Sáng chế Trụ tiêu nhân tạo - Cùng góp ý kiến nhé!

  • Thread starter Trần Đăng Khuê
  • Ngày gửi
Tiêu là loại nông sản hấp dẫn bất cứ ai vì lợi nhuận mà nó mang lại. Tuy vậy, sự phát triển nóng diện tích trồng tiêu, đặc biệt ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ khiến cho rất nhiều hệ lụy đã diến ra. Tình hình dịch bệnh tràn lan và cực kì nguy hiểm. Thêm nữa, phương pháp trồng tiêu bằng trụ chết khiến cho diện tích rừng ngày càng thu hẹp.

Nhà sáng chế Nguyễn Quang Ngọc sau bao đêm trăn trở đã cho ra đời một sáng chế khá độc đáo: " Cơ cấu trụ tiêu nhân tạo"

Tuy vậy, sáng chế này liệu có hữu ích và có tính thực tế? Câu hỏi này chắc chắn phải do người trong cuộc mới có thể trả lời.

Mời bà con tham khảo:
http://santavi.com/sang-che-tru-tieu-nhan-tao-ct-nha-sang-che-so-17/a694710.html
 


Phương án này á dụng đại trà thì ko hiệu quả, chỉ thích hợp những gia đình trồng vài trụ để ăn thì được.
- Chưa thấy trụ thật như vậy của tác giả này ở nhà, mới chỉ thấy duy nhất 1 trụ mô hình ở trên, nên chưa biết hiệu quả thế nào. Nếu có 1 vài trụ như vậy đả cho quả thì mới biết năng suất thực sự để so sánh.
- Nếu tác giả nói trụ rừng bửa nay còn ít thì còn chấp nhận được, còn nói trụ hỏng thay thế hàng loạt thì em chưa thấy, cùng lắm nếu trồng trụ sống thì 1000 trụ thì có thể bệnh chết vài trụ thì còn nghe được.
- Nếu trụ sống mà lây bệnh chéo cho nhau thì ta củng có thể áp dụng trụ gạch hoặc trụ bê tông, như trụ bê tông thì ko quá 200k/ trụ.
 
Nhiễm bệnh chéo, tranh dinh dưỡng chéo là vô lý.

Thường thì bệnh không nhiễm chéo. Nếu nhiễm chéo,
cũng có khác gì nhiễm thẳng?

Tranh dinh dưỡng chéo là không có. Nếu có cả chục
bộ rễ của chục cây khác nhau cùng chen vào trên
một mảnh đất, ta có thể bón phân cho cả chục cây
thừa dinh dưỡng chứ không thiếu.

Xài thuốc kích thích làm kiệt cây cũng sai.
Cây bị thuốc kích thích thì phát triển mạnh, không
hề kiệt sức chút nào. Mặt khác, nếu năng suất cao,
thì sau đó kiệt sức cũng không sao. Vấn đề lo lắng
không phải là cây kiệt sức, mà là ở chỗ độc hại chất
kích thích gây ra.

Không tính đến những lý lẽ dài giòng sai lạc trên
của cậu ta, thì cậu ta đúng. Đúng ở chỗ áp dụng khoa
học kỹ thuật thời mới.

Nếu tôi đoán đúng ý cậu ta, thì cậu ta trồng tiêu trong
chậu? Bộ rễ của tiêu hoàn toàn cách ly với đất bên ngoài,
ngăn chặn nhiễm bệnh. Lỡ một cây có bệnh, cả vườn tiêu
vẫn mạnh khỏe.

Tôi không biết kỹ thuật trồng cây tiêu thế nào, nhưng
coi Video thấy cây tiêu leo lên trụ, và tiếp tục mọc
rễ ăn vào trong trụ, có thể bón phân vào trong trụ.
Vậy thì có thể làm khung trụ bằng thép không gỉ, thành
trụ bằng nhựa PE (nhựa không độc) có đục chi chít lỗ.
Trong ruột trụ, không phải cho đất, mà làm bằng mút,
vật liệu xốp nhân tạo, từ mới gọi là "giá thể" để thủy
canh. Ta pha chế phân bón và tưới vào giá thể này, và
tiêu mọc rễ vào hút dinh dưỡng.

Trụ có thể làm cao vài chục mét, tùy theo nghiên cứu,
thấy độ cao nào năng suất nhất thì làm. Trụ cũng có thể
to đường kính mấy mét, nhưng cũng có thể chỉ vài centimet
thôi, tùy theo cỡ nào năng suất nhất. Trụ cũng có thể làm
hình trụ tròn, có thể làm trụ bầu dục theo hướng Đông Tây
mặt trời mọc chiếu sáng mọi mặt của trụ.

Trụ được bắt ốc vít với một cái chậu đựng đất hay giá thể
nhân tạo cho Tiêu mọc. Tùy theo tiêu mọc lớn hay mới ươm
mà ta xe dịch cả chậu gần xa cho đủ nắng, hay có thể bê
cả chậu cả trụ lên các hòn đá trên núi, hay bãi cát sa mạc
hay thả nổi trên bè trên sông hồ, hay trên nóc nhà ta ở.
 
Như em nói ở trên, là không hiệu quả chút nào, chỉ áp dụng cho gia đình trồng vài trụ để ăn thôi, khi áp dụng đại trà chỉ cần 1 ha thôi là nhiều vấn đề sẻ sảy ra.
Nhà em trồng tiêu củng được 20 năm rồi, nhưng chưa nghe hoặc thấy cái chuyện rể bám của cây lại hút chất dinh dưỡng....rể đó chỉ có chức năng bám thôi, còn dinh dưỡng vẩn phải lấy từ bộ rể dưới đất.
 
Người trồng tiêu chỉ quan tâm đến bộ rể phụ khi họ trồng tiêu vào năm thứ nhất mà cần lấy giống thì họ sẽ dùng bìa cactôn bấm giữ hai bên mắt tiêu áp sát trụ để có bộ rể thằn lằn phát triển làm tiền đề để sau này cắt làm giống.
Bộ rể cơ bản chủ lực để nuôi cây tiêu là bộ rể dưới đất chứ không phải bộ rể bám ở trên. Như vậy liệu cái chậu kia có đủ sức nuôi để mỗi gốc có năng suất trung bình 3>5kg tiêu khô.
Từ năm thứ hai trở đi người ta dùng dây cột áp giữ tiêu không cho thả tay để tiêu tự leo. Chúng sẽ phát triển thân cành đan cài vào nhau. Đặc biệt khi phủ trụ tán ngọn sẽ cài thành búi lớn, to hơn cả tán bên dưới cộng với dây buộc nên không lo chuyện tuột.
Bộ rể phụ chỉ là rể bám để giúp tiêu leo lên, cùng với thời gian cây tiêu càng già rể phụ càng thoái hoá đi.
Ý tưởng làm ống rỗng để đổ phân hữu cơ tạo điều kiện để rể phát triển vào hút không phải là không thực hiện được, nhưng sẽ gây tốn kém hơn khi phải giải quyết khâu tưới kèm theo chiều cao cỡ 4m của ống nếu không bộ rể này sẽ "queo" vào những ngày nắng trong mùa mưa chứ chưa nói đến mùa khô đằng đẵng.
Giá thành gần gấp đôi giá trụ bê tông
Thực tế...!???
Tóm lại ý tưởng này không gần thực tế. Trồng vài gốc thấp thấp làm kiểng trong sân thì được
 


Back
Top