sử dụng thảo dược cho gà giống

  • Thread starter nhà n
  • Ngày gửi
mình cũng dang tập tành nuôi ga giống.
cũng biết chút it kinh nghiệm sơ sơ.
mình có 1 tò mò. và không biết hội mình có ai làm và thành công chưa
ý của mình là. khi mình cho đàn gà con ăn, dù là loại dưới 1tháng hay hơn, thì bổ xung vào thức ăn cua chúng 1 it thảo dược
thảo dược mình muốn nói, chính là những loại cây thuốc quanh ta. có thể ngừa bệnh hoặc chữa bệnh. hoặc ít ra, những loại thảo dược đó cũng kích thích độ tăng trưởng của đàn ga. mong các bác cho ý kiến nhé
 


Last edited by a moderator:
ai có kinh nghiem sử dụng thảo dược thì hướng dẫn mọi người với
Mình cũng đang muốn tìm hiểu thêm
 
nếu nhà bạn gần chổ tráng bánh tráng hơạc làm bún thì có thể xin ít nước về cho gà uống rat nhanh lớn, người ta dùng nước đó để cho heo uong
 
giã cây cỏ mực ra pha nước trong những ngày nóng giúp chống nóng . ^^ trước mình cũng sử dụng mà nước đen thui nhìn thấy gớm
 
Cây thuốc phiện :6^: cho gà ăn ngừa đc tất cả các loại bệnh + gà nhanh lớn :8^:
 
Cây thuốc phiện :6^: cho gà ăn ngừa đc tất cả các loại bệnh + gà nhanh lớn :8^:
tuyệt đối bác không lên chỉ cho người ta cách trồng cây thuốc phiện
hiện tại em cũng đang trong quá trình nghiên cứu về mô hình nuôi gà bằng thảo dược theo em thấy bác lên dùng tỏi cho gà là rất tốt có có rất nhiều chức năng tốt cho gà

<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]--> Tỏi-phòng bệnh cho gia cầm

Tỏi có tác dụng đáng kể lên hệ thống miễn dịch, giúp tăng hoạt tính các thực bào lympho, có tính kháng khuẩn (ức chế 70 loại vi khuẩn gram (–) và gram (+)), kháng virus (cúm, cảm lạnh, lở mồm long móng), diệt ký sinh trùng và nguyên sinh động vật (giun đũa, giun kim, giun móc, lỵ amid), phòng tránh tốt các rối loạn men tiêu hóa, nhiễm khuẩn dạ dày ruột, chống các bệnh đường hô hấp.
Ngoài ra tỏi còn giúp tăng hiệu lực kháng sinh vì thế tỏi sẽ giúp tăng hiệu quả của kháng sinh trong việc điều trị bệnh CRD.
Để giúp người chăn nuôi mạnh dạn sử dụng tỏi phòng bệnh CRD, năm 2010 tập thể trạm Khuyến nông Khuyến ngư Mỏ Cày Nam đã thực hiện thí nghiệm “Sử dụng tỏi phòng bệnh gia cầm”.
Phương pháp thực hiện thí nghiệm: Chia đàn gà làm 2 lô, mỗi lô 500 con với điều kiện môi trường sống giống nhau.
Trong đó:
* Lô1: sử dụng vitamin C + B complex + điện giải cho uống mỗi ngày.
* Lô 2: sử dụng rượu tỏi pha nước cho uống lúc gà được 7 ngày tuổi, 2 ngày uống 1 lần với liều: 60ml rượu tỏi pha trong 10 lít nước uống cho 200 con gà con (dưới 2 tháng tuổi) hoặc 100 con gà lớn (trên 2 tháng tuổi). Các ngày còn lại vẫn sử dụng vitamin C + B complex + điện giải. Vỏ tỏi còn lại treo ở các góc chuồng để khử mùi hôi.
Sau 4 tháng thực hiện kết quả như sau: Sử dụng tỏi giúp hạn chế bệnh đường hô hấp mãn tính trên đàn gà, giảm được chi phí thuốc, tỷ lệ chết, nâng cao hiệu quả chăn nuôi:+ Giảm tỷ chết, loại thải: từ 14% xuống còn 2%+ Giảm chi phí thuốc: 445đ/con+ Thời gian xuất chuồng sớm hơn: 15 ngày.+ Trọng lượng xuất chuồng cao hơn: 90g/con.Do vậy, người chăn nuôi Bà con có thể bổ sung tỏi bằng cách: sử dụng tỏi tươi giã lấy nước cho gia cầm uống, xác trộn trong thức ăn (100g/10 lít nước) hoặc ngâm rượu tỏi (30-40g/100ml rượu, 5-6ml rượu tỏi/1 lít nước).
Ngoài ra bà con có thể phơi khô nghiền thành bột trộn trong thức ăn hăng ngày với lượng 3%.Sử dụng tỏi trong chăn nuôi gia cầm giúp hạn chế bệnh đường hô hấp mãn tính trên đàn gà, giảm được chi phí thuốc, nâng cao hiệu quả chăn nuôi: Giảm tỷ lệ chết, loại thải do nhiễm bệnh, giảm chi phí thuốc điều trị bệnh, gia cầm lớn nhanh. Ngoài ra, tỏi còn nâng cao hiệu quả kháng sinh trong việc điều trị bệnh CRD bằng phương pháp điều trị kết hợp kháng sinh và tỏi.



Tỏi - kháng sinh từ thiên nhiên
Loại củ nhỏ bé này ngoài tác dụng làm gia vị cho các món ăn, còn có tác dụng rất lớn cho sức khỏe. Từ xa xưa, con người đã dùng tỏi làm nguyên liệu để tạo ra những bài thuốc chữa trị nhiều loại bệnh rất hiệu nghiệm.

Đông y ghi nhận công dụng trị bệnh của tỏi như sau: “Tỏi có vị cay, tính ôn, hơi độc nằm trong hai kinh can và vị, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát trùng, chữa bệnh lỵ ra máu, tiêu nhọt, hạch ở phổi, tiêu đàm, chữa chứng chướng bụng hoặc đại tiểu tiện khó khăn. Người âm nhu, nội thiệt, có thai, đậu chẩn, đau mắt không nên dùng”.


Ứng dụng trong cuộc sống
Trong các mộ cổ Ai Cập từ sáu ngàn năm về trước có những củ tỏi khô được ướp với các bộ xương. Các sách y học Ai Cập cổ đại có ghi hai mươi bài thuốc dùng tỏi để trị một số bệnh như đau bụng, đau nhức khớp xương, nhiễm độc, cơ thể suy nhược…

Công nhân xây dựng kim tự tháp được cung cấp thực phẩm có tỏi để tăng cường sức lao động. Những võ sĩ giác đấu Hy Lạp, binh sĩ La Mã cũng được cho ăn tỏi để chiến đấu can trường, dũng cảm hơn. Trong các cuộc hải hành, dân Virking đều mang tỏi theo làm lương thực và để trị bệnh khi cần.

Tỏi đã được các vị thầy thuốc xưa kia ca ngợi như một vị thuốc có giá trị. Ông tổ nền y học phương Tây là Hippocrates (460-377 trước Công nguyên) đã xem tỏi là môn thuốc tốt để trị các bệnh nhiễm độc, bệnh viêm, bệnh dạ dày và loại trừ nước dư trong cơ thể.

Galen - một trong các danh y nổi tiếng sau Hippocrates - đã khen ngợi tỏi như môn thuốc trị được nhiều bệnh.

Theo Pedanius Dioscorides (một danh y Hy Lạp) thì tỏi giúp giọng nói trong trẻo, làm bớt ho và thông tắc nghẽn ở mạch máu. Tỏi còn làm lợi tiểu, bớt đau răng, chữa bệnh ngoài da và chữa cả bệnh hói tóc.

Trong Chiến tranh thế giới thứ I, người Nga đã dùng tỏi để trị các bệnh nhiễm trùng. Họ gọi tỏi là thuốc kháng sinh. Các bác sĩ Anh cũng biết dùng tỏi để trị vết thương nhiễm độc trên chiến trường.

Khi có dịch cúm vào đầu thế kỷ XX, nhiều quốc gia trên thế giới đã dùng tỏi như một phương tiện để chống lại sự hoành hành của bệnh.

Sách xưa có ghi lại câu chuyện về bốn tên trộm lừng danh ở thành phố Marseille. Trong trận dịch hạch kinh khủng ở thành phố này, có bốn tên trộm vẫn ngang nhiên vào nhà người bị bệnh để trộm của mà không bị lây bệnh. Khi bị bắt, người ta hứa sẽ tha tội nếu chúng nói ra bí quyết không bị lây bệnh. Bốn tên đạo chích khai ra là suốt thời gian có dịch hạch đã ăn rất nhiều tỏi tươi!

Vào thời Trung cổ, khi đi vào những vùng nhiễm độc, các thầy thuốc đều mang theo nhiều nhánh tỏi để phân phát cho dân chúng cũng như để ngăn chặn hơi độc xâm nhập vào mũi.

Các triết gia cũng có nhiều nhận xét về giá trị của tỏi:

- Celsus ngay từ thế kỷ thứ I đã khuyên dùng tỏi để trị nóng sốt và bệnh đường ruột.

- Virgil nhận ra tỏi làm tăng sức lực của nông dân.

- Aristophanes nhắc nhở các lực sĩ, chiến sĩ ăn tỏi trước khi xuất trận để chiến đấu ngoan cường hơn.

Dân Nga xưa kia có tập quán ngâm tỏi với rượu vodka, để lâu hai tuần rồi uống và tin là sẽ được trường thọ. Dân Ukraina uống nước chanh ngâm tỏi để làm tăng sức lực, giữ cho người trẻ lâu. Trẻ con Ý được cha mẹ cho mang một túi tỏi nhỏ trên cổ để ngừa các bệnh truyền nhiễm. Dân da đỏ bắt chước đoàn thám hiểm Tây Ban Nha dùng tỏi để trị các bệnh khó tiêu, đau bụng, đau tai. Đặc biệt họ rất ít bị bệnh yết hầu vì dùng nhiều tỏi, mùi tỏi làm cuống phổi mở rộng, hô hấp dễ dàng.

Người Mỹ xưa kia chữa bệnh tim phổi bằng cách đắp tỏi giã nhỏ lên chân để tỏi hút hết chất độc, đưa ra ngoài. Tổng thống Benjamin Franklin thích ăn súp nấu với tỏi, còn binh sĩ của Tổng thống George Washington thì được cho thêm tỏi trong khẩu phần ăn.

Vào đầu thế kỷ trước, bệnh lao rất phổ biến và khó trị vì chưa có thuốc kháng sinh. Các bác sĩ đã chữa bằng tỏi và thấy có tác dụng trong việc diệt trực khuẩn lao. Sau đó một thời gian, nước Mỹ bị dịch cúm và bệnh tinh hồng nhiệt, dân chúng bèn đốt tỏi trong nhà và hơi khói tỏi đã giúp nhiều người không bị lây bệnh. Nhiều người còn nhai tỏi để ngừa bệnh cúm.
Ứng dụng trong y học

Qua nhiều nghiên cứu khoa học và kinh nghiệm sử dụng thì tỏi có nhiều công dụng trị bệnh. Hai thành phần hóa học chính của tỏi là chất allicin và allinase, tồn tại riêng rẽ trong tế bào tỏi.
Phòng chống ung thư

Tỏi có tác dụng chống lại tiến trình phát triển khối u và ung thư của nhiều loại ung thư (ung thư dạ dày, ung thư cột sống, ung thư phổi, ung thư vú và màng trong tử cung, ung thư thanh quản…). Nếu bệnh được phát hiện thì có thể điều trị sớm bằng cách ăn tỏi hàng ngày từ 5 đến 20g tỏi tươi tùy bệnh, đồng thời từ bỏ thuốc lá, bia rượu, thức ăn nhiều chất béo, các loại thịt đỏ.
Phòng chống các bệnh tim mạch

Ăn càng nhiều tỏi càng giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Đó là kết quả nghiên cứu của các chuyên viên ở Đại học Western Ontario, Canada. Chính vì vậy mà dân Triều Tiên ăn rất nhiều tỏi và họ cũng ít bị mắc bệnh về tim. Tỏi còn giúp làm giảm LDL (cholesterol xấu) tăng HDL (cholesterol tốt), do đó làm giảm các rối loạn chuyển hóa mỡ trong máu, chống xơ cứng động mạch vành, động mạch não, động mạch ngoại vi.

Mỗi ngày dùng tỏi tươi hoặc chế phẩm từ tỏi sẽ có tác dụng điều hòa huyết áp, chống bệnh tăng huyết áp, chống nhồi máu cơ tim và chống tai biến mạch máu não (tất nhiên cần thực hiện tốt các điều kiêng kỵ như với bệnh ung thư nói ở trên).
Tác dụng giảm đường huyết

Tỏi có tác dụng gia tăng sự phóng thích insulin tự do trong máu, tăng cường chuyển hóa glucose trong gan, giảm lượng đường trong máu và trong nước tiểu (tác dụng tương đương với tolbutamid - một loại sunfamid chữa tiểu đường type II). Dùng tỏi thường xuyên có thể chữa bệnh tiểu đường type II cho người mắc bệnh từ ba đến mười năm kết hợp kiêng cữ cần thiết (từ bỏ thuốc lá, các chất ngọt từ đường, bia rượu, chất béo).
Tỏi và sự đông máu

Tỏi có tác dụng ngăn sự đóng máu cục - một nguy cơ của chứng đột quỵ và tai biến mạch máu não.

Các thầy thuốc xưa kia đều biết rằng tỏi làm máu loãng hơn. Tác dụng này diễn ra rất mau, chỉ vài giờ sau khi dùng tỏi. Chưa có trường hợp nào do ăn nhiều tỏi mà làm cho máu loãng rồi dễ xuất huyết, vì tỏi chỉ làm máu loãng tới mức bình thường.
Tỏi và cảm cúm

Tinh dầu tỏi có khả năng tiêu diệt một số vi sinh có hại mà không làm mất đi những vi sinh vật có lợi trong cơ thể.

Tỏi làm tăng tính miễn dịch của cơ thể đối với vi khuẩn, ngay cả HIV và làm giảm nguy cơ mắc ung thư.

Tỏi dùng để chữa bệnh đau cuống họng, sổ mũi, ho lạnh là những biểu hiện của bệnh cúm nhờ chất allicin có trong tỏi. Y học dân gian nhiều nước chữa cảm cúm bằng cách thoa tỏi tươi mới cắt vào bàn chân.

Ngoài ra, tỏi cũng được dùng để trị bệnh hen suyễn và viêm phổi ở trẻ em.
Tỏi dùng làm thuốc kháng sinh
Từ lâu, dân chúng tại nhiều nơi trên thế giới đã dùng tỏi như là một loại thuốc kháng sinh để chữa một số bệnh gây ra do vi khuẩn như kiết lỵ, tiêu chảy, thương hàn, viêm cuốn họng, mụn nhọt ngoài da, thối tai…

Chất allicin có trong tỏi chưa chế biến có tác dụng ức chế sự sinh trưởng của vi khuẩn, mạnh bằng 1/5 thuốc penicillin và 1/10 thuốc tetracycline. Tỏi cũng có công hiệu để trị bệnh sán lãi, giun kim, các bệnh nấm ngoài ra…

Trong thực tế, tỏi được dùng với những nhiễm độc nhẹ, không nguy hiểm tới tính mạng. Còn các trường hợp nhiễm trùng cấp tính và trầm trọng thì tất nhiên không thể dựa vào loại “kháng sinh thực vật” này

<!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
 

tưởng j mới mơi chứ tỏi này thì mọi người dư biết, lúc bắt gà về cho cho uống tỏi 3 ngày đầu liên.. rồi ngày6,7,8 cho uống lại, giả cho cho uống, co lúc siêng siêng em nhỏ cho nó luôn, keke
 
Mật Ong thì mình đã có dùng rồi, gà sung khoẻ. Rượu tỏi củng đã dùng rồi, tạm đc.
 
tỏi nên bổ sung khi gà trên 20 ngày thì hơn . vì nhỏ quá gà ko dính hô hấp. nhỏ theo mình chỉ có thuốc úm và men tiêu hóa thôi . trên 20 ngày thì cho uống tỏi lúc trời lạnh và trộn khoáng vao thức ăn giúp gà ko đánh nhau và nhanh ra lông hơn
 
tuyệt đối bác không lên chỉ cho người ta cách trồng cây thuốc phiện
hiện tại em cũng đang trong quá trình nghiên cứu về mô hình nuôi gà bằng thảo dược theo em thấy bác lên dùng tỏi cho gà là rất tốt có có rất nhiều chức năng tốt cho gà

Nó cũng là cây thảo dược mà :huh:
 
kaka, thế cho nó uống cây thuốc lá có mau lớn và chống bệnh như thuốc phiện ko

--------

mà khoảng là phải mua hay tự chế vậy mấy bác, thấy gà nhà em đá nhau sung lắm, chắc thiếu khoáng.
 
Last edited:
thì mua khoáng về trộn cho nó . 1 kg khoảng 25K thôi à. anh trộn trong 1 tuần thấy đỡ nè.
Làm theo cách của bạn 9x là em treo 2 3 bó rau thòng lòng đung đưa là nó phân tâm ko đánh nhau nữa
Kết hợp 2 yếu tố trên nhé .Gà anh hết đánh nhau thì tới 2 hôm nay đang có 2 con rụt cổ. đang mất thời gian với nó nè . mệt quá nhỉ :lol:
 
kaka, j chứ rau là e ko thiếu
trong đàn e có mấy con còi xương, ko biết lám sao nữa anh Tien, :8^: em làm vaccxin lasota lúc 4 ng tuổi, em thấy trên agri nói 18 ngày mới làm lại, anh có làm zậy ko, hôm nay gà nhà em 13 ngày tuổi, ko biết nên cho uống ks gì tiếp theo đây.. vẫn đang mần men tiêu hóa tiếp đây..hehe
 
Nó cũng là cây thảo dược mà :huh:
biết là vậy nhưng nhà nước đã cấm trồng cây này rồi ,đúng nó cũng là cây thảo dược trữa được rất nhiều bệnh ngưng nó cũng là cây thuốc độc đã làm hại biết bao nhiêu người rồi

--------

tưởng j mới mơi chứ tỏi này thì mọi người dư biết, lúc bắt gà về cho cho uống tỏi 3 ngày đầu liên.. rồi ngày6,7,8 cho uống lại, giả cho cho uống, co lúc siêng siêng em nhỏ cho nó luôn, keke
cái quý của nó là có nhiều tác dụng hữu ích tốt cho người và con gà chứ còn cũng có rất nhiều thảo dược khác cũng rất nhiều ví dụ
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]--> Chăn nuôi
Livestock
Nghệ, tỏi, gừng, gấc, cam thảo... các thảo dược có thể sử dụng trong thức ăn chăn nuôi
Chăn nuôi phát triển mạnh đã kéo theo sự phát triển của thức ăn công nghiệp, sản lượng thức ăn công nghiệp hàng năm tăng 16% tính từ 2001-2008 và đạt 8,9 triệu tấn năm 2008. Sản lượng thức ăn công nghiệp tăng thì phụ gia TACN cũng tăng. Hàng trăm loại phụ gia TACN (feed additives) đã được nhập vào Việt Nam, trong đó có nhiều loại phụ gia nguồn gốc thảo dược như như APEX của Công ty BFI - Anh, NUTRAFITO PLUS của Công ty Desert King - Hoa kỳ, CTK KOCA của Công ty CTCBIO - Hàn quốc…
APEX là phụ gia chứa các thảo dược như lá và tinh dầu cây hương thảo, củ và tinh dầu tỏi, lá hoa và tinh dầu cây xạ hương, quả và tinh dầu hồi, vỏ và tinh dầu quế. Các hoạt chất trong các thảo dược này hoạt động như các chất kháng khuẩn và các chất chống oxy hóa. Các chất hoạt chất trong APEX có khả năng ức chế nhiều loại vi khuẩn gram (-) và gram (+), kể cả vi khuẩn đã kháng với nhiều loại kháng sinh. Nó có thể thay thế nhiều loại kháng sinh như tylosin, chlotetracycline, sulfametazine, penicillin... bổ sung vào thức ăn. Chế phẩm còn có đặc điểm là không ức chế những vi khuẩn có ích trong đường ruột và còn có tác dụng kích thích tính thèm ăn, tăng sự tiết dịch tiêu hóa, cải thiện tỷ lệ tiêu hóa hấp thu thức ăn.
Các thí nghiệm bổ sung APEX tại Anh, Bỉ hay Đan mạch đã cho thấy APEX hoàn toàn có thể thay thế được kháng sinh bổ sung vào thức ăn, ngoài ra còn có tác dụng làm tăng sức lớn của lợn (tăng 20%), giảm chi phí thức ăn cho 1 kg tăng trọng (giảm 9%). Đặc biệt, APEX đã được chứng minh là có thể thay thế hiệu quả kháng sinh trong việc ngăn ngừa các bệnh của cá gây ra bởi các vi khuẩn như Aeromonas hydrophila, Vibrio alginolyticus, Vibrio parahaemolyticus, Vibrio harveyi.
NUTRAFITO PLUS là chế phẩm của các cây Quillaja (Quillaja saponaria) và Yucca (Yucca schidigera),các cây này mọc nhiều ở vùng nóng và khô của Bắc và Trung Mỹ, Chilê và Mexico.
Hoạt chất chính trong chế phẩm này là saponin (steroid saponin, triterpenoid saponin) có tác dụng kiểm soát ammonia và mùi hôi của chất thải, chống lại các bệnh gây ra bởi protozoa, nâng cao khả năng tiêu hóa, hấp thu thức ăn, nâng cao đáp ứng miễn dịch, cải thiện năng suất sinh sản, hạn chế tỷ lệ đẻ non ở lợn. Các thí nghiệm đã chứng minh NUTRAFITO PLUS không những hoàn toàn có thể thay thế kháng sinh trong việc ngăn ngừa các bệnh nhiễm khuẩn của lợn, gà, tôm, cá mà còn giúp kích thích tăng trưởng (tăng 10%), giảm chi phí thức ăn (giảm 10-20%) và hạn chế khí ammonia và mùi hôi trong chuồng cũng như ammonia trong ao nuôi.
CTK KOKA là phụ gia dạng lỏng chứa hoạt chất glycyrrhizin của cam thảo có mùi thơm và vị ngọt, giúp tăng khả năng ăn, phòng ngừa stress do chuyển mùa, chuyển đổi thức ăn, tiêm phòng vaccine, giúp tăng cường miễn dịch, giải độc gan.
Sử dụng thảo dược làm phụ gia TACN được thế giới hiện đại coi là một hướng đi quan trọng của chăn nuôi sạch và thân thiện với môi trường.
Các nguồn thảo dược của nước ta chứa tất cả các hoạt chất cần cho các chức năng của phụ gia TACN:
- Chức năng diệt vi khuẩn, virus, nấm và protozoa
- Chức năng chống ôxy hóa (antioxidant)
- Chức năng tăng cường hệ miễn dịch
- Chức năng kích thích tiêu hóa và hấp thu, tăng tính ngon miệng, tăng hiệu suất chuyển hóa thức ăn
- Chức năng thay thế kháng sinh và các chất kích thích tăng trưởng, góp phần sản xuất thực phẩm sạch và an toàn
- Chức năng tăng năng suất chăn nuôi và giảm thiểu ô nhiễm môi trường
Có thể kể ra đây một số thảo dược chứa các hoạt chất có một hoặc nhiều các tính chất trên:
Nghệ: Nghệ là một thành phần của thuốc Ayuvedic của Ấn độ có từ 1900 trước công nguyên, nó cũng là gia vị quan trọng của người Ấn độ, Trung hoa và nhiều dân tộc ở châu Á. Nghệ chứa hoạt chất chính có tên là curcumin, chất này làm cho nghệ có mầu vàng. Curcumin được các nhà khoa học phương Tây phân lập lần đầu tiên vào năm 1815 và xác định cấu trúc hóa học vào năm 1910.
Curcumin có vai trò kích thích hệ miễn dịch, giúp cho hệ tiêu hóa, hệ xương khớp khỏe, giúp duy trì cholesterol máu ở mức bình thường. Curcumin của nghệ cùng với kháng sinh có tác dụng hiệp đồng với nhau. Các nhà khoa học Iran đã chỉ ra rằng curcumin đã làm tăng tác dụng diệt khuẩn của cefixime, cefotaxime, vancomycin và tetracycline khi cho curcumin phối hợp với các kháng sinh này (vùng diệt khuẩn của kháng sinh đồ tăng lên từ 24,4% đến 52,6%). Curcumin hoạt động như một chất chống oxy hóa, ngăn ngừa sự tấn công của các gốc tự do làm tổn hại màng và nhân tế bào, ngăn ngừa nguy cơ ung thư (tác dụng chống oxy hóa của curcumin mạnh hơn vitamin E 5-8 lần).
Tỏi: Tỏi đuợc trồng ở nhiều nơi trên thế giới, Trung quốc là nước sản xuất lớn nhất, sản lượng chiếm 77% toàn thế giới (10,5 triệu tấn/năm), sau đó là Ấn độ, Hàn quốc, Nga, Mỹ. Cứ 100g tỏi có 623 KJ (149 Kcal), các vitamin thấy trong tỏi là carotene, B1, B2, B3, B5, B6, B9, vitamin C, các chất khoáng như can xi, sắt, magiê, phospho, kali, natri, mangan, kẽm và selen. Tỏi có 3 hoạt chất chính là allicin, alliin và ajoene. Allicin không hiện diện trong tỏi, nó chỉ sinh ra khi tỏi bị đập dập. Allicin là một chất kháng sinh tự nhiên rất mạnh, mạnh hơn cả pencillin. Nước tỏi pha loãng 125.000 lần vẫn có dấu hiệu ức chế nhiều loại vi khuẩn gram âm và gram dương như Staphylococcus, Streptococcus, Samonella, V.cholerae, B. dysenteriae, Mycobacterium tuberculosis. Tỏi cũng ức chế sự phát triển của nhiều loại virus như virus bại liệt, cúm và một số loại nấm ở da hoặc bộ phận sinh dục của phụ nữ như candida. Cùng với tác dụng diệt khuẩn, tỏi còn có hiệu lực ngăn chặn sự phát triển của nhiều loại khối u ung thư. Ngoài ra tỏi đã được thấy là có tác dụng ngăn chặn sự ngưng kết tiểu cầu và tăng mỡ máu, điều hòa lượng đường huyết, hạ cholesterol máu, giảm cholesterol xấu (LDL) tăng cholesterol tốt (HDL), ngăn cản các mảng bám lòng mạch, gây hẹp và cứng động mạch, giảm nguy cơ huyết áp và đột quỵ. Gần đây các nhà y học còn thấy tỏi có tác dụng tẩy giun sán và diệt các ký sinh trùng đường ruột khác.
Gừng: Sản lượng gừng toàn thế giới đạt gần 1,4 triệu tấn; Ấn độ là nước có sản lượng đứng đầu thế giới (30%), tiếp theo là Trung quốc, Indonesia, Nepan và Nigeria.
Mùi và vị của gừng là do một hỗn hợp dễ bay hơi có tên là zingerone, shogaols và gingerols. Vị cay của gừng là do các dẫn chất phenylpropanoid không bay hơi của gingerols khi gừng được làm khô hay nấu chín. Gingerols trên động vật thí nghiệm thấy có tác dụng kích thích nhu động ruột, tăng tiết nước bọt, giảm đau, an thần, giải nhiệt và kháng khuẩn. Dầu gừng có khả năng ngăn ngừa ung thư da ở chuột và diệt được tế bào ung thư buồng trứng.
Trong y học gừng được dùng để trị chứng khó tiêu, ruột nhu động yếu, táo bón, đau bụng nôn ói, cảm lạnh. Zingerone trong gừng có tác dụng ngăn ngừa hiệu quả tiêu chảy gây ra do nội độc tố của E.coli.
Ac ti sô: Ac ti sô có tên khoa học là Cyanara carducunlus, nguồn gốc ở vùng Địa Trung Hải, ở nước ta ac ti sô được trồng nhiều ở Đà lạt. Cứ 100g ac ti sô có 220 KJ (53 Kcal), có các vitamin là B1, B2, B3, B5, B6, B9, C và các chất khoáng là canxi, magiê, phospho, kali, mangan và kẽm.
Các hoạt chất trong ac ti sô có tên là cynarin, apigenin, luteolin có tác dụng tăng cường chức năng gan, mật, tăng tỷ lệ HDL/LDL. Chiết chất của lá ac ti sô được thấy là có tác dụng giảm cholesterol (do ức chế HMG-CoA reductase) và giảm mỡ máu.
Trong y học ac ti sô được dùng để trị các bệnh về gan như viêm gan mãn tính, xơ gan cổ chướng, suy mật, da vàng, phù thũng, tiểu tiện khó, kém ăn, gầy yếu.
Gấc: Quả gấc có hai sản phẩm là tinh dầu gấc và khô bã gấc, cả hai sản phẩm này đều rất giầu các chất chống oxy hóa, đó là β- carotene, lycopene và α-tocopherol. Lycopene trong quả gấc giầu hơn lycopene của cà chua 70 lần, β- carotene giầu hơn của ca rốt 10 lần. Hoạt tính chống oxy hóa của lycopene cao hơn của α- tocopherol 10 lần, cao hơn của β-carotene 2 lần. Các nhà khoa học chứng minh rằng lycopene có hoạt tính chống oxy hóa cao nhất trong nhóm các chất thuộc nhóm carotenoid. Các chất chống oxy hóa trong gấc còn có độ lợi dụng sinh học cao hơn so với độ lợi dụng sinh học của các rau quả khác vì gấc có một lượng dầu khá cao (màng đỏ bao quanh hạt gấc sấy khô có gần 28% chất béo), chất béo nâng cao độ lợi dụng sinh học của carotenoid, ưu điểm này không có trong các loại rau quả khác.
Các carotenoid tự nhiên trong quả gấc, đặc biệt là lycopene đã được chứng minh là có tác dụng ngăn ngừa rất nhiều bệnh, bao gồm:
- Các bệnh về mắt như tăng nhãn áp, thoái hóa hoàng điểm, đục thủy tinh thể; các rối loạn này dẫn đến nguy cơ mù lòa.
- Ung thư như ung thư kết tràng, ung thư dạ dày, ung thư vú, ung thư cổ tử cung, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vòm họng, ung thư da (lycopene tự nhiên được chứng minh là có tác dụng đặc biệt ấn tượng đối với việc ngăn ngừa ung thư tuyến tiền liệt và dạ dày).
- Bệnh về tim mạch như xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, đột quỵ.
- Bệnh tiểu đường (tiểu đường không phụ thuộc insulin).
- Vô sinh do suy giảm chất lượng tinh dịch.
- Ngoài ra, các hoạt chất trong quả gấc còn có tác dụng ngăn ngừa sự lão hóa, suy giảm trí nhớ (bệnh Alzheimer), liệt rung (bệnh Parkinson), viêm khớp mãn và cải thiện tình trạng da, giúp chống khô da, nhám và tróc vẩy.
Cây cam thảo: Cây cam thảo có tên khoa học là Glychyrrhiza glaba chứa hoạt chất glycyrrhizin. Glycyrrhizin là một saponin triterpenoid có vị ngọt gấp 50 lần so với đường sucrose, không giống như aspartame, vị ngọt của nó vẫn duy trì sau khi xử lý nhiệt. Khi vào đường tiêu hóa, glycyrrhizin ít hấp thu, vi khuẩn đường ruột phân giải nó thành một hợp chất có tên là acid glycyrrhetic rất dễ hấp thu và có tác động dược học.
Glycyrrhizin có tác dụng bảo vệ gan chống lại hóa chất độc hại như carbon tetrachloride, tác dụng kháng viêm, kháng virus, ngăn ngừa cúm A, B, viêm gan B và C. Cam thảo đã được dùng làm phụ gia TACN với mục đích tăng tính ham ăn, giải độc gan, tăng chức năng miễn dịch và chống lại stress do chuyển mùa, thay đổi thức ăn, tiêm phòng vaccine...
Cây bạch tật lệ : Bạch tật lệ có tên khoa học là Tribulus terrestris L. thuộc loài cây thân thảo, mọc quanh năm hoặc lưỡng niên, phân bố rải rác ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Ở nước ta, cây này mọc hoang ở những vùng đất khô, đất cát dọc ven biển miền Trung.
Các saponin steroid là thành phần hoá học chính của cây Bạch tật lê, các saponin này là những dẫn xuất đa dạng của các sapogenin như : tigogenin, neotigogenin, gitogenin, neogitogenin, hecogenin, neohecogenin, diosgenin… Các saponin này có tác dụng làm tăng sinh tổng hợp testosteron trong cơ thể nam giới (hàm lượng testosteron trong máu được nâng cao lên 30 – 40%) giúp tăng cường thể lực, kích thích tình dục, ngoài ra cũng có tác dụng kháng khuẩn.

Ngoài các loại thực vật kể trên nước ta còn rất nhiều loại thảo mộc và dược liệu khác có thể chế tạo phụ gia TACN với các vai trò kháng khuẩn, chống oxy hóa, kích thích chức năng miễn dịch, tăng cường hoạt động tiêu hóa và chuyển hóa… Các thảo dược được phối hợp với nhau có lựa chọn thì có tính hiệp đồng đối với một hay nhiều chức năng dược học. Ví dụ phối hợp tỏi với hồi, quế… thì tăng cường được chức năng kháng khuẩn, nghệ phối hợp với gấc thì tăng cường được vai trò chống oxy hóa, ac ti sô phối hợp với cam thảo thì tăng cường được chức năng bảo vệ gan (động vật nuôi bằng thức ăn công nghiệp, gan chịu gánh nặng lớn trong việc giải độc, rất cần được hỗ trợ và bảo vệ)…
Kết luận
Trong khi nước ta có một nguồn thảo dược vô cùng dồi dào và đa dạng thì việc nghiên cứu và sản xuất phụ gia TACN từ nguồn thảo dược này lại chưa được chú ý. Phải nói rằng gần như một trăm phần trăm phụ gia dùng trong TACN của nước ta đã phải nhập từ nước ngoài. Cũng đã có một số phụ gia TACN do kết quả nghiên cứu của các cơ quan khoa học trong nước đang được đưa vào sản xuất như các chế phẩm enzyme, probiotic, prebiotic, kháng thể…, tuy nhiên khả năng cạnh tranh của những phụ gia này so với của nước ngoài còn rất thấp.
Sử dụng nguồn dược thảo nước nhà trong việc nghiên cứu và sản xuất phụ gia TACN không những tiếp cận được với xu thế hiện đại của thế giới về phụ gia TACN mà còn khai thác được thế mạnh của Việt Nam.
GS Vũ Duy Giảng – Đại Học Nông nghiệp Hà Nội - 02/08/2010


<!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
 
Last edited:
các loại như thuốc phiện, hay tỏi thi ok.
nhưng mình tính làm sao để còn anh "kinh tế" ít lên tiếng
chứ cho gà ăn tỏi hay thuốc cũng tờ ôn tôn sắc tốn lắm các bác ạ
 


Back
Top