Tác dụng của vôi trong nuôi thủy sản

  • Thread starter Guest
  • Ngày gửi
G

Guest

Guest
Vôi là một trong những chất dùng để xử lý môi trường khá rẻ tiền nhưng có nhiều tác dụng và hiệu quả cũng rất cao, được khuyến cáo sử dụng rộng rải để cải tạo ao hầm. Người tiêu dùng đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng thực phẩm phải sạch và an toàn, muốn như thế thì bắt buộc ngay từ khâu sản xuất, người nuôi cá tôm phải tránh sử dụng thuốc kháng sinh và khâu chăm sóc và quản lý môi trường nước là hết sức quan trọng để tôm cá không bị mắc bệnh trong suốt quá trình nuôi. Một trong những biện pháp phòng bệnh cho cá tôm hữu hiệu nhất là sử dụng thường xuyên định kỳ vôi bột.
>
Trước hết, vôi giúp hạ phèn đất và nước, diệt được cá tạp địch hại, rong tảo và cả các mầm bệnh trong ao. Vôi giúp cho mùn bã đáy ao được phân hủy, làm đáy ao tốt hơn do được khoáng hóa, chất lượng nước cũng được cải thiện, thức ăn tự nhiên của tôm cá cũng từ đó mà phong phú hơn. Đối với tôm nuôi, chất vôi trong ao còn có tác dụng trực tiếp đến tôm trong việc hình thành vỏ. Tuy nhiên, cũng không nên bón vôi quá nhiều vì có thể gây tác hại cho môi trường và cá tôm nuôi.

Hiện nay trên thị trường có chủ yếu 4 loại vôi :

- Vôi nông nghiệp: Nguồn gốc từ đá vôi san hô, võ sò v.v… được xây nhuyễn có công thức là CaCO3, có tác dụng hạ phèn, khử trùng.

- Vôi tôi : Ca(OH)2 dùng cải tạo ao, tăng pH đất, có ảnh hưởng lớn đến pH nước nhưng có thể dùng để tăng pH của ao nuôi.

- Đá vôi CaO: Vôi bột,vôi sống, có tác dụng tăng pH mạnh chỉ dùng cải tạo ao, không dùng cho ao đang nuôi cá tôm.

- Vôi đen CaMg(CO3)2 : Nguồn gốc từ đá vôi đen (Dolomite), có khỏang 4% magiê, có tác dụng hạ phèn trong nuôi tôm, tăng hệ đêm trong ao nuôi mà ít ảnh hưởng tới pH của môi trường . Tuy nhiên do giá thành cao, loại vôi này ít được sử dụng.

Trong nuôi thủy sản tùy từng điều kiện mà ta sử dụng :

1/ Nếu cải tạo ao nuôi : dùng vôi bột CaCO3 hay vôi tôi Ca(OH)2 liều lượng sử dụng 10 – 15 kg/ 100m2.

2/ Nếu dùng để hạ phèn : trong ao nuôi, vào mùa mưa hay ở những vùng đất phèn thường có hiện tượng rữa trôi phèn sau những trận mưa và xì phèn từ đáy ao. Trong trường hợp này thường dùng vôi bột CaCO3 với liều lượng như sau :

+ Đối với ao nuôi cá con : liều dùng từ 3 – 4 kg/100m2 hòa với nước, lóng lấy nước trong tạt xuống ao (làm lại nhiều lần).

+ Đối với ao nuôi cá lớn, tôm : liều dùng từ 1 – 2 kg/100m2 hòa với nước rồi tạt xuống ao không cần lóng trong.

+ Đối với bè nuôi cá : treo bịch, liều dùng từ 2 – 4 kg/10m3 nước trong bè, treo thành bịch nhỏ đầu dòng chảy.

3/ Vôi bón xuống ao làm lắng chìm các chất hữu cơ dạng keo lơ lững trong nước làm cho nước sạch. Qua thực tế sau mỗi trận mưa, nước dồn xuống ao nuôi, nước có nhiều phù sa và nước ao bị đục, hạn chế sự chiếu sáng vào nước, cản trở sự quang hợp của thực vật thủy sinh, ao bị thiếu dưỡng khí cho tôm cá. Dùng vôi CaCO3 để điều chỉnh độ trong của nước ao, liều lượng 1 – 2 kg/100m2 hòa với nước tạt khắp ao, độ trong sẽ trở lại bình thường.

4/ Ngoài ra trong suốt quá trình nuôi cá tôm, định kỳ 10 – 15 ngày nên bón vôi nông nghiệp (CaCO3) vào ao một lần, liều lượng từ 1 – 2 kg/100m2 (đối với bè thì treo túi vôi liều lượng 2 – 4 kg/10m3 nước bè), vì đây là hình thức phòng bệnh cho cá tôm hữu hiệu và rẻ tiền nhất. Nếu thường xuyên áp dụng biện pháp này thì cá tôm sẽ ít bị bệnh.

Như vậy, đối với ao,bè nuôi cá tôm thì vôi có tác dụng đa năng, vừa là chất phòng trừ địch hại, dịch bệnh vừa cải thiện môi trường và còn là loại phân bón làm tăng độ màu mỡ của ao. Do đó, dùng vôi có tác dụng cao, tuy nhiên vôi phải có chất lượng tốt không bị pha tạp chất (đất, cát) và phải được bảo quản cẩn thận.

Phòng Khuyến ngư – Trung tâm Khuyến nông An Giang
 


Last edited:
Kính gửi ban biên tập agriviet.com
Tôi là Trần Ngọc Sơn, đã từng nghiên cứu lâu năm về vôi đá nung cho nhiều lĩnh vực như vôi công nghiệp luyện thép, vôi xử lí nước thải, vôi cho ngành mía đường, vôi cho hóa chất, vôi xử lí nước sinh hoạt, vôi nông nghiệp, vôi thủy sản... Hiện giờ tôi là chủ công ty cung cấp vôi lớn cho toàn quốc và xuất khẩu. Công ty TNHH Đầu Tư Phát Triển Quốc Tế Sơn Hà.
Đọc bài này chúng tôi rất buồn vì thông tin và kiến thức quan trọng về vôi được đưa đến cho bà con không chính xác. Chúng tôi mong muốn và đề nghị chỉnh lại nội dung cho đúng khoa học và thực tiễn với những nội dung đáng quan tâm sau:
1/ Vôi bột ( đã nung và nghiền ) có công thức hóa học là CaO chứ không phải CaCO3 như bài viết nói.
2/ Vôi nông nghiệp vẫn là CaO, không phải CaCO3. Chỉ CaO mới có tác dụng tốt trong nông nghiệp nhờ tính khử chua, diệt khuẩn, CaCO3 chỉ tác dụng với axit vô cơ, không khử được axit hữu cơ trong đất. Vậy chúng ta phải dùng vôi CaO ( tức là CaCO3 đã được nung qua lửa ở nhiệt độ 900 độ trong thời gian 12-20 tiếng. CaCO3 là đá vôi chứ không được gọi là vôi
3/ Vôi đen là CaMgO2 chứ không phải CaMg(CO3)2. Vôi đen có tác dụng đúng như bài viết, nhưng chắc chắn có làm tăng PH của môi trường đất hoặc nước do vôi đen cũng giống vôi trắng CaO về mặt tính chất hóa học, rất dễ phản ứng mạnh với H2O ( nước) để tạo ra môi trường kiềm ( môi trường OH-) mà gốc OH- phản ứng mạnh với gốc H+ (gốc H+ này là nguyên nhân gây ra môi trường phèn có PH thấp).
4/ Về mặt khoa học và tính chất hóa học, vật lí mà nói, loại đá vôi CaCO3 ( nguồn gốc mỏ đá tự nhiên hay vỏ sò, vỏ ốc) đều có tác dụng hạ phèn rất kém, tính diệt khuẩn không có và là chai đất do độ đóng tảng và kết dính. Chúng ta phải dùng vôi đã nung CaO ( hay còn gọi là vôi sống) hoặc vôi tôi là Ca(OH)2 mới có tác dụng cao trong hạ phèn, khử chua, diệt khuẩn. Đối với ao nuôi tôm, cá nên dùng vôi bột còn nóng CaO để tính sát khuẩn cao, hạ phèn ( nâng PH ) nhanh hơn. Đối với nông nghiệp nên dùng vôi tôi sẽ không làm nóng dẫn đến chết cây trồng, vôi CaO dù có lẫn xỉ than vẫn tốt cho cây vì xỉ than xốp và chứa 1 số khoáng vi lượng.
5/ Rất mong bà con và các doanh nghiệp chú ý để dùng cho đúng, cho khoa học và hiệu quả cao !
Bằng kinh nghiệm và khoa học, tôi xin chịu trách nhiệm về kiến thức nêu trên, mọi thắc mắc xin liên hệ Trần Ngọc Sơn theo số máy 0904.305.458 để trao đổi rõ và cụ thể hơn. Vui lòng thăm website: sonhaco.com.vn để được thấy sản phẩm của chúng tôi.
Trân trọng cảm ơn
 
Kính gửi ban biên tập agriviet.com
Tôi là Trần Ngọc Sơn, đã từng nghiên cứu lâu năm về vôi đá nung cho nhiều lĩnh vực như vôi công nghiệp luyện thép, vôi xử lí nước thải, vôi cho ngành mía đường, vôi cho hóa chất, vôi xử lí nước sinh hoạt, vôi nông nghiệp, vôi thủy sản... Hiện giờ tôi là chủ công ty cung cấp vôi lớn cho toàn quốc và xuất khẩu. Công ty TNHH Đầu Tư Phát Triển Quốc Tế Sơn Hà.
Đọc bài này chúng tôi rất buồn vì thông tin và kiến thức quan trọng về vôi được đưa đến cho bà con không chính xác. Chúng tôi mong muốn và đề nghị chỉnh lại nội dung cho đúng khoa học và thực tiễn với những nội dung đáng quan tâm sau:
1/ Vôi bột ( đã nung và nghiền ) có công thức hóa học là CaO chứ không phải CaCO3 như bài viết nói.
2/ Vôi nông nghiệp vẫn là CaO, không phải CaCO3. Chỉ CaO mới có tác dụng tốt trong nông nghiệp nhờ tính khử chua, diệt khuẩn, CaCO3 chỉ tác dụng với axit vô cơ, không khử được axit hữu cơ trong đất. Vậy chúng ta phải dùng vôi CaO ( tức là CaCO3 đã được nung qua lửa ở nhiệt độ 900 độ trong thời gian 12-20 tiếng. CaCO3 là đá vôi chứ không được gọi là vôi
3/ Vôi đen là CaMgO2 chứ không phải CaMg(CO3)2. Vôi đen có tác dụng đúng như bài viết, nhưng chắc chắn có làm tăng PH của môi trường đất hoặc nước do vôi đen cũng giống vôi trắng CaO về mặt tính chất hóa học, rất dễ phản ứng mạnh với H2O ( nước) để tạo ra môi trường kiềm ( môi trường OH-) mà gốc OH- phản ứng mạnh với gốc H+ (gốc H+ này là nguyên nhân gây ra môi trường phèn có PH thấp).
4/ Về mặt khoa học và tính chất hóa học, vật lí mà nói, loại đá vôi CaCO3 ( nguồn gốc mỏ đá tự nhiên hay vỏ sò, vỏ ốc) đều có tác dụng hạ phèn rất kém, tính diệt khuẩn không có và là chai đất do độ đóng tảng và kết dính. Chúng ta phải dùng vôi đã nung CaO ( hay còn gọi là vôi sống) hoặc vôi tôi là Ca(OH)2 mới có tác dụng cao trong hạ phèn, khử chua, diệt khuẩn. Đối với ao nuôi tôm, cá nên dùng vôi bột còn nóng CaO để tính sát khuẩn cao, hạ phèn ( nâng PH ) nhanh hơn. Đối với nông nghiệp nên dùng vôi tôi sẽ không làm nóng dẫn đến chết cây trồng, vôi CaO dù có lẫn xỉ than vẫn tốt cho cây vì xỉ than xốp và chứa 1 số khoáng vi lượng.
5/ Rất mong bà con và các doanh nghiệp chú ý để dùng cho đúng, cho khoa học và hiệu quả cao !
Bằng kinh nghiệm và khoa học, tôi xin chịu trách nhiệm về kiến thức nêu trên, mọi thắc mắc xin liên hệ Trần Ngọc Sơn theo số máy 0904.305.458 để trao đổi rõ và cụ thể hơn. Vui lòng thăm website: sonhaco.com.vn để được thấy sản phẩm của chúng tôi.
Trân trọng cảm ơn
thế vôi mua về bỏ vào nước sôi lên rồi nở ra là CaO hay CaCO3 vậy anh
 
Vôi mua về bỏ vào nước sôi lên rồi nở ra là CaO - Vôi sống (tạo ra do quá trình nung nóng đá vôi (CaCO3 + Q = CaO + CO2), phản ứng tôi vôi như sau:
CaO + H2O = Ca(OH)2 + Q (giải phóng nhiệt lượng)
 
cho mình hỏi sử dụng vôi cao đễ diệt khuẩn định kỳ trong ao nuôi tôm nhưng đánh liều lượng thế nào trong thời điểm nào ? để không ảnh hưởng đến ph và nếu ảnh hưỡng thì giãi quyết thế nào cho hợp lí ?
 


Back
Top