Thành công từ mô hình nông nghiệp độc nhất vô nhị ở Vĩnh Phúc

  • Thread starter sonhavn1
  • Ngày gửi
Tự tổ chức sản xuất nông nghiệp đến trực tiếp kinh doanh gắn liền với chuỗi quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm. Một mô hình sản xuất nông nghiệp đột phá tại huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc đã thành công với thu nhập 20 tỷ/năm.

Một năm qua, nhiều hộ gia đình tại các khu đô thị cao cấp ở Hà Nội truyền tai nhau về một “thương hiệu nông nghiệp đảm bảo sạch” tại Vĩnh Phúc mà người bán dám ký hợp đồng cam kết chịu trách nhiệm hoàn toàn trước Pháp luật về việc không dùng thuốc trừ sâu và các loại phân đạm hóa học, tất cả các sản phẩm đưa đến người tiêu dùng đều được đóng bảo hiểm chất lượng sản phẩm.

Điều đặc biệt là đơn vị này không thông qua trung gian, không thông qua các kênh phân phối hay bán lẻ, chỉ bán trực tiếp đến bữa ăn của người tiêu dùng. Nhưng lạ đời hơn cả, đơn vị lại chỉ cung ứng cho những khách hàng sử dụng trọn gói tất cả các nhu cầu về rau sạch của mình.

Khá thú vị về cách làm “sang chảnh” lạ đời của đơn vị làm nông nghiệp kiểu mới này. Chúng tôi quyết định phải về tận nơi sản xuất tại huyện Vĩnh Tường để xem thực hư trước khi ký kết hợp đồng “giao phó an toàn bữa ăn” (như lời mấy anh bạn tôi nói) với họ.

Theo quốc lộ 32, qua cầu Vĩnh Thịnh là tới địa bàn xã Tam Phúc, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc. Theo lời dặn của đám bạn chứ không hẹn trước, tôi hỏi thăm trang trại rau sạch Edufood. Người dân hào hứng chỉ tôi một trang trại nằm cạnh Quốc lộ 2C ngay dưới chân cầu. Phải công nhận, trang trại được thiết kế đẹp với nhiều hoa và những bức tường xếp bằng ngói mũi hài cổ rất bắt mắt.

Tự cho phép đảo một vòng tham quan quanh trang trại trước khi tiến vào, tôi hơi bất ngờ bởi những thửa ruộng ngập tràn cỏ dại xen lẫn với rau. Tự nhận kiến thức nông nghiệp của mình hạn chế, tôi đành tiến vào hỏi thẳng ông chủ để giải đáp thắc mắc của mình.

Trong căn phòng đơn giản nhưng ngập tràn các tủ hồ sơ sổ sách và file tài liệu, đón tiếp tôi là bà chủ nhỏ nhắn, xinh xắn, và….có nước da trắng hơn tất cả dân văn phòng ở Hà Nội, chả ra dáng nông dân tí nào. Rót nước trà mời khách, sau khi biết được mục đích, bà chủ dẫn tôi đi tham quan “chuỗi sản xuất khép kín” của mình.

Rau được trồng theo mô hình tự nhiên với 4 nguyên tắc: không cày xới đất, không dùng phân hóa học, không làm cỏ bằng cách cày sới hay thuốc diệt cỏ, và không phụ thuộc vào hóa chất. Trồng rau nương theo tự nhiên, tác động rất ít vào tự nhiên, phát triển thiên địch, nuôi dưỡng giun quế, dế ngay trong lòng đất để làm tơi xốp đất. Gây trồng “cỏ dại” (như lúc đầu tôi nghĩ) chủ yếu là các loại rau tập tàng xen lẫn với các loại rau khác nhằm giữ độ ẩm cho đất và hạn chế cỏ dại thật sự. Hoa được trồng xung quanh trang trại để thu hút ong bướm và côn trùng có ích trong việc cân bằng sinh thái. Chị Hương – chủ trang trại nói vui rằng: Làm nông nghiệp theo hướng tự nhiên là hãy để tự nhiên làm những công việc của mình. Đó mới là nông nghiệp sạch thực sự.

Họ là một nhóm nông dân liên kết với nhau làm nông nghiệp sạch: Một bà chủ trang trại rau sạch, một ông chủ đầm Rưng rộng hàng trăm héc ta nuôi cá hoang dã, những ông chủ trang trại nuôi lợn không sử dụng thức ăn công nghiệp, những ông chủ đầm trồng lúa cả trăm tấn một năm mà không cần bón phân phun thuốc và nhiều hộ dân tự nuôi gia cầm sạch tự tổ chức thành Hợp tác xã nông nghiệp sản xuất kinh doanh theo chuỗi khép kín.

Ông Nguyễn Hữu Công – giám đốc Hợp tác xã, là người trực tiếp phụ trách mảng kinh doanh. Hợp tác xã trực tiếp ký hợp đồng cung cấp dịch vụ ăn uống với các bếp ăn công nghiệp và bếp ăn bán trú trường học trong và ngoài tỉnh. Các xã viên ngoài tham gia sản xuất còn tham gia trực tiếp nấu ăn tại các bếp ăn, được tập huấn về kỹ thuật nông nghiệp và vệ sinh an toàn thực phẩm nên họ có ý thức cao độ về an toàn thực phẩm của chính mình.

Rau sạch, thực phẩm sạch được họ trực tiếp sản xuất và đưa vào chế biến. Lúa sau khi thu hoạch được dự trữ vào kho. Hàng ngày, lúa được xay sát tại xưởng say xát lúa của Hợp tác xã rồi giao cho các xã viên chở cùng rau quả và thực phẩm đã đánh bắt, giết mổ theo kế hoạch đưa đến các bếp ăn và xã viên đó ở lại trực tiếp chế biến. Sau khi xong việc ở các bếp ăn, các xã viên thu gom cơm canh thừa đem về phối trộn với cám gạo đã say sát ra để chăn nuôi. Một chuỗi sản xuất kinh doanh khép kín đảm bảo an toàn tuyệt đối và bền vững.

Đối với khách hàng là cá nhân hộ gia đình tại các thành phố, Hợp tác xã ký hợp đồng theo nhân khẩu hộ gia đình, mỗi tháng từ 1 đến 2 triệu/1 hộ, đảm bảo rau xanh đủ ăn cho cả gia đình với các loại rau phong phú theo thỏa thuận. Rau được giao đến tận từng gia đình, mỗi tuần một lần với hai loại: một loại đã sơ chế đóng gói để bảo quản tủ mát và một loại là rau mầm trồng trong giá thể để các hộ gia đình có thể treo ở ban công, sân nhà làm rau xanh tươi sạch ăn trong tuần đó. Còn các loại thực phẩm sạch khác được bán theo yêu cầu và giá cả thị trường. Mỗi khi giao hàng, thực phẩm đều được lấy mẫu, niêm phong lưu giữ tại nhà khách hàng theo đúng quy định của bảo hiểm sản phẩm mà hợp tác xã đã ký kết với công ty bảo hiểm.

Cuối tuần, hợp tác xã mở cửa đón khách hàng của mình về chơi, tham quan trang trại, trực tiếp tham gia vào các khâu sản xuất hay bơi thuyền trên đầm Rưng, câu cá giải trí,… khi về tiện mang luôn thực phẩm sạch về thành phố làm quà biếu và sử dụng.

Thiết nghĩ, một mô hình sản xuất kinh doanh gắn liền với chuỗi quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm xuất phát từ thực tế khảng định giá trị của người dân lao động là sáng tạo của những người nông dân tiên phong trong thời kỳ hội nhập, là chứng nhận an toàn trong lòng người tiêu dùng hơn bất cứ một loại nông sản nhập khẩu cao cấp nào, là một hướng đi mới cần nhân rộng.

33514697336_302b3b22c1_o.jpg
 


Tự tổ chức sản xuất nông nghiệp đến trực tiếp kinh doanh gắn liền với chuỗi quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm. Một mô hình sản xuất nông nghiệp đột phá tại huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc đã thành công với thu nhập 20 tỷ/năm.

Một năm qua, nhiều hộ gia đình tại các khu đô thị cao cấp ở Hà Nội truyền tai nhau về một “thương hiệu nông nghiệp đảm bảo sạch” tại Vĩnh Phúc mà người bán dám ký hợp đồng cam kết chịu trách nhiệm hoàn toàn trước Pháp luật về việc không dùng thuốc trừ sâu và các loại phân đạm hóa học, tất cả các sản phẩm đưa đến người tiêu dùng đều được đóng bảo hiểm chất lượng sản phẩm.

Điều đặc biệt là đơn vị này không thông qua trung gian, không thông qua các kênh phân phối hay bán lẻ, chỉ bán trực tiếp đến bữa ăn của người tiêu dùng. Nhưng lạ đời hơn cả, đơn vị lại chỉ cung ứng cho những khách hàng sử dụng trọn gói tất cả các nhu cầu về rau sạch của mình.

Khá thú vị về cách làm “sang chảnh” lạ đời của đơn vị làm nông nghiệp kiểu mới này. Chúng tôi quyết định phải về tận nơi sản xuất tại huyện Vĩnh Tường để xem thực hư trước khi ký kết hợp đồng “giao phó an toàn bữa ăn” (như lời mấy anh bạn tôi nói) với họ.

Theo quốc lộ 32, qua cầu Vĩnh Thịnh là tới địa bàn xã Tam Phúc, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc. Theo lời dặn của đám bạn chứ không hẹn trước, tôi hỏi thăm trang trại rau sạch Edufood. Người dân hào hứng chỉ tôi một trang trại nằm cạnh Quốc lộ 2C ngay dưới chân cầu. Phải công nhận, trang trại được thiết kế đẹp với nhiều hoa và những bức tường xếp bằng ngói mũi hài cổ rất bắt mắt.

Tự cho phép đảo một vòng tham quan quanh trang trại trước khi tiến vào, tôi hơi bất ngờ bởi những thửa ruộng ngập tràn cỏ dại xen lẫn với rau. Tự nhận kiến thức nông nghiệp của mình hạn chế, tôi đành tiến vào hỏi thẳng ông chủ để giải đáp thắc mắc của mình.

Trong căn phòng đơn giản nhưng ngập tràn các tủ hồ sơ sổ sách và file tài liệu, đón tiếp tôi là bà chủ nhỏ nhắn, xinh xắn, và….có nước da trắng hơn tất cả dân văn phòng ở Hà Nội, chả ra dáng nông dân tí nào. Rót nước trà mời khách, sau khi biết được mục đích, bà chủ dẫn tôi đi tham quan “chuỗi sản xuất khép kín” của mình.

Rau được trồng theo mô hình tự nhiên với 4 nguyên tắc: không cày xới đất, không dùng phân hóa học, không làm cỏ bằng cách cày sới hay thuốc diệt cỏ, và không phụ thuộc vào hóa chất. Trồng rau nương theo tự nhiên, tác động rất ít vào tự nhiên, phát triển thiên địch, nuôi dưỡng giun quế, dế ngay trong lòng đất để làm tơi xốp đất. Gây trồng “cỏ dại” (như lúc đầu tôi nghĩ) chủ yếu là các loại rau tập tàng xen lẫn với các loại rau khác nhằm giữ độ ẩm cho đất và hạn chế cỏ dại thật sự. Hoa được trồng xung quanh trang trại để thu hút ong bướm và côn trùng có ích trong việc cân bằng sinh thái. Chị Hương – chủ trang trại nói vui rằng: Làm nông nghiệp theo hướng tự nhiên là hãy để tự nhiên làm những công việc của mình. Đó mới là nông nghiệp sạch thực sự.

Họ là một nhóm nông dân liên kết với nhau làm nông nghiệp sạch: Một bà chủ trang trại rau sạch, một ông chủ đầm Rưng rộng hàng trăm héc ta nuôi cá hoang dã, những ông chủ trang trại nuôi lợn không sử dụng thức ăn công nghiệp, những ông chủ đầm trồng lúa cả trăm tấn một năm mà không cần bón phân phun thuốc và nhiều hộ dân tự nuôi gia cầm sạch tự tổ chức thành Hợp tác xã nông nghiệp sản xuất kinh doanh theo chuỗi khép kín.

Ông Nguyễn Hữu Công – giám đốc Hợp tác xã, là người trực tiếp phụ trách mảng kinh doanh. Hợp tác xã trực tiếp ký hợp đồng cung cấp dịch vụ ăn uống với các bếp ăn công nghiệp và bếp ăn bán trú trường học trong và ngoài tỉnh. Các xã viên ngoài tham gia sản xuất còn tham gia trực tiếp nấu ăn tại các bếp ăn, được tập huấn về kỹ thuật nông nghiệp và vệ sinh an toàn thực phẩm nên họ có ý thức cao độ về an toàn thực phẩm của chính mình.

Rau sạch, thực phẩm sạch được họ trực tiếp sản xuất và đưa vào chế biến. Lúa sau khi thu hoạch được dự trữ vào kho. Hàng ngày, lúa được xay sát tại xưởng say xát lúa của Hợp tác xã rồi giao cho các xã viên chở cùng rau quả và thực phẩm đã đánh bắt, giết mổ theo kế hoạch đưa đến các bếp ăn và xã viên đó ở lại trực tiếp chế biến. Sau khi xong việc ở các bếp ăn, các xã viên thu gom cơm canh thừa đem về phối trộn với cám gạo đã say sát ra để chăn nuôi. Một chuỗi sản xuất kinh doanh khép kín đảm bảo an toàn tuyệt đối và bền vững.

Đối với khách hàng là cá nhân hộ gia đình tại các thành phố, Hợp tác xã ký hợp đồng theo nhân khẩu hộ gia đình, mỗi tháng từ 1 đến 2 triệu/1 hộ, đảm bảo rau xanh đủ ăn cho cả gia đình với các loại rau phong phú theo thỏa thuận. Rau được giao đến tận từng gia đình, mỗi tuần một lần với hai loại: một loại đã sơ chế đóng gói để bảo quản tủ mát và một loại là rau mầm trồng trong giá thể để các hộ gia đình có thể treo ở ban công, sân nhà làm rau xanh tươi sạch ăn trong tuần đó. Còn các loại thực phẩm sạch khác được bán theo yêu cầu và giá cả thị trường. Mỗi khi giao hàng, thực phẩm đều được lấy mẫu, niêm phong lưu giữ tại nhà khách hàng theo đúng quy định của bảo hiểm sản phẩm mà hợp tác xã đã ký kết với công ty bảo hiểm.

Cuối tuần, hợp tác xã mở cửa đón khách hàng của mình về chơi, tham quan trang trại, trực tiếp tham gia vào các khâu sản xuất hay bơi thuyền trên đầm Rưng, câu cá giải trí,… khi về tiện mang luôn thực phẩm sạch về thành phố làm quà biếu và sử dụng.

Thiết nghĩ, một mô hình sản xuất kinh doanh gắn liền với chuỗi quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm xuất phát từ thực tế khảng định giá trị của người dân lao động là sáng tạo của những người nông dân tiên phong trong thời kỳ hội nhập, là chứng nhận an toàn trong lòng người tiêu dùng hơn bất cứ một loại nông sản nhập khẩu cao cấp nào, là một hướng đi mới cần nhân rộng.

33514697336_302b3b22c1_o.jpg
bài viết này PR cho mô hình này hơi quá rồi nhìn cái luống rau thôi đã biết là người sản xuất quản lý kém hệ thong thì thô sơ trả có gì nổi trội mà kêu lãi 20 tỷ
 
Nhìn kỹ ảnh thấy không ổn tí nào. Nhà lưới không phải, lưới chắn cũng không đúng. Doanh thu mà 20tỉ/năm với làm nông nghiệp không phải là nhỏ
 
Nhìn kỹ ảnh thấy không ổn tí nào. Nhà lưới không phải, lưới chắn cũng không đúng. Doanh thu mà 20tỉ/năm với làm nông nghiệp không phải là nhỏ
tôi cũng nghĩ như bác. ảnh đưa kèm theo thấy mô hình lớn tuy nhiên mô hình lớn hay nhỏ quan trọng là cách chăn sóc. Mà theo tôi thấy, luống rau cỏ không hà, sao phát triển nổi :):):)
 

tôi cũng nghĩ như bác. ảnh đưa kèm theo thấy mô hình lớn tuy nhiên mô hình lớn hay nhỏ quan trọng là cách chăn sóc. Mà theo tôi thấy, luống rau cỏ không hà, sao phát triển nổi :):):)
Trồng mà ko bón phân, ko làm cỏ. Trồng xong thu hoạch hết chẳng có gì gọi là trả lại cho đất, như vậy làm sao mà bền vững dc.
 
tôi cũng nghĩ như bác. ảnh đưa kèm theo thấy mô hình lớn tuy nhiên mô hình lớn hay nhỏ quan trọng là cách chăn sóc. Mà theo tôi thấy, luống rau cỏ không hà, sao phát triển nổi :):):)
Chẳng thể tin được. Cứ như là mơ. Sâu, rầy, bệnh...
 
Đây là nghệ thuật maketing các bác chẳng hiểu gì cả. xong rồi lại nói người ta. Mấu chốt là ở câu: nói mãi 1 điều không có thật thì nó thành có thật thằng nào tin thì ôm trọn rủi ro thôi
 
Ôi, cái bà chủ nhỏ nhắn, xinh đẹp, trắng trẻo kia phải đoạt được danh hiệu "nông dân tiêu biểu vũ trụ" mất thôi.
 
Tôi tin vào cách làm nông tự nhiên, tôi chỉ chưa biết nên chọn cỏ gì làm thảm cỏ che phủ mặt đất ( nếu ko phải cỏ 3 lá). Ở Vân Côn, Hoài Đức có cỏ xương cá, là loại cỏ mềm dễ phân hủy có thể phù hợp, tôi đang định thử nghiệm.
 
Trồng rau tự nhiên thì chính tay tôi đã làm từ năm 1960 đến 1970. Sao lại có thể vậy? Vì lúc đó không có phân hóa học, cũng không có thuốc sâu. Thật ra thì đã có, nhưng chỉ phân phối từ trên xuống Hợp tác xã thôi. Dân thường thì không có, nhưng có thể mua chui, từ Hợp Tác Xã tuồn ra. Tôi trồng rau cho nhà ăn, đất rất nhỏ bé, không đủ trồng rau bán.

Trồng rau tự nhiên, thì phân bón là hữu cơ rồi: cứt lợn, cứt trâu bò, bùn cống rãnh, bẩn chết khiếp, nhưng vẫn khéo léo ngâm ủ rồi tưới khéo léo vào gốc rau, không cho rớt lên lá. Đương nhiên năng suất không thể bằng bón phân hóa học sau này rồi, nhưng vẫn lãi. Lấy công làm lãi. Nếu thuê người làm, thì lỗ. Ít sâu bọ lắm. Tôi bắt bằng tay, mỗi khi thấy có lá bị sâu ăn, và thấy có cứt sâu, thì tìm mà bắt. Chỉ có vài chục mét vuông mới chăm được vậy, chứ mấy sào rau thì không thể kham nổi. Chính xác ra mà nói, chỉ cần 1 sào rau- 400 mét vuông, một nhà 2 vợ chồng trẻ làm quần quật, thì tiền bán rau cũng bằng gấp 2 lần lương cán bộ ở Ủy Ban, cũng là 3 lần lương Công An. Vậy là cao rồi còn gì? Bây giờ 400 mét vuông trồng rau, thì có đủ tiền tiêu cho một người không? À, mà nếu có hơn 400 mét vuông, thì lấy sức người đâu ra mà làm?
 
Phải thêm công cụ hỗ trợ chứ ạ, tỉ dụ tưới nước hay dùng nhà lưới cũng hạn chế đi chứ ạ, với giờ dùng phân bò ủ rỏ phân trùn quế cũng sạch lắm rùi ạ
Trồng rau tự nhiên thì chính tay tôi đã làm từ năm 1960 đến 1970. Sao lại có thể vậy? Vì lúc đó không có phân hóa học, cũng không có thuốc sâu. Thật ra thì đã có, nhưng chỉ phân phối từ trên xuống Hợp tác xã thôi. Dân thường thì không có, nhưng có thể mua chui, từ Hợp Tác Xã tuồn ra. Tôi trồng rau cho nhà ăn, đất rất nhỏ bé, không đủ trồng rau bán.

Trồng rau tự nhiên, thì phân bón là hữu cơ rồi: cứt lợn, cứt trâu bò, bùn cống rãnh, bẩn chết khiếp, nhưng vẫn khéo léo ngâm ủ rồi tưới khéo léo vào gốc rau, không cho rớt lên lá. Đương nhiên năng suất không thể bằng bón phân hóa học sau này rồi, nhưng vẫn lãi. Lấy công làm lãi. Nếu thuê người làm, thì lỗ. Ít sâu bọ lắm. Tôi bắt bằng tay, mỗi khi thấy có lá bị sâu ăn, và thấy có cứt sâu, thì tìm mà bắt. Chỉ có vài chục mét vuông mới chăm được vậy, chứ mấy sào rau thì không thể kham nổi. Chính xác ra mà nói, chỉ cần 1 sào rau- 400 mét vuông, một nhà 2 vợ chồng trẻ làm quần quật, thì tiền bán rau cũng bằng gấp 2 lần lương cán bộ ở Ủy Ban, cũng là 3 lần lương Công An. Vậy là cao rồi còn gì? Bây giờ 400 mét vuông trồng rau, thì có đủ tiền tiêu cho một người không? À, mà nếu có hơn 400 mét vuông, thì lấy sức người đâu ra mà làm?
 


Back
Top