Sử dụng phân vi sinh Biogro trong SXNN sạch

  • Thread starter Guest
  • Ngày gửi
Hai loại sản phẩm phân bón vi sinh Biogro (dùng bón qua rễ và bón qua lá) của Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng phân bón vi sinh (BARC) thuộc Trường ĐH Khoa học tự nhiên do GS.TS Nguyễn Thanh Hiền làm chủ nhiệm đề tài được các HĐKH nghiệm thu, đánh giá cao, cho phép SX và đưa vào sử dụng trong SXNN với nhiều loại cây trồng đa dạng. Biogro đã được nông dân nhiều nơi sử dụng có hiệu quả trong nhiều năm qua, đặc biệt là các vùng SX rau sạch, rau an toàn như Vân Nội, Đạo Đức, Lĩnh Nam (Hà Nội); chè sạch, chè hữu cơ ở Thái Nguyên; cam sạch ở Hàm Yên (Tuyên Quang)… Sản phẩm được cấp bằng sáng chế độc quyền số 1380/2000 và giành được Giải thưởng sáng tạo châu Á năm 2000, hiện đang được Cty TNHH Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam độc quyền cung ứng trên phạm vi cả nước. NNVN giới thiệu các sản phẩm này.

Thành phần phân vi sinh Biogro bón qua rễ: Biogro được tạo thành từ chế phẩm vi sinh chức năng và cơ chất hữu cơ đã được xử lý. Thành phần của phân vi sinh Biogro bón qua rễ gồm có: 1,0 x 106- 107 vi sinh vật cố định đạm; 4,0 x 106-107 vi sinh vật phân giải lân và trên 8,4% chất mang bao gồm các chất hữu cơ đã được xử lý như mùn rác, than bùn… Sản phẩm được đóng gói trong bao PP và PE với khối lượng tinh 25 kg với độ ẩm từ 20 - 25%.
Tác dụng của phân vi sinh Biogro: Dùng phân vi sinh có thể thay thế được từ 50 - 100% lượng phân đạm hóa học (tùy từng loại cây trồng). Thực tế SX cho thấy 1 tấn phân vi sinh thay thế cho 10 tấn phân chuồng, 1 kg đạm vi sinh thay thế cho 1 kg đạm urê. Bón phân vi sinh làm cho cây khỏe hơn, sinh trưởng nhanh hơn, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt hơn, năng suất cây trồng có thể tăng từ 25 - 30%, chất lượng tốt hơn, mã quả đẹp hơn. Bón phân vi sinh có thể tiết kiệm được nhiều chi phí do giá phân hạ, giảm lượng phân bón, giảm số lần phun và lượng thuốc BVTV… nên hạ được giá thành sản phẩm, tăng thêm mức thu nhập cho nông dân. Do bón vi sinh nên sản phẩm rất an toàn, lượng nitrat giảm đáng kể, đất không bị ô nhiễm, khả năng giữ ẩm tốt hơn, tăng cường khả năng cải tạo đất do các hệ sinh vật có ích hoạt động mạnh làm cho đất tơi xốp hơn, cây dễ hút thu dinh dưỡng hơn.
1. Bón cho lúa: Mỗi sào Bắc bộ bà con bón lót 15 kg phân vi sinh, 2 kg đạm và 7 kg lân và 200 kg phân chuồng. Thúc lần 1 với 10 kg phân vi sinh, 1 kg đạm. Bón 2 kg kali để đón đòng. Đối với lúa lai do nhu cầu về phân bón lớn hơn nên các loại phân có thể bón tăng gấp rưỡi để đạt năng suất cao. Đối với cây mạ, bà con trộn đều vào mầm mạ 2 kg phân vi sinh cho 1 sào mạ cấy.
2. Bón cho ngô: Bón lót 10 kg (hạt ngô đã ủ nảy mầm), hoặc đặt bầu cho 1 sào + 50% đạm urê và 50% lân so với bón bình thường khi chưa có phân vi sinh. Khi ngô 3 - 4 lá, bón tiếp 10 kg/sào rồi vun gốc. Các giai đoạn bón đạm lân trước kia nay cũng bón như vậy nhưng giảm 50% lượng. Với phân vi sinh phun qua lá thì trong tháng đầu cứ 10 ngày phun 1 lần.
3. Bón cho rau: Với phân vi sinh qua rễ thì bón lót 20 - 30 kg/sào (360 m2) cộng với 50% urê và 50% lân so với bình thường vẫn lót. Các giai đoạn sau lượng đạm giảm một nửa. Với phân vi sinh phun qua lá thì trong tháng đầu khi lá còn non, bà con phun mỗi tuần 1 lần.
4. Bón cho chè: Phân vi sinh qua rễ nên bón vào thời kỳ mưa xuân (tháng 2 - 3) và mưa ngâu (tháng 7 - 8). Mỗi năm bón 3 - 4 lần với lượng 50 - 100 kg/sào (tùy tuổi cây) bằng cách xới rãnh 15 cm giữa 2 hàng, bón xong, lấp lên một lớp đất mỏng. Sau mỗi lần hái, chờ cho chè xuất hiện lá non thì phun 1 lần phân vi sinh qua lá.
5. Bón cho cây ăn quả: Với phân vi sinh bón qua rễ, mỗi năm bón 2 lần vào thời kỳ mưa xuân và mưa ngâu với lượng 2 - 10 kg/lần tùy theo tuổi cây và sản lượng thu hoạch. Với phân vi sinh phun qua lá mỗi tháng nên phun 1 lần, nhất là thời kỳ cây đang ra lộc non.
6. Bón cho cây cảnh: 1 kg phân vi sinh bón cho 10 chậu cảnh, cây to hơn có thể bón tăng bằng cách bón sâu vào trong chậu, nhất là vào các mùa xuân, mùa thu hoặc khi thay đất cho chậu.
<block />Một số lưu ý khi sử dụng phân bón vi sinh Biogro: Khi bón cần giữ độ ẩm cho tốt, đặc biệt là 2 tuần đầu. Phân vi sinh chỉ phát huy tác dụng tốt khi bón cùng với một lượng đạm và lân hóa học nhỏ (không nhỏ hơn 4 kg đạm, và không lớn hơn 7 kg lân cho mỗi sào). Đất chua nên bón vôi trước 2 - 3 ngày rồi mới bón phân vi sinh. Nếu phun thuốc trừ sâu và thuốc trừ cỏ thì phải phun sau khi đã bón phân vi sinh 1 tuần để không làm chết các vi sinh vật có ích trong phân. Không được trộn lẫn phân vi sinh với bất cứ loại phân hóa học nào, kể cả tro bếp. Bảo quản phân ở nơi thoáng mát, tránh mưa, nắng làm chết các vi sinh vật có ích trong phân. Thời gian bảo quản tối đa là 6 tháng kể từ ngày SX, tốt nhất là 2 tháng với mùa hè, 3 tháng với mùa đông.
 


Last edited:


Back
Top