Tham vọng 'gói 100.000 tỷ' đầu tư trồng 'cây tỷ đô'...

"Ông Chủ tịch Tập đoàn Him Lam chia sẻ với tôi rằng: Nếu 5 năm mà chỉ có 20.000 tỷ đầu tư trồng mắc ca thì vẫn ít, liệu có tăng lên 100.000 tỷ được không?”, ông Nguyễn Đức Hưởng - Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Bưu điện Liên Việt, tâm sự....

Ngân hàng Bưu điện Liên Việt là đơn vị cùng Tập đoàn Him Lam triển khai trồng 200.000 ha mắc ca tại Tây Nguyên.
Agriviet.Com-h1182052111.JPG


Ông Nguyễn Đức Hưởng - Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Bưu điện Liên Việt

Dự định táo bạo


Ông Hưởng nói: Chúng tôi tính, trong vòng 5 năm nữa, tổng tài sản của chúng tôi sẽ tăng lên khoảng 200-300 ngàn tỷ rồi. Vậy thì có bỏ ra 20.000 tỷ đồng, là không thấm tháp gì.
Cơ sở nào để Tập đoàn Him Lam cùng Ngân hàng Bưu điện Liên Việt quyết định đầu tư một cách mạnh mẽ vào cây mắc ca như vậy, thưa ông?

Hai năm qua, chúng tôi đã thuê chuyên gia nghiên cứu, đúc kết và kết luận rõ Tây Nguyên là vùng rất thích hợp để trồng cây mắc ca. Nhưng để dự án này thành công, các cấp ủy, chính quyền địa phương và các ngành cần vào cuộc giúp nông dân, chúng tôi sẽ là người đầu tư vốn. Xin nói thêm, hiện Tập đoàn Him Lam đã trở thành thành viên của Hiệp hội Mắc ca Úc và phía Úc sẽ giúp Him Lam từ quy trình kỹ thuật, thiết bị đến bao tiêu sản phẩm. Đó là tín hiệu tốt để phát triển cây mắc ca ở Việt Nam.

Có một số ý kiến cho rằng, kỳ vọng làm giàu từ cây mắc ca là hoang tưởng?

Tôi nghĩ, chính những người phát ngôn ra câu đấy mới là hoang tưởng. Vì thực tế, có những người chỉ thu thập thông tin trên mạng, họ không có thực tế hoặc họ chỉ đến những vùng trồng mắc ca ở miền Bắc.
Đúng là có một số viện nghiên cứu cũng trồng và nghiên cứu về cây mắc ca, nhưng không tuân thủ đúng mật độ trồng và kỹ thuật chăm sóc, do đó năng suất kém.
Chúng tôi đã trực tiếp thăm nhiều vùng trồng mắc ca ở Tây Nguyên, thấy rằng có những thông tin phát ra chưa đúng với năng suất thực tế tại các vườn mắc ca ở đây.
Ví dụ, vườn mắc ca của hộ ông Ba ở Đơn Dương (Lâm Đồng), năng suất đạt trung bình 25 kg hạt/cây. Mỗi ha 400 cây. Ông bán luôn tại vườn từ 300 – 500 ngàn đồng/kg. Tính ra thu gần 4 tỷ/ha chứ không phải mấy trăm triệu đâu.
Ở Tây Nguyên, trước đây nhà nào nghe bác Tạn (cố Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn) trồng cây mắc ca thì bây giờ giàu. Nghe nông dân phát biểu, Đại tướng Trần Đại Quang, Trưởng ban chỉ đạo Tây Nguyên cũng phải bất ngờ vì tại sao lại có một cây giá trị như vậy.
Trước đây, chính các tỉnh ở khu vực Tây Nguyên cũng chống, vì đây là cây lạ, họ không cho trồng xen với cà phê. Còn bây giờ thì có thể khẳng định, những vườn cây cà phê nào trồng xen với cây mắc ca lại cho năng suất rất tốt.
Mắc ca vừa làm cây bóng mát cho cà phê, đồng thời rễ của nó lại góp phần làm tơi xốp đất. Hiệu quả kinh tế mô hình trồng xen này có thể nói cao nhất.
Xin nói thêm, chúng tôi làm không hẳn hoàn toàn vì lợi nhuận mà còn vì mục đích làm giàu cho nông dân Tây Nguyên.
Nếu làm cho bản thân chúng tôi, thì Ngân hàng Bưu điện Liên Việt hay Tập đoàn Him Lam thừa sức bỏ tiền ra để mua hàng trăm ngàn ha ở Buôn Ma Thuột, Gia Lai, Kon Tum từ 2 năm trước rồi. Sau khi gom đất, trồng cây giống và bán lại cho các nhà đầu tư khác được rất nhiều tiền.
Chuyên gia Nguyễn Lân Hùng đã từng chia sẻ với tôi rằng: “Làm sao để mỗi hộ ở Tây Nguyên chỉ cần có 50 cây mắc ca thôi đã khá giả”.

Thưa ông, kế hoạch phát triển lên tới 200.000 ha mắc ca có phải quá tham vọng?

Chưa nói đến trồng mới, riêng 550.000 ha cà phê ở Tây Nguyên, nếu trồng xen mắc ca chưa đến 50% đã đạt chỉ tiêu đó rồi. Lợi thế là đa số vùng trồng cà phê ở Tây Nguyên đều thích hợp để trồng mắc ca.
Nó là hoàng hậu quả khô. Dịp tết vừa rồi chỉ có một số người giàu mới may mắn được ăn hạt mắc ca thôi. Ở Hàn Quốc, chỉ những hành khách đi máy bay hạng thương gia mới được thưởng thức vài hạt mắc ca. Còn nếu hạng thường thì không có.
Chuyên gia Úc sang đây, chia sẻ với tôi rằng, tại sao vườn mắc ca ở Tây Nguyên năng suất cao như vậy mà không phát triển? Chúng tôi muốn phát triển lắm nhưng không được. Thái Lan, Trung Quốc cũng đang phát triển ồ ạt cây mắc ca, nhưng họ thất bại. Vì thế, họ rất thèm có những vùng đất như Tây Nguyên để trồng mắc ca.

Cơ hội từ cây trồng khó tính của thế giới
Các chuyên gia cảnh báo mắc ca là cây trồng rất khó tính, vì vậy trồng diện tích lớn là không thể?

Đây là cây rất khó phát triển trên thế giới, chính vì thế Việt Nam mới có cơ hội. Nếu dễ, Trung Quốc đã phát triển rất kinh khủng rồi. Đến nay, trên thế giới mới chỉ trồng được 80.000 ha thôi.
Mắc ca có thể sống được ở bất cứ loại đất nào, nhưng nó có ra quả hay không lại là một chuyện. Thời kỳ cây ra hoa (tháng 1, 2, 3), yêu cầu nhiệt độ từ 14-18oC, ít mưa phùn, thì mới có quả. Ngoài biên nhiệt độ đó cây không ra quả hoặc rất ít quả.
Mắc ca có thể sống được ở bất cứ loại đất nào, nhưng nó có ra quả hay không lại là một chuyện
Tây Nguyên là một trong những vùng hiếm hoi của thế giới đáp ứng yêu cầu này.
“Cần có quy hoạch chi tiết về trồng cây mắc ca ở từng tỉnh, được Chính phủ và Bộ NN-PTNT phê duyệt. Thứ đến, Tây Nguyên đang có một diện tích rất lớn cà phê già cỗi (khoảng 150.000 ha) cần phải tái canh, do đó cần có chính sách chuyển đổi dần sang trồng cây mắc ca, trước hết là trồng xen, xem đây là một chủ trương trong tái cơ cấu nông nghiệp Tây Nguyên”. (Ông Nguyễn Đức Hưởng)
Điều đó chính là cơ hội để biến Tây Nguyên thành thủ phủ của cây mắc ca trên thế giới. Vùng Tây Bắc Việt Nam cũng có thể trồng mắc ca nhưng rủi ro hơn Tây Nguyên vì sương muối và mưa phùn, năng suất sẽ không ổn định.
Thứ 7 tuần này, Ban chỉ đạo phát triển cây mắc ca của chúng tôi sẽ tổ chức hội nghị họp bàn phát triển cây mắc ca tại Buôn Ma Thuột (Đăk Lăk) để các đại biểu xuống từng bờ bãi ngắm cây mắc ca. Chứ cứ ngồi một chỗ mà phán thì không bao giờ chính xác.
Các ông định đầu tư thế nào khi mà nguồn giống chưa nhiều và hơn nữa quỹ đất cần xác định là rất khó khăn?
Ngân hàng Liên Việt và Tập đoàn Him Lam sẽ hợp tác với nhau để xây dựng một vườn giống chất lượng. Chúng tôi thuê chuyên gia Úc để phát triển giống ngay từ đầu, nếu không có giống tốt, trồng ở vùng sinh thái không phù hợp không thể cho năng suất cao.
Quy trình sản xuất được một cây giống phải mất ít nhất 2 năm, sau đó trồng 3-4 năm sẽ bắt đầu cho quả. Tôi thấy vốn đầu tư trồng mắc ca cũng không nhiều, khoảng 150 – 200 triệu đồng/ha, là rẻ.
Hiện tại Tập đoàn Him Lam đã xin mỗi tỉnh Tây Nguyên 1.000 ha đất, nhưng diện tích đó mới chỉ đủ để làm giống thôi. Chúng tôi cam kết sẽ cung cấp giống cho nông dân với giá rất rẻ, giống như một hình thức từ thiện.
Hằng năm, Ngân hàng Liên Việt và Tập đoàn Him Lam có dành một quỹ từ thiện rất lớn. Nhưng từ năm 2016, hoạt động từ thiện sẽ tập trung vào cây mắc ca bằng việc cung cấp giống cho dân với giá rẻ để dân có điều kiện trồng.
Bảo hiểm toàn bộ vườn mắc ca
Thưa ông, đối tượng nào sẽ được vay trong gói 20.000 tỷ?
Đối tượng vay gồm nông dân và các nhà đầu tư, vay tín chấp chứ không cần phải thế chấp. Tuy nhiên, có sự ràng buộc là phải vào Hiệp hội mắc ca Tây Nguyên. Vì chỉ khi vào hiệp hội thì các thành viên mới có kiến thức để trồng và chăm sóc mắc ca theo đúng kỹ thuật, đảm bảo năng suất, chất lượng.
Còn đầu ra sản phẩm thì sao?
Him Lam cam kết sẽ mua hết toàn bộ sản phẩm mắc ca cho nông dân. Về xây dựng nhà máy chế biến, hiện tại đã xin đất ở Lâm Đồng, dự định tháng 6 năm nay sẽ khởi công trên cơ sở Hiệp hội Mắc ca Úc tư vấn. Sau này, khi có đủ vùng nguyên liệu, Tập đoàn sẽ đầu tư mỗi tỉnh Tây Nguyên một nhà máy chế biến mắc ca. Với mắc ca, chỉ sợ thiếu nguyên liệu. Tôi nghĩ, 20 năm nữa thị trường mắc ca cung vẫn không đủ cầu. Bây giờ Him Lam sẽ là người đứng ra để phát triển vườn giống, xây dựng nhà máy chế biến và bao tiêu toàn bộ sản phẩm cho người dân. Ngân hàng Liên Việt sẽ cho nhà đầu tư và nông dân vay vốn để phát triển cây mắc ca không hạn chế. Chúng tôi sẽ thành lập một công ty cổ phần bảo hiểm để bảo hiểm cho toàn bộ vườn mắc ca của các thành viên trong hiệp hội.
Xin cảm ơn ông!...
TRẦN CAO – MINH PHÚC
Nguồn: nongnghiep.vn...
 


Last edited:
Sáng ngày mai, tức là ngày 19/3/2015, tại quân Tân Phú, Tp. HCM, tôi sẽ cùng lúc được trao đổi cụ thể với 2 người đang trồng macca. Một người đã trồng 200 ha tại Đà Lạt, người còn lại là dân Úc, ông ta trồng và cung cấp hạt macca nên rất thấu đáo về cây macca. Hãy nghe chính người trong cuộc nói và làm, đừng nên chỉ nghe thông tin một chiều từ thuyền thông.
Hy vọng sau buổi trao đổi anh sẽ có thêm thông tin hữu ích cho bà con nông dân
Trước em trồng Măc ca - giờ em đang Mắc nợ
Người thật việc thật đây, mong @khungcuaso chia sẽ thêm thông tin "ĐANG MẮC NỢ"???
 


chào anh Hoàng Đang Anh có thể cho số đt của Anh Được không? để tiện trao đổi sdt của Mình 0913639446
 
Người bao tiêu sẽ lo hết về giống, về kỹ thuật và vật tư thì mới là chứ Bạn !
Kiếm đâu ra người như vậy bạn. Trong phi vụ này..ít nhất nó cũng bắt nông dân thế chấp miếng đất, chúng sẽ rót vốn. Giá đầu ra có thể bao tiêu luôn, nhưng cuối cùng không có trái..chúng sẽ ra một bài nghiên cứu là do khí hậu thay đổi..nên cây không đạt quả. Chúng tịch thu miếng đất bán cho người khác....viễn cảnh những người nghèo trồng mắc ca. Chứ người giàu thì có thể lo được học phí.
 
thì ra là mọi chuyện bắt đầu từ một đứa con gái hàn quốc.
bây giờ thiếu gì loại cây trồng cho năng suất và giá trị cao mà phải cứ đi trông loại cây macca này nhỉ. nâng diện tích lên hàng trăm nghìn hecta thì cây gì mà chả thành nghìn tỉ.
 

Last edited by a moderator:
Hy vọng sau buổi trao đổi anh sẽ có thêm thông tin hữu ích cho bà con nông dân

Người thật việc thật đây, mong @khungcuaso chia sẽ thêm thông tin "ĐANG MẮC NỢ"???
Như đã đề cập về cuộc gặp gỡ giữa tôi (thực ra là cũng có thêm vài người khác nữa) với hai người trồng và kinh doanh macca trong buổi sáng nay (19/3/2015), những thông tin mà tôi đã thu lượm được là khá nhiều và khách quan. Tuy nhiên trong khuôn khổ có hạn của diễn đàn và cũng là hạn chế "sự tốn kém" về thời gian của mọi người, tôi mạn phép nói sơ lược một vài thông tin để ACE có thể hình dung phần nào (nhưng nói nhỏ để anh em chia sẻ với nhau thôi, chứ mấy vị này mà biết tui rêu rao trên diễn đàn là họ "chém" tui chết đó nha):
1. Người trồng macca tại Úc thì biết, giá macca hạt bên nước họ đang được bán giao động trong khoảng từ 1-3 đô la Úc (tùy kích cỡ và chất lượng hạt sẽ có giá khác nhau). Từ thông tin này cho thấy, giá bán của loại hạt này tại Việt Nam hiện nay là quá cao, nó dường như không đủ cơ sở để đạt được mức giá như vậy.
Cũng từ gợi ý của vị đến từ Úc, nếu ai biết tận dụng sự chênh lệch về giá này của hai thị trường thì đây là một ý tưởng kinh doanh cực hấp dẫn (có thể phần đa các vị bán giống đang áp dụng chiêu này?), đó là trồng macca gọi là cho có, sau đó nhờ truyền thông vào cuộc để quảng cáo với cộng đồng là macca của họ đang cho trái với số lượng nhiều (xây dựng thương hiệu), sau đó sẽ nhập macca từ Úc về và bán ra thị trường dưới tên thương mại của chủ vườn (đơn vị cung cấp), điều đó đảm bảo sẽ đạt lợi nhuận cực cao, vì chênh lệch giá lên đến hàng chục lần!?...
2. Với trường hợp anh bạn đã trồng 200 ha macca tại Đà Lạt thì đang lên kế hoạch bán lại toàn bộ dự án này. Cái giá cho tổng diện tích và cơ sở hạ tầng, nhà cửa, hệ thống tưới... mà anh ta đưa ra là 4 triệu USD ( khoảng 80 tỷ VND). Nếu ai đang có hứng thú với macca thì đây có thể sẽ là gợi ý hay vì chỉ cần bỏ ra khoảng 400 triệu là họ đã được sở hữu 1ha đang trồng macca 2 năm tuổi, khỏi phải lo về hạ tầng hay giống má gì nữa. Khỏe. Nhưng xin lưu ý là chủ đầu tư không bán lẻ với diện tích < 10 ha.
Đấy, thông tin nó cũng chỉ có vậy, nhưng với cá nhân tôi thì bấy nhiêu đó cũng đã là quá giá trị để giúp mình hiểu mạch lạc về cây macca và thị trường macca hiện nay. Còn tương lai của nó thì tôi không dám bàn tới, vì nó nằm ngoài khả năng vốn có hạn của bản thân.
Như đã đề cập về cuộc gặp gỡ giữa tôi (thực ra là cũng có thêm vài người khác nữa) với hai người trồng và kinh doanh macca trong buổi sáng nay (19/3/2015), những thông tin mà tôi đã thu lượm được là khá nhiều và khách quan. Tuy nhiên trong khuôn khổ có hạn của diễn đàn và cũng là hạn chế "sự tốn kém" về thời gian của mọi người, tôi mạn phép nói sơ lược một vài thông tin để ACE có thể hình dung phần nào (nhưng nói nhỏ để anh em chia sẻ với nhau thôi, chứ mấy vị này mà biết tui rêu rao trên diễn đàn là họ "chém" tui chết đó nha):
1. Người trồng macca tại Úc thì biết, giá macca hạt bên nước họ đang được bán giao động trong khoảng từ 1-3 đô la Úc* (tùy kích cỡ và chất lượng hạt sẽ có giá khác nhau). Từ thông tin này cho thấy, giá bán của loại hạt này tại Việt Nam hiện nay là quá cao, nó dường như không đủ cơ sở để đạt được mức giá như vậy.
Cũng từ gợi ý của vị đến từ Úc, nếu ai biết tận dụng sự chênh lệch về giá này của hai thị trường thì đây là một ý tưởng kinh doanh cực hấp dẫn (có thể phần đa các vị bán giống đang áp dụng chiêu này?), đó là trồng macca gọi là cho có, sau đó nhờ truyền thông vào cuộc để quảng cáo với cộng đồng là macca của họ đang cho trái với số lượng nhiều (xây dựng thương hiệu), sau đó sẽ nhập macca từ Úc về và bán ra thị trường dưới tên thương mại của chủ vườn (đơn vị cung cấp), điều đó đảm bảo sẽ đạt lợi nhuận cực cao, vì chênh lệch giá lên đến hàng chục lần!?...
2. Với trường hợp anh bạn đã trồng 200 ha macca tại Đà Lạt thì đang lên kế hoạch bán lại toàn bộ dự án này. Cái giá cho tổng diện tích và cơ sở hạ tầng, nhà cửa, hệ thống tưới... mà anh ta đưa ra là 4 triệu USD ( khoảng 80 tỷ VND). Nếu ai đang có hứng thú với macca thì đây có thể sẽ là gợi ý hay vì chỉ cần bỏ ra khoảng 400 triệu là họ đã được sở hữu 1ha đang trồng macca 2 năm tuổi, khỏi phải lo về hạ tầng hay giống má gì nữa. Khỏe. Nhưng xin lưu ý là chủ đầu tư không bán lẻ với diện tích < 10 ha.
Đấy, thông tin nó cũng chỉ có vậy, nhưng với cá nhân tôi thì bấy nhiêu đó cũng đã là quá giá trị để giúp mình hiểu mạch lạc về cây macca và thị trường macca hiện nay. Còn tương lai của nó thì tôi không dám bàn tới, vì nó nằm ngoài khả năng vốn có hạn của bản thân.
* Giá đô la Úc (AUD) đang giao dịch trong ngày hôm nay là 1 AUD -> 16,415.44 VND
 
Khi cung tăng gấp 2, 3, hoặc 4, thì giá sẽ rớt xuống theo một quy luật tương ứng. Cung nhiều quá, giá rớt thê thảm thì không thèm hái luôn. Hãy nhìn cây cao su hiện nay sẽ rõ. Người nào đất nhiều thì hãy cứ trồng. Còn có mỗi miếng đất mà đi trồng nó để mong giàu..thì sẽ chặt cây sớm thôi. Cái nguy hiểm ở đây là người ta hạch toán giá theo giá hiện tại, khi mà nguồn cung cực thấp...Hãy nhìn các nước xuất khẩu dầu..tại sao người ta lại khống chế sản lượng..nhằm để giữ giá cao, thu được lợi nhuận. Còn ở đây các bác lại định phổ biến càng nhiều người trồng..thế là đang giết chết khối người đó thôi. Nông nghiệp nước ngoài hình như không có hiện tượng bắt chước nhau để làm thì phải, mình thấy chỗ họ thường chuyên canh 1 loại trong thời gian rất dài.

Vâng, tôi hoàn toàn đồng ý với bác Hoàng Sơn là giá hạt macca đang được hạch toán theo thời điểm hiện tại cho khoảng vài chục năm tiếp theo, cái này nó có thể làm cho nhiều người bối rối trong việc lên kế hoạch đầu tư... Tuy nhiên, đó chỉ mới là giá trị hạt thô chưa qua chế biến. Giá trị hàng hóa sẽ được tăng thêm nếu có thương hiệu hoặc được chế biến sang các dạng khác...thay vì xuất nguyên liệu thô ra nước ngoài như cách mà chúng ta vẫn đang làm với rất nhiều mặt hàng. Vì vậy, ngoài việc các tập đoàn hoặc các cơ quan nhà nước khuyến khích trồng thì cũng nên tính tới việc xây dựng và định vị thương hiệu macca Việt Nam ra toàn thế giới và đầu tư cho việc nghiên cứu, chế biến thành các dạng hàng hóa có giá trị...

Việc các nước Châu Âu, Mỹ...hạn chế sản lượng để giữ giá (hoặc sử dụng các điều Luật bảo hộ sản phẩm), có thể khiến giá sản phẩm ở mức cao, tuy nhiên sản phẩm đó chỉ phục vụ cho một nhóm những người giàu có (5- 10%- 20% dân số trên thế giới??), còn có tới 80%- 90% dân số còn lại là những người nghèo và tầng lớp trung lưu, họ cũng có mong muốn được sử dụng các loại sản phẩm đó chứ. Đây có phải là một thị trường béo bở cho các nhà đầu tư nhỏ hay không?

Bài viết của tôi không nhằm khuyến khích hay ủng hộ cho các tập đoàn, mà chỉ cung cấp thêm quan điểm và thông tin cho những người đang có ý định trồng macca.

Việc trồng macca vào những khu đất bỏ hoang và các nương rẫy bạc màu hoặc trồng xen cà phê là hợp lý. Tôi hoàn toàn không khuyến khích việc phá rừng tự nhiên để trồng macca cho đủ tham vọng đạt diện tích lớn.

Vì cây macca là cây công nghiệp nên việc đầu tư (vốn, nhân lực, máy móc...) sẽ cao hơn và lâu dài hơn các loài cây khác, vì vậy các bác nông dân có ít diện tích đất và ít vốn cần cân nhắc kỹ lưỡng khi đầu tư vào dòng cây này...Bởi vì với thị trường hiện nay, Doanh thu thường đến từ Số lượng hoặc tăng thêm các giá trị của sản phẩm...Cái này với những người ít đất và ít vốn sẽ gặp khó khăn.

Phương
http://agriviet.com/threads/ban-cay-kim-giao.106485/
 
Vâng, tôi hoàn toàn đồng ý với bác Hoàng Sơn là giá hạt macca đang được hạch toán theo thời điểm hiện tại cho khoảng vài chục năm tiếp theo, cái này nó có thể làm cho nhiều người bối rối trong việc lên kế hoạch đầu tư... Tuy nhiên, đó chỉ mới là giá trị hạt thô chưa qua chế biến. Giá trị hàng hóa sẽ được tăng thêm nếu có thương hiệu hoặc được chế biến sang các dạng khác...thay vì xuất nguyên liệu thô ra nước ngoài như cách mà chúng ta vẫn đang làm với rất nhiều mặt hàng. Vì vậy, ngoài việc các tập đoàn hoặc các cơ quan nhà nước khuyến khích trồng thì cũng nên tính tới việc xây dựng và định vị thương hiệu macca Việt Nam ra toàn thế giới và đầu tư cho việc nghiên cứu, chế biến thành các dạng hàng hóa có giá trị...

Việc các nước Châu Âu, Mỹ...hạn chế sản lượng để giữ giá (hoặc sử dụng các điều Luật bảo hộ sản phẩm), có thể khiến giá sản phẩm ở mức cao, tuy nhiên sản phẩm đó chỉ phục vụ cho một nhóm những người giàu có (5- 10%- 20% dân số trên thế giới??), còn có tới 80%- 90% dân số còn lại là những người nghèo và tầng lớp trung lưu, họ cũng có mong muốn được sử dụng các loại sản phẩm đó chứ. Đây có phải là một thị trường béo bở cho các nhà đầu tư nhỏ hay không?

Bài viết của tôi không nhằm khuyến khích hay ủng hộ cho các tập đoàn, mà chỉ cung cấp thêm quan điểm và thông tin cho những người đang có ý định trồng macca.

Việc trồng macca vào những khu đất bỏ hoang và các nương rẫy bạc màu hoặc trồng xen cà phê là hợp lý. Tôi hoàn toàn không khuyến khích việc phá rừng tự nhiên để trồng macca cho đủ tham vọng đạt diện tích lớn.

Vì cây macca là cây công nghiệp nên việc đầu tư (vốn, nhân lực, máy móc...) sẽ cao hơn và lâu dài hơn các loài cây khác, vì vậy các bác nông dân có ít diện tích đất và ít vốn cần cân nhắc kỹ lưỡng khi đầu tư vào dòng cây này...Bởi vì với thị trường hiện nay, Doanh thu thường đến từ Số lượng hoặc tăng thêm các giá trị của sản phẩm...Cái này với những người ít đất và ít vốn sẽ gặp khó khăn.

Phương
http://agriviet.com/threads/ban-cay-kim-giao.106485/
Những cây, con Việt Nam có thế mạnh, giá đầu vào rẻ mạt..mà chưa chế biến xong, chưa có được thương hiệu mạnh. Lại hy vọng vào chế biến loại cao cấp à? Cái này buồn cười thật đó. Trước đây có cây cacao..giờ nó sao rồi các đồng chí. Tôi hỏi nhiều lần lắm rồi..mà không thấy đồng chí nào cho tôi hay hết. Sản phẩm nông nghiệp mà sản lượng tăng đột biến thì đều phải bỏ hết nhá. Không phải cứ lấy sản lượng * đơn giá = số tiền thu về đâu nhá.
Hãy nhìn các anh trên báo hô hào nghìn ha kìa..không phá rừng thì kiếm đâu ra đất nghìn ha cho các anh. Bây giờ cao su đang rớt giá...nguy cơ nhà nước sẽ bán rẻ các lâm trường cao su cho các anh trồng mắc ca lắm. Đây có thể là cơ hội để hốt những tài sản nhà nước (đất cao su và đất rừng) vào túi các anh tư nhân có gốc bự. Mắc ca chỉ là cái cớ thôi.
 
Như đã đề cập về cuộc gặp gỡ giữa tôi (thực ra là cũng có thêm vài người khác nữa) với hai người trồng và kinh doanh macca trong buổi sáng nay (19/3/2015), những thông tin mà tôi đã thu lượm được là khá nhiều và khách quan. Tuy nhiên trong khuôn khổ có hạn của diễn đàn và cũng là hạn chế "sự tốn kém" về thời gian của mọi người, tôi mạn phép nói sơ lược một vài thông tin để ACE có thể hình dung phần nào (nhưng nói nhỏ để anh em chia sẻ với nhau thôi, chứ mấy vị này mà biết tui rêu rao trên diễn đàn là họ "chém" tui chết đó nha):
1. Người trồng macca tại Úc thì biết, giá macca hạt bên nước họ đang được bán giao động trong khoảng từ 1-3 đô la Úc (tùy kích cỡ và chất lượng hạt sẽ có giá khác nhau). Từ thông tin này cho thấy, giá bán của loại hạt này tại Việt Nam hiện nay là quá cao, nó dường như không đủ cơ sở để đạt được mức giá như vậy.
Cũng từ gợi ý của vị đến từ Úc, nếu ai biết tận dụng sự chênh lệch về giá này của hai thị trường thì đây là một ý tưởng kinh doanh cực hấp dẫn (có thể phần đa các vị bán giống đang áp dụng chiêu này?), đó là trồng macca gọi là cho có, sau đó nhờ truyền thông vào cuộc để quảng cáo với cộng đồng là macca của họ đang cho trái với số lượng nhiều (xây dựng thương hiệu), sau đó sẽ nhập macca từ Úc về và bán ra thị trường dưới tên thương mại của chủ vườn (đơn vị cung cấp), điều đó đảm bảo sẽ đạt lợi nhuận cực cao, vì chênh lệch giá lên đến hàng chục lần!?...
2. Với trường hợp anh bạn đã trồng 200 ha macca tại Đà Lạt thì đang lên kế hoạch bán lại toàn bộ dự án này. Cái giá cho tổng diện tích và cơ sở hạ tầng, nhà cửa, hệ thống tưới... mà anh ta đưa ra là 4 triệu USD ( khoảng 80 tỷ VND). Nếu ai đang có hứng thú với macca thì đây có thể sẽ là gợi ý hay vì chỉ cần bỏ ra khoảng 400 triệu là họ đã được sở hữu 1ha đang trồng macca 2 năm tuổi, khỏi phải lo về hạ tầng hay giống má gì nữa. Khỏe. Nhưng xin lưu ý là chủ đầu tư không bán lẻ với diện tích < 10 ha.
Đấy, thông tin nó cũng chỉ có vậy, nhưng với cá nhân tôi thì bấy nhiêu đó cũng đã là quá giá trị để giúp mình hiểu mạch lạc về cây macca và thị trường macca hiện nay. Còn tương lai của nó thì tôi không dám bàn tới, vì nó nằm ngoài khả năng vốn có hạn của bản thân.

* Giá đô la Úc (AUD) đang giao dịch trong ngày hôm nay là 1 AUD -> 16,415.44 VND
Dear all,
mình thì không hứng thú với cái hô hào, việc của bà con là bỏ mồ hôi, công sức, của cải và thời gian quý báu, do đó chúng ta phải học các bạn người Nhật để làm sao cho người dân thấy được lợi ích thật sự và có định hướng lâu dài từ chính quyền, đừng thấy dân lỡ trồng nhiều cao su quá, kg biết để mủ chảy đi đâu, nên chuyển sang kênh mới là mắc cổ này để làm sao nhãng cao su, gieo 1 niềm tin hy vọng mới.
Quay lại vấn đề của Anh Hong Dang co nói việc có người cần bán lại 200 ha Maca. Anh có thể cho Em xin thông tin của người này không? hoặc có thể kết nối thông tin không? Em kg trồng nhưng Em lại thích bán, Bên USA đang cần mua dự án này. Do đó Em hy vọng Bác có thể kết nối giúp.
Tiến Đạt: 0908406869
 
Những cây, con Việt Nam có thế mạnh, giá đầu vào rẻ mạt..mà chưa chế biến xong, chưa có được thương hiệu mạnh. Lại hy vọng vào chế biến loại cao cấp à? Cái này buồn cười thật đó. Trước đây có cây cacao..giờ nó sao rồi các đồng chí. Tôi hỏi nhiều lần lắm rồi..mà không thấy đồng chí nào cho tôi hay hết. Sản phẩm nông nghiệp mà sản lượng tăng đột biến thì đều phải bỏ hết nhá. Không phải cứ lấy sản lượng * đơn giá = số tiền thu về đâu nhá.
Hãy nhìn các anh trên báo hô hào nghìn ha kìa..không phá rừng thì kiếm đâu ra đất nghìn ha cho các anh. Bây giờ cao su đang rớt giá...nguy cơ nhà nước sẽ bán rẻ các lâm trường cao su cho các anh trồng mắc ca lắm. Đây có thể là cơ hội để hốt những tài sản nhà nước (đất cao su và đất rừng) vào túi các anh tư nhân có gốc bự. Mắc ca chỉ là cái cớ thôi.

Anh Hoàng Sơn ơi!

Về cây cacao ở Việt Nam em cũng không có nhiều thông tin, nhưng nếu quan tâm anh có thể liên hệ tới tổ chức Helvetas tại Việt Nam. Họ đang có dự án về cây cacao, vì vậy họ có các thông tin về thị trường, sản lượng....

http://vietnam.helvetas.org/vi/activities/projects_in_vietnam/eco_cocoa/

Phương
 
Đâu lạ gì. Hồi xưa giờ mấy ổng làm đủ thứ cây. Toàn nói mò ăn bốc, rút được hàng đống tiền từ dự án. Rồi đăng báo nông dân điển hình, mà nhìn rõ ra đi, toàn các nông dân giàu từ bán giống, chứ có người nào giàu từ thành quả thật sự không ?
 
Dear all,
mình thì không hứng thú với cái hô hào, việc của bà con là bỏ mồ hôi, công sức, của cải và thời gian quý báu, do đó chúng ta phải học các bạn người Nhật để làm sao cho người dân thấy được lợi ích thật sự và có định hướng lâu dài từ chính quyền, đừng thấy dân lỡ trồng nhiều cao su quá, kg biết để mủ chảy đi đâu, nên chuyển sang kênh mới là mắc cổ này để làm sao nhãng cao su, gieo 1 niềm tin hy vọng mới.
Quay lại vấn đề của Anh Hong Dang co nói việc có người cần bán lại 200 ha Maca. Anh có thể cho Em xin thông tin của người này không? hoặc có thể kết nối thông tin không? Em kg trồng nhưng Em lại thích bán, Bên USA đang cần mua dự án này. Do đó Em hy vọng Bác có thể kết nối giúp.
Tiến Đạt: 0908406869
Chào anh @michelchen! Tôi rất sẵn lòng kết nối việc này, nếu anh sắp xếp được, chúng ta sẽ gặp nhau một buổi với anh chủ đầu tư. Đây là một trường hợp người thật, việc thật nên chúng ta cần trao đổi cặn kẽ và đến tận nơi để xem tận mắt, tay sờ thì sẽ khách quan nhất, và như vậy mới được việc, phải không anh. Nói thật, và xin lỗi anh trước nếu làm anh phật lòng, nhưng theo chia sẻ của anh bạn tôi thì từ mấy tháng nay anh ấy mất rất nhiều tiền bạc và thời gian đi lại từ Đà Lạt xuống Tp. HCM để gặp "các nhà đầu tư vĩ đại" lắm rồi. Nhưng cái kết cục cuối cùng của các "nhà đầu tư" này lại là phần trăm hoa hồng. Thành ra nó mất thời gian của nhau lắm anh ạ. Nếu khi nhận được thông tin phải hồi này của tôi mà anh vẫn còn có hứng thú và quyết tìm ra "đường kết nối" cho hai bên thì anh hãy reply lại cho tôi và tôi sẽ gọi cho anh để trao đổi cụ thể hơn, còn nếu không thì mong anh xem đây là một lời chia sẽ chân tình và không có giá trị gì nha anh!
Thân!
 
Người dân mà, Khi nào là người nhà nước hãy hay. Do đó cũng phải thuận thiên và cần có kênh cho nhà nông thật sự nữa," theo tin , vốn thì có rồi đấy, có ngon thì nhào vào, ký cái là gà xối mỡ ngay" . Hy vọng là học cho tới nơi tới chốn, không thì trả học phí đắt lắm.
Chào anh @michelchen! Tôi rất sẵn lòng kết nối việc này, nếu anh sắp xếp được, chúng ta sẽ gặp nhau một buổi với anh chủ đầu tư. Đây là một trường hợp người thật, việc thật nên chúng ta cần trao đổi cặn kẽ và đến tận nơi để xem tận mắt, tay sờ thì sẽ khách quan nhất, và như vậy mới được việc, phải không anh. Nói thật, và xin lỗi anh trước nếu làm anh phật lòng, nhưng theo chia sẻ của anh bạn tôi thì từ mấy tháng nay anh ấy mất rất nhiều tiền bạc và thời gian đi lại từ Đà Lạt xuống Tp. HCM để gặp "các nhà đầu tư vĩ đại" lắm rồi. Nhưng cái kết cục cuối cùng của các "nhà đầu tư" này lại là phần trăm hoa hồng. Thành ra nó mất thời gian của nhau lắm anh ạ. Nếu khi nhận được thông tin phải hồi này của tôi mà anh vẫn còn có hứng thú và quyết tìm ra "đường kết nối" cho hai bên thì anh hãy reply lại cho tôi và tôi sẽ gọi cho anh để trao đổi cụ thể hơn, còn nếu không thì mong anh xem đây là một lời chia sẽ chân tình và không có giá trị gì nha anh!
Thân!
Dear Anh HongDang,
Em cám ơn sự chia sẽ sâu sắc từ Anh, chuyện Anh nói phía trên là chuyện bình thường Anh à, nên không có chuyện buồn hay phật lòng chi hết, mà Em cũng khâm phục chủ đầu tư như Anh nói, chạy lên chạy xuống mất thời gian và chi phí, cái người muốn thì phải chạy lên xem chớ, còn thủ tục thì thảo luận qua Email.
Em cũng nói phía trên rồi. Em nói là Em có 1 số đối tác trọng yếu quan tâm đến dự án Maca này, và nếu muốn kết hợp thì tất yếu phải có lợi cho đôi bên, chả lẻ xe Em chạy bằng nước lả sao được, Em nói rõ là Em không mua, Em có khách. Tuy nhiên chúng ta cũng cần phải biết đối tác của mình có năng lực gì không đả, vì nhiều khi người mua nhưng kg co tiền, người bán thì không có hàng, đi 1 vòng rất mỏi mệt Anh à.
Trong vấn đề kết nối này, Em nghĩ chỉ là may mắn mỉm cười thôi. Em thì lại thích cười, do đó có cơ hội là Em tham gia ngay. Anh cứ suy nghĩ về khía cạnh của Em xem có thể đi tiếp cùng nhau không?
Nếu Anh có thông tin hoặc yêu cầu gì? Anh có hte63 gửi vào EMail của Em cho tiện:
kynguyenxanh2013@gmail.com.
Chứ không sẽ làm loãng chủ đề chính ở topic này.
Em cám ơn Anh
 
Chợ Đồng Xuân - Hà Nội đang bán hạt mắc ca đã rang nứt vỏ là 220.000đ/kg. Trong khi đó giá rao bán lẻ trên mạng là 320.000đ/kg. Có nghĩa là giá gốc hạt mắc ca không thể quá được 100.000đ/kg.
Không hiểu thương lái nào ngu ngốc mà mua tại vườn từ 300-500.000đ/kg.
Giả sử 1 ha đạt 400 cây và mỗi cây đạt năng suất 25kg như dự kiến, thì thu nhập từ 1 ha chỉ cỡ 1 tỷ chứ không đến 3-4 tỷ như ông chủ tập đoàn Him Lam ảo tưởng.
Còn các bác đừng nghĩ là vì con bé Hàn Quốc mà hạt mắc ca nổi tiếng, dân làm bánh,sành ăn Việt Nam đã ăn hạt mắc ca từ Úc và Trung Quốc lâu rồi ạ.

em gửi link tham khảo:
http://huongqueonline.com/hat-mac-ca-maccadamia_i794_c72.aspx
 
Nên trồng cây đàn hương, dễ giàu hơn bà con à. Nghe đâu mỗi ha thu được 45 tỷ lận.
nghe đâu là nghe đâu? có rồi hãy nói nha bác. báo chí bây h cũng toàn bắp cải.
Người bao tiêu sẽ lo hết về giống, về kỹ thuật và vật tư thì mới là chứ Bạn !
đúng rồi, họ sẽ lo tất. nông dân chỉ cần MUA về và làm theo thôi.
theo tôi, tham vọng của Him lam đặt ở đất, giống và vật tư mới đúng.
bò kobe được ưa thích vì nó ngon, nhưng đắt vì nó hiếm. thử tưởng tượng khi sản lượng của nó tăng gấp 10, gấp trăm lên xem.
 
Chào các bạn, một số người đọc nhiều thông tin về cây Mắc ca cho nên đã bị "nhiễu" thông tin về nó, không bít tin ai và nghe ai, ai đúng, ai sai. Trên diễn đàn đa số các bạn nhận xét, đánh giá theo trào lưu, soi xét và dự đoán theo hướng tiêu cực. Hoàn toàn trên lý thuyết, thử hỏi trong số các bạn đã ghé diễn đàn này đã có bao nhiêu người được ăn và nhìn thấy cây Mắc ca ở VN chưa? quả ăn có vị như thế nào? có đúng khi được mệnh danh là "Hoàng hậu quả khô" không? và nếu để tiêu thụ trong nước (trên 90 triệu dân) được bao nhiêu?
Quan điểm của mình đồng tình với ý của cố Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn
Các bạn nên đọc bài:

"Từ năm 2002, Viện KHKT Nông lâm nghiệp Tây Nguyên bắt đầu trồng thử nghiệm cây mắc ca, đến nay diện tích đã đạt 20 ha tại tỉnh Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng và Gia Lai với tập đoàn giống nhập nội (20 giống) từ Trung Quốc, Thái Lan và Úc. TS Lê Ngọc Báu, Viện trưởng Viện KHKT Nông lâm nghiệp Tây Nguyên cho biết: Cây mắc ca trồng tại Buôn Mê Thuột (Đăk Lăk) sau 3 năm bắt đầu ra hoa đậu quả, đến nay có 8 giống đã ra quả và bước đầu chọn được 3 giống có triển vọng, đó là giống OC, H2 và 508. Quả mắc ca được mệnh danh là "hoàng hậu quả khô" Đặc biệt giống OC và H2 sau 10 năm trồng cho năng suất gần 9 kg hạt/cây/năm, không thua kém bất cứ nước nào trên thế giới. Trọng lượng hạt và tỷ lệ nhân của các giống khá tốt so với vùng nguyên sản cũng như các khu vực trồng mắc ca trên thế giới. Do vậy bước đầu có thể khẳng định cây mắc ca có tiềm năng phát triển ở một số vùng sinh thái của Tây Nguyên. Theo TS Báu, mắc ca là loại cây có yêu cầu khá khắt khe về điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng do vậy không phải vùng nào tại Tây Nguyên cũng trồng được. Theo đó, cây phải được trồng tại những vùng có khí hậu mát mẻ, có độ cao 600m trở lên so với mực nước biển, có mùa khô và mùa mưa rõ rệt. Đặc biệt yêu cầu sinh thái quan trọng nhất đối với cây mắc ca là nhiệt độ thích hợp để ra hoa. "Nhiệt độ tối ưu để cây ra nhiều hoa từ 12 - 21 độ C, nếu nhiệt độ thấp hơn hoặc cao hơn khiến cho cây không thể hình thành chồi hoa. Mặc khác những vùng có mưa phùn và sương mù, vùng thấp trũng đọng nước trồng cũng không hiệu quả. Nơi có điều kiện trồng mắc ca tốt nhất là một số vùng ở Lâm Đồng vì nền nhiệt độ thấp thích hợp cho ra hoa đậu quả", ông Báu nói.... Đọc thêm tại: http://nongnghiep.vn/canh-giac-hoang-hau-mac-ca-post99930.html | NongNghiep.vn
 


Back
Top