Tác dụng của nấm linh chi .

  • Thread starter quedalat
  • Ngày gửi
Thông tin thêm về Nấm linh chi
Nấm linh chi - công dụng và cách dùng
Theo văn học cổ, nấm Linh Chi được coi là dược thảo siêu hạng. Dược thảo siêu hạng là những dược thảo mà con người có thể dùng lâu dài với số lượng lớn mà vô hại. Sau 2000 năm, qua sách vở và qua các cuộc nghiên cứu, vẫn không có tác dụng phụ nào được báo cáo.
Nấm linh chi (tiếng Anh: Lingzhi mushroom) có tên khoa học là Ganoderma Lucidum, thuộc họ Nấm Lim (Ganodermataceae). Nấm Linh chi còn có những tên khác như Tiên thảo, Nấm trường thọ, Vạn niên nhung.
Nấm linh chi là một dược liệu mà con người từ xa xưa đã biết dùng làm thuốc. Trong "Thần nông bản thảo" xếp Linh chi vào loại siêu thượng phẩm hơn cả nhân sâm; trong "Bản thảo cương mục" coi Linh chi là loại thuốc quý, có tác dụng bảo can (bảo vệ gan), giải độc, cường tâm, kiện nảo (bổ óc), tiêu đờm, lợi niệu, ích vị (bổ dạ dày); gần đây các nhà khoa học Trung Quốc và Nhật phát hiện nấm linh chi còn có tác dụng phòng và chống ung thư, chống lão hóa làm tăng tuổi thọ.
Không phải chỉ đến khi Tần Thủy Hoàng phái ngự y Lư Sinh tìm thuốc trường sinh bất tử ở biển Đông thì linh chi mới có mặt trong lịch sử y học. Từ nhiều ngàn năm nay, linh chi chiếm vị trí cao nhất trong cổ thư Trung Quốc. Vì thế, nó không còn xa lạ với thầy thuốc bốn phương và từ lâu đã có tên chính thức trong dược điển của Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc... như một phương thuốc trị ung thư .Và Không chỉ được trọng dụng ở Á Đông, linh chi hiện là một trong những đề tài nghiên cứu và ứng dụng nóng bỏng của ngành y dược Âu Mỹ. Y học phương Tây ắt hẳn phải có động cơ chính đáng khi tìm về một dược liệu ở bên kia chân trời.
Trong American Herbal Pharmacopoeia® chuyên khảo cứu về Nấm linh chi, Linh Chi được xếp hạng như sau: “Hạng nhất: dược thảo rất an toàn nếu được dùng thích đáng. Không có phản ứng phụ. Một vài người nhạy cảm sử dụng Nấm linh chi báo cáo bị hơi khó tiêu và ngứa ngoài da, nhưng những triệu chứng này biến mất sau một thời gian ngắn.”
Theo giáo sư Hiroshi Hikino, một bác học chuyên về dược thảo thì linh chi là một trong những vị thuốc bổ quan trọng nhất trong Ðông y. Các thầy thuốc đã dùng Linh Chi trong các chứng mệt mỏi, suy nhược, tiểu đường, các chứng bệnh về gan, và nhiều chứng thuộc hệ thống đề kháng của cơ thể. Theo Lý Thời Trân trong Bản Thảo Cương Muc thì Linh Chi có tác dụng bổ tâm khí, chữa các chứng nhói ngực. Hiện nay, Linh Chi được dùng để giảm áp huyết, kích thích sự làm việc của gan, tẩy máu, và giúp cơ thể chống lại các chứng lao lực quá độ. Trong một mức độ nào đó, Linh Chi có tác dụng giải độc trong cơ thể.
Đã có không biết bao nhiêu người sử dụng linh chi cảm thấy khỏe hơn, ăn ngon, ngủ yên; Khả năng nâng đỡ tổng trạng của linh chi là một thực tế không thể chối cãi, không chỉ căn cứ vào cảm giác chủ quan của người bệnh, mà dựa trên các tiêu chuẩn khoa học khách quan với định lượng rõ ràng, theo kết quả của hàng trăm công trình nghiên cứu tại nhiều học viện từ Á sang Âu. Nếu vậy, linh chi tác dụng theo cơ chế nào?
Cấu trúc độc đáo của Nấm linh chi chính là thành phần khoáng tố vi lượng đủ loại, trong đó một số khoáng tố như germanium, vanadium, crôm... Chúng đã được khẳng định là nhân tố quan trọng cho nhiều loại phản ứng chống ung thư, dị ứng, lão hóa, xơ vữa, đông máu nội mạch, giúp điều chỉnh dẫn truyền thần kinh, bảo vệ cấu trúc của nhân tế bào. Có căn bệnh nào hiện nay thoát khỏi ảnh hưởng của các yếu tố bệnh lý vừa kể?
Ngoài ra linh chi còn được dùng để chữa bệnh mất ngủ, lở dạ dày, tê thấp, suyễn, sưng cổ họng. Người ta cũng không thấy có phản ứng phụ hay tác dụng xấu nào khi dùng lâu. Người Trung Hoa hiện nay còn dùng Linh Chi để cho da mặt thêm mịn, có lẽ là do các chất hormone trong loại nấm này. Nhiều y gia Nhật Bản lại dùng Linh Chi trong các loại thuốc trị rụng tóc. Vì tác dụng bổ khí và làm tăng hệ thống miễn nhiễm của cơ thể, người ta còn dùng Linh Chi để phụ với các loại thuốc trị ung thư.
Với thành phần độc đáo như vừa tả, Nấm linh chi phục hồi cơ thể bằng cơ chế tác dụng gián tiếp.. Nó một mặt thanh lọc cơ thể toàn diện và đồng bộ qua tác dụng lợi tiểu và lợi mật, một mặt kích thích nhiều chuỗi phản ứng sinh hóa trong cơ thể nhờ vai trò xúc tác của khoáng tố vi lượng. Linh chi khéo léo đánh thức sức đề kháng của cơ thể để từ đó điều chỉnh các rối loạn chức năng, làm lành các tổn thương cơ quan, phục hồi hệ miễn dịch. Một khi hội đủ 3 điều kiện vừa kể thì cơ thể rất khó bệnh, con người chậm già. Người xưa đâu có quá lời khi xếp linh chi vào nhóm thuốc cải lão hoàn đồng!
Có 6 loại Nấm linh chi được nghiên cứu tường tận về khả năng trị liệu của chúng, đó là: nấm Linh Chi đỏ, đen, xanh da trời, trắng, vàng và tím. Trong 6 loại nầy, nấm Linh Chi đen và đỏ được coi là có tác dụng trị liệu tốt nhất, và được dùng nhiều nhất trên thế giới hiện nay. Tuy nhiên, nấm Linh Chi đỏ được chứng minh là tốt nhất cho sức khỏe vì nó thúc đẩy sự làm việc của hệ thống miễn dịch, làm tăng sự hoạt động của cơ thể và chống lão hóa. Nấm linh chi đen thường được bán trong các tiệm thuốc đông dược. Loại nấm nầy có nhiều kích cỡ. Thường các tay nấm trưởng thành có đường kính 12 cm, nhưng cũng có những tay nấm có đường kính đến 30 cm.
Các tên khác: Chi zhi, Hong ling zhi, Linh chi, Ling chih, Ling qi, Ling zhi, Ling zhi cao, Lucid ganoderma, Ganoderma lucidum, Mannentake, Reishi, Rokkaku reishi, Young ji, Zi zhi.
Công dụng:
Ổn định huyết áp .Nâng cao sức đề kháng, phòng trừ bệnh tật
Phòng chữa bệnh tiểu đường . Điều hòa kinh nguyệt
Giải độc gan, hiệu quả tốt với các bệnh về gan như viêm gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ
Ngăn chặn quá trình làm lão hóa, giúp cơ thể luôn tươi trẻ
Chống béo phì . Chống đau đầu và tứ chi, giảm mệt mỏi
Phòng Chứng ung thư đặc biệt ung thư tuyến tiền liệt
Linh chi giúp làm sạch ruột, chống táo bón mãn tính và tiêu chảy.
Uống linh chi thường xuyên giúp da dẻ hồng hào, chống các bệnh ngoài da như dị ứng, mụn trứng cá...
Cách dùng :
Thái lát: Cách này phổ biến nhất,
1. 50g Linh chi dùng được cho 10 người. Cho 50g Linh chi vào ấm đun cùng với 1.000cc nước, đun khoảng 2~3 phút rồi tắt lửa. Để ngâm như vậy trong vòng 5 phút rồi đun tiếp khoảng 30 phút bằng lửa nhỏ. Đun đến khi nước cạn còn khoảng 800cc thì ta được nước đầu tiên.
2. Đun nước 2 và nước 3: Sau khi được nước đầu lấy lát Linh chi ra dùng kéo cắt nhỏ (khoảng 1cm) rồi đổ nước vào đun như khi lấy nước đầu. Đổ lẫn nước đầu nước 2 và nước 3 để được 2.400cc nước linh chi rồi cho vào bình và bảo quản trong tủ lạnh.
3. Cách dùng: Một ngày 240cc chia thành 80~120cc dùng làm 2~3 lần.
4. Sau khi được nước 3 lấy bã Linh chi phơi khô đun lấy nước 4 hoặc dùng để tắm, rất tốt cho da và tóc.
Nghiền thành bột: (Linh chi rất khó nghiền vì sẽ bông lên)
Cho vào tách hãm bằng nước thật sôi trong 5 phút sau đó uống hết cả bã.
Có thể làm người dùng hơi khó chịu vì sự không tan của nó, nhưng đây là cách dùng tốt nhất theo khuyến cáo của các nhà khoa học
Chú ý thêm:
Nấm linh chi được dùng tốt nhất vào buổi sáng lúc bụng đói. Uống nhiều nước làm tăng công hiệu của nấm Linh Chi vì giúp cơ thể thải ra những chất độc.
Linh chi có vị đắng nên khi đun có thể cho thêm cam thảo hoặc táo tàu sẽ dễ uống hơn.
 


Chào anh Quế! em đã gặp anh hôm trước ở sài gòn.
em rất quan tâm những cây thuốc của anh. mong anh cho em thêm thông tin vào hộp thư riêng cũng được.
cám ơn anh. chúc anh và gia đình mạnh khoẻ và hạnh phúc.
 


Back
Top