Tây Nguyên: Hạn lơ lửng trên đồng

  • Thread starter Guest
  • Ngày gửi
Sau những trận bão dập mưa dồn cuối năm 2009, khu vực Tây Nguyên lại đang đối mặt với hạn hán khốc liệt vào giữa và cuối vụ ĐX này.  


Tây Nguyên đang trong thời điểm mạch nước ngầm dần cạn kiệt. Với nhu cầu tưới cho các loại cây công nghiệp, đặc biệt là hơn 480.000ha cà phê của các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đăklăk, Đắc Nông, Lâm Đồng, người trồng cà phê khu vực này nhiều năm qua đã khai thác mọi nguồn nước từ hệ thống sông, suối, khoan giếng…Đây chính là nguyên nhân quan trọng khiến hạn hán xảy ra thường xuyên, dai dẳng ảnh hưởng đến các loại cây trồng khác. 


han.jpg



 Ông Ngô Chí Bình - PGĐ Trung tâm KTTV khu vực Tây Nguyên cho biết, hạn hán năm nay sẽ rất phức tạp. Riêng tại Gia Lai, hạn sẽ diễn ra trên diện rộng trong thời gian từ tháng 2- 4/2010, tập trung tại các huyện phía Đông của tỉnh là Kông Chro, Krông Pa, Đăk Pơ, Kbang…Không chỉ nước phục vụ SXNN mà nước sinh hoạt cũng sẽ thiếu trầm trọng, nhất là vào cao điểm mùa khô Tây Nguyên. Đặc biệt sang tháng 3- 4, mực nước các sông suối, hồ chứa sẽ xuống cực thấp. Khi đó đại hạn có thể lan ra các huyện: Sa Thầy, Ngọc Hồi (Kon Tum); Kông Chro, Krông Pa (Gia Lai); Cư M’gar, Krông Năng, Buôn Đôn, Lắc…(Đăklăk); huyện Đắc Min (Đắc Nông) và các huyện Bảo Lộc, Đại Nga…(Lâm Đồng).  


Để chủ động đối phó với hạn hán, Sở NN-PTNT các tỉnh Tây Nguyên đang triển khai kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, điều phối nước tưới tiêu hợp lý. Ông Trương Vân – GĐ Cty Khai thác công trình thủy lợi Gia Lai cho biết, hơn 850 ha chân ruộng lúa nước tại các địa phương thường xuyên bị hạn trong tỉnh đã được nông dân chuyển sang trồng bắp, đậu đỗ...Tại xã Ia Lâu, huyện Chư Prông, nông dân đã xuống giống sớm 400 ha lúa vụ ĐX nhằm né hạn. Còn tại TP Pleiku, gần 70ha chuyên trồng lúa nước tại cánh đồng An Phú đã được chuyển sang trồng dưa hấu.       


Trao đổi với chúng tôi, ông Đinh Xuân Duyên - Trưởng phòng NN-PTNT huyện Krông Pa (Gia Lai), nơi được xem là  vùng đất khát thường xuyên đối mặt với hạn hán cho biết: “UBND huyện đã chỉ đạo chính quyền cơ sở triển khai nhiều biện pháp phòng tránh hạn khẩn cấp như: sử dụng nguồn kinh phí chống hạn để hỗ trợ người dân khoan giếng, đào ao, nạo vét kênh mương, tu bổ các công trình thuỷ lợi. Tuy nhiên, với thời tiết tiếp tục nắng nóng kéo dài và không có mưa trái vụ cải thiện tình hình, nhiều khả năng hàng nghìn ha cây trồng phải đối mặt với hạn hán trong 1- 2 tháng nữa”.       


Hiện nay, hạn cục bộ mặc dù chưa xuất hiện nhưng mực nước hệ thống sông lớn tại Tây Nguyên như sông Ba, sông Sê San…đang xuống thấp. Trước biến đổi thất thường của khí hậu, thêm vào đó mạng lưới thuỷ lợi trên địa bàn đều có quy mô vừa và nhỏ, nhiều công trình lại chưa phát huy hiệu quả thì hạn hán gần như chắc chắn sẽ "đổ bộ" vào Tây Nguyên trong nay mai.    











Bao Nong Nghiep Viet Nam
 


Last edited:


Back
Top