Sưu Tầm-Bệnh thường gặp ở heo nái

  • Thread starter Trường Giang
  • Ngày gửi
Lên net đọc được bài này , sẵn tiện rinh về luôn ! Cho những ai chưa đọc nha

Nguồn:http://niengiamnongnghiep.vn/index.php?self=article&id=3197

Bệnh sót nhau:
- Nguyên nhân: Heo nái bị viêm niêm mạc tử cung nên sau khi đẻ nhau không ra hết; can thiệp vội vàng, thô bạo, không đúng kỹ thuật nên nhau bị đứt và sót lại; heo nái quá già, đẻ nhiều đuối sức, tử cung co bóp kém không đẩy được nhau ra…
- Biện pháp khắc phục: Chăm sóc, nuôi dưỡng heo nái đúng quy trình kỹ thuật, đáp ứng nhu cầu chuồng trại, vận động, thức ăn và dinh dưỡng, can thiệp kịp thời và đúng kỹ thuật… Tiêm thuốc Oxytoxin dưới da để kích thích co bóp tử cung đẩy nhau ra hết. Sau khi nhau ra, dùng thuốc tím nồng độ 1 phần nghìn hoặc nước muối 9 phần nghìn để rửa tử cung trong ba ngày liên tục.


Bệnh sốt sữa:
- Nguyên nhân: Heo nái sốt sữa do nhau ra không hết, nhau ở trong tử cung sẽ tiết ra hoocmon follienlia, làm ức chế sự phát sinh của hoocmon prolactine nên tuyến vú không phát triển được gây sốt sữa; hoặc do tử cung và vú bị nhiễm trùng; hoặc do thức ăn mất cân đối thành phần và giá trị dinh dưỡng, nhất là đạm, khoáng và sinh tố.
- Biện pháp khắc phục: Nếu sốt sữa do nhau thì dùng dung dịch Gluconat canxi 10% tiêm tĩnh mạch với liều 20ml/con hoặc tiêm tĩnh mạch dung dịch Oxytoxin với liều 10 – 20 UI/con hoặc có thể dùng dung dịch Ergotin tiêm bắp với liều 0,3 – 0,5mg/con. Nếu sốt sữa do thiếu canxi thì dùng dung dịch Gluconat canxi 10% tiêm tĩnh mạch với liều 20 – 40ml/con. Nếu sốt sữa do thiếu vitamin C thì có thể tiêm 200ml nước cất cộng với 5ml vitaminC/con/ngày. Khi thấy heo trở lại trạng thái bình thường nhưng vẫn ít sữa thì có thể tiêm dung dịch Thyrosin ngày một lần, với liều 1ml/con/ngày.
Bệnh viêm vú:

- Nguyên nhân: Heo mẹ bị tổn thương bộ phận sinh dục như âm hộ, âm đạo, tử cung, vú và bầu vú… tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào cơ thể gây viêm nhiễm tại chỗ và vào máu gây nhiễm trùng huyết và viêm vú. Heo mẹ tiết nhiều sữa (do ăn quá nhiều chất đạm) nhưng heo con không bú hết làm cho sữa bị ứ đọng tạo ra môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển; heo mẹ đẻ ít con nên có nhiều vú bị thừa hoặc do heo mẹ chỉ cho con bú có một bên… những vú không được heo con bú sẽ bị căng sữa dẫn đến viêm vú; chuồng quá bẩn, việc sát trùng không cẩn thận nên vi trùng dễ xâm nhập vào làm viêm vú…


- Biện pháp khắc phục: Tắm rửa sạch sẽ cho heo nái và vệ sinh sát trùng chuồng trại trước khi heo đẻ để tiêu diệt vi trùng tồn đọng; sau khi heo đẻ thì dùng nước ấm rửa sạch hai hàng vú và hai chân sau của heo mẹ; kiểm tra răng và bấm răng nanh heo con; kiểm tra và thu nhặt hết số nhau thai, không để cho heo mẹ ăn vì sẽ sinh ra chứng sốt sữa; bố trí cho các heo con bú sớm, bú đều; trước khi đẻ một ngày và sau khi đẻ vài ngày nên giảm bớt khẩu phần ăn và lượng đạm trong thức ăn của heo nái…
Dùng nước đá rửa và chườm ở đầu vú viêm để giảm sưng, nóng, đỏ, đau sau đó dùng tay xoa bóp nhẹ nhàng 2 – 3 lần/ngày để vú mềm dần; vắt vú bị viêm 4 – 5 lần/ngày cho hết sữa để hạn chế việc lây lan từ vú viêm sang vú lành; dùng Sunfat Magiê cho heo uống với liều 20 – 30g/con/ngày.
Sau 2 – 3 ngày là heo có thể cho sữa bình thường, nếu không có hiệu quả thì phải dùng một số loại thuốc đặc trị như: Tiêm xung quanh vú ngày 2 lần: Penicilin với liều 10.000 UI/kg thể trọng; Streptomycin với liều 10mg/kg thể trọng; bơm Teramycin vào vú viêm qua lỗ tiết sữa. Trước khi bơm nên vắt cạn sữa trong vú viêm; dùng mỡ Penicilin, mỡ Tetramycin bôi ở vú viêm cho đến khi khỏi.


Bệnh bại liệt:

- Nguyên nhân: Thường xuất hiện ở những heo nái đã qua nhiều lần sinh sản và đẻ nhiều con. Bệnh xuất hiện do thiếu khoáng, nhất là canxi và phốt pho. Thiếu canxi và phốt pho nên heo mẹ
 


Bác Vttgiang cho hỏi là tại sao lại bơm penicillin ngày 2 lần vây? Trong khi đó thuốc có thời gian bán dã thường là 24 giờ?
 
Last edited by a moderator:
Có thể bác Giang hơi nhầm lẫn trong việc điều trị viêm vú và cạn sữa ở bò vì chỉ ở bò mới có thể Vắt cạn sữa ở bầu vú viêm.
Bệnh Viêm vú, sốt Sữa và Viêm Tử cung là những bệnh ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh sản của heo nái cũng nhưng khả năng sản xuất của trại, hiệu quả chăn nuôi!
 
có một nguyên nhân thường gây ra bịnh viêm vú nhiều nhất sao không thây các bác nhắc tói :
Đó là do heo mẹ đã được cho ăn một khẩu phần nhiêù đạm (protein) cho tới ngày sinh. sau khi sinh sữa sẽ tiết ra rất nhiều,heo sơ sinh bú không hết, sữa còn thừa lại trong bầu vú, sẽ nhiễm trùng gây viêm vú.
để ngừa bịnh này, người xưa dùng cách " HỒ' heo mẹ như sau
-3 ngày trước và 3 ngay sau khi sinh...không cho heo mẹ ăn khẫu phần như thường nhật nữa mà chỉ cho ăn cháo trắng đặc trộn với rau trong cháo trắng này hoàn toàn không có cá, thịt, mắm khẩu phần không đạm này, sẽ làm heo mẹ không tiết được nhiều sữa.. do đó sẽ không thừa sữa (heo sơ sinh bú rất ít do còn quá nhỏ), sữa không thừa làm sao nhiễm trùng để viêm ?
sang ngày thứ 4 sau khi sinh..cho ăn khẩu phần giàu protein như bình thường để sữa tăng tiết mạnh vì lúc này heo con đã bú rất mạnh rồi, có bao nhiêu sữ trong bầu vú chúng sẽ uống hết, không còn thừa một giọt, làm sao viêm ?
nếu các bác cảm thấy heo con đang lớn mà có dâu hiệu heo mẹ ít sữa. các bác ra tiệm thuốc bắc mua một ít Thông thảo nấu lên sau đó lấy nước trộn vào cám ( giàu đạm)cho heo mẹ ăn. bảo đảm heo mẹ nhiều sữa đén độ heo con..tròn hoay

Thông Thảo là một vị thuốc bắc có đặc tánh lợi sữa
 
Last edited by a moderator:
To bác Thiên Thu:
Ngày trước cháu cũng lấy lá Đinh Lăng + rau lang nấu kèm với cháo , trộn chung với cám khi nái đẻ ăn . Kiếm trên net thì đc biết lá đinh lăng lợi sữa ,chữa tắt tia sữa . Cháu cũng có ý trồng một số cây thuốc nam,coi thêm kinh nghiệm dân gian nói về sản phụ .Cốt sao dùng thêm 1 ít cây nhà lá vườn, giảm chi phí thuốc men.
Còn việc kích thích sữa thì cháu thường mua thuốc thú y chích ,thấy hiệu quả rất tốt,sữa ầm ầm.
-------------------------
Như đã nói là bài này mình sưu tầm thôi, không phải mình viết .Đọc qua thì thấy cũng có lý (vd phần nói nguyên nhân), còn về cụ thể các phương hướng điều trị thì mình copy nó qua đây,cho các bác tham khảo , cho ý kiến , bới vì mọi bài viết đều có điểm đúng,có điều chưa đc.

To bác Hiệp apc:
Vậy là khi trâu bò viêm vú mới vắt hết sữa à? Còn heo thì không ? Mình thì chưa rõ lý do chính xác tại làm sao? Nhưng đoán là khi heo nó viêm vú thì thường chẳng có sữa nên không cần vắt chăng?

To bác thang2079:
-Thật tình mà nói chứng viêm vú heo nái, trong thời gian chăn nuôi ít ỏi cho đến nay thì mình cũng chưa gặp. Còn về việc sót nhau,ngừa viêm tử cung thì sau khi heo sanh hết, mình thường tiêm 1 mũi Amoxylin, nếu heo không trục hết nhau thai ra thì mình sẽ dùng tay móc phụ cho sạch nhau (trong khi khau đẻ có chích Oxytocin để trục ra) , sau đó đưa ống truyền nước muối rửa sạch máu nhớt (mới đẻ xong 1 lần , ngày sau 1 lần,ngày tiếp theo 1 lần nữa) , ngoài ra còn bơm Penicylin vào âm đạo nái.Thấy kết quả vệ sinh rất tốt.
- Việc tại sao trong bài viết lại chích Penicilin ngày 2 lần ? Chẳng lẽ tác giả muốn chích "đúp" chăng Theo ý bác thì Penicilin có tác dụng trong 24h nên chỉ 1 ngày 1 mũi là đủ?
-Nếu khi heo viêm vú tình trạng quá tệ thì việc chích Penicilin xung quanh bầu vú có là lựa chọn đúng đắn không ? Tôi cũng nghĩ nếu ko phải trường hợp xấu quá thì cũng ko nên chích vào vú làm gì? Chuyện có làm hư tế bào vú không thì mình cũng chưa đc đọc và chưa thực nghiệm nhưng mình nghĩ đơn giản rằng : cái chỗ "nhạy cảm" phải nhẹ nhàng , cầm kim chọc vào thì phái yếu chịu sao nổi
018.gif
.Mà sao chỉ có thể trên bò mới chích tr tiếp vô bể sữa nhỉ (không nuôi bò nhưng vẫn cứ tò mò:wub:)

Rất mong nghe thêm các ý kiến chỉ giáo của các bác. để mình và bà con nông dân làm cho đúng.
Chúc sức khỏe và đoàn kết
 
trả lời bác Giang

-Ở Heo, người ta thường thấy viêm vú với toàn bộ số vú, viêm vú kèm theo hiện tượng sốt nóng toàn thân, em chưa gặp trường hợp nào viêm riêng một bầy vú
- Ở bò, bò có thể viêm một vú, hai vú hoặc toàn bộ bầu vú, và viêm vú ở nhiều dạng. Bên tôi có cung cấp các máy chẩn đoán viêm vú 4Q, có thể phát hiện viêm vú ở dạng tiềm ẩn ở tất cả các vú cho nên có thể nói là tương đối rõ về vấn đề này. Khi điều trị viêm vú thì người ta thường bơm các dung dịch kháng sinh vào trong lỗ thông bầu vú. Cái này các bác cứ tham khảo ở đây: http://www.khuyennongtphcm.com/index.php?mnu=3&s=600030&id=1338
- Sự khác nhau ở cấu tạo bầu vú của con bò sữa và con heo nái ở chỗ con bò sữa có bể sữa, sữa được tạo ra từ các nang tuyến sẽ đổ vào bể sữa, do đó dễ dàng vắt được sữa. Người ta bơm dung dịch khánh sinh vào bể sữa cũng có tác dụng ức chế quá trình tạo sữa. Còn con heo nái thì không có bể sữa, sữa tạo ra sẽ theo các ống góp và đi ra ngoài. Tôi cũng từng vắt, không phải khi nào cũng vắt được sữa heo ra thành tia đâu.

Còn cách Chú Thiên Thu nói, thực sự là một cách hay, nếu có điều kiện cháu sẽ thử xem
 
A. Hiệp trả lời hay thiêt.
 

Last edited by a moderator:
Cám ơn bác Thắng nhiều nhá !! Down file pdf đó về rồi, để đọc coi có gì thắc mắc thì thỉnh giáo các bác sau . Xin cảm ơn tất cả.
 
Anh Giang ới sốt sữa do sát nhau thì dễ rồi nhưng làm thế nào để phân biệt sốt sữa do thiếu Vitamin C hay thiếu Canci đây?
 
Anh Giang ới sốt sữa do sát nhau thì dễ rồi nhưng làm thế nào để phân biệt sốt sữa do thiếu Vitamin C hay thiếu Canci đây?

heo nái sốt sữa, theo kinh nghiệm của tôi, nên chích vitamin C và calcifort. Lấy men rượu bọc trong túi vải, ngâm nước ấm và lau vú cho heo vài lần trong ngày. Qua hôm sau heo sẽ khỏi
 
up ! cho anh em tham khảo và hoàn thiện thêm
 
Last edited by a moderator:


Back
Top