SÂU ĐỤC THÂN 2 CHẤM

  • Thread starter Guest
  • Ngày gửi
Tên khoa học: Triporiza incertulas
Họ :pyralidae
Bộ :Lepidoptera


Phân bố và ký chủ

Ở Việt Nam có 4 loài và thường xuất hiện ở tất cả những vùng trồng lúa. Gây hại nặng ở vùng Đông Á, Ấn độ, Trung Quốc, Malaysia, Pakistan…

Ký chủ chính là lúa, ngoài ra còn phá hại trên mía, bắp, các loại lúa hoang, cỏ lồng vực.

Đặc điểm hình thái:

Ngài đực thân dài 8-9 mm, cánh trước màu vàng nhạt, mép ngoài cánh có 8-9 chấm nhỏ. Ngài cái thân dài 10-13 mm, cánh trước màu vàng nhạt có một chấm đen rất rõ ở giữa cánh, cuối bụng có chùm lông màu vàng nhạt.
><img src='http://www.mard.gov.vn/PPDHCMC/html/bvtv/image/lua-sau-dthan2cham-trung.gif' border='2' align='right' alt='user posted image' class='attach'/>
Trứng đẻ theo ổ, có lớp lông tơ màu vàng phủ bên ngoài, mỗi ổ có khoảng từ 50-150 trứng.

Sâu non có 5 tuổi :<img src='http://www.mard.gov.vn/PPDHCMC/html/bvtv/image/lua-sau-dthan2cham-saunon.gif' border='2' align='right' alt='user posted image' class='attach'/><img src='http://www.mard.gov.vn/PPDHCMC/html/bvtv/image/lua-sau-dthan2cham-nhong.gif' border='2' align='right' alt='user posted image' class='attach'/>

Tuổi 1: dài 4-5mm, đầu đen có khoang đen trên mảnh lưng, thân màu xám.

Tuổi 2: dài 6-8 mm, đầu nâu, mình trắng sữa.

Tuổi 3: dài 8-12 mm.

Tuổi 4: dài 12-18 mm, đầu nâu, mình vàng xám.

Tuổi 5: dài 15-20 mm, đầu nâu mình vàng nhạt

Nhộng vàng nhạt, con cái có mầm chân sau tới đốt bụng thứ 5, con đực tới đốt bụng thứ 8

Tập quán sinh hoạt và đặc điểm gây hại:


Hoạt động về đêm, ban ngày ẩn nấp trong các bụi rậm gần nước, thích vào đèn, do đó dùng bẫy đèn có hiệu quả vào đêm không trăng lặng gió. Sau khi vũ hoá bắt cặp ngày, đẻ trứng thành từng ổ, có lông bao phủ, mặt trên của lá. Sâu mới nở phân tán, chui vào bên trong bẹ lá để ăn. Khi cây lúa ở giai đoạn mạ chúng thường ăn bẹ lá. Khi cây lúa có lóng, sâu bò xuống ăn các đỉnh sinh trưởng => chết đọt, bông bị loét trắng. Sâu non trải qua 4 lần lột xác (5 tuổi ). Ở giai đoạn mạ sâu có thể cắn đứt các thân mạ và các phần non trong thân lúa ở giai đoạn làm đòng, có lóng đục vào trong thân trên lóng, nhả tơ bịt kín lỗ đục không cho nước thấm vào. Hoá nhộng ở trong thân dưới mặt đất 1-2 cm.

Phụ thuộc vào nhiệt độ, ẩm độ và điều kiện sinh thái ở từng vùng, quan trọng là điều kiện thức ăn. Trên lúa sâu đục thân có 5-7 lứa.

Biện pháp phòng trị:


- Thiên địch ký sinh trên sâu, ấu trùng, nhộng.

- Cắt bỏ bớt lá mạ trước khi cấy.

- Thu hoạch lúa phải cắt sát gốc, phơi khô đốt.

- Cày lật đất, cho nước vào trước khi gieo cấy.

- Bón phân cân đối.

- Dùng thuốc hoá học: DDVP, Sumin alpha, Furadan 3G, Padan 4H, Basudin 10H.
 


Last edited:


Back
Top