Sau khi 1000 gà đã chính thức ra đi hết sạch, hôm nay thêm 3000 gà ra đi

  • Thread starter ruakame
  • Ngày gửi
Tình hình là mấy hôm nay mệt mỏi quá, nên nghỉ về quê xả hơi 4 ngày (tính đến hôm nay là 4 ngày, coi như được nghỉ có 3 ngày, hjx). Vừa nghỉ có đến ngày thứ 3 là nghe hung tin, cái trại mà vừa rồi mình có viết bài là 1000 gà ra đi gần hết, (bây giờ 1000 con đó đi hết luôn rồi), thì trong 3 ngày mình về quê nghỉ, cái trại đó lại ra đi tiếp 3000 con gà, trong vòng có 3 ngày (chết cao điểm chỉ 2 ngày thôi). 3500 con (1500 con 37 ngày, 2000 con 30 ngày) bây giờ chỉ còn khoản 500 con và đang chết lai rai (hôm nay là ngày thứ 4, tức ngày chết cao điểm thứ 3).

Chiều mình chạy lên vào thẳng trong trại nên ko có mang máy chụp hình để chụp lại mấy ảnh mà ông thú y mổ gà cho bà con xem, nhưng mình nhìn bệnh tích rất giống với bệnh dịch tả (khả năng có ghép tụ huyết trùng). Cụ thể là xuất huyết dạ dày tuyến, xuất huyết ruột và ngã ba van hồi manh tràng + màng tim xuất huyết lắm tấm, có con manh tràng sưng to chứa đầy máu. Nhiều con sờ diều thấy căng cứng, không tiêu (mặc dù cho ăn từ trưa và chiều chưa cho ăn, máng hết thức ăn)

Cũng trong chiều nay có bắt về 1 con đang cú rủ mang về nhà, nó đi ị vài bãi phân mình có chụp hình lại cho bà con xem và tư vấn cách cứu số gà còn lại:

IMG_4737_zps3a593dba.jpg


IMG_4738_zpscdea05a3.jpg


IMG_4739_zps270fef78.jpg


IMG_4740_zpsb61638b9.jpg
 


Hix.chết kinh khủng nhỉ. Đã biết chính xác bệnh gì chưa bác oi? Gà em có mấy con đi phân giống thế này quá.
 
Tình hình là mấy hôm nay mệt mỏi quá, nên nghỉ về quê xả hơi 4 ngày (tính đến hôm nay là 4 ngày, coi như được nghỉ có 3 ngày, hjx). Vừa nghỉ có đến ngày thứ 3 là nghe hung tin, cái trại mà vừa rồi mình có viết bài là 1000 gà ra đi gần hết, (bây giờ 1000 con đó đi hết luôn rồi), thì trong 3 ngày mình về quê nghỉ, cái trại đó lại ra đi tiếp 3000 con gà, trong vòng có 3 ngày (chết cao điểm chỉ 2 ngày thôi). 3500 con (1500 con 37 ngày, 2000 con 30 ngày) bây giờ chỉ còn khoản 500 con và đang chết lai rai (hôm nay là ngày thứ 4, tức ngày chết cao điểm thứ 3).

Chiều mình chạy lên vào thẳng trong trại nên ko có mang máy chụp hình để chụp lại mấy ảnh mà ông thú y mổ gà cho bà con xem, nhưng mình nhìn bệnh tích rất giống với bệnh dịch tả (khả năng có ghép tụ huyết trùng). Cụ thể là xuất huyết dạ dày tuyến, xuất huyết ruột và ngã ba van hồi manh tràng + màng tim xuất huyết lắm tấm, có con manh tràng sưng to chứa đầy máu. Nhiều con sờ diều thấy căng cứng, không tiêu (mặc dù cho ăn từ trưa và chiều chưa cho ăn, máng hết thức ăn)

Cũng trong chiều nay có bắt về 1 con đang cú rủ mang về nhà, nó đi ị vài bãi phân mình có chụp hình lại cho bà con xem và tư vấn cách cứu số gà còn lại:

IMG_4737_zps3a593dba.jpg


IMG_4738_zpscdea05a3.jpg


IMG_4739_zps270fef78.jpg


IMG_4740_zpsb61638b9.jpg

Tôi không hiểu cái trại này làm ăn kiểu gì mà lúc trước bạn đăng tin loại bệnh này với trại , mà giờ vẫn chưa có cách khắc phục tới giờ , lang từ đàn này tới đàn khác thì còn cái gì nữa
 
theo như tài liệu gà bạn bị gumbro rồi.
Bệnh Gumboro (Infections bursal disease - IBD)

Là bệnh truyền nhiễm lây lan cấp tính do vurus thuộc họ Birnaviridae gây ra ở gà non làm viêm túi bạch huyết (fabricius) ở phía trên phao câu gà. Bệnh hay xảy ra ở gà con 3-6 tuần tuổi, có thể sớm muộn hơn tuỳ theo điều kiện dịch tễ ở từng địa phương.

Virus gây bệnh Gumboro tồn tại rất lâu trong điều kiện tự nhiên, trong thức ăn, nước uống, trong phân sống đến 52 ngày, ở nhiệt độ 25oc sống 21 ngày, ở -20oc sống trong 3 năm, trong huyễn dịch của túi bạch huyết -50oc virus giữ độc lực trong 18 tháng. Khoa học đã phân lập được virus Gumboro~ trong con mọt thức ăn lấy ở trại gà bệnh trước đó một năm. Sau khi nhiễm virus 24-48 giờ gà phát bệnh đột ngột hàng loạt rất dễ nhầm với ngộ độc thức ăn. Gà bị bệnh do tiếp xúc với gà ốm, qua thức ăn, nước, thiết bị dụng cụ chăn nuôi, chim chóc và nhất là người chăn nuôi làm lây bệnh.

Virus cường độc xâm nhập vào túi fabricius và các bộ phận có chức năng miễn dịch huỷ hoại tế bào lympho B và đại thực bào gây "hiện tượng giảm miễn dịch" ở gia cầm. Hệ miễn dịch bị tổn thương, gà mất khả năng sản sinh kháng thể chống bệnh ngay cả khi được tiêm phòng các bệnh khác như Newcastle, Marek... Do vậy, gà bị bệnh Gumboro kèm theo phát ra bệnh thứ phát khác. ở các trại gà giống thì gà bố mẹ cần phải được tiêm phòng vacxin Gumboro vào 19 tuần tuổi, lúc chuẩn bị đẻ. Kháng thể chống bệnh này từ gà mẹ truyền qua trứng sang gà con, do vậy gà con nở ra đã có miễn dịch cho đến sau 3-4 tuần tuổi (điều này giải thích lý do gà thường bị Gumboro vào 3-6 tuần tuổi).

Triệu chứng: Gà bệnh ỉa chảy, phân màu vàng nhạt, đi lại khó khăn, lông xù, bỏ ăn nhanh, ủ rũ, một số con mổ cắn nhau vào vùng hậu môn. Sau 1-2 ngày phát bệnh gà bắt đầu chết và chết cao

vào ngày thứ 3, thứ 4. Tỷ lệ chết nhiều ít phụ thuộc vào sự chăm sóc nuôi dưỡng đàn gà. Tỷ lệ gà nhiễm bệnh lên đến 80%, có đàn cả đàn, chết 5-30%. Gà con suy giảm miễn dịch kéo dài, chậm lớn, giảm khả năng phòng chống đối với các bệnh khác.

- Bệnh tích: Gà chết gầy khô do bị mất nước nhiều, diều lép, cơ lườn nhợt nhạt. Xuất huyết từng đám lấm tấm ở lườn, đùi, cánh, còn thấy ở cả tim, dạ dày, tuyến tụy, tim, ruột trực tràng và van hồi manh tràng, thận sưng to. Đặc biệt là túi fabncius stmg to lên gấp 2-3 lần, trong túi có dịch lầy nhầy, sánh đục vàng lẫn máu, có thể có những mảnh bã đậu khi bệnh nặng. Khi bệnh không thể hiện triệu chứng bên ngoài đã thấy túi fabricius bị thương tổn.

Phòng chữa: Chưa có thuốc đặc hiệu.

Có bệnh là phải thực hiện: Cách ly, bao vây khu vực chăn nuôi; Loại gà bệnh quá yếu; Cho cả đàn uống 1 liều kháng sinh Synaria hoặc neotesol hoặc Tetracyclin; Bổ sung vitamin C, K và các loại khác (Phylasol, Solminvit, Tesgovit).

- Phòng bệnh: Nhận mua giống ở nơi an toàn dịch; Dùng vacxin Gumboro nhược độc cho gà con theo lịch tiêm phòng, tiêm vacxin vô hoạt cho gà bố mẹ trước khi lên đẻ từ 4-6 tuần; Chăm sóc nuôi dưỡng tốt.​
:bash:
 
Hôm bữa nói 3500 con lận mà. Lần này thú y địa phương phán bệnh gì.
 
trại này nghe chữ gà chắc tởn tới già quá......chia buồn chúc mau hết bệnh
 

chăn nuôi khó khăn thật
trại gà lớn thú y tận nơi như thế mà còn chẳng làm gì được
 
nge sao mà gióng cải lương vậy, trại nuôi số lượng lớn như thế, máy tay thú y đi đâu hết rùi, có liên kết với công ty ko? hay là mình tự mở số lượng lên nuôi ko có bác sĩ thú y, chứ còn máy tay thú y xã, tôi dám chắc ko phải bôi bác chứ chẳng tin máy tay đó chẳng làm nên trò trống gì, chổ nào có mổ heo gà thì tới kiếm vài ký về nhậu thì được,chứ làm ăn gì
 
nge sao mà gióng cải lương vậy, trại nuôi số lượng lớn như thế, máy tay thú y đi đâu hết rùi, có liên kết với công ty ko? hay là mình tự mở số lượng lên nuôi ko có bác sĩ thú y, chứ còn máy tay thú y xã, tôi dám chắc ko phải bôi bác chứ chẳng tin máy tay đó chẳng làm nên trò trống gì, chổ nào có mổ heo gà thì tới kiếm vài ký về nhậu thì được,chứ làm ăn gì

Trại tự mở nuôi, ko có thuê thú y. Đúng là mấy tay thú y xã lẫn các tay bán thuốc thú y chả tin ai được bạn ạ
 
Nếu quả thật số lượng chết như vậy thì mình cũng không hiểu tại sao chăn nuôi lớn như vậy mà khâu phòng và trị bệnh lại yếu như vậy.
Nghĩ cũng buồn nhưng cũng là một bài học lớn.
Ở trên mình cũng có một trường hợp, lần đầu nuôi vài trăm con, chẳng lo phòng bệnh gì, đúng lúc gà có giá thấy có lời, lần sau nuôi hơn ngàn con, cũng không thèm phòng bệnh. Hỏi thì nói là tao nuôi có bị bệnh gì đâu, thời gian sau dịch gà chết hết cả. Khiếp đến già luôn, giờ không dám nuôi nữa.
 
Nuôi đến vài ngàn con mà quy trình thú y phòng bệnh không nắm rõ. Đây gọi là đánh bạc, không nghiêm túc với nghề nghiệp.
 
Tôi không nghĩ là Gum , vì trại nuôi nhiều thế này chẳng lẽ không phòng Gum nổi hay sao ? Gum thì làm Vacxin dễ nhất mà không xong àk ?
 
Tôi không nghĩ là Gum , vì trại nuôi nhiều thế này chẳng lẽ không phòng Gum nổi hay sao ? Gum thì làm Vacxin dễ nhất mà không xong àk ?

chỗ em cũng có 2 anh em nuôi hơn 1000 gà thịt, xuất đc 2 đợt, đến tận đợt thứ 3 luôn
mà hok chích gum, đến khi gà bệnh rúm giò lại, lúc đó 2 anh em họ mới biết là con gà có 1 cái gọi là dịch gumboro bác ợ
 
Có làm Gum các bác ạ, bệnh tích ko thấy có dấu hiệu Gum tại túi Fabricius các bác ạ
 


Back
Top