Sự tích Hoa Thủy Tiên

  • Thread starter Guest
  • Ngày gửi
G

Guest

Guest
Để có một bát thủy tiên đẹp thì tối rất nhiều công phu. Vậy hoa thủy tiên có nguồn gốc thế nào, tại sao lại gọi là Thủy Tiên. <!-- / message --> <!-- sig -->
Sự tích Hoa Thủy Tiên
(Phương Đông)

Ngày xưa, có một ông phú hộ sinh được 4 người con traị Khi biết mình sắp chết, ông gọi 4 người con đến, dặn dò các con phải chia gia tài của cha làm 4 phần đều nhaụ Bốn người con hứa tuân lời cha trối lại, tuy nhiên, vừa chôn cất cha xong thì 3 người con đầu dành phần gia tài nhiều hơn người em út. Họ chỉ chia cho đứa em út một mảnh đất khô cằn.
Người em út rất buồn, vừa thương nhớ cha, vừa buồn các anh xử tệ với em. Đang ngồi khóc một mình trước mảnh đất khô cằn, thì người em bỗng thấy một bà Tiên từ mặt ao gần đó hiện lên bảo:
- Này con, thôi đừng khóc nữạ Khoảng đất này của con có chứa một kho tàng, mà các anh của con không biết. Kho tàng này chứa nhiều mầm của một loại hoa quý vô giá. Mỗi năm, cứ đến mùa Xuân, thì hoa đâm chồi nẩy lộc, nở từng hàng chi chít trên đất đai của con. Con sẽ hái hoa, đem bán, rất được giá. Nhờ đó, chẳng bao lâu thì con sẽ giầu có hơn các anh.
Quả thật, đến mùa Xuân ấy, đúng như lời bà Tiên nói, mảnh đất khô cằn của người em bỗng nhiên mọc lên từng hàng hoa trắng, hương thơm ngào ngạt. Để nhớ đến ơn lành của bà Tiên, người em đặt n cho loại hoa này là Hoa Thuỷ Tiên.
Những người thích hoa, chơi hoa, và những người nhà giầu đã thi nhau đến mua hoa Thuỷ Tiên hiếm quý, với giá rất đắc. Chẳng bao lâu, người em trở nên giầu có, nhiều tiền bạc. Rồi cứ mỗi năm Tết đến, người em út lại giầu thêm, nhờ mảnh đất nở đầy hoa thơm tươi thắm. Người em trở nên giầu hơn 3 người anh tham lam kiạ
Người ta tin rằng Hoa Thuỷ Tiên mang lại tài lộc và thịnh vượng. Do vậy, mỗi dịp Tết đến, chơi hoa thuỷ tiên trở thành một tục lệ đón Xuân. Những ngày cuối năm, Thuỷ Tiên được chăm sóc để hoa nở đúng Giao Thừa, hy vọng mang đến tài lộc sung túc và may mắn trong năm mới




Sự tích hoa thủy tiên
(thần thoại Hy Lạp)
Dân gian có câu: "Cha mẹ sinh con, trời sinh tính", ngẫm mà đúng. Cặp vợ chồng nhà thần Kêphít và Lavơriôna sinh hạ được một cậu con trai có gương mặt trắng trẻo, cặp mắt sáng, mái tóc quăn tít, đặt tên là Narơxít thay cha làm hà bá, trị vì một vùng sông nước.
- ôi, chàng mới đẹp làm sao! Thật là một đứa con tuyệt vời! - Các nữ thần đến thăm Lavơriôna đều tấm tắc khen.
Nhưng các thần cũng giống như con người đều có tính hay ghen ghét, đố kỵ trước những thành đạt của người khác. Loài cá bơi từ Đông sang Tây đã loan tin về vẻ đẹp tráng kiện và trí tuệ của con trai nữ thần Lavơriôna. Nữ thần Sứa biết được tin này, ả có một đứa con trai vốn xấu xí lại ngốc nghếch; khi nghe những lời khen của thiên hạ dành cho Narơxít thì ả nổi điên lên, đến nỗi những con rắn phủ trên đầu ả thay cho tóc bỗng dựng ngược lên, phun lưỡi phì phì. Nữ thần Sứa nghiến răng trèo trẹo:
- Vẻ đẹp của mi sẽ giết chết mi, mi sẽ phải lòng chính cái hình bóng của mi, mi sẽ trở nên tốt bụng chỉ vì lòng hiếu danh, sẽ trở nên người thông minh chỉ vì thói kiêu căng. Cái khoảnh khắc mà mi nhìn thấy bóng hình mình trong gương chính là lúc mi bắt đầu phải chấp nhận cái chết. Những con cá bơi ngược lại từ Tây sang Đông mang tin về lời nguyền của nữ thần Sứa đến lưu vực sông do Kêphít trị vì. Thần Kêphít đập vỡ tất cả các loại gương có dưới thuỷ cung, còn các mảnh kính vụn thì cho quẳng lên đất liền. Từ khi còn nhỏ, Narơxít mới chỉ nghe nói về vẻ đẹp và về trái tim nhân hậu của mình, bây giờ chàng nghĩ rằng chàng cần phải là một người nhân hậu và thông minh, mặc dù làm được việc đó không phải là dễ. Khi lũ con của các nữ thần khác dành một chút trong khẩu phần ăn sáng hoặc bữa trưa của mình cho cá, thì Nanơxít cũng không muốn chịu tiếng là keo kiệt bènném cho cá một ít thức ăn. Dù chỉ là bớt lại một chút nhỏ nhoi lượng phần ăn, nhưng chàng tin rằng việc thiện mà chàng đã làm còn tốt hơn nhiều so với những người khác, bởi lẽ chàng đã hy sinh không phải là một món ăn dân dã mà là món ăn của nhà thần. Nhưng sau đó chàng lại khôn ngoan ngầm giữ lại khẩu phần của mình mà lấy khẩu phần của mẹ để đem cho, khiến lũ con các thần phải thán phục về sự hào hiệp và quên mình của chàng.
Thời gian như bóng câu qua cửa sổ. Mới hồi nào Narơxít còn chơi đùa với lũ cá, nhặt nhạnh những vỏ hến, vỏ sò trang điểm cho nơi ở của mình, bây giờ chàng đã lớn phổng lên thành một chàng trai chững chạc. Khi xưa, lũ con của các thần thường cùng với chàng nuôi cá, nay lớn lên mỗi đứa lại có một sở thích riêng. Đứa nào cũng muốn tỏ ra khôn ngoan linh lợi. Chúng đọc cho nhau nghe những bài thơ tự sáng tác, hát những bài ca tự nghĩ ra và thi xem ai nhảy lên lưng cá ĐenPhin khéo léo hơn và bơi đi xa hơn. Narơxít cũng sáng tác thơ và chẳng bao lâu chàng hiểu rằng có một đứa con trong lũ con nhà thần tỏ ra trội hơn chàng, chàng liền đem lòng ghen ghét, phỉ báng cả bè bạn.
- Đó là một chàng trai thông minh và tài hoa! Con gái thần nào mà được chàng lấy làm vợ thì thật là diễm phúc, - Các nữ thần có tuổi xì xào, tỏ ý ghen tỵ với người vợ tương lai của Narơxít.
Nếu các nữ thần có tuổi bị chàng trai tuấn tú, đôn hậu và thông minh cảm hoá, thì cũng chẳng lấy gì làm ngạc nhiên khi các nữ thần trẻ trung đã rắp tâm quyến rũ chàng bằng vẻ đẹp ưng ý, cuối cùng chàng quyết định kết hôn với Ekhô, cô gái đẹp nhất trong đám các tôn nữ nhà thần.
Trước ngày cưới, Ekhô bảo Narơxít lên bờ sông hái coh nàng bông hoa Anh Đào dại để nàng gài lên mái tóc xanh của mình.Narơxít đã hái cả một bó hoa và khi cúi gập người toan nhảy xuống nước, thì bỗng nhiên thấy một vùng nước tôi tối có bóng hình của mình.
- Đẹp quá! Kể từ khi khai thiên lập địa chưa một ai được chứng kiến một sự tuyệt diệu như thế này! - chàng thốt lên rồi sững người như bị bỏ bùa mê. Trong khi nhìn chằm chằm vào cái bóng của mình, chàng quên khuấy cả Ekhô, người mà ngày mai chàng sẽ tổ chức lễ cưới đón nàng. Chàng ném những bông hoa xuống cỏ và khi đứng dậy chàng lại bị mê mẩn với cá bóng của chàng lại bị mê mẩn với cái bóng của chàng trong gương nước.
- Đúng rồi, ta không chỉ là một chàng trai thông minh, đôn hậu nhất mà còn đẹp nhất nữa - Narơxít dương dương tự đắc.
Đợi mãi không thấy người nh trở về, Ekhô đành phải ngoi lên mặt nước. Tức thì nàng bị người tình mắng nhiếc thậm tệ, chỉ vì nàng đã làm gương nước xao động.
Ekhô không tin rằng Nanơxít lại quá giận dữ, vừa làm lành với chàng vừa xoa cho mặt nước trở lại phẳng lặng.
- Ta biết, em ghen với vẻ đẹp của ta, vì vậy em tìm cách cản trở ta. Đừng vờ vĩnh nữa, hãy trở lại thuỷ cung đi.
- Chàng thân yêu! Em là cô gái đẹp nhất trong đám tôn nữ nhà thần, cớ sao em lại ghen ghét vẻ đẹp của chàng? - Ekhô nói và vẫn nghĩ rằng người tình nói đùa.
- Anh cứ nghĩ em là một người đẹp, đó là khi anh chưa trông thấy mình. Hãy nhìn vào gương mặt này, vào cái hình người này, em sẽ hiểu chính Aphơrôđita còn chưa xứng đáng trở thành vợ ta, huống hồ nàng - Narơxít đáp và lại mê mẩn với vẻ đẹp của mình.
Đối với Ekhô cũng như đối với người đàn bà đội rắn trên đầu thay tóc, thì không có gì đáng giận hơn là việc người tình không thừa nhận sắc đẹp của nàng, còn nếu như nàng quả là không đẹp thì nàng cũng không thích bị lừa dối.
Những lời nói của Narơxít khiến Ekhô tức tối đến nỗi nàng gọi chàng là một kẻ ngu ngốc tự say đắm mình. Nàng liền đem chuyện này kể lại cho mẹ nàng nghe và nói rằng chàng đã bị mất trí. Kephít đã hoài công thuyết phục con trai quay trở lại thuỷ cung, và những giọt nước mắt cầu xin của người mẹ cũng trở thành vô nghĩa.
Narơxít đã ở lại hẳn trên bờ, và trong khi đưa mắt nhìn xuống nước, chàng vẫn không ngớt lải nhải về sắc đẹp của mình cho tới khi người chàng teo tóp lại và hoá thân về với trần thế.
Không hiểu vì sao đối với người chết, người đời lại tỏ ra bao dung, độ lượng hơn so với người đang sống.
Khi Narơxít chết rồi, Ekhô thường bơi đến chỗ có vùng nước tối mà người tình của nàng đã từng soi mình vào đó.
"Tình yêu của ta mới tuyệt diệu làm sao..." - Ekhô thở dài. Để giữ lại mãi mãi những kỷ niệm về Narơxít, nàng bèn trồng ngay lên chỗ đất chàng nằm một bông hoa có sắc trắng hệt như da mặt của Narơxít. Đó chính là Hoa Thủy Tiên.

Hoa thủy tiên có n khoa học là Narcissi, tên tiếng anh là Chinese sacret lily, thuộc họ hành tỏi.
Thủy Tiên là tên một loài hoa thanh nhã, cánh hoa trắng muốt, tinh khiết, mùi hương ngọt ngào, đường kính hoa cỡ 3cm, mọc từng chùm, nhụy hoa màu vàng hình chuông, lá xanh hình lưỡi liềm dài độ hơn một gang tay, mọc trên một củ tựa như củ hành tây. Hoa thủy tiên tượng trưng cho sự may mắn và trường thọ. Ngày tết, hương thủy tiên quyện với mùi hương trầm từ ban thờ trong cái lạnh đặc trưng của ngày xuân tạo nên một vẻ linh thiêng huyền bí và ấm áp.
Hoa thủy tiên mà người Trung Quốc, người Việt Nam thuờng gọt chơi vào ngày Tết cổ truyền được trồng tại vùng Chương Châu &ndash; tỉnh Phúc Kiến &ndash; Trung Quốc, đây là loại thủy tiên đẹp và nổi tiếng nhất. Củ thủy tiên trồng sau 3 năm thì đường kính của củ khoảng 7-15cm, lúc này đã đạt kích thước lý tưởng để tạo hình. Thủy tiên bán ở chợ Bưởi, chợ Mơ &ndash; Hà Nội thường là loại hộp 8 củ/hộp, thỉnh thoảng cũng có những hộp 2 củ nhưng loại này đắt tiền và chỉ để dành cho các nghệ nhân. Loại thủy tiên tôi giới thiệu với các bạn là củ loại 8 củ/hộp, đường kính củ chính khoảng 10cm có tối đa là 9-10 bông kể cả bông ở các mầm sườn. Loại này vừa túi tiền mà vẫn đảm bảo một giò thủy tiên thật đẹp.
Hoa thủy tiên cánh đơn đẹp và được ưa chuộng hơn thủy tiên cánh kép. Tuy nhiên, việc xem củ để xác định là hoa đơn hay hoa kép là điều không thể, chỉ còn cách là mua củ tại nhà của người buôn có uy tín. Nếu lỡ phải hoa kép thì cũng không sao, hoa vẫn thơm như vậy, vẫn mang lại may mắn nhưng chỉ hình dáng hoa không đẹp thôi.
 


Last edited:


Back
Top