Tại sao LMLM năm nay lại xảy ra trên lợn mà không xảy ra trên trâu bò?

  • Thread starter kekhukho
  • Ngày gửi
Như các bạn biết bệnh Lở mồm long móng là một bệnh truyền nhiễm xảy ra trên loài động vật thuộc bộ guốc chẵn. Theo thông báo của Cục thú y thì ở Việt nam ta có 3 tip là A, O. Asia 1. Thông thường mọi năm theo tôi quan sát và nhận định thì bệnh LMLM xảy ra phổ biến trên trâu bò và thường không gây chết. Nhưng trong năm 2011.2012 bệnh LMLM lại chủ yếu phát sinh trên đàn lợn mà gây chết rất nhanh, chỉ cần một stress nhẹ là đã chết. Ở quê tôi sử dụng vacxin LMLM của Merial tiêm cho đàn trâu bò và đàn lợn nái đực giống nhưng theo tôi đây cũng là một trong những nguyên nhân thôi bởi vị tỷ lệ tiêm phòng đàn trâu bò không thể đạt 100%. Vậy nguyên nhân tại sao? phải chăng đã có sự biến đổi vật chất di truyền.
 


Như các bạn biết bệnh Lở mồm long móng là một bệnh truyền nhiễm xảy ra trên loài động vật thuộc bộ guốc chẵn. Theo thông báo của Cục thú y thì ở Việt nam ta có 3 tip là A, O. Asia 1. Thông thường mọi năm theo tôi quan sát và nhận định thì bệnh LMLM xảy ra phổ biến trên trâu bò và thường không gây chết. Nhưng trong năm 2011.2012 bệnh LMLM lại chủ yếu phát sinh trên đàn lợn mà gây chết rất nhanh, chỉ cần một stress nhẹ là đã chết. Ở quê tôi sử dụng vacxin LMLM của Merial tiêm cho đàn trâu bò và đàn lợn nái đực giống nhưng theo tôi đây cũng là một trong những nguyên nhân thôi bởi vị tỷ lệ tiêm phòng đàn trâu bò không thể đạt 100%. Vậy nguyên nhân tại sao? phải chăng đã có sự biến đổi vật chất di truyền.
Mình có một vài ý kiến:
- Chất lượng vaccin: chủ yếu là khâu bảo quản đã OK chưa?
- Tỷ lệ tiêm phòng: Tỷ lệ tiêm phòng đã đảm bảo chưa? Tiêm đúng lịch chưa?
- Hiện nay lợn đang sống chun với PRRS, có thể không biểu hiện triệu chứng rõ rệt nhưng nó làm suy giảm hệ miễn dịch của lợn-> khả năng đáp ứng MD kém -> hiệu quả vaccine thấp. Trâu bò ko bị bệnh này tác động nên đáp ứng với vaccine cao hơn.
- Lợn chết nhanh khi bị LMLM không phải do biến chủng, cũng chẳng phải do ghép nọ ghép kia đâu, bản chất nó vẫn do LMLM gây ra, virus tác động gây viêm cơ tim, thoái hóa cơ tim -> mọi tác động làm thay đổi nhịp tim (nhiệt độ, hoạt động, ...) đều có thể gây chết đột tử.
- Lợn nuôi nhiều, mật độ cao hơn hẳn trâu bò -> áp lực dịch bệnh cao hơn trâu bò.
Một vài ý kiến chia sẻ và mong nhận đc đóng góp!
 
Tôi nhất trí với ý kiến của bác leminhthanh nhưng có một vấn đề nữa đặt ra, Bệnh Tai xanh xảy ra mạnh từ năm 2007, 2008 và 2010 nhưng sao trong những năm đó không xảy ra dịch LMLM trên đàn lợn với quy mô và mức độ như năm 2011.2012?
Chất lượng bảo quản vacxin + kỹ thuật tiêm và lịch tiêm phòng tôi cho là không phải là một lý do có sức thuyết phục khi đánh giá trên phạm vi một huyện và một tỉnh.
Trong mấy năm gần đây tôi có suy nghĩ là dịch tễ đã có sự thay đổi, thời tiết vào hè rất lâu, trời nắng chang chang mà vẫn có nhiều đàn lợn bị LMLM ( trên phạm vi rộng), hình như có sự dịch chuyển mùa vụ chậm lại hơn thì phải? xin ý kiến các cao nhân
 
Tôi nhất trí với ý kiến của bác leminhthanh nhưng có một vấn đề nữa đặt ra, Bệnh Tai xanh xảy ra mạnh từ năm 2007, 2008 và 2010 nhưng sao trong những năm đó không xảy ra dịch LMLM trên đàn lợn với quy mô và mức độ như năm 2011.2012?
Chất lượng bảo quản vacxin + kỹ thuật tiêm và lịch tiêm phòng tôi cho là không phải là một lý do có sức thuyết phục khi đánh giá trên phạm vi một huyện và một tỉnh.
Trong mấy năm gần đây tôi có suy nghĩ là dịch tễ đã có sự thay đổi, thời tiết vào hè rất lâu, trời nắng chang chang mà vẫn có nhiều đàn lợn bị LMLM ( trên phạm vi rộng), hình như có sự dịch chuyển mùa vụ chậm lại hơn thì phải? xin ý kiến các cao nhân
Trước đây LMLM có qui luật khoẳng 4-5 năm xảy ra 1 lần, năm 2001-2002, 2006 và 2010. Sa khi xảy ra trở lại từ cuối 2010 thì kết hợp với tai xanh, bệnh mất qui luật (mình nghĩ vậy)
Về chất lượng và kỹ thuật tiêm, tỷ lệ tiêm mình hiểu như thế này: nếu 1 đàn lợn được tiêm phòng vaccine đầy đủ và đúng thì có thể bảo hộ được 4-5 tháng, tuy nhiên nếu trong đàn có 1-2 cá thể không có miễn dịch hoặc miễn dịch ko cao (có thể do ko tiêm, tiêm ko đúng) thì các con này rất dễ bị bệnh khi có mầm bệnh hoặc mang trùng. VR liên tục được thải ra->áp lực dịch bệnh tăng-> thời gian bảo hộ sẽ ngắn lại (có thể chỉ còn 3-4 tháng), ty nhiên lịch tiêm phòng của bên Thú Y là 1 năm 2 lần nên chưa kịp tiêm phòng thì bệnh đã xảy ra rồi.
Thời tiết thay đổi theo hướng khắc nghiệt hơn cũng có thể là một nguyên nhân gây stress làm ảnh hưởng đến SĐK của vật nuôi
Một vài ý kiến mang tính chất suy diễn cá nhân, mong đc góp ý!
 


Back
Top