Sự thái lan____VS__ Bông hồng sa mạc

  • Thread starter quangthuy80
  • Ngày gửi
Status
Không còn mở để tiếp tục thảo luận
ALOI ơi, anh chưa có giống Vương Hồng. Em có cây nào nhỏ thì báo giá qua email dùm anh nhé. Khoảng ngày 10 anh lên thành phố ghé qua lấy
 


cây này trông đẹp lắm không biết nó thuộc giống j bác nhỉ
---------------
anh lợi ơi , a có bán cây giống ko , nếu có thì cho e hỏi giá có mắc ko ?


Cây nầy là Bông Hồng Sa Mạc (Desert Rose), thằng Thái Lan, cái xứ của nó làm gì có loại nầy, đã gọi là Bông Hồng thì làm sao gọi là Sứ mà còn gọi là Sứ Thái Lan.

Người VN hãy thức tỉnh, trong văn hoá phải dùng từ cho chuẩn, đúng và chính xác.

*** Bông Hồng Sa Mạc (Desert Rose), cây nầy mọc ở Châu Phi và những nước Á Rập.

*** Vịt Xiêm là con vịt Nam Mỹ (Muscovy Duck) làm gì có vịt Thái Lan (Xiêm).

Nhà Quê:eek:;):eek:
 
cây này trông đẹp lắm không biết nó thuộc giống j bác nhỉ
---------------
anh lợi ơi , a có bán cây giống ko , nếu có thì cho e hỏi giá có mắc ko ?

cái bông màu lợt lợt là Tam Vương, loại này lúc mới nở màu hồng nhạt (gần như trắng luôn), dần dần đến lúc tàn nó chuyển sang màu hồng
còn cái màu hồng đậm trên hình là màu của cây nguyên thuỷ

cây giống ?
mình có bán mấy gốc sứ nhỏ nhỏ bằng cùm tay ,có ghép sẵn, để người mới chơi sứ ghép có thể mua về lấy bo, vì dẫu có ghép hư đi chăng nữa thì vẫn còn gốc, sau này nó ra nhánh mới lấy bo tiếp. mấy gốc đó ghép những giống mới cho hoa đẹp và được ưa chuộng
còn giống Tam Vương này chỉ còn sót lại vài cây lớn lớn thôi, vì giống này cũng cũ rồi.
giá của nó chỉ khoảng 40-50k/cây
---------------
Cây nầy là Bông Hồng Sa Mạc (Desert Rose), thằng Thái Lan, cái xứ của nó làm gì có loại nầy, đã gọi là Bông Hồng thì làm sao gọi là Sứ mà còn gọi là Sứ Thái Lan.

Người VN hãy thức tỉnh, trong văn hoá phải dùng từ cho chuẩn, đúng và chính xác.

*** Bông Hồng Sa Mạc (Desert Rose), cây nầy mọc ở Châu Phi và những nước Á Rập.

*** Vịt Xiêm là con vịt Nam Mỹ (Muscovy Duck) làm gì có vịt Thái Lan (Xiêm).

Nhà Quê:eek:;):eek:

cám ơn bác
xin bác xem lại câu mà bác cố ý phóng to , tô đậm và điểm cho nó một chút hồng hồng.
trên thế giới này không có nước nào tên là VN cả bác ạ. vả lại cây Sứ Thái Lan mà em chụp hình post lên đây, là cây sứ được sinh ra và lớn lên tại Việt Nam. chứ không phải ở Châu Phi và các nước Ả Rập

nếu chính xác, bác nên viết là "cây nầy có nguồn gốc ở Châu Phi và những nước Á Rập." mà cũng chưa hẳn là vậy, cây có nguồn gốc ở Châu Phi, nhưng giống hoa ghép vào lại được tạo ra ở Thái Lan, hay Việt Nam ( giống Ngọc Tú Cầu chẳng hạn), thì sao ?

trong giao tiếp, cái cốt lõi là nói để làm sao cho người ta hiểu. đi chợ hỏi mua con vịt Nam Mỹ chắc hôm ấy cả nhà nhịn đói.

à quên, bác cho em hỏi, thằng Thái Lan nhà nó ở đâu vậy cà ?
 
Last edited by a moderator:
cái cốt lõi là nói để làm sao cho người ta hiểu

Bạn nói câu nầy đúng, bởi vì bây giờ nó quen rồi (cho dù đúng hay sai mọi người cũng đều hiểu).


Ở đây tôi muốn nói trong tương lai có vật gì con gì thì mình phải kêu tên cho đúng, đừng có vổ ngực xưng tên 4000 Văn Văn Hiến muốn kêu gì kêu, muốn đặt tên gì thì đặt.

bác nên viết là "cây nầy có nguồn gốc ở Châu Phi và những nước Á Rập." mà cũng chưa hẳn là vậy.

"Chưa chắc hẳn là vậy", nói như bạn tôi đành bó tay.
Bạn là nguời nuôi trồng cây nầy mà bạn không biết nguồn gốc của nó ???:7^::7^::7^:

bác cho em hỏi, thằng Thái Lan nhà nó ở đâu vậy cà ?

Không lẽ tôi phải kêu Thaí Lan là ông Thái Lan, bởi vì chúng nó đã hảm hiếp đàn ba phụ nữ VN, họ là máu mủ là người VN, họ là những người vượt biên Phản quốc nhưng cuối cùng Nhà Nước cũng không bỏ họ (Việt Kiều yêu nước). Thái Lan là kẽ Thù của dân tộc VN, bạn nên nhớ điều đó.

Còn Thái Lan ở đâu, bạn hỏi ai thì được, bạn có đến đó chưa? Còn hỏi tôi thì cũng bằng thừa.
 
Last edited by a moderator:
Chào Anh NguyenPhatLoi, Hello muốn mua vài cây sứ như anh nói thì phải ra tận Q9? Tết này anh có gian hàng nào tại công viên 23-9 không?, nếu có thì chọn cho Hello 3 cây, Hello ghé qua lấy, vì gần nhà.
 
Hix, ! lại gây nữa rồi..! cái tên của các cây có hoa hoặc các cây cảnh...thường là do người bán dặt bừa cho.. mà người bán ở VN nhiều nhất là các xe ba bánh hoặc chở trên xe đạp..
Do đó cách đặt tên của họ không chính xác..nhưng lại rất phổ biến vì những người bán dạo này luồn lách đến các hang cùng ngõ hẽm...mang theo cái tên của họ đặt cho.. do đó để mọi người hiểu đành phải...gọi theo tên đó
chính vì thế cái tên có tính địa phương...cùng 1 cây bông 3 miền có 3 tên khác nhau
Đùng cãi nhau nữa các bạn ơi...cuối năm rồi, chuẩn bị kết sổ. tất niên..đi
 
Hix, ! lại gây nữa rồi..! cái tên của các cây có hoa hoặc các cây cảnh...thường là do người bán dặt bừa cho.. mà người bán ở VN nhiều nhất là các xe ba bánh hoặc chở trên xe đạp..
Do đó cách đặt tên của họ không chính xác..nhưng lại rất phổ biến vì những người bán dạo này luồn lách đến các hang cùng ngõ hẽm...mang theo cái tên của họ đặt cho.. do đó để mọi người hiểu đành phải...gọi theo tên đó
chính vì thế cái tên có tính địa phương...cùng 1 cây bông 3 miền có 3 tên khác nhau
Đùng cãi nhau nữa các bạn ơi...cuối năm rồi, chuẩn bị kết sổ. tất niên..đi

Những người đi ra nước ngoài mang, nhập về VN thì là những người có trình độ họ đặt tên sai, nếu nói

"người bán ở VN nhiều nhất là các xe ba bánh hoặc chở trên xe đạp.."

đặt tên cho thì không có gì phải nói, họ kém trình độ.

Còn thành viên của diễn đàn biết dùng máy vi tính, chát, là lớp người của Thế Kỹ 21 rồi, vần còn cái tư duy của Thế Kĩ 18-19 ?

Như Vua Minh Mạng với cái đèn Măn-sông?

Đã sai rồi không lẽ cứ cấm đầu cấm cổ sai nữa??????????
 

Last edited by a moderator:
Bác Nha_que ơi...nếu bác sai gia nhân ra chợ mua cây Hải Đằng...sẽ không bao giờ mua được.
nhưng nếu bác sai gia nhân mua cây GỪA CẠN thì dễ kiếm ra lắm
BM bảo đảm với bác rằng ít có người biết cây hồng sa mạc...nhưng ngay đến cả trẻ em cũng biết cây sứ thái là cây nào
 
Bác Nha_que ơi...nếu bác sai gia nhân ra chợ mua cây Hải Đằng...sẽ không bao giờ mua được.
nhưng nếu bác sai gia nhân mua cây GỪA CẠN thì dễ kiếm ra lắm
BM bảo đảm với bác rằng ít có người biết cây hồng sa mạc...nhưng ngay đến cả trẻ em cũng biết cây sứ thái là cây nào

Bác nói đúng, bởi vì nó đã thành thông lệ rồi, cái tôi muốn nói trong tương lai đừng có đặt tên tầm bậy tầm bạ nữa.

Cám ơn bác
 
Oài, có cái tên của hoa không mà cãi nhau thế.
 
Oài, có cái tên của hoa không mà cãi nhau thế.

Nếu nói như bác, tên của hoa là chuyện nhỏ đúng......đúng ....đúng ...., nhưng mà người ngoài nhìn vào người ta đánh giá Văn Hoá của 1 dân tộc đó bác.
 
Diễn đàn là nơi mình chia sẽ và học hỏi lẫn nhau, Hello cũng như mọi người rất hoan nghênh các ý kiến chia sẽ từ các thành viên. Nếu bạn nha_que có thông tin gì thêm về loài hoa này thì có thể gửi lên cho mọi người cùng xem qua và biết thêm thông tin về nó. Hello cũng tìm được 1 vài thông tin về loài hoa này, không biết có đúng như vậy không vì Hello không chuyên lắm, chỉ thích ngắm hoa thôi he he he
http://www.******************/default.php?cat=ndetail&id=209
http://www.******************/default.php?cat=nghecaycanh&type=77
 
KHông ngờ chỉ từ việc gọi cái tên cho cây mà lại răc rối như vầy

@Nha_que: bác trích dẫn câu của em mà lại bị thiếu
bác nên viết là "cây nầy có nguồn gốc ở Châu Phi và những nước Á Rập." mà cũng chưa hẳn là vậy.
câu của em nó còn cái đuôi ở phía sau nữa. bác vui lòng tìm cái đuôi ráp vô cho đúng, và suy hiểu cho đúng ý nghĩa của câu đó.

em thấy bác mới đúng là con người của thế kỉ 21 mang tư duy của vua Hùng Vương thứ VI.
người chơi cây cảnh cốt yếu tìm thú vui tao nhã, không lẽ lại còn phải lệ thuộc vô cái tên . cái tên do người chơi đặt ra để xứng với vẻ đẹp của nó và phù hợp với người Việt Nam hơn.
một loại cây xuất thân từ nước ngoài, tên tiếng nước ngoài là một lẽ , nó mang tính chất khoa học
còn người chơi ở VIệt Nam nói riêng, nếu cứ khư khư dựa vào cái tên nước ngoài rồi dịch sang tiếng Việt thì bảo đảm 99% tên các loài hoa sẽ trở thành những cái tên vô nghĩa
em lấy ví dụ nhé:
Hỏi 100 người sống ở Sài Gòn, sẽ có khoảng 30 người biết đến cây Bò Cạp Nước, 30 người biết đến cây Osaka vàng, 10 người biết đến cây Muồng Hoàng Yến, 10 người sẽ biết nó dưới những dạng cây khác nhau. còn 20 người còn lại sẽ không biết loại cây này. trong tương lai, họ sẽ có xu hướng biết đến loại cây này dưới cái tên Bò Cạp nước, vì nó phổ biến hơn

vậy cái tên đúng của nó là gì, xin thưa , tên khoa học của nó là Cassia fistula L., còn tên tiếng Anh là Indian Laburnum, Golden Shower
từ Cassia dịch sang tiếng Việt là Rượu Lý đen
từ Fistula dịch sang tiếng Việt là Lỗ rò
vậy bác vui lòng ráp 2 từ này lại để dịch sang tiếng Việt một cái tên nào dính dáng tới Rượu và lỗ rò cho em và các bác khác trên diễn đàn nghe thử.
cũng giống như cách dịch Desert Rose là Hồng Sa Mạc vậy.


sở dĩ em lấy ví dụ trên là vì trước đây em có bán cây Bò Cạp Nước, người mua gọi điện hỏi nên em tạm thống kê được con số như trên.

còn chuyện Thái Lan có là kẻ thù của dân tộc Việt Nam hay không thì xin bác không bàn luận tại đây, đó mang tính chất chính trị. Ngày nay hai nước VIệt Nam và Thái Lan cũng đã giao lưu quan hệ hợp tác trên nhiều lĩnh vực. chuyện mà bác nói là chuyện ngày xưa, đã qua rồi.
 
<TABLE cellSpacing=0 cellPadding=0 width="100%" border=0><TBODY><TR><TD><TABLE border=0><TBODY><TR><TD>Desert Rose



Adenium obesum
click pics to enlarge


</TD></TR></TBODY></TABLE><TABLE border=0><TBODY><TR><TD>Zone 9-10 or part-time Houseplant </B>
Desert Rose is one of our ultra favorite plants. Native to arid areas of Africa including Madagascar, Tanzania, Kenya and Uganda
Adenium obesum plants deserve FAR more appreciation
Nguồn:

</TD></TR></TBODY></TABLE></B>
http://mgonline.com/articles/desertrose.aspx


===============================
<TABLE height=6 align=center summary="layout table" border=0><TBODY><TR><TD vAlign=bottom align=right height=32>
clear.gif
</TD><TD vAlign=top height=6 rowSpan=2>
big_fire.gif
</TD><TD vAlign=bottom align=left height=32></TD></TR><TR><TD vAlign=bottom align=right height=31><SMALL>Desert Rose - The </SMALL>






</TD><TD vAlign=bottom align=left height=31><SMALL>New Houseplant</SMALL></B>





</TD></TR></TBODY></TABLE><TABLE id=table9 cellSpacing=0 cellPadding=5 align=right border=0><TBODY><TR><TD>
adenium1.jpg
</TD></TR><TR><TD>Adenium in flower.</TD></TR></TBODY></TABLE></B>
Desert rose, mock azalea, impala lily, and Sabi star are just some of the common names of a plant coming to a mega-store near you. Long grown by succulent plant enthusiasts because of its bizarre shape, beautiful flowers in colors from deep red to pure white, and its tolerance of occasional neglect, adeniums are rapidly becoming popular horticultural subjects and houseplants worldwide.
The Rose That Isn’t

<TABLE id=table3 cellSpacing=0 cellPadding=5 align=left border=0><TBODY><TR><TD>
adenium_plant.jpg
</TD></TR><TR><TD>Adenium plant.</TD></TR></TBODY></TABLE>

For one thing, it has no thorns. But beyond that, it is totally unrelated to the rose family and doesn’t really even look like one. So much for common names. The desert rose is scientifically known as Adenium obesum, or the fat adenium, referring to its grossly thickened trunk. It is in the Apocynaceae, or periwinkle family, which, besides the common garden periwinkle, includes oleander (frequently used as floriferous landscape shrubs in mild climates such as Florida and southern California), the spiny Madagascar palm (which, or course, isn’t a palm at all), and the fragrant frangipani, or Plumeria which is grown worldwide in tropical climates.
Adenium is a small group of plants known from dry climates in sub-Saharan Africa and the very southern part of the Arabian Peninsula. .....................

Nguồn:
http://www.hort.wisc.edu/mastergardener/Features/indoor-tenderplants/desert rose/adenium.htm


==================

Kỹ thuật trồng và chăm sóc sứ


[17/08/2006 - Sinh học Việt Nam]

<TABLE cellSpacing=0 cellPadding=0 width=106 align=left border=0><TBODY><TR><TD>
1155803071_cham_soc_su.JPG
</TD><TD width=6>
spacer.gif
</TD></TR><TR><TD align=left></TD><TD></TD></TR></TBODY></TABLE>Cây sứ sa mạc hay còn gọi là sứ Thái có tên khoa học là Adenium obesum Balt, thuộc họ Apocynaceae (họ trúc đào), có nguồn gốc ở các nước sa mạc Phi châu.





</TD></TR><TR><TD>
1. Giới thiệu:

Cây sứ trồng bằng hạt có thể ra hoa sau 8 tháng đến 1 năm. Hoa sứ thường có dạng hình phễu nhỏ, xoè 5 cánh to như loa kèn bên ngoài. Tuy nhiên khi đột biến có thể nở ra đến 6-7 cánh rất lạ, đẹp... Chùm hoa từ 3-10 chiếc, thường tập trung ở đỉnh. Trong một chùm hoa, hoa lớn nở trước hoa nhỏ nở sau, mỗi hoa nở khoảng 8-10 ngày mới tàn, cho nên rất lâu mới nở hết chùm hoa. Cây sứ rất nhiều nhánh, nhiều hoa nên hoa nở gần như quanh năm. Một cây có thể ghép lên nhiều giống có màu sắc hoa khác nhau.

Cây sứ dễ trồng, khả năng nhân giống nhanh, hoa đẹp, trên một cây có thể ghép nhiều giống sứ có các màu khác nhau. Ngoài vẻ đẹp của hoa cây sứ còn có thể uốn tạo thành cây kiểng, cây thế nhờ bộ rễ rất đẹp. Vì vậy cây sứ được rất nhiều người ưa thích, trồng sứ sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao.


2. Chọn đất trồng:

Cây sứ không kén đất. Các loại đất như đất cát, thịt, thịt nhẹ đều trồng được sứ với điều kiện là đất phải tơi xốp và thoát nước. Có thể trộn hỗn hợp đất trồng sứ như sau: 40 - 50% đất phù sa, cát pha hoặc thịt nhẹ, 50 - 60% chất hữu cơ như xơ dừa mục, vỏ đậu phộng mục, vỏ trấu mục. Nếu đất chua có thể bổ sung thêm vôi, phân lân. Tất cả trộn đều và có xử lý một số thuốc trừ nấm để sát khuẩn, ủ thành đống để sử dụng dần.


3. Cách trồng:

Có 2 cách trồng sứ là gieo hạt và giâm cành. Nhưng hiện nay đa số người chơi sứ đều dùng phương pháp giâm cành. Sứ trồng trong chậu là khá phổ biến vì vừa đẹp vừa dễ chăm sóc nên ít người trồng thẳng xuống đất vườn.

Chậu trồng sứ cần đục lỗ ở đáy để thoát nước, có thể độn một ít đá, gạch nhỏ dưới đáy chậu, tránh làm đất trồng bịt kín lỗ, hoặc rễ sứ chìa ra ngoài lỗ thoát nước, lâu ngày lớn lên làm bít hết lỗ thoát nước. Dùng đất trồng hoa kiểng Compomix Đầu Trâu đổ đầy đến khoảng 2/3 chậu sau đó đặt cây sứ vào, sửa ở giữa chậu, bộ rễ xoè ra cân đối. Tiếp tục thêm đất sao cho đất chỉ ngập một phần rễ và gần ngang bằng miệng chậu. Bộ củ rễ to nếu có phải nằm lên trên miệng chậu, đất trồng phải thấp hơn miệng chậu, để khi tưới nước không tràn ra ngoài.

Cây sứ trồng lâu ngày, bộ rễ phình to, phải chuyển sang chậu mới to hơn, đồng thời nâng bộ rễ cho cao lên khỏi miệng chậu, dáng cây mới đẹp.

Sang chậu mới phải đặt cây cho ngay ngắn, nâng bộ rễ lên đồng thời uốn sửa cây theo ý muốn của người chơi sứ, bỏ đất vào khoảng ngang bằng miệng chậu, tưới đủ ẩm.


4. Cách sửa bộ rễ và tạo hình:

Cây trồng được 1 - 2 năm thì có bộ rễ khá to, người trồng phải uốn sửa cho đẹp. Bộ rễ cây sứ rất dễ sửa, nhất là cây sứ trồng từ hạt lại càng đẹp vì giữa thân và bộ rễ không có eo như sứ giâm cành hoặc chiết cành. Cây sứ trồng bằng hạt có thân và củ dính liền với nhau như thân người đứng, người nằm, người quỳ gối. Hàng năm vào mùa nắng, ít mưa có thể nâng toàn bộ bộ rễ lên khỏi miệng chậu để tỉa cho thế cây đẹp hơn. Sắp xếp bộ rễ để xoè ra hợp lý, tỉa bỏ bớt các rễ con không cần thiết, mỗi vết cắt đều phải được bôi vôi. Tuỳ theo dáng bộ rễ có thể sửa theo ý muốn của người chơi sứ. Khi uốn sửa bộ rễ thì không nên tưới nước, khi vết cắt hình thành mô sẹo mới được tưới nước. Cũng có thể nhổ hết cây sứ lên, rũ sạch đất, để nơi râm mát cho mềm bộ rễ, rồi mới uốn sửa và cắt tỉa theo hình các con thú, hình người... Để cho sứ lành sẹo mới trồng trở lại, chăm sóc nơi râm mát đến khi cây ra rễ đâm chồi nhánh mới đem ra nắng và tưới nước bình thường trở lại.

Muốn cây hoa sứ có dáng thế đẹp thì cần phải uốn sửa cẩn thận. Cây sứ lâu năm to cao, cành nhánh nhiều uốn thành nhiều tầng như kiểng cổ, kiểng thế. Cần tỉa bớt những cành nhỏ dư thừa, giữ các cành đúng thế, rồi uốn theo ý muốn.


5. Bón phân:

Các loại phân hữu cơ bón thích hợp cho sứ như phân trâu, bò, heo hoai mục, bánh dầu, dùng để bón lúc trồng hoặc khi thay chậu, sửa rễ. Phân vô cơ như đạm, lân, kali, NPK, phân bón lá dùng cho bón thúc định kỳ trong năm. Tùy theo tuổi cây có thể bón phân cho sứ theo loại phân và liều lượng sau:

+ Cây sứ sau khi ra ngôi (mới trồng từ cành giâm) - dưới 6 tháng tuổi: Hòa loãng 10-15gr phân NPK 20-20-15 + TE hoặc NPK 16-12-8 + TE trong 10-15 lít nước tưới đủ ẩm, cách nhau khỏang 15-20 ngày/lần. Kết hợp dùng phân bón lá Đầu Trâu 005 phun định kỳ 7-10 ngày lần nhằm kích thích ra chồi, lá, rễ.

+ Cây sứ từ 6 tháng - 1 năm: Bón thúc định kỳ 20-30 gr phân NPK 20-20-15 + TE hoặc NPK 16-12-8 + TE/chậu, cách nhau 20-30 ngày/lần. Kết hợp dùng phân bón lá Đầu Trâu 005 phun định kỳ 7-10 ngày/lần, kích thích ra chồi, lá, rễ. Có thể sử dụng Đầu Trâu 007 phun khi muốn cho sứ ra hoa.

+ Cây sứ trên một tuổi, có hoa ổn định: Bón thúc định kỳ 20-30 gr phân NPK 20-20-15 + TE hoặc NPK 16-12-8 + TE/chậu, cách nhau 20-30 ngày/lần. Kết hợp dùng phân bón lá Đầu Trâu 005, phun định kỳ 7-10 ngày lần, kích thích ra chồi, lá, rễ. Đầu Trâu 007 kích thích ra hoa và Đầu Trâu 009 có tác dụng dưỡng hoa lâu tàn.


6.Tưới nước:

Sứ là cây chịu nắng, điều này rất phù hợp với thời tiết miền Nam, tuy nhiên cũng rất sợ úng nước, cho nên chỉ khi nào nắng khô đất mới tưới. Cây sứ vừa mới trồng, mới sang chậu hoặc cắt cành để giâm không nên tưới nhiều nước. Tưới nước cho sứ phải dùng vòi phun nhuyễn, bình phun hoặc hệ thống bơm phun.


7. Điều khiển ra hoa:

Muốn cây sứ có nhiều hoa thì không để cành sứ quá dài, cành phải được cắt sau mỗi đợt hoa tàn, cắt nhiều lần, mỗi lần chỉ cắt cao thêm một đoạn ngắn, nhiều đoạn ngắn sinh thêm ra nhiều nhánh, nhiều nhánh sẽ có nhiều hoa. Muốn sứ ra hoa vào dịp tết cần căn cứ: Nếu lượng mưa đều trong năm, khí hậu ôn hòa thì cắt cành sứ vào dịp rằm tháng 7 âm lịch. Nếu trong năm nắng nhiều, mưa ít, hạn hán kéo dài thì cắt cành sứ muộn hơn vào khoảng đầu tháng 8. Kết hợp phun định kỳ các loại phân bón lá có hàm lượng lân và kali cao như Đầu Trâu 007, Đầu Trâu 009, Đầu Trâu 701, Đầu Trâu 901. Khi thấy lá sứ chuyển từ màu xanh sang màu vàng rồi rụng, ở đầu đọt ngưng phát triển lá non có những mụn lốm đốm là thời kỳ cây đang hình thành nụ.


8. Phòng trừ sâu bệnh:

Cây sứ xanh tốt thường có nhiều sâu bệnh chính như:

- Sâu xanh: Nếu thấy trên đọt lá có những đốm đen, đó là do sâu cắn phá, ăn đọt lá non tạo thành. Nhất là sâu xanh, lúc còn nhỏ màu trắng, lớn lên màu xanh, loại sâu này ăn rất nhanh, 2-3 ngày hết cả đọt lá, có thể ăn đứt cả ngọn cây. Dùng một trong các loại thuốc Trebon, Mipcin, Vibasu, Bassa.

- Rầy bông và bọ sứ: Rầy bông thân nhỏ dẹp, có nhiều lông tơ khắp chung quanh, bọ sứ thì lớn hơn gấp đôi gấp ba rầy bông, thân hình bầu dục, cũng mang rất nhiều lông tơ và lông đuôi khá dài, thường cắn hút nhựa trên đọt lá và tiết ra một chất nhựa ngọt cho kiến ăn, đồng thời cũng làm rơi rụng rất nhiều phấn màu trắng trên ngọn cây; lâu ngày làm hư thối cả ngọn sứ. Loại rầy và bọ gây hại trên ngọn cây làm hư ngọn cây, trên trái làm hư trái, nhỏ thì rụng, trái lớn thì làm cong queo hạt lép sau này gieo không mọc lên cây con. Khi thấy phải phun thuốc không cho đẻ trứng. Nếu phát hiện rầy, lấy cọ nhỏ quét sạch cả rầy và phấn trắng.
Dùng thuốc Vicidi-M 50 ND, Visher 25 ND, Vidithoate 40 ND…

- Rệp, nhện đỏ: Nhện đỏ có thân màu đỏ, cũng có nhiều lông tơ, mắt thường khó thấy được, chích hút nhựa lá non, làm cho lá non trở lên đỏ nâu rồi rụng, đọt cây trơ trụi. Hàng tháng nên phun thuốc một lần để phòng ngừa. Thuốc trừ có thể là: Trebon, Bi 58, Kelthane, Viphensa 50ND, D-C Ttron Plus….

- Bệnh thối nhũn: Bệnh thối nhũn là phổ biến nhất ở cây sứ Thái, rất khó trị. Lúc đầu có thể là một chấm đen rồi lan ra rất nhanh, nếu không phát hiện kịp cây sẽ bị thối mềm nhũn. Nhất là trong mùa mưa, có thể làm cho chết cả cây chỉ sau vài ngày.
Nguyên nhân: Có thể do vi khuẩn gây ra, khi độ ẩm quá cao hoặc do các vết thương từ sâu rầy gây ra.
Phòng trị: Cắt bỏ hết chỗ nào bị thối mềm nhũn, đến hết chỗ lõi cây có đốm đen, nếu không sẽ tiếp tục lây lan thối hết cả cây, lấy vôi bôi vào vết cắt để sát trùng. Dùng thuốc Batocide 12WP, Viben-C, Newkasuran 16.6 BTN…

- Bệnh đốm vàng trên lá: Lá sứ sau khi gặp mưa hoặc gió lớn thường sinh ra nhiều đốm nhỏ trên lá màu vàng hoặc nâu như bị phỏng, rồi lan nhanh ra cả lá, sau này sẽ khô quéo lại hoặc rơi rụng. Có khi ăn vào thân cây làm cây mềm thối nhũn từ trên cành xuống qua thân, khi lan đến gốc là cây chết. Có thể do nấm gây ra và lây lan rất nhanh ra cả cây.
Phòng trị: Bệnh thường phát triển vào mùa mưa nên khi thấy lá vừa bị đốm vàng là phải cắt bỏ ngay và phun thuốc trừ nấm như Topsin, Appenearb, Dithane, zineb, oxyclorua đồng… Cây sứ bị bệnh rất khó trị nên phải thường xuyên theo dõi để phòng trừ kịp thời.

CT phân Bình Điền​





</TD></TR></TBODY></TABLE>

Nguồn:
http://www.sinhhocvietnam.com/vn/modules.php?name=News&file=article&sid=987
 
Last edited by a moderator:
Chào Anh NguyenPhatLoi, Hello muốn mua vài cây sứ như anh nói thì phải ra tận Q9? Tết này anh có gian hàng nào tại công viên 23-9 không?, nếu có thì chọn cho Hello 3 cây, Hello ghé qua lấy, vì gần nhà.
em đã gửi tin nhắn trên diễn đàn cho anh
 
@Nha_que: bác trích dẫn câu của em mà lại bị thiếu

Trích:
<TABLE cellSpacing=0 cellPadding=6 width="100%" border=0><TBODY><TR><TD class=alt2 style="BORDER-RIGHT: 1px inset; BORDER-TOP: 1px inset; BORDER-LEFT: 1px inset; BORDER-BOTTOM: 1px inset">bác nên viết là "cây nầy có nguồn gốc ở Châu Phi và những nước Á Rập." mà cũng chưa hẳn là vậy. </TD></TR></TBODY></TABLE>
câu của em nó còn cái đuôi ở phía sau nữa. bác vui lòng tìm cái đuôi ráp vô cho đúng, và suy hiểu cho đúng ý nghĩa của câu đó.


Câu dưới đây của nha_quê không nói lên nguồn gốc à?

*** Bông Hồng Sa Mạc (Desert Rose), cây nầy mọc ở Châu Phi và những nước Á Rập.
 
Mời bác nha_que ghé qua trang web www.new.dalatrose.com phần box sứ để tham khảo thêm cho vui. Thực ra ở Việt Nam cây sứ đã được trồng trên 50 năm rồi, do thời gian đầu những người chơi kiểng nhập giống từ Thái Lan về nên họ gọi là Sứ Thái Lan (để phân biệt với cây đại - sứ cùi). Chỉ có thế thôi. Nếu ai muốn tìm hiểu thêm thì ghé qua trang web em cho đường link trên hoặc tìm mua sách của Hoàng Đức Khương viết về cây sứ sẽ rõ.
Em hiểu ý bác nha_que muốn giữ sự trong sáng của tiếng Việt. Đối với cây, con có nguồn gốc nước ngoài thì mình nên dịch sát nghĩa (nếu có thể) hoặc đặt tên mới. Nhưng đó là công việc có nhiều khó khăn không dễ ngày một ngày hai được. Nói tới từ và ngữ Việt Nam nhiều khi thấy chạnh lòng lắm bác à. Đã vay mượn lại còn vay tầm bậy nữa chứ. Bác đọc báo thấy viết là nước Nga, nước Ý,... là biết liền. Thấy Trung Quốc ký âm là Nga La Tư, Ý Đại Lợi cũng đọc theo, sau thấy dài dòng qúa đọc ngắn đi là Nga, Ý. Các cụ nhà ta vẫn biết là các nước đó chẳng liên can gì tới La Tư, Đại Lợi gì cả nhưng cứ nhắm mắt đọc theo quan thầy mới ra nông nỗi đó. Có khi những người làm về văn hóa cũng chẳng ý thức trong việc sử dụng tiếng Việt. Bác cứ đọc cụm từ "trình độ văn hóa" trong những văn bản sẽ rõ (đã nói đến văn hóa thì không thể nói nó cao thấp được nên vậy không thể dùng từ trình độ đi kèm, trong trường hợp này phải dùng từ trình độ học vấn), rồi từ "khuyến mãi" - chính xác phải là khuyến mại,vvv Nên vậy bác kiên nhẫn chờ xem sao, biết đâu một ngày nào đó chúng ta được dùng từ thuần Việt Nam thì sao. Đành chờ vậy.
 
Mời bác nha_que ghé qua trang web www.new.dalatrose.com phần box sứ để tham khảo thêm cho vui. Thực ra ở Việt Nam cây sứ đã được trồng trên 50 năm rồi, do thời gian đầu những người chơi kiểng nhập giống từ Thái Lan về nên họ gọi là Sứ Thái Lan (để phân biệt với cây đại - sứ cùi). Chỉ có thế thôi. Nếu ai muốn tìm hiểu thêm thì ghé qua trang web em cho đường link trên hoặc tìm mua sách của Hoàng Đức Khương viết về cây sứ sẽ rõ.
Em hiểu ý bác nha_que muốn giữ sự trong sáng của tiếng Việt. Đối với cây, con có nguồn gốc nước ngoài thì mình nên dịch sát nghĩa (nếu có thể) hoặc đặt tên mới. Nhưng đó là công việc có nhiều khó khăn không dễ ngày một ngày hai được. Nói tới từ và ngữ Việt Nam nhiều khi thấy chạnh lòng lắm bác à. Đã vay mượn lại còn vay tầm bậy nữa chứ. Bác đọc báo thấy viết là nước Nga, nước Ý,... là biết liền. Thấy Trung Quốc ký âm là Nga La Tư, Ý Đại Lợi cũng đọc theo, sau thấy dài dòng qúa đọc ngắn đi là Nga, Ý. Các cụ nhà ta vẫn biết là các nước đó chẳng liên can gì tới La Tư, Đại Lợi gì cả nhưng cứ nhắm mắt đọc theo quan thầy mới ra nông nỗi đó. Có khi những người làm về văn hóa cũng chẳng ý thức trong việc sử dụng tiếng Việt. Bác cứ đọc cụm từ "trình độ văn hóa" trong những văn bản sẽ rõ (đã nói đến văn hóa thì không thể nói nó cao thấp được nên vậy không thể dùng từ trình độ đi kèm, trong trường hợp này phải dùng từ trình độ học vấn), rồi từ "khuyến mãi" - chính xác phải là khuyến mại,vvv Nên vậy bác kiên nhẫn chờ xem sao, biết đâu một ngày nào đó chúng ta được dùng từ thuần Việt Nam thì sao. Đành chờ vậy.


Em hiểu ý bác nha_que muốn giữ sự trong sáng của tiếng Việt....................Nói tới từ và ngữ Việt Nam nhiều khi thấy chạnh lòng lắm bác à.


Cám ơn quangthuy80,

Thật chính xác, Ngàn năm trước , dân tộc Việt chúng ta không khuất phục dùng tiếng Nôm, nhưng vẫn dùng chữ Tàu đó là 1 bước nhảy vọt. Trăm năm trước mình dùng chử Tàu, bây giờ mình dùng mẩu tự ABC.

Ở đây tôi muốn nhắc nhở thế kĩ 21 rồi, ngồi trong rừng nếu kết nối được với mạng lưới thì cũng biết được tin tức toàn cầu, việc kiểm chứng ở đầu ngón tay, người xưa nói nó trong tầm tay, theo tôi 1 tầm tay thì ngày nay quá xa vời, thay vì lóng tay, ngón tay, đầu ngón tay.

Tôi đồng ý có những chữ ngoại, thì mình không dịch chính xác đó là ngoại lệ, mà đã nói ngoại lệ thì mọi người phải chấp nhận, tai sao 70-80% mình có thể dịch chính xác, tại sao mình không làm?

Khi tôi nói lên dùng từ sai thì có người phãn bác dùng những chữ ngoại lệ để cải lý. Cũng như "i" ngắn "y" dài, mọi chữ có chữ y dài ở sau đuôi thì được quyền đổi thành i ngắn, còn chữ "THUÝ", không lẽ là "THÚI", rồi đùng chữ thuý ngoại lệ nầy không đổi được để biện cải.

Hãy thức tỉnh đi, càng ngày nước Việt Ta càng văn minh thì chúng ta phải cải tổ từ cái nhỏ nhặt đến cái lớn lao, thời đại Vi tính chứ không phải ngồi gõ từng chữ như ngày xưa (30 năm trước đánh máy).

Dân Việt mình phải phấn chấn lên, làm cái gì cũng có chuẩn mực, để các nước bạn phục nước Việt ta, trong tương lai VN sẽ là cường quốc.

Đừng có ở đó mà cải rống có tư duy chủ bại, mà tư duy chủ bại nầy là tư duy của 1 nước nhược tiểu. Không phải tư duy của 1 nước cường quốc.

- Sai, thì chấp nhận rồi sữa.

- Đúng, học hỏi nắm bắt.

Nước Việt ta đã bị đô hộ nghìn nghìn năm rồi, không lẽ trong tương lai sẽ bị nữa. Mỗi người 1 tay sữa chữa vun bồi, không lẽ thấy xiêu vẹo rồi lấy chân đạp luôn? Hãy thức tỉnh đi người VN.

Đại đa số người VN khi phãn bác thì không cần đắn đo xét lại có đúng hay sai, đúng hay sai thì chuyện đó tính sau, cái kiểu "Nói ngang 3 làng nói không lại", theo tôi thì "Nói ngang 8 làng nói không lại".

Như trong mục Thuỷ Sản Bác Tám Lúa kêu mấy vị Tiến sĩ là "Lũ Ngu Dốt", thì phãn bác Bác Tám dữ dội, rồi bây giờ Võ Văn Trạc chủ nhân trang web vietlinh và ban biên tập tiến sĩ thạc sĩ cho rằng muốn diệt rong tảo trong ao tôm thì phải "Bón Phân thêm"????????

Trang web Vietlinh hướng dần cách nuôi trồng sai cho người nông dân, sao bây giờ không 1 ai lên tiếng nói lên cái sai bên vực quyện lợi cho người nông dân.

Chỉ có Bác Tám Lúa Liemtran308 và nha_quê dám nói lên cái sai của những người khoa bảng thôi.

Mấy bác chống đối Bác Tám đâu rồi? Sao không ra mặt chống đối Võ Văn Trạc và trang web vietlinh, hay là mấy bác đang ngồi chờ phục kích chống đối với Bác Tám và nha_quê nầy?

Hay là mấy bác đã biết mình sai rồi nên không dám lên tiếng, chường mặt đẹp trai, đẹp gái ra?:huh:;):huh:
 
Last edited by a moderator:
bác àh, vấn đề sử dụng tiếng Việt ra sao yêu cầu bác lập một topic khác để bàn luận, topic này em lặp ra, nằm trong mục mua bán, bác vui lòng đừng bàn luận về vấn đề này ở đây, như thế sẽ bị phán vào tội post bài không đúng chỗ, mà nguyên nhân sâu xa coi chừng bị xem là do không hiểu được ý nghĩa của tiếng Việt đấy

dường như bác đang phẫn nộ chuyện gì đó rồi sang đây tìm được cái "chưa đúng" (chứ không phải là sai) của em rồi banh móc ra , sẵn tiện "chửi" luôn các thành viên trên diễn đàn này
em nói câu này dựa vào cái câu cuối của bác
Hay là mấy bác đã biết mình sai rồi nên không dám lên tiếng, chường mặt đẹp trai, đẹp gái ra?
không nói không có nghĩa là không biết hay không dám nói ..., mà nó còn bao hàm cả ý nghĩa không thèm đếm xỉa
<table align="left" border="0" cellpadding="0" cellspacing="0" width="106"><tbody><tr><td width="6">
spacer.gif
</td></tr><tr><td align="left">
</td><td>
</td></tr></tbody></table>Cây sứ sa mạc hay còn gọi là sứ Thái có tên khoa học là Adenium obesum Balt, thuộc họ Apocynaceae (họ trúc đào), có nguồn gốc ở các nước sa mạc Phi châu.
đấy, rõ ràng cái cụm từ còn gọi là sứ Thái chình ình thế kia mà bác không thấy à
rồi cái bác tô màu lên nữa, chữ nguồn gốc em chỉnh lại cho bác là đúng rồi đó. nguồn gốc khác từ mọc bác ạ

việc người chơi kiểng gọi cây sứ Thái đã duy trì mấy chục năm nay rồi. không lẽ bác không hiểu điều đó mà lại đi bắt bẽ.
câu của bác "Nói ngang 8 làng nói không lại", em thấy rất là phù hợp với bác
xem bài trích dẫn về cây sứ Thái của bác post ở trên, em không biết trình độ sinh ngữ của bác cỡ nào, nhưng hình như bác copy bài mà cũng chẳng thèm đọc xem nội dung nó viết gì
Desert rose, mock azalea, impala lily, and Sabi star are just some of the common names of a plant coming to a mega-store near you.
từ desert rose thì thôi khỏi phải bàn
từ mock là một từ không liên quan đến thực vật, từ azalea mang nghĩa là cây khô
từ Impala lại thuộc về lĩnh vực động vật học, mang nghĩa là linh dương châu Phi. từ lily lại là cây hoa loa kèn. ở mình vãn gọi là hoa lily
từ Sabi lại mang nghĩa là một loại cây sống ở Cuba....
ấy, rõ ràng cây sứ Thái của chúng ta có rất nhiều tên gọi bằng tiếng nước ngoài, sao bác không căn cứ vào các tên sau để dịch sang tiếng Việt , mà lại cứ nhắm vào cái tên Desert Rose ???
bởi lẽ chỉ có cái tên này dịch sang tiếng Việt là Hồng Sa mạc , nghe mới lọt lỗ tai.

em không tham gia bên lĩnh vực chăn nuôi thuỷ sản nên không biết bác Võ Văn Trạc là ai, tuy nhiên em có vào trang vietlinh .com .vn và thấy đây cũng là một website về nông nghiệp, có lẽ cũng khá phổ biến thông qua số lượng banner đặt trên site đó. điều đó chứng tỏ điều họ nói cũng có khoa học, cũng có thành công trong nông nghiệp nên mới tồn tại được
nếu bác thấy điều đó sai, bác có thể phản bác. một xã hội phải có mâu thuẫn và đấu tranh thì mới đi lên được.

có 2 người nông dân: một người không biết gì , thấy những người làm hiệu quả thì bắt chước làm theo, hên thì trúng mùa,thua thì than trời
còn người kia biết rất nhiều, tháy người ta làm sai nhưng không nói lên, không phản bác, cứ để cho những người không biết gì làm theo rồi nhìn họ thất bại, sau đó lại tỏ vẻ thương xót, khóc lóc, rồi đem những người làm hiệu quả kia ra mắng chửi, mà cũng chỉ dám tìm góc khuất để nói, không dám lộ mặt
theo bác , 2 mãu người trên thì mẫu người nào đáng khinh, mẫu người nào đáng thương ?

Gửi tới mod quản lí trang này: nêu có thể, mod di chuyển những bài viết này sang một mục khác giúp em. nơi em chào hàng mà đem chuyện này ra tranh luận, cãi vã em thấy không hay lắm. Cám ơn
 
Last edited by a moderator:
Status
Không còn mở để tiếp tục thảo luận


Back
Top