt thấy sự hào phóng của núi rừng pha lẫn những nhọc nhằn của nghề săn Sùng tre.
dac%20san4.jpg

Loài sùng trước khi hóa thân thành bướm thường sống ký sinh trong ống tre


dac%20san6.jpg

Tìm kiếm thánh địa của loài sùng tre

dac%20san7.jpg

Những thân tre chậm phát triển, đốt ngắn là thánh địa của loài sùng đặc sản

dac%20san8.jpg

Xác định vị trí loài sùng


dac%20san9.jpg

dac%20san1.jpg

Lấy sùng từ cây tre


dac%20san3.jpg

dac%20san5.jpg

Những thợ săn sùng tre chuyên nghiệp thường xác định chính xác vị trí các ống tre có sùng ở

Lê Hà
http://www.anninhthudo.vn/Phong-su/Ron-ron-voi-mon-dac-san-sung-tre-doc-dao/435829.antd
 


nếu có cơ hội tui nhất định sẽ thử! thấy lạ và hấp dẫn quá!
 
Nhìn giống con sâu quá!
trong mấy gỗ mục của cây xoài, chẻ ra cũng thấy có những con sùng năm trong thớ gỗ, nó ăn len lõi thành từng ngách. Chẻ ra, quang cho mấy con gà, gà rất khoái. Không biết có liên quan họ hàng gì với sùng tre không?
Nghe nói ngoài đuông dừa còn có đuông lồ ô, chắc là con sùng tre này?
 
Lại nhớ khôn biết đọc ở đâu có kiểu làm thuốc độc tẩm mũi tên của bà con vùng cao: Lấy râu cọp đục 1 lỗ trên thân cây măng đang mọc. Sau này ở đó sẽ có bọ phát triển (như con giòi) - giống con sùng này quá :wacko:. Con bọ này kết hợp với lá rừng thành loại thuốc kịch độc.
 
Nếu có cơ hội sẽ thử 1 ít
 

Mấy con nầy tui ăn không được... ít! Hì hì, bà con nào có ăn con nhộng tằm rồi thì thèm suốt đời. Tui tin con nầy cũng ngon như vậy.
 
Mấy con nầy tui ăn không được... ít! Hì hì, bà con nào có ăn con nhộng tằm rồi thì thèm suốt đời. Tui tin con nầy cũng ngon như vậy.
Em ăn con nhộng tằm rất nhiều rồi (vì em có tgian công tác tại LH Dâu Tằm Tơ VN mà) ngon lắm nhưng chắc là không giống con sùng tre đâu, có thể phải ăn con tằm chín sẽ giống sung tre hơn đó ?(Tằm chín đem xào khô hoặc rang muối ăn sực sực, dai dai, giòn giòn hơn bao tử cá lóc 1 tí đó)
 


Back
Top