tại sao không nên trồng cây vào chậu quá lớn so với bầu

  • Thread starter anhtall89
  • Ngày gửi
em nghĩ cây sống nhờ đất. nhưng tại sao lại không trồng cây vào chậu quá lớn. người thì nói cây bị lạnh, cây bị yếu. thực hư là thế nào nhỉ?
mong các bác giải thích giùm!
 


Do rễ bầu chịu ẩm ướt rất kém, nên bầu chỉ trồng vào mùa nắng mà phải còn lên líp mới chắc chắn thoát nước tốt..

Cây trong chậu..bị bít kín chung quanh với vách chậu tráng men hoặc sơn..chỉ còn lỗ thoát nước đáy chậu.
nước thoát..theo trọng lực của giọt nước..do đó khi nào nước thấm trong đất đến bão hòa thì nước mới thoát được do trọng lực..để chảy ra lỗ thoát…lúc này là đất thừa nước với rễ bầu rồi..vài ngày là…thúi gốc

Ở trong đất khi lên líp…dù bạn có tưới thừa nước..nước chảy xuống đất rồi phát tán thẩm thấu ra chung quanh..nên chỉ còn hơi ẩm thôi…nhờ líp cao nên diện tích bốc hơi nước nhiều ( mặt líp và 2 sườn líp )..đất càng khô nhanh…

ở trong chậu chỉ có 2 cách thoát 1 là lỗ đáy chậu…2 là bốc hơi qua mặt đất chậu
do đó ẩm ướt trong đất rất cao và lâu rễ bầu chịu không nổi đâu

nếu chậu nhỏ hơn thì sự bốc hơi nước qua lá bầu sẽ giải quyết kịp sự thừa nước trong đất…

Không riêng gì bầu…mà cả cây kiểng nhất là mai vàng…chậu to quá…cây sẽ yếu rồi chết dần dần

Bạn có thấy các vườn ươm cây kiểng họ hay trồng cây con trong chậu bằng ciment đúc thô với cát hột to..không tô không trét không sơn màu..các hạt cát to còn nguyên, thấy rõ ràng…

Các chậu này thoát nước rất tốt…qua cả vách chậu nữa…vì cát hột to có nhiều khoảng hở..không những thế vách và đáy chậu lại thấm nước tốt..do đó nước còn lại trong đất chậu sẽ thấm qua vách để tham gia…bốc hơi
Kết quả là đất chậu chỉ còn hơi âm ẩm thôi
trồng cây trong chậu này hơi giống như trồng cây trên.... líp
 
Do rễ bầu chịu ẩm ướt rất kém, nên bầu chỉ trồng vào mùa nắng mà phải còn lên líp mới chắc chắn thoát nước tốt..

Cây trong chậu..bị bít kín chung quanh với vách chậu tráng men hoặc sơn..chỉ còn lỗ thoát nước đáy chậu.
nước thoát..theo trọng lực của giọt nước..do đó khi nào nước thấm trong đất đến bão hòa thì nước mới thoát được do trọng lực..để chảy ra lỗ thoát…lúc này là đất thừa nước với rễ bầu rồi..vài ngày là…thúi gốc

Ở trong đất khi lên líp…dù bạn có tưới thừa nước..nước chảy xuống đất rồi phát tán thẩm thấu ra chung quanh..nên chỉ còn hơi ẩm thôi…nhờ líp cao nên diện tích bốc hơi nước nhiều ( mặt líp và 2 sườn líp )..đất càng khô nhanh…

ở trong chậu chỉ có 2 cách thoát 1 là lỗ đáy chậu…2 là bốc hơi qua mặt đất chậu
do đó ẩm ướt trong đất rất cao và lâu rễ bầu chịu không nổi đâu

nếu chậu nhỏ hơn thì sự bốc hơi nước qua lá bầu sẽ giải quyết kịp sự thừa nước trong đất…

Không riêng gì bầu…mà cả cây kiểng nhất là mai vàng…chậu to quá…cây sẽ yếu rồi chết dần dần

Bạn có thấy các vườn ươm cây kiểng họ hay trồng cây con trong chậu bằng ciment đúc thô với cát hột to..không tô không trét không sơn màu..các hạt cát to còn nguyên, thấy rõ ràng…

Các chậu này thoát nước rất tốt…qua cả vách chậu nữa…vì cát hột to có nhiều khoảng hở..không những thế vách và đáy chậu lại thấm nước tốt..do đó nước còn lại trong đất chậu sẽ thấm qua vách để tham gia…bốc hơi
Kết quả là đất chậu chỉ còn hơi âm ẩm thôi
trồng cây trong chậu này hơi giống như trồng cây trên.... líp

Em cảm ơn bác đã cho ý kiến.
Nhưng mà có lẽ do em hỏi không rõ nên gây ra hiểu lầm cho mọi người. ''chậu lớn so với bâu''. ''bầu'' ở đây có nghĩa là bầu cây chứ không phải cây bầu đâu.
em có làm thuê trong vườn mai một thời gian, đúng dịp thay đất sau tết. người ta rũ sơ sơ đất phía ngoài và trên mặt sau đó thì trồng lại. nếu cây nào yếu, bộ rễ kém thì người ta thay chậu nhỏ hơn. vành chậu chỉ cách bầu cây mai khoảng 2cm thôi, đủ để cho đất xuống đáy chậu.
Rất mong được bác cũng như mọi người lý giải nguyên nhân của việc làm này.
 


Back
Top