Stress và sử dụng vitamin C để phòng chống stress trong chăn nuôi gà

Trước hết, “Stress” là phản ứng của cơ thể trước những tác động không có lợi từ bên trong hay bên ngoài.

Trong chăn nuôi gà, các tác nhân gây stress phổ biến là:

- Nhốt và vận chuyển gà tới nơi tiêu thụ;

- Di chuyển đàn;

- Tiêm phòng, nhỏ vắc xin;

- Cắt mỏ

- Thay đổi thời tiết;

- Bệnh tật

- Thay đổi bầy đàn...

Dưới tác động của các tác nhân trên, cơ thể gia cầm có nhiều phản ứng tích cực của hệ thần kinh và thể dịch, nhằm duy trì sự cân bằng của cơ thể, đó là phản ứng stress.

Như vậy, có thể thấy trong suốt quá trình chăn nuôi gà có rất nhiều tác nhân gây stress, hậu quả là con vật luôn phải căng mình ra để chống chọi với các tác nhân đó, làm cho cơ thể tiêu tốn rất nhiều năng lượng, từ đó con vật gầy yếu đi và có thể chết. Đặc biệt, ở những cá thể mà khả năng chống stress kém, sản phẩm thịt và trứng có chất lượng giảm đi rõ rệt.

Các nhà khoa học đã chứng minh rằng, khi bổ sung vitamin C cho gia cầm, cơ thể sẽ trở nên “trơ” với các tác nhân gây “stress”, do đó giảm tác hại của các tác nhân này. Nói cách khác là khi bổ sung vitamin C cho gia cầm sẽ giúp chúng tăng sức đề kháng chống lại các tác nhân gây stress, gia cầm trở nên khỏe mạnh, ít bệnh tật, nhanh lớn... từ đó giảm thiệt hại và đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi. Sau đây là kết quả các công trình nghiên cứu việc bổ sung vitamin C cho gà:

1. Bổ sung vitamin C cho gà con:

Các nhà khoa học trên thế giới khẳng định rằng, gà con không thể tự tổng hợp đủ vitamin C cho cơ thể, do đó việc bổ sung cho chúng đã mang lại hiệu quả rõ rệt. Theo kết quả nghiên cứu của các tác giả F.H Kratzer và H.J Almquis, khi bổ sung vitamin C với liều 0,25% cho gà con từ 0- 24 ngày tuổi mặc dù không làm thay đổi đáng kể khối lượng cơ thể lúc 20 ngày tuổi, nhưng đã làm giảm một cách rõ rệt tỷ lệ gà con chết: 5,6% so với 0%.

Theo các tác giả J.E Mc Kee và P.C Rarrison (1995) khi bổ sung vitamin C cho gà 0- 2 tuần tuổi (bị tác động bởi các yếu tố gây stress gồm: cắt mỏ, nhiễm cầu trùng và nhiệt độ cao 28- 330C) với liều 150 ppm đã làm tăng tốc độ tăng trưởng lên 4,3% so với lô đối chứng, tăng thu nhận thức ăn và giảm 5,8% giá thành. Các tác giả này khẳng định, khi bổ sung vitamin C cho gà, đặc biệt là mức 150 ppm vào khẩu phần đã làm tăng sức sản xuất, tăng khả năng chống chịu các yếu tố “stress” tác động đồng thời lên cơ thể gà con.

Tác giả Grigera và cộng sự (1999) đã chứng minh rằng khi bổ sung vitamin C cho gà bị nhiễm bệnh Gumboro với liều 500 ppm đã làm tăng khối lượng cơ thể lên 10%, giảm tỷ lệ chết từ 5,2% trong lô đối chứng xuống còn 1,9% trong lô thí nghiệm.

2. Bổ sung vitamin C cho gà sinh sản:

Vitamin C có vai trò to lớn đối với các hoạt động sinh sản của gia cầm, nhưng cơ thể chúng không tự tổng hợp đủ vitamin này cho nhu cầu cơ thể. Theo nhiều tác giả, nguyên nhân là do ở gà đẻ cơ thể giảm khả năng tổng hợp vitamin C. Do đó, việc bổ sung vitamin này cho chúng là rất cần thiết và cho hiệu quả cao.

Theo các tác giả Zapata và Genrnat (1995) cho thấy việc dùng 250- 500 ppm đã có tác dụng làm tăng sản lượng trứng khoảng 5% và khối lượng vỏ cũng tăng hơn.

Theo tác giả Peebles và Brake (1985), khi bổ sung vitamin C cho gà đẻ trứng giống 32 tuần tuổi với liều 100 ppm đã làm tăng tỷ lệ đẻ lên 7,2% so với đối chứng, tăng tỷ lệ thụ tinh lên 1,8%; đặc biệt là làm tăng 10,39% tỷ lệ ấp nở, giảm tỷ lệ chết phôi trong lô đối chứng là 6,04% xuống còn 4,71% trong lô thí nghiệm.

Theo kết quả nghiên cứu tại Đại học nông nghiệp Hà Nội, khi bổ sung vitamin C cho gà trống sinh sản với mức 300- 450 ppm đã làm tăng thể tích tinh dịch từ 11- 29% so với đối chứng, đặc biệt là tăng đáng kể số lượng và hoạt lực của tinh trùng. Các tác giả đã kết luận việc bổ sung vitamin C cho gà trống đã làm tăng tỷ lệ thụ tinh từ 4,6- 9,9%, tăng tỷ lệ ấp nở lên từ 3,3-11,2% so với đối chứng.

Từ các kết quả nghiên cứu trên. Các nhà khoa học đã đưa ra liều lượng bổ sung vitamin C cho các loại gà theo bảng sau:

TT

Loại gà

Bình thường

(g Vit C/kg thức ăn)

Khi bị stress

(g Vit C/kg thức ăn)

1

Gà con 1- 8 tuần tuổi

0,3

0,5-1

2

Gà dò

0,3

1- 15

3

Gà đẻ

0,5

1- 15

4

Gà trống sinh sản

0,5

1- 15




Tác giả: BSTY: Lê Sĩ Thành
 




Back
Top