tài liệu kĩ thuật chuăn nuôi gà do em tự soan thảo

đây là tài lệu mà em đã tư soạn thảo trong thời gian rất dài tầm khoảng 3 -5 tháng , vốn dĩ soan thảo dài như vậy chĩ vì một nhuyên nhây nỗi win , trong thời gian soạn thảo liên tục bị nỗi win lên bị dán đoạn và phải làm lại từ đầu cứ như vậy rất mệt và đôi khi em chán không muốn làm nữa như em là người hay quên lên cố soạn thảo để ra một tài liệu để cho chính em tham khảo và mọi người nữa vì đây là những gì mà em trải qua
( trong đó có một ít là copy) em đã đánh dấu rồi


các bác chú ý tài liệu của em chỉ mang tính tham khảo vì bài viết không được khoa học mấy tất cả chỉ làm theo cảm tính của mình lên em sẽ không chịu chách nhiệm gì đâu nha

à mà em rất hay viết sai chính tả và viết thiếu , thừa kí tự lên lếu em viết có gì sơ xuất thì các bác bỏ quá cho nha , và lếu em có sai thì các bác có thể sửa bài viết cho hoàn chỉnh giúp em, em rất cảm ơn


Phần thứ nhất . ( tài lệu copy)

Chuồng trại và kĩ thuật chăn nuôi


I. Chuồng trại chăn nuôi

1. Địa điểm xây dựng chuồng gà
- Chuồng gà được xây dựng ở vị trí cao ráo, dễ thoát nước, tốt nhất là cách xa nhà ở, không chung với chuồng lợn, chuồng bò. Chuồng có hướng nam, đông nam để có ánh sáng mặt trời buổi sáng dọi vào diệt khuẩn, chống ẩm mốc. Hết sức tránh hướng đông bắc, tránh gió mùa rét lạnh thổi trực tiếp vào chuồng. Thiết kế chuồng có độ cao, rộng, mái dốc v.v... phù hợp với vị trí đất đai, tính đến điều kiện chống nóng, chống rét, đảm bảo thoáng mát mùa hè, thoáng ấm mùa đông, phòng được chồn cáo v.v...
- Tốt hơn hết là dành một khoảnh đất vườn, đồi to nhỏ tuỳ điều kiện và quy hoạch thành trại nuôi gà có chuồng, có kho thức ăn, dụng cụ, được bao che bằng tường, lưới, có cổng, có nội quy ra vào. Xung quanh chuồng có thể trồng cây xanh tán rộng theo khoảng cách thích hợp) để có bóng mát nhất là cho mùa hè.

2. Một số kiểu chuồng nuôi gà
- Nước ta khí hậu nhiệt đới, kiểu chuồng thông thoáng tự nhiên là thích hợp cho các vùng, sử dụng vật liệu có được ở các vùng nông thôn để giá xây dựng rẻ. Tuỳ thuộc vào quy mô chăn nuôi, diện tích mặt bằng và điều kiện vốn liếng, mà người chăn nuôi có thể xây dựng chuồng nuôi gà theo các kiểu sau đây.

3. Kiểu chuồng 4 mái kiên cố và bán kiên cố:
- Đây là kiểu chuồng thông thoáng tự nhiên, được sử dụng rộng rãi để chăn nuôi gà giống ở nước ta. Chuồng được xây dựng bằng khung thép hoặc bằng tre, luồng, mái lợp bằng tôn hoặc phibro xi măng. Hai đầu hồi được xây dựng bằng gạch. Mặt trước và mặt sau chuồng được che chắn bằng lưới sắt hoặc có thể đan tre nứa (có rèm che mưa nắng), phía dưới xây dựng tường lửng băng gạch với độ cao 30-40 cm. Điểm đáng chú ý của kiểu chuồng này là có hai tầng mái (tức là có mái phụ ở nóc, ở tường, hai đầu hồi có 2 lỗ to phù hợp) để tạo sự thông thoáng khí trong chuồng nuôi. Khí nóng được sinh ra tróng quá hình chăn nuôi sẽ bốc lên phía trên và thoát ra ngoài theo kẽ hở giữa hai tầng mái ở phía nóc chuồng. Kích thước chuồng nuôi có thể tuỳ ý song độ cao mái trước mái sau cần đạt 2,0-2,2m, độ cao từ đỉnh nóc xuống nền chuồng 3,0m, chiều rộng chuồng 4-5m và chiều dài mỗi ở chuồng 5-6m.

4. Kiểu chuồng bán kiên cố 2 mái .
- Với kiểu chuồng này có thể độ cao 2 mái bằng nhau hoặc lệch nhau 0,5m. Thông thường kiểu chuồng này được xây dựng bằng các loại vật liệu rẻ tiền như tre, gỗ, cành cây, luồng, nứa. Kích thước chuồng có thể tuỳ ý, song tối thiểu chiều cao mái trước 2m, mái sau l,5m. Chiều rộng chuồng từ 2,5-3m, chiều dài mỗi ở chuồng từ 3-3,5m. Mái chuồng được lợp bằng ngói hoặc phibro xi măng hoặc bằng lá cọ, lá mía. Xung quanh chuồng được che chắn bằng các dóng nứa, tre, bằng lưới sắt. Hai đầu hồi có thể xây gạch. Mặt trước và mặt sau cần che chắn bằng rèm phòng tránh mưa gió.
5. Kiểu chuồng thô sơ:
- Hiện nay tại các vùng nông thôn, người .chăn nuôi gà với quy mô nhỏ sử dụng các kiểu chuồng rất đa dạng, mà hầu hết trong số đó được làm bằng các loại vật liệu sãn có rẻ tiền như tre, gỗ, nứa v.v...
- Sau đây chúng tôi xin giới thiệu 1 kiểu chuồng thô sơ song vẫn bảo đảm thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông. Loại chuồng này được làm bằng hình hộp chữ nhật nhiều tầng: Với chiều dài 1,2- 1,5m, chiều rộng từ 0,7-0,8m, tầng nọ cách tầng kia từ 0,35-0,4m; phía trên có mái che mưa nắng. Vật liệu làm chuồng kiểu này là tre hoặc gỗ dùng để làm khung. Xung quanh được đóng bằng các dõng tre thêu, và có thể bọc thêm lớp lưới mắt cáo phòng chuột rắn bắt gà. Tầng lưới cùng của chuồng cách mặt đất 0,3-0,4m. Kiểu chuồng này dùng để chăn nuôi gà lấy thịt và cũng có thể nuôi gà giống đẻ với quy mô nhỏ (từ 20-30 con mái đẻ). Khi nuôi gà đẻ thì phía trên cùng của chuồng đặt thêm các ổ đẻ bằng rổ, thúng.

6. Lồng nuôi gà
- Là một công cụ đa năng và rất cơ động cả về vị trí, hình dáng, kích thước và công dụng. Hình dáng, kích thước của lồng phụ thuộc vào số lượng gà nuôi, vị trí đặt lồng và nguyên liệu làm lồng. Nói chung kết cấu của lồng là không cầu kỳ và có thể dùng nhiều loại nguyên liệu khác nhau.
- Thông thường, lồng phải đảm bảo độ cao 40-50 cm (tuỳ theo giống gà) rộng 40-60 cm, còn chiều dài phụ thuộc vào vị trí đặt lồng; số lượng gà. Đối với lồng nuôi gà đẻ trứng thương phẩm chiều dài 1,2m có vách ngăn chia ra ba ô, mỗi ô nuôi 3 gà mái đẻ. Tuy nhiên, không nên dài quá để tiện cho việc di chuyển, dọn dẹp vệ sinh. Nếu lồng chỉ là công cụ để vận chuyển gà thì kích thước hợp lý là: 80cm (dài) x 50cm (rộng) x 20cm (cao). Lồng nuôi gà thịt kích thước tuỳ vị trí đặt lông, có thể dài l,2-1,5 m, rộng 0,6m, cao 45cm, có thể nuôi 10-12 gà thịt, đáy lồng đặt phẳng. Đáy lồng gà đẻ để hơi nghiêng một ít để khi gà đẻ trứng lăn ra phía trước đã có gờ đỡ. Khi xếp lồng tầng cho gà đẻ, gà thịt đều phải có tấm hứng phân cho các tầng trên. Lông có thể xếp 2 dãy đấu lưng với nhau hay một dãy kê sát phía sau vào tường, vách.
- Với các kiểu chuồng khi nuôi gà trên nền đều phải có chất lót trấu, dăm bào, cỏ khô hoặc rơm khô cắt ngắn, rải đều dày 7- 10 cm, quá trình chăn nuôi khi bị ướt chỗ nào phải thay chỗ ấy, kết thúc đợt nuôi phải dọn sạch, loại bỏ hết, đem ủ chất độn cả phân.
- Có thể nuôi gà trên sàn làm bằng tre, nứa, gỗ cao 40-70 cm trên mặt nền có kẽ hở vừa phải cho phân rơi xuống nền, có lớp độn mỏng và rải vôi bột cho phân khô, dọn phân theo định kỳ. Nuôi gà ở chuồng lồng cũng có lớp độn ở nền chuồng như trên. Máng ăn, máng uống treo hoặc gác lên kệ, rải đều trong chuồng, có thể cả ở sân vườn.



II. Kỹ thuật nuôi gà con từ 0-6 tuần tuổi

1 . Vệ sinh sát trùng dụng cụ
Độn chuồng
- trấu chước khi đưa vào nót lền chuồng cần phải được phơi kĩ trong nắng to để diệt các vi khuẩn gây mốc và ẩm , và khử trùng trấu bằng thuốc sát trùng lên toàn bộ lớp trấu và chú y đảo đều khi phun

Quây úm gà
- cót để quây gà con cũng được phun sát trùng toàn bộ để diệt cách mầm mống bệnh để khô rồi cất vào kho sạch
- máng ăn máng uống rửa sạch rồi ngâm vào thuốc sát trùng từ 15 _ 20 phút , phơi khô rồi cất vào kho sạch
- vệ sinh sát trùng chuồng trại cẩn thận và cách phương tiện xe cộ, lồng khay trứng v.v.v
- Quần áo , ủng ,dày dép đều phải rặt ,rửa , phơi khô và xông sát trùng rồi cất dữ
- các kho thức ăn kho dụng cụ đều phải vệ sinh sát trùng đầy đủ

Quây úm gà
- Dùng cót ép cao 45cm quây tròn có đường kính 2-3m (tuỳ thuộc số lượng gà).
- Vệ sinh và khử trùng chuồng nuôi bằng thuốc sát trùng.

2 . Chẩn bị dụng cụ úm gà con
+ Độn chuồng: Trước khi đưa gà vào rải 1 lớp độn chuồng bằng phơi bào, trấu, rơm chặt nhỏ dày 5-10cm.

Dụng cụ sưởi ấm
+ Có thể làm chụp sưởi bằng bóng điện có chao công suất 100 W.
+ Bếp dầu, bếp than, bếp củi (chú ý thông khí độc).

Máng ăn, máng uống:
+ Máng ăn, máng uống được bố trí sẵn và đặt xen kẽ nhau trong quây.
+ Nếu dùng khay ăn có kích thước 60 x 70 cm hoặc mẹt tre có đường kính 50cm thì bố trí 2 chiếc/100 con.
+ Nếu dùng máng uống 1 lít hoặc chai nhựa tự tạo thì bố trí 2-3 chiếc/100 con.

3 . Yêu cầu kỹ thuật khi nuôi úm gà con
- Mật độ gà trong quây: Thả gà trong quây dưới chụp sưởi với mật độ 25 con/1m2, tránh cho gà bị lạnh, nới rộng dần quây theo tuổi gà và điều kiện thời tiết. Mùa hè thu sau 2-3 tuần, mùa đông xuân sau 3-4 tuần thì bỏ quây.
Thức ăn: Yêu cầu có hàm lượng dinh dưỡng cao, thức ăn đã trộn không để quá 5 ngày, cho ngô nghiền trong ngày đầu để tiêu túi lòng đỏ, cho gà ăn tự do cả ngày và đêm.
- Mỗi ngày cho gà ăn 4 - 6 lần, mỗi lần bổ sung thức ăn mới cần sàng thức ăn cũ để loại bỏ chất độn và phân lẫn vào thức ăn.
- Nước uống: Cho uống nước sạch, nên pha thêm vitamin C, B và đường glucoza.
Chế độ chiếu sáng: Cung cấp đủ ánh sáng để gà ăn và uống.
- Sưởi ấm: Điều chỉnh dụng cụ sửoi ấm tùy thuộc vào nhiệt độ môi trường và nhiệt độ của gà, thường xuyên quan sát đàn gà để điều chỉnh nhiệt độ trong quây cho thích hợp.
+ Gà chụm lại dưới chụp sưởi là bị lạnh.
+ Gà tản xa chụp sưởi là bị nóng.
+ Gà tản đều trong quây là đủ nhiệt.
+ gà tụm lại một góc quay là bị gió lùa

4 . Kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng gà thịt từ 7 tuần tuổi đến xuất bán
Thức ăn và cách cho ăn
Thức ăn
- Đảm bảo đủ nhu cầu dinh dưỡng, tận dụng nguyên liệu thức ăn sẵn có trong gia đình để giảm chi phí.
- Cải thiện nguồn thức ăn trong vườn chăn thả như nuôi giun đất để tạo thêm nguồn thức ăn giàu đạm.
- Các bước tiến hành nuôi giun: Đào hố ở góc vườn có diện tích tối thiểu 1,0m2, độ sâu 0,5m. Rải từng lớp rơm dạ hoặc mùn cưa trộn lẫn phân gia súc đã ủ hoai mục dày 10-15cm. Rải thêm cám gạo và đất có phân giun hoặc một số giống giun quế giữa các lớp. Đậy lớp nilon hoặc gỗ mỏng phía trên cùng. Tưới nước hàng ngày giữ ẩm cho hố nuôi giun. Sau 1,5-2 tháng lấy giun cho gà ăn.

Chế độ ăn
- Cho gà ăn kết hợp với khả năng tự kiếm mồi để giảm chi phí.
- Cách cho ăn: Buổi sáng nếu trời không mưa và ấm áp thì thả gà ra vườn để tự kiếm mồi. Gần trưa cho gà ăn thêm thức ăn. Buổi chiều cho gà ăn no trước khi vào chuồng.

5. Quản lý đàn gà
- Quan sát, theo dõi đàn gà hàng ngày khi cho ăn. Hàng ngày quan sát đàn gà và có biện pháp xử lý kịp thời nếu thấy gà ăn uống kém hoặc có hiện tượng khác thường.
- Cần có sổ sách và ghi chép đầy đủ số liệu về các chi phí đầu vào (giá giống, lượng thức ăn tiêu thụ, thuốc thú y...) hàng ngày.

6. Vệ sinh phòng bệnh
- Để đảm bảo đàn gà khoẻ mạnh, chuồng nuôi, vườn chăn thả phải thường xuyên được vệ sinh sát trùng.
Phòng bệnh cho đàn gà theo lịch.
7. Lưu ý trong chăn nuôi gà thịt
- Nên lựa chon thời điểm bắt đầu nuôi để có sản phẩm bán được giá (như dịp lễ tết, mùa cưới).


Lịch tiêm phòng

Tuổi
Văcxin và thuốc phòng bệnh
Cách sử dụng

1-4 ngày đầu
Thuốc bổ như vitamin B1, B-Complex
Cho gà uống

5 ngày tuổi
Văcxin Gumboro để phòng bệnh Gumboro (lần 1)
Nhỏ vào mắt, mũi

7 ngày tuổi
Văcxin Lasota lần 1
Văcxin Đậu gà
Nhỏ vào mắt, mũi
Chủng vò màng cánh

10 ngày tuổi
Văcxin Cúm gia cầm lần 1
Tiêm dưới da cổ

15 ngày tuổi
Văcxin Gumboro để phòng bệnh Gumboro (lần 2)
Nhỏ vào mắt, mũi


25 ngày tuổi
Văcxin Lasota lần 21
Kết hợp phòng bệnh đường ruột bằng kháng sinh theo liều hướng dẫn
Nhỏ vào mắt, mũi
Trộn vào thức ăn tinh

40 ngày tuổi
Văcxin Cúm gia cầm lần 2*
Tiêm dưới da cổ

2 tháng tuổi
Văcxin Niu-cat-sơn hệ 1 để phòng bệnh gà Rù
Tiêm dưới da

1-3 tháng tuổi
Thuốc phòng bệnh cầu trùng
Cứ mỗi tuần cho uống 2 ngày theo hướng dẫn

2 tháng tuổi
Văcxin phòng bệnh tụ huyết trùng
Tiêm dưới da

2 tháng tuổi và 5 tháng tuổi
Tẩy giun

Phần thứ hai. ( tài liệu tự soạn thảo)


KINH NHIỆM CHĂN NUÔI GÀ VÀ CẢM NHẬN CỦA CHÚNG TÔI

Đây là tài liệu do chính tôi đã soạn thảo ra những gì mà cơ sở chúng tôi đã trải qua và cảm nhận thấy và rút ra những kinh nhiệm này
Chú ý tài liệu lày chỉ mang tính chất tham khảo

I. Kĩ thuật chăn nuôi gà và những vấn đề cần chú ý
- trong thời gian nuôi gà tuy không nâu nhưng tôi đã nhận ra chăn nuôi gà có rât nhiều những vấn đề cần phải biết và chú ý
- những vấn đề làm cho gà hay mắc, bệnh CRD và các bệnh đường hô hấp khác - bệnh cầu trùng salmonella e.coli v.v. chủ yếu ngyên nhân dây bệnh như ,
chế độ cho ăn kém (gà bị đói ) + nhiệt đô quây úm thấp ( quây úm bị mất nhiệt) + độ thông thoáng kém + lền chuồng bẩn và ẩm ướt + nóng do bóng đèn và lên dẫn tới lền chuồng bị lên mem dẫn tới nùi kay ,hắc lồng nặc và nồng độ khí ammoniac cao + khí amoniac không được lưu thông thì khi đó 80 90% gà con sẽ mắc và CRD - coryza - và nấm phổi và các bệnh đường hô hấp khác rất nguy hiểm - và cả bệnh cầu trùng - salmonella lếu ta không khắc phục kịp thời thì sẽ sẽ bị chết vời số lượng lớn gây thiệt hại kinh tế cao
chú ý thêm , lếu độ thông thoáng kém cũng dẫn tời gà chậm lớn ( chậm phát truyển) và làm cho sức đề kháng kém

- độ thông thoáng và lền chuồng, chế độ cho ăn ,nhiệt đô quây úm mật độ chuồng nuôi 5 vấn đề này tuy còn nhiều người cảm thấy không quan trọng nhưng nó chiếm khoảng 50% sự sống và phát chuyển của con gà nhất là trong thời kì úm gà con


1. Tiểu khí hậu

Nhiệt độ
- trong chăn nuôi gà nhiệt độ rất quan trong đặc biệt trong giai đoạn úm gà con thì nhiệt độ ảnh hưởng đến sức khỏe của gà chếm tới 90 – 100 % sự sống còn của gà lên người chăn nuôi phải đặc biệt chú ý nhiệt độ trong giai đoạn úm gà con phải tạo nhiệt độ cho phù hợp vời từng giai đoan của gà ví dụ như trong tuần đầu tiên gà con không tự điều chỉnh thân nhiệt lên ta phải tạo nhiệt độ để sưởi cho gà trong những ngày đầu
- không cứ gà con mà gà trưởng thành nhiệt độ cũng rất quan trọng ví dụ như thời tiết quá nóng cũng làm ảnh hưởng đến sức khỏe và sức đề kháng của gà nhất là loại gà có trọng lượng cao ( gà béo) gà dễ chết do nóng hặc quá lạnh cũng làm giảm sức đề kháng làm gà hay mắc bệnh lên ta phải tạo nhiệt độ làm xao cho phù hợp vời con gà

ẩm Độ
- Chăn nuôi gà ẩm độ cũng không kém phần quan trọng lếu chất độn chuồng quá ẩm thì giúp cho các bệnh đường tiếu hóa , hô hấp dễ phát sinh đặc biệt là bệnh cầu trùng , mỗi khi ẩm độ lền chuồng tăng cao thì các bệnh kí sinh trùng ( cầu trùng) phát triển mạnh lên người chăn nuôi cũng cần phải chú ý về vấn đề này , hãy tạo cho chuồng nuôi luôn khô ráo sạch sẽ để phòng tránh những bệnh do kí sinh trùng gây ra

độ thông thoáng :
- trong chăn nuôi gà con độ thông thoáng cũng rất quan trọng nhất là khi lồng độ khi amoniac cao và độ thông thoáng kém và làm cho khí amoniac không được lưu thông khi đó gà rất hay mắc các bệnh về đường hô hấp nhất là bệnh CRD coryza - .v.v. lên người chăn phải tạo độ thông thoáng hợp lý cho gà trong giai đoạn đăc biệt là giai đoạn úm
- mùa hè khoảng 3 ngày tuổi trở đi ta phải vén bạt ủm quây úm hở ra một chút để giảm nồng độ khí amoniac trong quây
- mùa đông khoảng 5 ngày tuổi trởi đi ta phải vén bạt ủm quây hở ra một chút để giảm nồng độ khí amoniac trong quây cách này áp dụng vào ban ngày và khi trời ấm áp
- Gà trường thành cũng phải tạo độ thông thoáng cho hợp lý để không bị ảnh hưởng đến sức khỏe của gà và giảm các bệnh đường hô hấp gây ra ở gà


2. Môi trường chăn nuôi

chất độn chuồng :
gà con
- bà con nuôi gà một thời gian là biết lếu chúng ta nâu không thay chất độn chuồng thì rất hay bị cầu trùng ( ỉa phân sáp) lếu không điều trị dứt khoát thì dẫn đến cầu trùng cấp (ỉa phân ra máu ) khi đó rất nguy hiểm
như em đã nói ở trên chất độn chuồng cũng rất quan trọng trong chăn nuôi vì em cũng đã phát hiện ở đàn gà của mình lên em nghĩ chúng ta lên coi trọng hơn về chất độn chuồng nhất là khi gà bị tiêu chảy ra nhiều nước làm chất độn chuồng bị ẩm ướt và bẩn lên khi đó lồng độ khí amoniac rất cao lên chúng ta phải thường xuyên kiểm tra chất độn chuồng ,đang bị ẩm ướt hay khô ráo để ta có thể sử lý kịp thời ,
- lếu để nói bao nhiêu ngày thì phải thay chất độn chuồng thì rất khó nói và cũng phải tùy theo thời tiết từng mùa nữa..thời gian thay chất độn chuồng không cố định được..ví dụ vào mùa mưa ẩm ướt thì cần thay nhiều hơn,mùa đông hanh khô có thể thay ít hơn,có lúc từ khi nuôi đến khi xuất chuống mới thay phải thay 1 lần luôn,có lúc thì cần thay nhiều lần khi thấy trong đàn gà có dịch bệnh cần phải vệ sinh sát trùng thì phải thay
- trong thời giai úm có thể bình quân mỗi tuần thì thay một lần và còn tùy theo vào chất độn chuồng bẩn hay sạch ẩm ướt hay khô ráo

mật độ chuồng nuôi
- trong thời gian gà nuôi gà con hay gà dò thì khi đó tốc độ phát chuyển của gà rất cao lên mật độ nuôi cũng phải thay đổi tăng theo trọng lượng và tốc độ phát chuyển của gà
mật độ chuồng nuôi cũng ảnh hưởng đến sức khỏe và bệnh tật ở gà ví dụ như bệnh cắn mổ nhau ngoài ra chăn nuôi mật độ quá đông lếu bệnh bùng phát thì lây lan rất cao và điều trị không hiệu quả vì khi đó cũng có thể gà đang bị strees
- trong thời gian úm gà mật độ rất quan trọng lếu ta cảm thấy chật thì ta phải cho quây
úm dãn rộng ra nhưng không lên rộng quá

vệ sinh
- trong chăn nuôi vệc vệ sinh chuồng trại dụ cụ thiết bị chăn nuôi là điều tất yếu và rất cần thiết lên ta phải thường xuyên vệ sinh và sát trùng giúp làm giảm số lượng mầm bệnh trong chuồng, nuôi và đây là cách rất tốt để phòng bệnh cho gà , làm cho các vi khuẩn – vi rut – khí sinh trùng .v.v bị tiêu diệt , các mầm mống bệnh không còn , vật nuôi sẽ được an toàn hơn

dinh dưỡng và chế độ cho ăn
- trong thời giai úm chế độ cho ăn phải tự do không đươc để gà đói lên cho gà ăn làm nhiều lần Nguyên tắc: Cho gà ăn ít một, khi nào hết sạch thức ăn trong máng ta lại mới cho ăn, cứ thế cho ăn nhiều lần trong ngày.Để tránh lãng phí trong trường hợp cám cũ còn trong máng ta cần thu số cám thừa đó rồi trộn đều với cám mới và tiếp tục cho gà ăn theo nguyên tắc trên.Trong thời gian úm lên cho ăn cám công nghiệp là tốt nhất

nước uống
- Nước có vai trò rất quan trọng trong quá trình trao đổi chất ở gia cầm, việc thiếu nước uống trong chăn nuôi gà công nghiệp thường gây hậu quả nghiêm trọng cho đàn gà, gà có thể bị chết sau 24 giờ bị khát nước, thậm chí thiếu 10% nước uống gà thịt sẽ chậm lớn, hiệu quả sử dụng thức ăn kém, năng suất gà đẻ trứng giảm mạnh hoặc ngưng đẻ.
Và lếu ta cho gà uống nước thì nước cũng phải sạch không lên cho gà uống ngồn nước bị ô nhiễm hặc nước ở sông suối v.v. vì rất có thể nguồn nước đó có chứa vi khuẩn e .coli Ta ên cho gà uống nước sạch được lọc qua bể cát là tốt nhất

II. Những bệnh thường gặp ở gà

1. Bệnh salmonella
- bệnh salmonella rất hay gặp ở gà con đặc biệt trong giai đoạn úm gà con và thường thấy từ 2 ngày tuổi trở đi, tính bình quân cứ 10 đàn gà úm của những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ thì phát hiện 7 - 8 đàn bị mắc bệnh này lên bà con chăn nuôi cần phải đặc biệt chú ý bệnh này để tránh thiệt hại kinh tế

Nguyên nhân
- Chủ yếu do chế độ dinh dưỡng và tểu khí hậu , chế độ cho ăn kém (gà bị đói ) + nhiệt đô quây úm thấp ( quây úm bị mất nhiệt làm gà bị rét) và cũng có thể bị gió lùa, làm sức đề kháng giảm giúp bệnh phát triển mạnh
Hặc cũng có thể do lây chuyền từ con gà bệnh sang gà khỏe hặc bị lây từ dụng cụ mang mầm bệnh sang gà v.v.v

Triệu chứng
- Gà nhỏ hơn 3 tuần tuổi, thường ở thể cấp tính, tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ chết cao. triệu trứng đặc trưng là gà đi ỉa dính bết chung quanh hậu môn , bết kín nỗ hậu môn khiến gà khó đi ngoài và phân thường có màu trắng và hặc bị sống phân lên gà bệnh chậm phát chuyển gà rủ rũ , xù lông ,gà giảm ăn , lếu không điều trị kịp thời , và không khắc phục nhuyên nhân ,số lượng chết sẽ tăng rất cao những con còn sống rất lọc sọc con to con nhỏ ,không đồng đều

Phòng bệnh
- Trong thời giai úm gà con lên thường xuyên quan sát đàn gà lếu gà lạnh thì ta phải tăng cường nhiêt bằng các tăng bong đèn sưởi và hạ thấp bóng đề gà ấm áp và quan sát xem có gió lùa không rồi tìm cách khắc phục
Trong thời gian úm phải cho gà ăn đủ chế độ để gà con lạp năng lượng và nuôi dưỡng cơ thể
Ngoài ra ta phải dùng kháng sinh phòng bệnh thường xuyên ta có dùng kháng sinh colistin để phòng vời liều lượng in trên bao bì
Trị bệnh
- khi phát hiện ra bệnh phải tìm ra nguyên nhân gây bệnh rồi khắc phục và cải thiện tình hình
và ta dùng kháng sinh để trị bệnh
- kháng sinh colistin với liều lượng in trên bao bì + điện giải hặc dùng vitamin c ,b. comlec
ngoài ra ta phải dùng men tiêu hóa để chống ỉa sống phân vì khi bệnh này gây ra rất hay bị ỉa sống phân
Chú ý đều trị lên dùng liều gấp đồi và dùng theo từ cao xuống thấp như vậy điều trị mới hiệu quả và chỉ điều trị trong một thời gian nhất định rồi tạm ngừng một thời gian từ 2-3 ngày rồi dùng tếp đên núc khỏi
Và lên áp dụng 5 phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh ở dưới để đều trị hiệu quả hơn

2. Bệnh cầu trùng
- bệnh cầu trùng cũng rất hay gặp ở gà con đặc biệt trong giai đoạn úm gà con và thường thấy từ 2 ngày tuổi trở đi, tính bình quân cứ 10 đàn gà úm của những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ thì phát hiện 8 - 9 đàn bị mắc bệnh này lên bà con chăn nuôi cũng cần phải đặc biệt chú ý bệnh này để tránh thiệt hại kinh tế cho người chăn nuôi
bệnh cầu trùng và bệnh salmonella ta thường thấy xuất hiện cùng một thời điểm ( trong 2 ngày tuổi ở gà

Nguyên nhân
- Bệnh thường xuất hiên sau 2 ngày tuổi và nguyên nhân chủ yếu do lền chuồng ẩm ướt và quá bẩn giúp các kí sinh trùng phát triển mạnh hặc có thể do bị lây từ gà mẹ sang gà con hặc lây từ gà bệnh sang gà khỏe .v.v.

Triệu chứng
- Bệnh cầu trùng thường có 9 loại nhưng có 2 và triệu trứng thường gặp
1. ít ăn gà ủ rủ, uống nhiều, lúc đầu phân có bọt màu vàng hoặc hơi trắng, sau đó phân có màu nâu đỏ do lẫn máu (phân gà sáp), gà đi lại khó khăn, xả cánh, xù lông, v.v v
2. Sù lông đứng tụm lại một góc , không ăn, lúc đầu phân có màu nâu , nhầy rồi có màu trắng , nhầy đôi khi phân có màu đỏ thẫm gà têu chảy ra nhiều nước lên gà bị mất nước , diều đầy hơi và cám không tiêu ,gà khô chân , bệnh lây lan nhanh trong đàn ( bệnh này rất nguy hiêm , bệnh lây lan nhanh, chết nhiều và chết chủ yếu do mất nước )

Phòng bệnh
- Sát trùng định kì và thay chất độn chuồng khi cần thiết
Luôn để lền chuồng khô ráo , chánh hiệt tượng lền chuồng bị ẩm ướt hặc quá bẩn
Ngoài ra ta lên dùng kháng sinh phòng bệnh định kì bằng các loại kháng sinh như sau
+ Toltrazuril 7mg/kg P
+ Amprolium 25mg/kg P
+ Sulfamides (sulfadimidine, sulfaquinoxaline, sulfachlozine,...) 100mg/kg P.
Trị bệnh
- Triệu trứng 2 và 1 điều trị kháng sinh giống nhau nhưng triệu trứng 2 lên bổ sung điện giải để chống mất nước và bổ sung nước vào cơ thể
Lếu muốn điệu trị bệnh triệt để thì ta phải khắc phục đươc nguyên nhân và cải thiện được tình hình.Rồi dùng các loại kháng sinh sau để điều trị
+ Toltrazuril 7mg/kg P
+ Amprolium 25mg/kg P
+ Sulfamides (sulfadimidine, sulfaquinoxaline, sulfachlozine,...) 100mg/kg P.
+ điện giải hặc dùng vitamin c ,b. comlec
- ngoài ra ta phải dùng men tiêu hóa đề hấp thụ thức ăn và chống đi ỉa phân sống ở gà
- Chú ý đều trị lên dùng liều gấp đồi và dùng theo từ cao xuống thấp như vậy điều trị mới hiệu quả và chỉ điều trị trong một thời gian nhất định rồi tạm ngừng một thời gian từ 2-3 ngày rồi dùng tếp đên núc khỏi. Và lên áp dụng 5 phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh ở dưới để đều trị hiệu quả hơn

3. Bệnh hen CDR
- Bệnh hen hay thấy nhất là trong 5- 7 ngày tuổi trở đi nhưng rất ít xuật hiện lếu môi trường khô ráo sạch sẽ và độ thông thoáng cao và không có khí amoniac

Nguyên nhân
- chủ yếu do nhiệt đô quây úm thấp ( quây úm bị mất nhiệt gà bị rét) + độ thông thoáng kém + lền chuồng bẩn và ẩm ướt + nóng do bóng đèn và lên dẫn tới lền chuồng bị lên mem dẫn tới nùi kay ,hắc và nồng độ khí ammoniac cao + khí amoniac không được lưu thông lên gà rất hay bị mắc các bệnh về đường hô hấp đặc biệt là bệnh CRD
- Ngoài ra bệnh có thể gây lên do môi trường có nhiều mầm bệnh và lây chuyền từ gà bệnh sang gà khỏe và lây từ mẹ sang con v.v.v.

Triệu chứng
- Biểu hiện đầu tiên của bệnh là ,vảy mỏ ,-> khẹc -> khò khè -> gà thở bằng miệng và vươn cổ lên để thở -> chết
Đặc trưng triệu chưng , gà thở có tiếng ran khí quản, lúc yên tĩnh buổi trưa nhất là đêm nghe thấy rất rõ Gà bệnh thưởng chảy nước mắt nước mũi và viêm niêm mạc khiến gà đau mắt rồi dẫn tời mù
- viêm xoang mũi, mắt, viêm phế quản tỉ lệ chết 20 50 %

phòng bệnh
- lên thường xuyên kiểm tra chất độn chuồng lếu nồng độ khí ammoniac (NH3) quá cao thì lên thực hiện biện pháp vệ sinh chuồng trại và thay chất độn chuồng và tạo độ thông thoáng phù hợp vời gà
phòng bệnh bằng kháng sinh nhạy cảm với bệnh, hiệt tại có rất nhiều kháng sinh nhạy cảm với bệnh như tylosin , Doxycycline ,enrocin v.v.v

Trị bệnh
- Đầu tiên lên khắc phục nguyên nhân ở trên rồi tiến hành điều trị bằng kháng sinh, hện tại có rất nhiều kháng sinh nhạy cảm với bệnh ta có thể dùng tylosin , kết hợp với thuốc long đờm ,thì hiệu quả sẽ rất cao, liều lượng in trên bao bì
Ta cũng có thể dùng kết hợp hai kháng sinh: Doxycycline + tylosin

4. Bệnh sổ mũi truyễn nhiễm coryza
- Bệnh số mũi truyền nhiễm rất ít thấy và chỉ xuất hiện trong thời gian từ 10 ngày tuổi trở đi nhưng bệnh cũng có thể xất hiện bất cứ lúc nào lên cũng không được coi thường lên phòng cẩn thận

Nguyên nhân
- Nguyên nhân gây bệnh coryza cũng không khác nhau nhiều với bệnh CRD chủ yếu vẫn là do thông thoáng kém + lền chuồng bẩn và ẩm ướt + nóng do bóng đèn và lên dẫn tới lền chuồng bị lên mem dẫn tới nùi kay ,hắc và nồng độ khí ammoniac cao + khí amoniac không được lưu thông lên gà rất hay bị mắc các bệnh về đường hô hấp

Triệu chứng
- khi gà mắc bệnh thường chảy nước mắt nước mũi ,chảy nước mũi từ loãng đến nhầy, gà ngứa mắt và nghẹo đầu sang bên cánh để lau nước mắt. rồi dẫn tới đau mắt ,mắt nhắm liền vào nhau không mở ra được .rồi mấy hôm sau ,mắt sưng lên , hình thành mủ bã đậu , gà khó thở, (hen với số lượng không lớn ) rồi viêm kết mạc mắt , phù mặt (một đến hai bên) trong xoang mắt có bã đậu, tích sưng ( số lượng chết ít) gà bệnh thường hay gép với những bệnh khác ví dụ

Phòng bệnh
- phun sát trùng định kì và thờng xuyên lên kiểm tra chất độn chuồng lếu nồng độ khí ammoniac (NH3) quá cao thì lên thưc hiện biện pháp vệ sinh chuồng trại và thay chất độn chuồng và tạo độ thông thoáng cho phù hợp vời gà
và dùng thuốc kháng sinh nhạy cảm với bệnh phòng bệnh định kì hàng tháng

Trị bệnh
- Đầu tiên khắc phục nguyên nhân gây bệnh và vệ sinh sạch sẽ , và phun sát trùng cẩn thận tiếp tục ta dùng kháng sinh để điều trị bệnh như tylosin .ampycillin.gentamox .v.v.v kháng sinh kết hợp với thuốc long đờm

5. Bệnh E. coli
- Bệnh e.coli rất hay gặp trong những trường hợp như sức đề kháng giảm và khi gà bị stress bệnh sẽ rất nguy hiểm lếu bệnh bùng phát và sẽ gây tổn thất lớn đến kinh tế, bệnh e coli thường thấy ở giai đoạn gà 10 ngày tuổi trở đi và chỉ thấy ở dưới 10 do ecoli gây bệnh viêm rốn ở gà

Nguyên nhân
- Nguyên nhân gây bệnh Chủ yếu là do khi gà bị stress hặc gà ăn phải thức ăn bị ô nhiễm hặc nguồn nước bị ô nhiễm và có chứa vi khẩn E. coli .. bệnh thường nổ ra khi gà đang bị bệnh hoặc sức đề kháng giảm sút làm cho bệnh phát triển mạnh

Triệu chứng
- Ở gà con thường có biểu hiện ủ rũ, xù lông, gầy rạc phân loãng có màu trắng xanh hặc lẫn bọt khí, gà yếu, ,giảm ăn uống nhiều nước ,và chết đột ngột.

Phòng bệnh
- phun sát trùng định kì khu vực chăn nuôi dụng cụ ,thiết bị chăn nuôi và Thường xuyên vệ sinh chuồng trại ,ngoài ra ta có thể tăng sức đề kháng bằng cách dùng các loại thuốc bổ như điện giải, bcomlech, vitaminC.v.v.
và dùng kháng sinh nhạy cảm với bệnh như kháng sinh colistin hặc ampicoli để phòng bệnh

Trị bệnh
- Dùng kháng sinh colistin . hặc ampicoli ..để điều trị lần đầu tiên phải điều trị liều gấp đôi bằng liều điều trị và giảm dần ,liều lượng và cách sử dụng ,in trên bào bì ,dùng điện giải hặc vitaminC để tăng sức đề kháng
- khi gà bị bệnh ta phải tăng khẩu phần thức ăn để tăng sức đề kháng cho gà

6. Bệnh tụ huyết trùng
- ở gà trường thành và đặc biệt là gà thả vườn rất hay gặp bệnh này lên người chăn nuôi phải đặc biệt chú ý đến bệnh này ,và phải phòng ngừa cẩn thận lếu bệnh bùng phát thì sẽ gây tổn thất rất lớn đến kinh tế ,lên tôi nhấn mạnh một lần nữa ,( không lên coi thường bệnh này vì bệnh này sẽ gây tổn thất kinh tế rất lặng lề )gà thường mắc ở trong giai đoạn từ 1 tháng tuổi đến trưởng thành ,( đặc biệt bệnh hay gặp nhất ở gà thả vường) lên người chăn nuôi phải thận trọng hơn
Nguyên nhân
- Không rõ nguyên nhân có thể là do nhiếu yếu tố gây lên ví dụ . do thay đổi thời tiết nắng mưa thất thường hặc do giảm sức đề kháng môi trường có nhiều vi khuẩn hặc có thể gà uống phải nguồn nước bị ô nhiễm như ao tù sông suối v.v

Triệu chứng
- Triệu chứng Bệnh tụ huyết trùng thường ở 3 thể

- Thể ác tính : chưa thấy triệu chứng ,gà đang ăn ,đang ấp gà vẫn bình thường tự nhiên dẫy mấy cái và kêu ‘’ quắc quắc ’’ rồi lăn ra chết

- Thể cấp tính : đầu tiên gà bỏ ăn, ủ rũ ,lông xù , rồi gà hơi khó thở và bắt đầu có tiếng khò khè ,mào,tích ,cổ , và những vùng da không có lộng đều bị tím, thâm đen đôi khi vùng cổ, tích, mặt( bị sưng phù ) gà bị tiêu chảy ỉa phân xanh loãng nhiều nước , nhịp thở càng ngày càng gấp , đến khi ngạt thở và mất nước rồi chết

. - thể mãn tính: gà có biểu hiện đau khớp và vẹo cổ ,gà tiêu chảy kéo dài và gà hơi hen

Phòng bệnh
- phun sát trùng định kì khu vực chăn nuôi dụng cụ ,thiết bị chăn nuôi và Thường xuyên vệ sinh chuồng trại ngoài ra ta có thể tăng sức đề kháng bằng cách dùng các loại thuốc bổ như điện giải, bcomlech, vitaminC.v.v.
và dùng kháng sinh nhạy cảm với bệnh , như kháng sinh gentamycin ,hặc ampicoli để phòng bệnh

Trị bệnh
- Dùng các loại thuốc bổ như như điện giải, bcomlech, vitaminC.v.v. để tăng sức đề kháng cho gà và tăng khẩu phần ăn để gà nạp năng lượng liều lượng in trên bào bì
Dùng kháng sinh gentamycin ,hặc ampicoli để điều trị gấp đôi bằng liều điều trị ,liều lượng và cách sử dụng ,in trên bào bì

7.bệnh đậu gà
- Bản thân bệnh đậu không nguy hiểm như những bệnh khác và không gây tổn thất lớn đến kinh tế nhưng cũng không lên coi thường mà không phòng ngừa vì tuy bệnh không gây chết nhiều nhưng bệnh làm giảm sức đề kháng của gà và giúp cho các bệnh khác dễ tấn công khi đó sẽ rất nguy hiểm và khó điều trị

Nguyên nhân
- Chủ yếu gà mắc bệnh là do chuồng trại và lền chuồng quá bẩn hặc ẩm ướt hặc gà bị mắc bệnh do lây chuyền trung gian như ruồi muỗi v.v.

Triệu chứng
- Có hai dạng đậu khô và đậu ướt
- Thể khô : Đậu khô ở da, thể mụn đậu mụn vảy đậu mọc trên da ở những trỗn không có lông như mào, ,mi mắt ,tích ,lỗ tai mép mỏ, đùi ,trân, cánh. v.v.v sưng tấy mụn có loại to nhỏ đóng vảy rễ bong gà bị bệnh vẫn khỏe và ăn uống bình thường và ít bị chết
- Đậu dạng ướt : thường thấy có màng giả mọc ở niêm mạc miện .rồi đến họng dẫn tới thanh quản bị viêm cata, gà hen , vảy mỏ
- Các lớp màng giả dính chặt vào niêm mạc làm cho gà khó ăn thở rất khó khăn rồi gà gầy sút nhanh gà mắc bệnh kéo dài vài ba tuần tỷ lệ chết rất cao rất nguy hiểm

Phòng bệnh
- phun sát trùng định kì khu vực chăn nuôi dụng cụ ,thiết bị chăn nuôi và thường xuyên vệ sinh chuồng trại sạch sẽ khô ráo , và phun thuốc diệt ruồi muỗi
- ngoài ra ta có thể tăng sức đề kháng bằng cách dùng các loại thuốc bổ như điện giải, b.comlech, vitaminC.v.v.
và chủng vacxin đậu vào 7 hặc 15 ngày và 112 ngày tuổi cho đàn gà nuôi

Trị bệnh
- Khi gà mới bị bệnh đậu phải chủng ngay vacxin đậu cho những con khỏe , gà bệnh ở dạng khô phải chữa từng con một , bắt gà đậu rồi cạy sạch các vảy mụn và rửa thuốc tím rồi bôi thuốc mỡ tetracycline 1% của người và cũng có thể dùng chanh , khế chua rửa nhẹ mụn ,bôi dầu hỏa vào mụn sau khi cạy vảy
- Gà bị đậu dạng ướt dùng bông lau sạch màng giả trong miệng rồi bôi nhỏ thuốc sát trùng nhẹ như glycerin ,lugol
Gà bị đậu sức đề kháng kém phải dùng kháng sinh để phòng bệnh thứ phát và dùng các loại thuốc bổ tăng sức đề kháng cho gà


5 phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh thành công và có hiệu quả cao
- trong chăn nuôi gà còn rất nhiều người chưa biết cách điều trị bệnh cho hiệu quả lên có rất nhiều trường hợp điều trị không thành công như mong muốn ,ví dụ điều trị trong thời gian dài , và điều trị khỏi được một thời gian rồi lại tái phát
,trong thời gian điều trị vật nuôi bị hao hụt quá nhiều , điều trị quá nâu mà không khỏi v.v..
- em nôi gà cũng không được nâu và tuy kinh nhiệm không nhiều nhưng hôm nay em mạo mội chia sẻ với mọi người 5 phương pháp để điều trị cho vật nuôi thành công và hiệu quả hơn mà em đã nhận thấy từ tâm chí của mình nhất là từ khi gà mắc bệnh khi đó em cảm thấy cần phải làm như vậy nó cứ như cảm giác thứ 6 vậy và cũng tìm hiểu thêm sách vởi và tài liệu lên đã đưa ra một kết luận cho riêng mình

1 tăng sức đề kháng và dinh dưỡng
2 chuẩn đoán bệnh chính xác và điều trị bệnh bằng kháng sinh nhạy cảm với bệnh
3 nhiệt độ và môi trường
4 vệ sinh và sát trùng
5 cách ly và nuôi dưỡng đặc bệt

1 (tăng sức đề kháng) và dinh dưỡng:
- để đều trị bệnh có hiệu quả ta phải chú ý đến việc tăn sức đề kháng cách này giúp gà bệnh khỏe và có sức đề kháng cao để kháng bệnh tốt , đôi khi sức đề kháng cao có thể đẩy lùi bệnh và gà tự khỏi bệnh mà không cần kháng sinh,

cho uống
- trong khi gà bệnh thường hay mất nước lên ta phải cung cấp nước kịp thời là rất quan trọng , khi gà bệnh không hay đi lại hay ít đi lại thì ta phải bổ sung máng uống đến khắp chuồng nuôi đến những nơi nhiều gà tụ tập và chú ý ta phải bổ sung máng uống đến những nơi gà bệnh hay tụ tập làm như vậy gà bệnh không phải đi xa , vì gà bệnh rất lười vận động và đi lại ,ta làm như vậy số gà bệnh uống thuốc sẽ đều hơn, lếu gà không uống nước ta phải phơm nước thuốc trực tiếp để đưa thuốc bổ hay kháng sinh vào cơ thể , để tăng sức đề kháng thì có rất nhiều cách ví dụ
- 1. cho gà uống glucoza : ( glucoza) tác dụng ,giúp Cung cấp năng lượng và tăng sức đề kháng
- 2. cho gà uống vitamin C : ( vitamin C ) tác dụng giúp tăng sức đề kháng ,rât tốt để hỗ trợ điều trị bệnh
-.3cho gà uống Bcomlech : ,( Bcomlech) giúp trợ lực cho vật nuôi
- 4. cho gà uống điện giải : (điện giải ) tác dụng giúp cung cấp các chất điện giải cần thiết giúp gà chống mất nước và bổ sung nước vào cơ thể của vật nuôi chú ý gà tiêu chảy ra nhiều nước rât hay bị mất nước lên gà hay bị khô chân lên phải bổ sung ngay điện giải để chống mất nước
- 5 cho gà uống vitamin K : khi mất máu do bị cầu trùng cấp hay ỉa ra máu ( vitamin K ) giúp phòng trống chảy máu và các bệnh xuất huyết , cầm máu trong trường hợp bị thương,phẫu thật hặc dung trong thời gian cắt mỏ
- 6 dùng các loại vitamin : như ADE, và cách loại vitamin nhóm B v.v.v.
- 7. anagil hặc paracetamol.: tác dụng hạ sốt , giảm đau và hỗ trợ điều trị bệnh
- 8. men tiêu hóa: tác dụng giúp chống rối loạn tiêu hóa và giúp hấp thụ thức ăn tốt, chống tiêu chảy sống phân
- 9. bổ gan : điều hòa chức năng gan .chức năng tiết mật , tăng cường khả năng bài tiết của thận và giải độc gan thận khi dùng kháng sinh và tăng sức đề kháng cho gà rất tốt để hỗ trợ điều trị bệnh

Cung cấp năng lượng,bằng cách Cho ăn
- trong thời gian gà bệnh điều đầu tiên ta nhận thấy rằng gà bị mất nước và yếu do kiệt sức vì đói và thiếu dinh dưỡng lên gà thường bị chết vì mất nước và yếu do thiếu hụt năng lượng là nhiều hơn là chết do bệnh lên ngoài cách cho gà uống các loại thuốc bổ ra thì ta phải cho gà ăn để cho gà chống bị yếu do kiệt sức lên phải nạp năng lượng cho gà ốm chống kiệt sức vì đói như vậy sức đề kháng của gà sẽ cao hơn
- lên bón cho gà khi gà không tự ăn được và kết hợp bơm nước thuốc để cho gà ăn dễ dàng ăn và giúp tăng dinh dưỡng và cung cấp năn lượng để cho gà khỏe và có sức đề kháng cao người chăn nuôi lên chú ý vấn đề này vì gà cũng như người vậy, khi người ốm người ta thường bón cháo cho bệnh nhân để cung cấp năng lượng vào cơ thể để cho người bệnh có sức mà trữa bệnh thì gà cũng vậy chúng ta hãy lên áp dụng cách này là rât tốt
- phân chia máng ,mẹt ăn đến những nơi gà bệnh hay tụ tập và để những con gà bệnh dễ dàng ăn uống không phải đi xa vì khi gà ốm rất nười đi lại ta làm như vậy thì số gà ăn sẽ nhiều hơn và sẽ rất tốt để hỗ trợ điều trị bệnh
- lên tăng lượng thức ăn cho gà khi gà còn ăn được cho gà ăn tự do thì càng tốt giúp tăng dinh dưỡng và cung cấp năn lượng để cho gà khỏe và có sức đề kháng cao khi đó điều trị sẽ có hiệu quả cao vượt trội
- Ta lên xua gà dậy và bắt gà vận động trong một thời gian gắn nhưng không được bắt gà vận động quá vất sẽ làm bệnh gà càng lặng , khi gà vận động và đi lại thì các cơ quan bộ phân trong cơ thể gà đều phải hoạt động và khi đó đẩy nhanh quá trình trao đổi chất của gà và đốt cháy năng lượng khi đó gà cảm sẽ cảm thấy đói và đòi ăn , khi xua gà dậy ta lên đổ cám cho gà và khi đổ cám ta phải dơ tay cao để cám rơi xuống máng và phát ta tiếng kêu leng keng làm kích thích sự thèm ăn của gà khi đó gà sẽ đến ăn nhiều hơn

2 chuẩn đoán bệnh chính xác và điều trị bệnh bằng kháng nhạy cảm với bệnh
- muốn điều trị bệnh được hiệu quả cao thì ta phải chuẩn đoán bệnh thật chính sác khi đó ta điều trị bệnh sẽ có được hiệu quả như mong muốn
- dùng kháng sinh để điều trị bệnh là cách tốt nhất hiện nay nhưng phải dùng kháng sinh nhạy cảm với bệnh như vậy mới hiệu quả cao
3. nhiệt độ và môi trường
nhiệt độ
- tronng thời gian đều trị mà gặp phải nhiệt độ không phù hợp thì rất bất tiện trong thời gian điều trị, ví dụ như trong mùa rét nhiệt độ quá lạnh hặc trong mùa nóng nhiệt độ quá nóng đó là nguyên nhân rất bất tện trong việc điều trị bệnh ví dụ khi quá lạnh làm gà gà rét và giảm sức đề kháng, gà thường đứng tụ tập một góc chuồng và rồn đè lên nhau làm nhiều con bị đè chết bẹp lên ta phải tăng thêm bóng đện để tăng nhiệt cho chuồng nuôi để chồng gà ấm chở lại và tản ra giúp đều trị bệnh thuận lợi hơn

môi trường
- môi trường cũng góp một phần quan trọng trong thời gian điều trị bệnh ví dụ như là
- tiểu khí hậu kém thông thoáng cũng làm ảnh hưởng đến rất nhiều trong thời gian điều trị bệnh ,làm gà khó chịu mệt mỏi và khó thở giúp bệnh CRD phát chuyển mạnh ngoài ra còn làm ảnh hưởng phát chuyển của gà làm cho gà chậm phát chuyển , nâu lớn
- ô nhiễm môi trường nuôi : chăn nuôi gà quá nâu không vệ sinh lền chuồng nuôi không thay chấu ( chất độn chuồng) quá nhiều phân và cám rơi vãi cộng với lền chuồng ẩm ướt làm cho lên chuồng lên men và bốc mùi hôi thối và mùi kay, hắc v.v.v làm chuồng nuôi bi ô nhiễm không khí ô nhiễm lền chuồng giúp bệnh CRD phát chuyển mạnh các loại vi khuẩn khác
- những núc như vậy ta phải vệ sinh sạch sẽ và giải phóng các nhuyên nhân gây tiểu khí hậu kém thông thoáng và giải phóng các nguyên nhân gây ô nhiễm khi đó gà sống thoải mái dễ chịu sẽ rất có ích trong việc điều trị bện chú ý cách này chỉ áp dụng khi nhiệt độ và môi trường kém

4 vệ sinh và sát trùng
vệ sinh
- khi gà bị bệnh ta lên vệ sinh chuồng nuôi để loại trừ vi khẩn ẩn chứa trong phân gà và cũng giúp cho lền chuồng khô ráo sạch sẽ và không khí dễ chịu hơn cũng rât tốt trong việc hỗ trợ điều trị bệnh

sát trùng
- khi gà bị bệnh núc đó vi khuẩn ,vi rút đang ẩn chứa khắp chuồng nuôi lên ta phải tổng vệ sinh và sát trùng khắp chuồng trại để diệt các loại vi khẩn và virut ,đề phòng các loại vi khuẩn và vi rút này sẽ tấn công vào vật nuôi đang khỏe mạnh và chống bệnh dịch lây lan sang các khu vực chăn nuôi khác, chú ý lên sát trùng thường xuyên để bảo vệ cho vật nuôi của mình và các khu vực khác,, khi bện dịch xất hiện thì việc sát trùng chuồng trại là rất cần thiết chúng ta lên chú ý việc này không được bỏ qua

5 cách ly và nuôi dưỡng biệt
cách ly
- khi gà bị bệnh ta lên cách ly để phòng bệnh lây sang con khỏe như vậy điều trị mới hiệu quả
Nuôi dưỡng biệt
- những con gà bị bệnh phải được nhốt riêng một nơi để chăm sóc và nuôi dưỡng đặc biệt nhất là những con gà quá yếu ,những con này ta phải bón cám bà bơm nước trực tiếp để lạp năng lượng cho những con không tự ăn được ,và nơi nuôi nhốt những con gà bị mắc bệnh thì phải đạt yêu cầu như sau , chuồng phải sạch sẽ nhệt độ phải phù hợp với gà bệnh , vì gà đang bệnh thường hay rét hơn lên nhệt độ phải cao hơn gà khỏe đặc biệt ta phải cho gà này uống thuốc với liều cao hơn và phải cho gà ăn uống tự do không được hạn chế





3 phương pháp phòng ngừa bệnh dịch của chúng tôi
- đã áp dụng vào thực tế rất thành công những phương pháp này vật nuôi của cơ sở giống của nhà em đã vượt qua được 2 đợt nguy hiểm cuối năm 2010 ( trời lạnh 8-9 độ c ,gà nhỏ bệnh hay phát sinh ) đã vượt qua đầu năm 2011 đợt dịch trong xã ( bệnh kí sinh trùng đường máu) số lượng lên tới 80 % bị mắc bệnh này mà chủ yếu là những trang trại chăn nuôi tập chung ,( trong khi đó gà em đã bình an vô sự không ảnh hưởng gì )

1 . tăng sức đề kháng
- lếu ta muốn phòng hay điều trị bệnh gì thì đầu tiên vật nuôi phải có sức đề kháng cao thì phòng và điều trị bệnh sẽ hiệu quả hơn , cách thức như sau ,,
- 1. tăng khẩu phần ăn, để gà lạp thêm năng lượng
- 2. cho gà uống glucoza : ( glucoza) tác dụng ,giúp Cung cấp năng lượng và tăng sức đề kháng
- 3. cho gà uống vitamin C : ( vitamin C ) tác dụng giúp tăng sức đề kháng ,rât tốt để hỗ trợ điều trị bệnh
-.4. cho gà uống Bcomlech : ,( Bcomlech) giúp trợ lực cho vật nuôi
- 5. cho gà uống điện giải : (điện giải ) tác dụng giúp cung cấp các chất điện giải cần thiết giúp gà chống mất nước và bổ sung nước vào cơ thể của vật nuôi chú ý gà tiêu chảy ra nhiều nước rất hay bị mất nước lên gà hay bị khô chân lên ta phải bổ sung ngay điện giải để chống mất nước
- 6. tăng sức đề kháng cho vật nuôi ,và các loại vitamin khác v.v.v.v.

2 . dùng vacxin đầy đủ và cẩn thận
- dùng vacxin để phòng dịch bệnh là cách thông dụng và hiệu quả nhất hiện nay nhưng muốn phòng bệnh bằng vacxin có hiệu quả cao thì cũng phải đạt tiêu chuẩn ví dụ như bảo quản , vận chuyển, pha chế , đong đếm vacxin phải đúng liều lượng của hãng đó và vacxin phải đạt tiêu chuẩn là hàng có chất lượng va uy tín ví dụ như Việt Nam ,intavet ( hà lan ) , hanvet v.v.v.v không lên dùng vacxin của những hãng không có nguồn gốc không tiên tuổi v,v,v

3 . phòng bệnh bằng tác động bên ngoài
- lếu những vùng lân cận đang có biểu hiện dịch bệnh thì dầu tiên ta phải làm là ta lấy bạt che đậy kín chuồng nuôi nhưng vẫn phải để có độ thông thoáng nhất định cách này giúp tránh hiện tượng gió đưa lông, bảy bụi virut, vi khuẩn của gà bệnh có nhiễm bệnh bay vào chuồng nuôi , và chánh hện tượng ruồi xanh, chim hoang , các loại côn trùng bay vao khu vực chăn nuôi
- và chúng ta cũng lên vệ sinh khu vực chăn nuôi để tránh các loại côn trùng như ruồi muỗi bay từ lơi có dịch vào chuồng nuôi , và chúng ta cũng lên dùng cách loại thuốc diệt muồi muỗi rồi phun lên chỗn ruồi muỗi hay tập chung đặc biệt ruồi xanh nhưng chú ý chánh phun vào gà không sẽ rât có hai cho gà
- dù chăn nuôi vật gì thì chúng ta cũng lên chú ý ruồi xanh vì đây là vật rât nguy hiểm nó rất có thể là kẻ thù làm cho ta thất bại và phá sản , vì ruồi xanh là loại côn trùng ăn sác chết và sinh sản ở sác chết lên hay mang mầm bệnh từ lơi này sang lơi khác như vậy ta phải tìm cách tiêu diệt ruồi xanh bất cứ ở đâu nhât là lơi ruồi xanh hay tập chung
- khi những vùng lân cận đang có dịch bệnh thì ta phải hạn chế khác thăm quan và các động vận như cho mèo v.v.v ra vào khu vực chăn nuôi như vậy biện pháp phòng ngừa dịch bệnh mới có hiệu quả cao hơn
- gà ở môi trường có độ thông thoáng và nhiệt độ phù hợp với vật nuôi giúp vật nuôi thoải mái rất tốt cho phòng và trữa bệnh












[/QUOTE]
 


Last edited:
Dài qúa mà thời gian vao online ít nên chưa đọc kỹ được nhưng cũng cám ơn hội trưởng đã dày công biên soạn
 
Dài qúa mà thời gian vao online ít nên chưa đọc kỹ được nhưng cũng cám ơn hội trưởng đã dày công biên soạn
Nhìn nhiều thật! Nhưng chắc tương lai chúng ta sẽ thảo luận từng vấn đề theo từng chủ đề riêng biệt....có thể hàng tuần hoặc hàng tháng.!
Để đào sâu và khoa học hơn....Có thể làm thí nghiệm trong phạm vi có thể để kiểm chứng..B)
 

Những gì mình cần đều nằm ở đây,thạk bác dilenlamgiau nhieu nhen,
 
thanks bác hội trưởng nhiều.chúc hội chúng ta ngày càng đi lên
 

cảm ơn các bác đã ủng hộ
em biết tài liệu của em còn rất nhiều sai sót và còn thiếu nhiều thông tin nhưng em vẫn chưa biết mình sai chỗn nào và thiếu những gì , lên em rất mong các bác giúp xem chỗn nào còn thiếu sót hặc sai chỗn nào thì có thể giúp em chỉnh sửa hặc bổ sung thêm thông tin còn thiếu đề tài liệu hoàn hảo hơn
em rất cảm ơn :9^::9^:
 
Thks bạn nhé, mình đã copy ra và in, như vậy sẽ đọc từ từ hihi nhưng có phần mình hơi băn khoăn, đó là tiêm phòng bệnh, vì mình cũng đang tìm hiểu kỹ thuật nuôi gà: Ví dụ như 1-4 ngày đầu cho uống thuốc bổ như vitamin B1, B-Complex, nghĩa là mình chọn 1 ngày cho uống, hay uống liên tiếp 4 ngày???

7 ngày tuổi: Văcxin Lasota lần 1 , Văcxin Đậu gà, khi gà được 7 ngày tuổi, mình sẽ tiêm 2 loại vacxin này luôn, tiêm 1 lần hay cách nhau bao nhiêu tiếng?

1-3 tháng tuổi: Thuốc phòng bệnh cầu trùng, Cứ mỗi tuần cho uống 2 ngày theo hướng dẫn: nghĩa là khi gà được 1 tháng tuổi thì mình bắt đầu cho uống 2 ngày/tuần, kéo dài đến khi gà được 3 tháng tuổi phải không?

Mong các bạn tư vấn xem lịch tiêm phòng như chủ thớt là chính xác không, vì mình sẽ áp dụng nó để nuôi gà, mong các bạn giúp đỡ. Cảm ơn nhiều lắm, mình chuẩn bị nuôi nên kinh nghiệm không có.
 
Cảm ơn bạn vì đã dành thời gian Post bài, mình sẽ bổ sung về bệnh thường gặp ở gà trong một chuyên đề riêng
 


Back
Top