Tập tành nuôi lươn - B1. Vẽ bánh vẽ

Thưa các bác
Mình trước giờ làm công nhân viên, sẳn phía sau nhà có mảng đất. trước mình dùng nuôi chim cảnh, giờ đang nuôi chó cảnh. Phần còn dư mình đang có kế hoạch nuôi lươn.
Cũng không phải chạy theo phong trào hay gì gì. cơ bản vì đất ít nên phải lựa con giống vật nào phù hợp nhất với điều kiện mình
Trên nền đất hiện có mình dự định đầu tư 4 ô nuôi lươn. Mỗi ô tầm 5-6 M2. Sau này phát triển thì có thể đầu tư thêm 4 ô nữa là hết diện tích. Cặp nền đất có 1 cái ao nhỏ, dự định xã nước hồ lươn và tận dung nuôi thêm cá trê phi

Đi tham khảo nhiều nơi, đọc nhiều bài. nay cũng mạo muội vẽ ra cái bánh vẽ. ít ra cũng phải hình dung cơ bản hạch toán, lợi nhuận thế nào trong điều kiện lý tưởng. còn thực tế thì mình cũng biết đó là chuyện khác

Do vậy nay Post lên đây để bà con ai có kinh nghiệm xem thiếu sót gì

Quá trình xây dựng mô hình và đưa vào thực tiễn mình sẽ post thường xuyên vào đây

P1. Dự toán cơ bản trong điều kiện lý tưởng (Bà con cho ý kiến vì trước giờ chưa nuôi thủy sản bao giờ)
1.gif


Cơ bản với đầu tư như trên, nuôi 1 hồ thì ko thể nào có lãi
2.gif


Nuôi 2 hồ thì chả đáng bỏ công (Làm nông nghiệp chỉ có Vĩ mô và Vĩ mô thì mới có ăn)
3.gif
 


Nuôi lứa thứ 2-3...bỏ trọn 100chai vào túi hả bác
:lol:
Trong tất cả các chi phí, chỉ có chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng là những đợt sau có thể ko tính vào
Mình tính tất cả vào Ngay đợt 1 để mọi người có cái hình dung về mức độ đầu tư. Thực tế những chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng ko ai trừ ngay vào đợt 1 mà phân bổ khấu hao trong 1 thời gian nhất định
Và cho dù có tính hết vào đợt 1, ko trừ vào các đợt sau thì các đợt sau vẫn gánh chịu chi phí con giống, thức ăn, nhân công, thú y, điện nước, ....

Tuy nhiên trong các chi phí có khoản mục mình đã tính sai. đó là Khoan giếng, khu mình ở nước nhiễm phèn hơi nặng, phải khoan từ độ sâu 300 M thì mới có nguồn nước chất lượng tốt, mà khoan như thế thì chi phí quá đắt. Nên hiện tại chưa thể xúc tiến được. vẫn đang loay hoay tìm giải pháp

Đúng thật là nuôi thủy sản quan trọng nhất là 1 nguồn nước, 2 con giống. Mình thì vướng ngay cái cơ bản và quan trọng nhất
 
Last edited:
:lol:
Trong tất cả các chi phí, chỉ có chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng là những đợt sau có thể ko tính vào
Mình tính tất cả vào Ngay đợt 1 để mọi người có cái hình dung về mức độ đầu tư. Thực tế những chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng ko ai trừ ngay vào đợt 1 mà phân bổ khấu hao trong 1 thời gian nhất định
Và cho dù có tính hết vào đợt 1, ko trừ vào các đợt sau thì các đợt sau vẫn gánh chịu chi phí con giống, thức ăn, nhân công, thú y, điện nước, ....

Tuy nhiên trong các chi phí có khoản mục mình đã tính sai. đó là Khoan giếng, khu mình ở nước nhiễm phèn hơi nặng, phải khoan từ độ sâu 300 M thì mới có nguồn nước chất lượng tốt, mà khoan như thế thì chi phí quá đắt. Nên hiện tại chưa thể xúc tiến được. vẫn đang loay hoay tìm giải pháp

Đúng thật là nuôi thủy sản quan trọng nhất là 1 nguồn nước, 2 con giống. Mình thì vướng ngay cái cơ bản và quan trọng nhất

Giải pháp về xử lý nguồn nước nhiễm phèn với nuôi lươn là sử dụng ít nước ta có thể sử dụng phương pháp nước tuần hoàn. bằng cách làm 1 cái ao nót bạt to 1 chút làm nơi chứa nước. nước sau khi được đưa qua bể lọc thô sẽ được đưa vô đây để xử lý phèn. xử lý phèn xong ta lại bơm nước lên bể lọc thứ 2. sau đó đưa vào bể nuôi lươn.
khi xây hoặc làm bể nuôi lươn lên làm bể tròn để tránh lươn bị dúm về 1 góc nào đó. đáy ở giữa trũng lắp ống xả đáy. hệ thống xả đáy được nối thông với ao chứa nước ao này có nhiệm vụ trung hòa, lắng cặn, xử lý nước trước khi được bơm lại vào bể nuôi lươn. việc thay nước tuần hoàn được áp dụng theo từng ngày hoặc mấy ngày 1 lần tùy theo lượng nuôi sao cho phù hợp.
hệ thống xả đáy và bơm nước lọc cũng như bơm nước vào bể nuôi có thể tự động hóa bằng cách lắp bộ hẹn giờ van xả hẹn giờ và bộ bơm áp lực nếu nuôi nhiều để tránh mất nhiều công sức.
Còn nếu chăn nuôi công nghiệp mà sau 1 vụ nuôi có lãi sau khi trừ hết các chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng mình nghĩ là hơi quá chén.
Ao xử lý nước nên thả lục bình và rau muống .
kể cả bể nuôi cũng vậy
 
Mình thấy nuôi làm bể nuôi lươn đơn giản nhất là dùng bạt quây lại thành bể. Dùng loại mà vẫn hay quảng cáo trên đài ý. Vì nuôi lươn đâu có cần nhiều nước. Có lẽ tốt hơn bạn hãy nuôi thử nghiệm 1 bể trước xem sao. Vừa làm vừa xem hiệu quả thế nào. Cũng là để rút kinh nghiệm nữa
 

Xem ra con Lươn cung trai qua một chặng đường gian nan quá nhỉ. Nhưng dẫu sao cũng đã chạm tay tới thành công. Chúc các AE mạnh khỏe để bước tiếp trên đoạn đường còn lại.
 
Mình thấy nuôi làm bể nuôi lươn đơn giản nhất là dùng bạt quây lại thành bể. Dùng loại mà vẫn hay quảng cáo trên đài ý. Vì nuôi lươn đâu có cần nhiều nước. Có lẽ tốt hơn bạn hãy nuôi thử nghiệm 1 bể trước xem sao. Vừa làm vừa xem hiệu quả thế nào. Cũng là để rút kinh nghiệm nữa

Theo mình, nuôi bạc ngoài ưu điểm chính là chi phí rẽ thì có nhiều cái bất tiện
- Thiết kế dạng công nghiệp hơi khó khăn
- Không khai thác lâu dài được.
Thật ra chênh lệch chi phí cũng ko nhiều. khi xây dựng chuồng trại bằng gạch ống, chỉ tô mặt trong và trám gạch men (Mua loại gạch lỗi, rẻ tiền) thì chi phí cũng ko bao nhiêu

1 vụ lươn kéo dài cũng phải 5-6 tháng. 1 Vụ mà nuôi 1 bể thì ko đáng bỏ công bạn àh vì thời gian quá lâu. thêm nữa con giống cũng phải theo mùa, chứ ko phải tháng nào cũng có nguồn giống cả

1 bể diện tích 6 m2. độ cao mực nước khoản 4 tấc. thì tổng thể tích khoản 3*2*0,4 = 2,4 M3 nước
4 bể thì tổng 9,6 M3 nước.
Lươn cũng thuộc loài ăn dơ ở sạch. Một thời điểm thay nước tốn khoản 9,6 M3. Xây bồn chứa thì cũng ko khả thi lắm. Nguồn giếng khoan gia đình thì chỉ đám ứng tối đa 2m3 nước trong 1 h thôi
Thay luân phiên giữa các hồ thì không có thời gian

Bạn là người thành phố , mô hình nuôi lươn có thể thực hiện theo 2 dạng : nuôi trong bể xi măng và nuôi trên đất đào trải bạt mà sắp tới mình sẽ giới thiệu trên topic này . Hãy đón xem cũng có nhiều cái hay hữu ích cho Bạn lắm .
http://agriviet.com/home/threads/152523-Ky-thuat-cong-sinh-nganh-nuoi-Luon-khong-do-ban-khong-bun

Thanks bạn, chờ bài viết của bạn để nghiên cứu tiếp xem sao

Xem ra con Lươn cung trai qua một chặng đường gian nan quá nhỉ. Nhưng dẫu sao cũng đã chạm tay tới thành công. Chúc các AE mạnh khỏe để bước tiếp trên đoạn đường còn lại.

Bác Nam đã chạm tay đến thành công thì chia sẽ cho anh em tham khảo với
 
các bác cho cháu hỏi là cháu đã xây xong bể xi măng nhưng dự định ko lót bạt mà lát gạch men,loại gạch lổi,sứt góc ,giá 30.000 1m2 .theo các bác thời gian ngâm bể là bao nhiêu ngày ạ.?
 
các bác cho cháu hỏi là cháu đã xây xong bể xi măng nhưng dự định ko lót bạt mà lát gạch men,loại gạch lổi,sứt góc ,giá 30.000 1m2 .theo các bác thời gian ngâm bể là bao nhiêu ngày ạ.?
.
nếu đã ốp gạch men bạn chỉ cần cho nước vào, hòa ít muối và kiếm ít lá chuối, rau muống vò nát ném xuống thay độ 2 lần là ok mỗi lần cách nhau 3 ngày
 
bỏ ít dây nilon cũng ok,sử dụng lâu,ko nhiễm bệnh

bỏ ít dây nilon cũng ok,sử dụng lâu,ko nhiễm bệnh
 
Last edited by a moderator:
Thưa các bác
Mình trước giờ làm công nhân viên, sẳn phía sau nhà có mảng đất. trước mình dùng nuôi chim cảnh, giờ đang nuôi chó cảnh. Phần còn dư mình đang có kế hoạch nuôi lươn.
Cũng không phải chạy theo phong trào hay gì gì. cơ bản vì đất ít nên phải lựa con giống vật nào phù hợp nhất với điều kiện mình
Trên nền đất hiện có mình dự định đầu tư 4 ô nuôi lươn. Mỗi ô tầm 5-6 M2. Sau này phát triển thì có thể đầu tư thêm 4 ô nữa là hết diện tích. Cặp nền đất có 1 cái ao nhỏ, dự định xã nước hồ lươn và tận dung nuôi thêm cá trê phi
---------------------------------------------------------------------------------------------
Chào bác chủ thớt,
Đọc bảng tính của bác thấy cũng khá chi tiết rồi, nhưng em thắc mắc chút là 1 ô tầm 5-6 m2 mà theo bác tính thả 100kg lươn giống thì mật độ có hợp lý không? Và bác tính thả cỡ lươn giống (bao nhiêu con trên kg)?
Mong bác và mọi người chỉ giáo thêm, em cũng đang tính nuôi lươn ah!
 


Back
Top