tại sao nông dân trồng cao su chết ? Và đâu là lối thoát cho nông dân ?

  • Thread starter hac long
  • Ngày gửi
Chú 4 của tôi có 6 mẫu cao su 7 năm tuổi ở bình dương
Sau tết 2014 thì số mủ cạo được bán ra không đủ tiền trả cho công nhân
Nên đang ngưng cạo
Mà còn phải bón phân bình thường cho nó nữa.
Làm gì có giá 20.000 đ/kg mủ tươi.
Mủ khô còn ko có giá đó nữa.

Việt Nam là nước sản xuất cao su lớn nhất thế giới (80% toàn cầu) vậy mà trồng cao su bị lỗ, BÓ TAY.
Tôi nghĩ việc cao su thất bại có 2 nguyên nhân:

1. Nhà nước đã làm ko tốt việc của mình, ví dụ:
Lúc trước ở Gia Lai trồng cao su làm giàu, từ khi bầu Đức về gia lai làm cao su thì toàn bộ cao su trồng mới không có mủ, vì ... giống.
Một lượng lớn tiền giống chảy vào túi các Quan tham, khi không còn đủ kinh phí thì nhà nước chấp nhận nhập giống rẻ từ nước ngoài về (giống này trồng lên không có mủ).

2. Do các nông trường chế biến cao su dạng thô:
Khi người dân cạo mủ xong thì họ đâu có chế biến, mà họ bán cho các nông trường để nông trường chế biến
Và ...
Nông trường chế biến kiểu gì mà để thế giới đánh giá cao su việt nam kém chất lượng ?

3. Chiến thuật "cá lớn nuốt cá bé":
Cao su là máu trắng của Việt Nam nên nó có thu nhập rất cao.
Việc thu nhập cao khiến nhiều người dân trồng.
Việc dân trồng ảnh hưởng đến kinh doanh của những tập đoàn cao su, đến những doanh nghiệp nhà nước trồng cao su.
Nên đây là chiêu bài hạ giá thành để giết toàn bộ nông dân trồng cao su luôn.

NẾU NHƯ TRỒNG CAO SU BỊ LỖ THÌ TẠI SAO TẬP ĐOÀN CAO SU VIỆT NAM QUA LÀO THUÊ 20.000 hecta ĐẤT ĐỂ TRỒNG CAO SU VÀ HỌ CÒN TRỒNG MỚI Ở VIỆT NAM.

nếu như trồng cao su bị lỗ thì bạn có dám trồng như Tập đoàn cao su việt nam không ?

Về cao su bây giờ thì dân lỗ chứ những doanh nghiệp nhà nước trồng cao su không bị lỗ.
Chắc chắn.

Nếu muốn thắng ván cờ này thì thiết nghĩ tất cả nông dân trồng cao su phải đoàn kết lại.
1. Nên thành lập doanh nghiệp và mỗi người mỗi cổ phần bằng cách hùng phần đất của mình vô.
2. Kêu gọi huy động vốn.
3. Xây nhà máy chế biến mủ dạng thô.
4. Chế biến mủ (sơ chế).
5. Tìm đường xuất khẩu sản phẩm của mình.

Chỉ có như vậy mới có thể đánh bại tập đoàn cao su việt nam.
Vì khi các bạn tự chế biến mủ thì tôi tin rằng sản phẩm của bạn tốt hơn sản phẩm của các doanh nghiệp nhà nước trồng cao su rất nhiều.

Các doanh nghiệp nhà nước kinh doanh cao su không xem các nông dân trồng cao su là đối tác đâu.
Họ xem các bạn là vệ tinh, là chân rết của họ là may mắn lắm rồi.
Còn họ mà xem các bạn là đối thủ thì các bạn xem như "xong".​
Tôi mới vừa viết bài "ngành chăn nuôi bò thịt sắp chết !" ở diễn đàn cây công nghiệp trên agriviet.com
Bạn nên đọc nếu bạn là một nông dân, vì nó ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế.
 
ở TÂY NINH mình đang chặt bỏ rất nhiều vì cuộc sống nông dân chỉ phụ thuộc vào rẫy cao su mà thôi.
 
phân tích của bác thiếu hoàn toàn 1 dữ liệu quan trọng:
- 60% sản lượng mủ cao su của VN tiêu thụ nhờ thị trường Trung Quốc
Và nông dân biết làm gì được khi phải đối phó với cả 2 "siêu cường"
1- nước mẹ
2- công ty nhà nước
(phụ lục: tết vừa rùi ông anh em làm trong cty cao su nhà nước mới đc thưởng Bộn tiền do lợi nhuận khủng :Botay:)
 
phân tích của bác thiếu hoàn toàn 1 dữ liệu quan trọng:
- 60% sản lượng mủ cao su của VN tiêu thụ nhờ thị trường Trung Quốc
Và nông dân biết làm gì được khi phải đối phó với cả 2 "siêu cường"
1- nước mẹ
2- công ty nhà nước
(phụ lục: tết vừa rùi ông anh em làm trong cty cao su nhà nước mới đc thưởng Bộn tiền do lợi nhuận khủng :Botay:)
like mạnh luôn
 
Kinh tế thị trường là thế đó.

Ngày xưa, kinh tế thị trường (KTTT) đã gây ra cố
nông, bần nông và địa chủ. Cải Cách Ruộng Đất đã
bắt giết địa chủ, chia ruộng cho nhà nông, rồi lại
gom ruộng ấy vào Hợp Tác Xã. HTX làm ăn bết bát,
lại cho trở lại KTTT. KTTT tất yếu làm ra địa chủ
và bần cố nông. Bà con ta phần lớn sẽ là bần cố
nông, còn ai giỏi và may mắn hơn sẽ là địa chủ, như
Bầu Đức chẳng hạn. Ta phải chấp nhận thời cuộc thôi.

Chuyện bần cố nông liên kết lại với nhau nghe rất có
lý, nhưng xưa nay không bao giờ làm được, vì bản chất
sự việc là không thể có liên kết trong KTTT. Đã là bần
cố nông, hãy chịu khó trồng cây nhỏ lẻ, tiêu thụ ở chợ
nhà, hay làm chân rết cho đầu nậu mà kiếm chút cháo.
Đừng dại gì làm ăn lớn, vì may thì trúng, không may thì
chặt phá cây trồng cho heo cho bò ăn cho khỏi lỗ nặng.
Chuyện này đã từng xảy ra ở ngoài bắc khi tôi còn là
một cậu bé con, và vẫn đang xảy ra cả ở miền Nam bây
giờ nữa.
 
lâu quá không gặp anhmytran !

có thể nói, cao su là một cây công nghiệp không giống như những cây công nghiệp khác và chẳng giống nông sản luôn, nói chính xác "nó là cây nhà nước"

nông sản làm ra, nông dân thích sử dụng thì lấy ra sử dụng.
còn cao su, nông dân làm ra xong muốn sử dụng thì sử dụng như thế nào ?

nông dân làm ra
bán cho lái buôn
lái buôn bán cho xí nghiệp mủ (nhà nước)
xí nghiệp mủ sơ chế
xuất khẩu (Trung Quốc)
Trung quốc chế biến thành sản phẩm thương phẩm
nhập về việt nam
các công ty việt nam đem về sản xuất ra sản phẩm !

lố bịch !
thật lố bịch với một quốc gia chiếm 80% lượng mủ cao su toàn cầu !sự thật, ông cố nội ruột của tôi
là người giàu thứ 2 việt nam sau giải phóng.

sau giải phóng.
nhà nước thu hồi đất của ông ta mà nhà nước phải trả góp 8 năm mới hết số tiền đất mà thu hồi của ổng.

nhưng con ông ta: ông nội tôi (đã mất) và ông 6 (em ông nội vẫn còn sống ở Cái Bè) thì nghèo
Ba tôi không giàu cũng không nghèo.

tôi hy vọng tôi sẽ giàu.
 
7 năm thì mới mở miệng, không đủ chi phí là phải.
Nhà tôi 11 năm, gần 4 ha sau khi trừ chi phí còn được 70tr - 80tr/ 4 ha (không ăn uống gì vào tiền này nhé).
Nói chung vẫn sống được ở nông thôn :D
Hồi trước nông dân Bình Dương chết vì tiêu & điều, nay chết vì cao su cũng có gì lạ đâu. Nông dân là vậy mà :(
 
Thiết nghĩ bạn này viết bài toàn thừa. Chả có gì gọi là chuyên sâu. Nhưng phương án bạn đưa ra trên cở sở người nông dân có vài sào hoặc 1 hecta đất mà gôm lại làm dây chuyền sản xuất....? Liêu có làm đc không khi mà toàn thể ngành cao su còn phải điêu đứng. Ba Má tôi làm 20 trong ngành này và nó là thuộc nhà nước. Giờ tới mấy đứa E vào làm. Phải chấp nhận hạ lương. Bạn đừng nói nhà nước ko gặp khó khăn. cả nông dân và nhà nước điều đang đau đầu về bài toán khó mà đúng là phụ thuộc quá lớn vao.ngưoi bạn Trung Quốc kia. Hy vọng sớm có lối thoát cho ng nông dân.
Nhà mình giờ đã nghĩ hưu và tập trung.nuôi Bò. Hiện tại mỗi năm vẫn thu nhập từ 200tr đến 300tr từ đàn Bò. Có thể mỗi ng một hướng đi nhưng vẫn chúc cho chúng ta thành công với những công sức mà mình bỏ ra.
 
HAGL được chính phủ cấp đất cho nên thế nào mà chẳng lời, dù trồng cao su sao đi chăng nữa. giờ đất HAGL bán lại cũng một mớ tiền. còn về vấn đề nông dân. thì vào làm công nhân là lựa chọn tốt. địa chủ là tất yếu. ráng thành địa chủ thôi các anh em.
 
Hôm nay em mới ra Huyện dakdoa của Gia Lai để xem vườn cây cao su của HAGL. theo tin người dân địa phương thì HAGL đang múc hàng trăm Hecta cao su để thay thế vào trồng bằng cây tiêu ( không có báo nào dám đăng tin nhỉ). tất cả lô đất của HAGL đều ở vị trí mặt tiền đường lớn, đất bằng rất đẹp. những lô đất xấu còn lại thì HAGL đẩy hết cho nông dân.
 
Nói thật, e cố gắng đọc hết bài của bác thì thấy bác chả có nghiên cứu gì cả, toàn nói linh tinh, số liệu thì tào lao và tệ nhất là bác lấy cái hiện tượng để đại diện cho bản chất ...
 
Last edited by a moderator:
lố bịch !
thật lố bịch với một quốc gia chiếm 80% lượng mủ cao su toàn cầu

bác có hoang tưởng quá không vậy. mấy thằng thái, malay, indo, lào, cam... cộng lại có 20% thôi à :eek::Kem::Kem:
 
Nhà nào nhiều đất đốn bớt trồng Mì + điều cao sản (thâm canh) ( để lại một phần đủ để người nhà cạo là ok ) còn thuê cạo thì thôi tiêu tùng luôn
Nông dân đã theo cây công nghiệp dễ thoát nhất là đa dạng cây ( nếu nhiều đất ... ) kết hợp điều(bận rộn có nửa năm gần trùng lúc ngưng cạo mủ )+ cao su(thu hoạch gần như quanh năm trừ mùa khô ) + mì( khá nhàn qua vụ cỏ là ok ) + chăn nuôi ôi cả một ước mơ . Và quan trọng nhất là cần cù sáng tạo có sức khỏe có tri thức... Chớ giàu vì mấy đồng bạc lúc giá cao rồi bụng bự + nhậu = thừa . Chỗ em có cả một thế hệ cha làm sau đó cha + con phá còn chưa vượt qua được câu "Không ai giàu ba họ ...
 
Chú 4 của tôi có 6 mẫu cao su 7 năm tuổi ở bình dương
Sau tết 2014 thì số mủ cạo được bán ra không đủ tiền trả cho công nhân
Nên đang ngưng cạo
Mà còn phải bón phân bình thường cho nó nữa.
Làm gì có giá 20.000 đ/kg mủ tươi.
Mủ khô còn ko có giá đó nữa.

Việt Nam là nước sản xuất cao su lớn nhất thế giới (80% toàn cầu) vậy mà trồng cao su bị lỗ, BÓ TAY.
Tôi nghĩ việc cao su thất bại có 2 nguyên nhân:

1. Nhà nước đã làm ko tốt việc của mình, ví dụ:
Lúc trước ở Gia Lai trồng cao su làm giàu, từ khi bầu Đức về gia lai làm cao su thì toàn bộ cao su trồng mới không có mủ, vì ... giống.
Một lượng lớn tiền giống chảy vào túi các Quan tham, khi không còn đủ kinh phí thì nhà nước chấp nhận nhập giống rẻ từ nước ngoài về (giống này trồng lên không có mủ).

2. Do các nông trường chế biến cao su dạng thô:
Khi người dân cạo mủ xong thì họ đâu có chế biến, mà họ bán cho các nông trường để nông trường chế biến
Và ...
Nông trường chế biến kiểu gì mà để thế giới đánh giá cao su việt nam kém chất lượng ?

3. Chiến thuật "cá lớn nuốt cá bé":
Cao su là máu trắng của Việt Nam nên nó có thu nhập rất cao.
Việc thu nhập cao khiến nhiều người dân trồng.
Việc dân trồng ảnh hưởng đến kinh doanh của những tập đoàn cao su, đến những doanh nghiệp nhà nước trồng cao su.
Nên đây là chiêu bài hạ giá thành để giết toàn bộ nông dân trồng cao su luôn.

NẾU NHƯ TRỒNG CAO SU BỊ LỖ THÌ TẠI SAO TẬP ĐOÀN CAO SU VIỆT NAM QUA LÀO THUÊ 20.000 hecta ĐẤT ĐỂ TRỒNG CAO SU VÀ HỌ CÒN TRỒNG MỚI Ở VIỆT NAM.

nếu như trồng cao su bị lỗ thì bạn có dám trồng như Tập đoàn cao su việt nam không ?

Về cao su bây giờ thì dân lỗ chứ những doanh nghiệp nhà nước trồng cao su không bị lỗ.
Chắc chắn.

Nếu muốn thắng ván cờ này thì thiết nghĩ tất cả nông dân trồng cao su phải đoàn kết lại.
1. Nên thành lập doanh nghiệp và mỗi người mỗi cổ phần bằng cách hùng phần đất của mình vô.
2. Kêu gọi huy động vốn.
3. Xây nhà máy chế biến mủ dạng thô.
4. Chế biến mủ (sơ chế).
5. Tìm đường xuất khẩu sản phẩm của mình.

Chỉ có như vậy mới có thể đánh bại tập đoàn cao su việt nam.
Vì khi các bạn tự chế biến mủ thì tôi tin rằng sản phẩm của bạn tốt hơn sản phẩm của các doanh nghiệp nhà nước trồng cao su rất nhiều.

Các doanh nghiệp nhà nước kinh doanh cao su không xem các nông dân trồng cao su là đối tác đâu.
Họ xem các bạn là vệ tinh, là chân rết của họ là may mắn lắm rồi.
Còn họ mà xem các bạn là đối thủ thì các bạn xem như "xong".​
Tôi mới vừa viết bài "ngành chăn nuôi bò thịt sắp chết !" ở diễn đàn cây công nghiệp trên agriviet.com
Bạn nên đọc nếu bạn là một nông dân, vì nó ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế.
Đây là @lông đen à?. Cái gì sản lượng tăng nhanh chóng vượt mức tiêu dùng thì nó sụt giá thôi. Đối với các sản phẩm công nghiệp thì cắt giảm lao động để giảm sản lượng. Còn nông nghiệp thì cầm cự 1 thời gian, không chịu nổi chi phí thì phải chặt thôi.
Đối với các lâm trường cao su thì nó hoạt động dạng như 1 công ty công nghiệp vậy. Khi giá xuống thấp thì nó ngưng cạo mủ, sa thải người lao động, phần lợi nhuận trước đây khi giá cao thì nó có thể mang ra để duy trì công ty trong thời gian giá hạ. Còn các anh nông dân khi giá cao mang ra phung phí, khi giá hạ thì chặt cây trồng rau muốn mà ăn.
Giải pháp của @ lông đen có mà chết thêm à? Hiện tượng hiện nay là dư sản lượng, càng làm càng chết. Thế nên anh nào kiếm được nguồn thu nhập khác ngoài mủ cao su thì cứ trụ lại, vì giá nó sẽ tăng trở lại. Anh nào không trụ nổi thì chỉ còn đường chặt cây thôi.
Cạo mủ bán cũng lỗ tiền công. Thì những cây không có mũ chả ảnh hưởng gì? Khỏi cần phải cạo .
lâu quá không gặp anhmytran !

có thể nói, cao su là một cây công nghiệp không giống như những cây công nghiệp khác và chẳng giống nông sản luôn, nói chính xác "nó là cây nhà nước"

nông sản làm ra, nông dân thích sử dụng thì lấy ra sử dụng.
còn cao su, nông dân làm ra xong muốn sử dụng thì sử dụng như thế nào ?

nông dân làm ra
bán cho lái buôn
lái buôn bán cho xí nghiệp mủ (nhà nước)
xí nghiệp mủ sơ chế
xuất khẩu (Trung Quốc)
Trung quốc chế biến thành sản phẩm thương phẩm
nhập về việt nam
các công ty việt nam đem về sản xuất ra sản phẩm !

lố bịch !
thật lố bịch với một quốc gia chiếm 80% lượng mủ cao su toàn cầu !sự thật, ông cố nội ruột của tôi
là người giàu thứ 2 việt nam sau giải phóng.

sau giải phóng.
nhà nước thu hồi đất của ông ta mà nhà nước phải trả góp 8 năm mới hết số tiền đất mà thu hồi của ổng.

nhưng con ông ta: ông nội tôi (đã mất) và ông 6 (em ông nội vẫn còn sống ở Cái Bè) thì nghèo
Ba tôi không giàu cũng không nghèo.

tôi hy vọng tôi sẽ giàu.
Cây đu đủ trồng rồi không ai ăn đâu nhá. nghèo tập 1.
 
Nếu muốn thắng ván cờ này thì thiết nghĩ tất cả nông dân trồng cao su phải đoàn kết lại.
1. Nên thành lập doanh nghiệp và mỗi người mỗi cổ phần bằng cách hùng phần đất của mình vô.
2. Kêu gọi huy động vốn.
3. Xây nhà máy chế biến mủ dạng thô.
4. Chế biến mủ (sơ chế).
5. Tìm đường xuất khẩu sản phẩm của mình.

Bác thử lập một dự án xây dựng một nhà máy chế biến mủ thô đi xem nó cần bao nhiêu tỷ? Rồi vốn lưu động nữa? Vùng nguyên liệu cho nhà máy hoạt động? Từ đó sẽ tính được 1ha cần đóng bao nhiêu tiền và đặc biệt là từ lãi từ chế biến nó được bao nhiêu $/1tấn?

Giữa cái tình hình bán mủ sơ chế đang khó khăn, giá thì thấp lại khó bán, các nhà máy người ta thu hẹp sản lượng mà lại đầu tư mở nhà máy mới đúng là điên khùng. Tranh khách hàng của người ta đâu có dễ.

Chưa kể các chủ vườn bây giờ đang lỗ lấy lá cây ra để đóng cổ phần à? Cái gì tiền cũng là thứ đầu tiên. Mà có xoay được tiền thì các chủ vườn cũng không điên khùng ném tiền vào dự án xây nhà máy. Vì lập nhà máy thậm trí nguy cơ lỗ tiếp lại hiện ra trước mắt.

Ý tưởng này bác nên đề xuất lúc mủ cao su đang được giá, bà con trồng đang có lãi nhiều là chuẩn nhất! Lúc đó bà con đang có tiền mà mủ thô nó dễ bán, mình bán rẻ hơn các nhà máy nhập mủ vẫn sống được. Thực hiện ý tưởng của bác làm bà con càng chết dở hơn!

Chiến thắng ư? THẾ CỜ NÀY CHỊU
Đây là @lông đen à?. Cái gì sản lượng tăng nhanh chóng vượt mức tiêu dùng thì nó sụt giá thôi. Đối với các sản phẩm công nghiệp thì cắt giảm lao động để giảm sản lượng. Còn nông nghiệp thì cầm cự 1 thời gian, không chịu nổi chi phí thì phải chặt thôi.
Đối với các lâm trường cao su thì nó hoạt động dạng như 1 công ty công nghiệp vậy. Khi giá xuống thấp thì nó ngưng cạo mủ, sa thải người lao động, phần lợi nhuận trước đây khi giá cao thì nó có thể mang ra để duy trì công ty trong thời gian giá hạ. Còn các anh nông dân khi giá cao mang ra phung phí, khi giá hạ thì chặt cây trồng rau muốn mà ăn.
Giải pháp của @ lông đen có mà chết thêm à? Hiện tượng hiện nay là dư sản lượng, càng làm càng chết. Thế nên anh nào kiếm được nguồn thu nhập khác ngoài mủ cao su thì cứ trụ lại, vì giá nó sẽ tăng trở lại. Anh nào không trụ nổi thì chỉ còn đường chặt cây thôi.
Cạo mủ bán cũng lỗ tiền công. Thì những cây không có mũ chả ảnh hưởng gì? Khỏi cần phải cạo .

Cây đu đủ trồng rồi không ai ăn đâu nhá. nghèo tập 1.

Mấy bác làm kinh tế trên giấy nó thế đó bác ạ!
 
Chú 4 của tôi có 6 mẫu cao su 7 năm tuổi ở bình dương
Sau tết 2014 thì số mủ cạo được bán ra không đủ tiền trả cho công nhân
Nên đang ngưng cạo
Mà còn phải bón phân bình thường cho nó nữa.
Làm gì có giá 20.000 đ/kg mủ tươi.
Mủ khô còn ko có giá đó nữa.

Việt Nam là nước sản xuất cao su lớn nhất thế giới (80% toàn cầu) vậy mà trồng cao su bị lỗ, BÓ TAY.
Tôi nghĩ việc cao su thất bại có 2 nguyên nhân:

1. Nhà nước đã làm ko tốt việc của mình, ví dụ:
Lúc trước ở Gia Lai trồng cao su làm giàu, từ khi bầu Đức về gia lai làm cao su thì toàn bộ cao su trồng mới không có mủ, vì ... giống.
Một lượng lớn tiền giống chảy vào túi các Quan tham, khi không còn đủ kinh phí thì nhà nước chấp nhận nhập giống rẻ từ nước ngoài về (giống này trồng lên không có mủ).

2. Do các nông trường chế biến cao su dạng thô:
Khi người dân cạo mủ xong thì họ đâu có chế biến, mà họ bán cho các nông trường để nông trường chế biến
Và ...
Nông trường chế biến kiểu gì mà để thế giới đánh giá cao su việt nam kém chất lượng ?

3. Chiến thuật "cá lớn nuốt cá bé":
Cao su là máu trắng của Việt Nam nên nó có thu nhập rất cao.
Việc thu nhập cao khiến nhiều người dân trồng.
Việc dân trồng ảnh hưởng đến kinh doanh của những tập đoàn cao su, đến những doanh nghiệp nhà nước trồng cao su.
Nên đây là chiêu bài hạ giá thành để giết toàn bộ nông dân trồng cao su luôn.

NẾU NHƯ TRỒNG CAO SU BỊ LỖ THÌ TẠI SAO TẬP ĐOÀN CAO SU VIỆT NAM QUA LÀO THUÊ 20.000 hecta ĐẤT ĐỂ TRỒNG CAO SU VÀ HỌ CÒN TRỒNG MỚI Ở VIỆT NAM.

nếu như trồng cao su bị lỗ thì bạn có dám trồng như Tập đoàn cao su việt nam không ?

Về cao su bây giờ thì dân lỗ chứ những doanh nghiệp nhà nước trồng cao su không bị lỗ.
Chắc chắn.

Nếu muốn thắng ván cờ này thì thiết nghĩ tất cả nông dân trồng cao su phải đoàn kết lại.
1. Nên thành lập doanh nghiệp và mỗi người mỗi cổ phần bằng cách hùng phần đất của mình vô.
2. Kêu gọi huy động vốn.
3. Xây nhà máy chế biến mủ dạng thô.
4. Chế biến mủ (sơ chế).
5. Tìm đường xuất khẩu sản phẩm của mình.

Chỉ có như vậy mới có thể đánh bại tập đoàn cao su việt nam.
Vì khi các bạn tự chế biến mủ thì tôi tin rằng sản phẩm của bạn tốt hơn sản phẩm của các doanh nghiệp nhà nước trồng cao su rất nhiều.

Các doanh nghiệp nhà nước kinh doanh cao su không xem các nông dân trồng cao su là đối tác đâu.
Họ xem các bạn là vệ tinh, là chân rết của họ là may mắn lắm rồi.
Còn họ mà xem các bạn là đối thủ thì các bạn xem như "xong".​
Tôi mới vừa viết bài "ngành chăn nuôi bò thịt sắp chết !" ở diễn đàn cây công nghiệp trên agriviet.com
Bạn nên đọc nếu bạn là một nông dân, vì nó ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế.
Bác thử lập một dự án xây dựng một nhà máy chế biến mủ thô đi xem nó cần bao nhiêu tỷ? Rồi vốn lưu động nữa? Vùng nguyên liệu cho nhà máy hoạt động? Từ đó sẽ tính được 1ha cần đóng bao nhiêu tiền và đặc biệt là từ lãi từ chế biến nó được bao nhiêu $/1tấn?

Giữa cái tình hình bán mủ sơ chế đang khó khăn, giá thì thấp lại khó bán, các nhà máy người ta thu hẹp sản lượng mà lại đầu tư mở nhà máy mới đúng là điên khùng. Tranh khách hàng của người ta đâu có dễ.

Chưa kể các chủ vườn bây giờ đang lỗ lấy lá cây ra để đóng cổ phần à? Cái gì tiền cũng là thứ đầu tiên. Mà có xoay được tiền thì các chủ vườn cũng không điên khùng ném tiền vào dự án xây nhà máy. Vì lập nhà máy thậm trí nguy cơ lỗ tiếp lại hiện ra trước mắt.

Ý tưởng này bác nên đề xuất lúc mủ cao su đang được giá, bà con trồng đang có lãi nhiều là chuẩn nhất! Lúc đó bà con đang có tiền mà mủ thô nó dễ bán, mình bán rẻ hơn các nhà máy nhập mủ vẫn sống được. Thực hiện ý tưởng của bác làm bà con càng chết dở hơn!

Chiến thắng ư? THẾ CỜ NÀY CHỊU


Mấy bác làm kinh tế trên giấy nó thế đó bác ạ!

Thế là đã kết thúc mùa mủ, giá mủ cao su trong năm 2015 còn tệ hại hơn cả năm 2014 (còn khoảng 7.000kg mủ tươi tại KV Phú Giáo). Năm nay nguồn cung không tăng nhiều nhưng do giá dầu thô giảm quá mạnh kết hợp với việc mất giá của CNY và nhu cầu yếu của thị trường Tung Của khiến nông dân trồng cao su KV Đông Nam Á đang khóc tiếng Mán. Dự báo đến hết năm 2016, tình hình giá mủ vẫn chưa thể hồi phục do nhiều dự đoán bi quan về giá dầu thô và tình hình kinh tế của Tung Của.

Mùa tới nếu bác nhà vườn nào còn định khai thác cây cao su do cây còn nhỏ khó thanh lý do giá rẻ thì nên tính tới phương án trồng xen canh và kết hợp với tự sơ chế mủ cao su tờ RSS để bán được giá hơn (cao hơn bán mủ nước khoảng 10% đấy). Với diện tích khoảng 6ha như của bác gì ở trên thì bình quân mỗi ngày cũng thu được khoảng 180kg mủ nước (cho là 35 TSC nhé) sau khi sơ chế thì cũng được khoảng 60kg cao su khô; với giá bán hiện tại mủ tờ rss cũng được từ 23.500 đến 24.000đ/kg so với bán mủ nước chỉ được khoảng 1,25 triệu cho 180kg.

Cách sơ chế mủ tờ cũng khá đơn giản:

- Xây 2 hồ xi măng có sức chứa khoảng 180-200 lít/hồ (kích thước r50cmxd120cmxc45cm. Hai bên thành hồ phía trong ốp đá granit, cứ cách 2cm có khẽ rãnh sâu 3-4mm để thả lak tôn tạo tờ mủ.

- Sau đó cửa hàng sắt xây dựng đặt cắt các tấm tôn có kích thước sao để thả cho tấm tôn vừa lọt giữa 2 khe từ trên xuống. Số lượng tấm tôn tùy thuộc vào số khe.

- Cách đánh đông: Cho vào mỗi hồ 90 lít mủ nước và 60 lít nước sạch (cho mủ nước qua rây lược có lỗ nhỏ như rây lược cua nha). Sau đó quậy đều trong 2 phút, để lắng 2 phút. Pha 220ml acid formic 85% với 3 – 4 lít nước sạch sau đó cho vào hồ mủ, vừa đổ vừa quậy đều từ 8 đến 10 vòng thì dùng bình phun sương để xịt hạ bọt và sau đó thả tấm tôn vào khe. Khi mủ động khoảng 1h thì cho nước vào nhằm tránh cho mặt mủ bị oxi hóa chuyển màu tím đen(cũng tùy giống cây nhưng mủ cây non và RRIV 4 thường bị). Sau 3h thì có thể rút tấm tôn và cho mủ vào máy cán tạo tờ.

Sau khi cán vắt tờ mủ lên sào tre và mang phơi ráo khoảng 4h-12h (chú ý phơi chỗ không có ánh nắng trực tiếp nha), sau đó mang vào phòng sấy xông khói (nhớ trở mặt tờ mủ trước khi cho vào lò để tránh mốc). Sấy mũ bằng củi ở nhiệt độ khoảng 55 đến 65 độ trong 4 ngày là cho ra thành phẩm.
 
Thế là đã kết thúc mùa mủ, giá mủ cao su trong năm 2015 còn tệ hại hơn cả năm 2014 (còn khoảng 7.000kg mủ tươi tại KV Phú Giáo). Năm nay nguồn cung không tăng nhiều nhưng do giá dầu thô giảm quá mạnh kết hợp với việc mất giá của CNY và nhu cầu yếu của thị trường Tung Của khiến nông dân trồng cao su KV Đông Nam Á đang khóc tiếng Mán. Dự báo đến hết năm 2016, tình hình giá mủ vẫn chưa thể hồi phục do nhiều dự đoán bi quan về giá dầu thô và tình hình kinh tế của Tung Của.

Mùa tới nếu bác nhà vườn nào còn định khai thác cây cao su do cây còn nhỏ khó thanh lý do giá rẻ thì nên tính tới phương án trồng xen canh và kết hợp với tự sơ chế mủ cao su tờ RSS để bán được giá hơn (cao hơn bán mủ nước khoảng 10% đấy). Với diện tích khoảng 6ha như của bác gì ở trên thì bình quân mỗi ngày cũng thu được khoảng 180kg mủ nước (cho là 35 TSC nhé) sau khi sơ chế thì cũng được khoảng 60kg cao su khô; với giá bán hiện tại mủ tờ rss cũng được từ 23.500 đến 24.000đ/kg so với bán mủ nước chỉ được khoảng 1,25 triệu cho 180kg.

Cách sơ chế mủ tờ cũng khá đơn giản:

- Xây 2 hồ xi măng có sức chứa khoảng 180-200 lít/hồ (kích thước r50cmxd120cmxc45cm. Hai bên thành hồ phía trong ốp đá granit, cứ cách 2cm có khẽ rãnh sâu 3-4mm để thả lak tôn tạo tờ mủ.

- Sau đó cửa hàng sắt xây dựng đặt cắt các tấm tôn có kích thước sao để thả cho tấm tôn vừa lọt giữa 2 khe từ trên xuống. Số lượng tấm tôn tùy thuộc vào số khe.

- Cách đánh đông: Cho vào mỗi hồ 90 lít mủ nước và 60 lít nước sạch (cho mủ nước qua rây lược có lỗ nhỏ như rây lược cua nha). Sau đó quậy đều trong 2 phút, để lắng 2 phút. Pha 220ml acid formic 85% với 3 – 4 lít nước sạch sau đó cho vào hồ mủ, vừa đổ vừa quậy đều từ 8 đến 10 vòng thì dùng bình phun sương để xịt hạ bọt và sau đó thả tấm tôn vào khe. Khi mủ động khoảng 1h thì cho nước vào nhằm tránh cho mặt mủ bị oxi hóa chuyển màu tím đen(cũng tùy giống cây nhưng mủ cây non và RRIV 4 thường bị). Sau 3h thì có thể rút tấm tôn và cho mủ vào máy cán tạo tờ.

Sau khi cán vắt tờ mủ lên sào tre và mang phơi ráo khoảng 4h-12h (chú ý phơi chỗ không có ánh nắng trực tiếp nha), sau đó mang vào phòng sấy xông khói (nhớ trở mặt tờ mủ trước khi cho vào lò để tránh mốc). Sấy mũ bằng củi ở nhiệt độ khoảng 55 đến 65 độ trong 4 ngày là cho ra thành phẩm.
Chính xác là do cung vuot cau + giá dầu thô giảm quá mạnh. VN so luong Cao Su thì nhièu nhüng chát luong vãn thua Thai Lan vì trôn quá nhièu mū bèo. Máy nåm gân dây tap doan Goodyear dùng dàu thô thay thê cho môt luong lon cao su nen gia cung giam nhieu.
Sorry ad, máy mình ko dánh dâu dc, mong bác thông cãm.
 
Thế là đã kết thúc mùa mủ, giá mủ cao su trong năm 2015 còn tệ hại hơn cả năm 2014 (còn khoảng 7.000kg mủ tươi tại KV Phú Giáo). Năm nay nguồn cung không tăng nhiều nhưng do giá dầu thô giảm quá mạnh kết hợp với việc mất giá của CNY và nhu cầu yếu của thị trường Tung Của khiến nông dân trồng cao su KV Đông Nam Á đang khóc tiếng Mán. Dự báo đến hết năm 2016, tình hình giá mủ vẫn chưa thể hồi phục do nhiều dự đoán bi quan về giá dầu thô và tình hình kinh tế của Tung Của.

Mùa tới nếu bác nhà vườn nào còn định khai thác cây cao su do cây còn nhỏ khó thanh lý do giá rẻ thì nên tính tới phương án trồng xen canh và kết hợp với tự sơ chế mủ cao su tờ RSS để bán được giá hơn (cao hơn bán mủ nước khoảng 10% đấy). Với diện tích khoảng 6ha như của bác gì ở trên thì bình quân mỗi ngày cũng thu được khoảng 180kg mủ nước (cho là 35 TSC nhé) sau khi sơ chế thì cũng được khoảng 60kg cao su khô; với giá bán hiện tại mủ tờ rss cũng được từ 23.500 đến 24.000đ/kg so với bán mủ nước chỉ được khoảng 1,25 triệu cho 180kg.

Cách sơ chế mủ tờ cũng khá đơn giản:

- Xây 2 hồ xi măng có sức chứa khoảng 180-200 lít/hồ (kích thước r50cmxd120cmxc45cm. Hai bên thành hồ phía trong ốp đá granit, cứ cách 2cm có khẽ rãnh sâu 3-4mm để thả lak tôn tạo tờ mủ.

- Sau đó cửa hàng sắt xây dựng đặt cắt các tấm tôn có kích thước sao để thả cho tấm tôn vừa lọt giữa 2 khe từ trên xuống. Số lượng tấm tôn tùy thuộc vào số khe.

- Cách đánh đông: Cho vào mỗi hồ 90 lít mủ nước và 60 lít nước sạch (cho mủ nước qua rây lược có lỗ nhỏ như rây lược cua nha). Sau đó quậy đều trong 2 phút, để lắng 2 phút. Pha 220ml acid formic 85% với 3 – 4 lít nước sạch sau đó cho vào hồ mủ, vừa đổ vừa quậy đều từ 8 đến 10 vòng thì dùng bình phun sương để xịt hạ bọt và sau đó thả tấm tôn vào khe. Khi mủ động khoảng 1h thì cho nước vào nhằm tránh cho mặt mủ bị oxi hóa chuyển màu tím đen(cũng tùy giống cây nhưng mủ cây non và RRIV 4 thường bị). Sau 3h thì có thể rút tấm tôn và cho mủ vào máy cán tạo tờ.

Sau khi cán vắt tờ mủ lên sào tre và mang phơi ráo khoảng 4h-12h (chú ý phơi chỗ không có ánh nắng trực tiếp nha), sau đó mang vào phòng sấy xông khói (nhớ trở mặt tờ mủ trước khi cho vào lò để tránh mốc). Sấy mũ bằng củi ở nhiệt độ khoảng 55 đến 65 độ trong 4 ngày là cho ra thành phẩm.
Mủ tờ đem bán ở đâu bác
 
Back
Top