Thành viên mới muốn triển khai mô hình trrồng nấm rơm

  • Thread starter binh.phamthanh
  • Ngày gửi
Mình là thành viên mới. Gia đình mình đang có một gian nhà cũ rộng 30m2 muốn sử dụng để trồng nấm tạo việc làm cho bố mẹ đã về hưu. Xin được chia sẻ về hiệu quả kinh tế mô hình trồng nấm rơm. Trồng nấm loại nào cho hiệu quả kinh tế cao. Quy trình và những điều cần lưu ý khi trồng nấm. Xin chân thành cảm ơn!
 


_tung xin chào tất cả các bác anh em nhà AGRIVIET .....bác nào biết xin chỉ giúp dùm bạn ấy .....
linh_tung thân
 
mời bạn tham khảo:
[video=youtube_share;tiUSYVsrzgc]http://youtu.be/tiUSYVsrzgc[/video]
 
còn tùy thuộc chỗ bác có sẵn các loại nguyên liệu gì để trồng nấm (tiết kiệm chi phí ấy mà). em thấy có nhiều tài liệu trồng nấm lắm mà không biết có bác nào số hóa chưa, chứ đánh máy cái đống đó cũng phải cả buổi. Em biết chỗ bảo tàng giống chuẩn vi sinh vật (VTCC) thuộc Đại Học QG Hà Nội điện thoại: 04-7. 681695, 0913. 523587. Hiện đã có đủ các loại nấm để thích hợp trồng quanh năm trong mọi điều kiện khí hậu ở nước ta. Để liên hệ thực tập, tham quan, nhờ hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm có thể liên hệ qua điện thoại: 04-7. 532445, 0903. 410736
Em cũng đang ngâm cứu cái cây nấm này mà chưa có điều kiện đây. Có gì trăm sự nhờ các bác
 
Sđt khi nãy ko gọi được, có gì bác gọi số này nhé 04-37547695 Email:vanhop93@yahoo.com;dungnguyenlan@hn.vnn.vn
 
sao bạn không lại bộ nông nghiệp nơi bạn ở để tìm hiểu thông tin chứ, ở đó người ta chỉ cho bạn kỹ càng hơn đó, có thể mua meo mấm từ họ luôn cho chắn ăn, ở địa phương tôi thì trồng mấm thì cán bộ bên bộ nông nghiệp chỉ tận tình lắm.
 
Hôm nọ có tham gia một hội thảo về mô hình trồng nấm thương phẩm tại Yên Bái do một số tổ chức quốc tế tài trợ.
Một bác đã làm nấm từ năm 1993 chia sẻ: "Trồng nấm cực kỳ khó, vì tôi từng thấy cả chục người đã tốt nghiệp đại học, có kiến thức, có điều kiện rồi lao vào trồng nấm, nhưng trong số ấy chỉ có được 2-3 người thành công, chứng tỏ trồng nấm rất khó. Thế nhưng trồng nấm cũng rất dễ. Bằng chứng là ở vùng tôi có rất nhiều bà con nông dân, trình độ văn hóa chỉ lớp 3 - lớp 4, cả đời chỉ quanh quẩn trong làng chẳng đi đâu bao giờ nhưng đã trồng thành công. Vấn đề là phải tâm huyết và chăm chỉ".
Còn một chuyên gia quốc tế trong bài trình bày của mình tại hội thảo thì cho rằng "trồng nấm vừa là khoa học vừa là nghệ thuật".
Nói thế để các bạn thấy rằng muốn trồng nấm thành công thì bạn cần đầu tư tìm hiểu kỹ hơn về kỹ thuật, quy trình, và phải dành tâm trí thời gian công sức cho nó. Diễn đàn là một kênh trao đổi thông tin rất bổ ích, nhưng không thể là đủ để có thể triển khai thành công. Chúc bạn thành công.
 

Bạn muốn trồng nấm

Bạn đang ở đâu.
tròng nấm nói chung và nấm rơm nói riêng như bác thichtrangtrai đã nói đó rất khó và củng rất dễ, cái quan trọng là bạn phải chăm sóc nó đúng kỹ thuật và chăm chỉ, thứ 2 khong kém quan trọng là giống tức là meo ấy meo mà kém chất lượng thi lứa nâm của bạn sẽ tèo ngay. mính cũng đang đi học nấm ở ĐH- NÔNG LÂM -TPHCM. mình củng thích trồng nấm nhưng chưa có đất để trồng. ờ miền nam thì trồng được nấm quanh năm, còn từ huế trở ra thì nấm rơm chỉ trồng được mùa hè thôi từ tháng 3 đến tháng 9 - 10 gì đó tùy thơi tiết từng năm, vì nấm rơm là nấm nhiệt đới , nhiệt độ phải đạt từ 26 - 36oc thì mới trồng đợc.
 
Nấm lục bình: Hướng đi mới cho nông dân Kiên Giang Nguồn tin: Báo Cần Thơ, 09/01/2012
Ngày cập nhật: 10/1/2012

Những năm qua nông dân huyện Giồng Riềng (tỉnh Kiên Giang), đã biết đến cây lục bình như một cây “xóa đói, giảm nghèo”. Từ nghề sơ chế lục bình tươi và đan thảm đã giải quyết công ăn việc làm cho hàng trăm lao động nơi đây có nguồn thu nhập ổn định. Và mới đây cây lục bình tiếp tục mở ra hướng đi mới cho nông dân Giồng Riềng từ việc chất nấm.
Nhờ được đi tham quan mô hình trồng nấm bằng nguyên liệu lục bình khô tại tỉnh Long An vào tháng 9 vừa qua và nghiên cứu thêm thông tin trên mạng, anh Trần Văn Tuấn, ngụ ấp Hòa Sơn, xã Hòa Thuận, huyện Giồng Riềng mạnh dạn làm thử nấm từ 100% nguyên liệu lục bình khô và hiệu quả thu được hơn mong đợi. Anh Tuấn cho biết kỹ thuật ủ nấm lục bình cũng đơn giản, nhưng yếu tố quan trọng là lục bình phải thật khô, bó thành từng lọn bằng búng tay, sau đó xếp luống theo công thức 4 lớp lục bình, 3 lớp meo. Ủ mặt luống bằng bao, mỗi ngày tưới sương nhẹ, thời gian ủ 12 ngày là bắt đầu thu hoạch nấm. Tuyệt đối không sử dụng phân, thuốc kích thích và các chất hóa học.
Theo anh Tuấn, chiết tính cứ 10 kg lục bình khô và 2 chai meo, người trồng đầu tư 25.000 đồng, nhưng năng suất thu hoạch đạt hơn 5 kg nấm thương phẩm bán với giá thị trường hiện nay 25 ngàn đồng/kg thì hiệu quả kinh tế thu được sẽ gấp 4 lần. Để nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất cho nông dân, 3 năm trở lại đây huyện Giồng Riềng vận động không sản xuất lúa vụ ba. Vì vậy, một năm theo 2 vụ thu hoạch lúa người trồng nấm chỉ có thể trồng 2 vụ, nhưng sản xuất đồng loạt thường hay bị mất giá. Thí nghiệm thành công ủ nấm bằng lục bình là một hướng đi mới cho nông dân Giồng Riềng trong việc tăng vụ trồng lên 4 đến 5 vụ và điều đương nhiên thu nhập cũng tăng lên. Càng ý nghĩa hơn đối với những người nghèo, ít đất cũng có cơ hội vươn lên. Mô hình này không chỉ ý nghĩa về mặt kinh tế mà còn giải quyết vấn đề xã hội và nhu cầu việc làm cho bà con nông dân, một số hộ nghèo ít vốn cũng có thể sơ chế lục bình bán có thu nhập ổn định góp phần vào việc xóa đói, giảm nghèo. Theo các anh Hội Nông dân huyện Giồng Riềng: Đây là phương thức sản xuất loại thực phẩm rau sạch an toàn không sử dụng hóa chất, năng suất lục bình cao gấp 1,5 lần nấm rơm. Một quy trình sản xuất như vậy có lợi nhiều mặt, mô hình này sẽ được triển khai rộng rãi trên địa bàn huyện Giồng Riềng trong thời gian tới.
Giồng Riềng là địa phương có nhiều sông rạch, có tuyến sông Cái Bé nước ngọt quanh năm là điều kiện thuận lợi cho lục bình sinh sôi nảy nở. Việc mở ra hướng làm ăn từ nguyên liệu lục bình sẽ tạo điều kiện để nông dân khai thác tối đa nguồn tài nguyên này mang lại thu nhập cho gia đình là việc cần được sự quan tâm của lãnh đạo các địa phương triển khai nhanh trong thời gian tới. Đây sẽ là hướng đi mới của nông dân Giồng Riềng trong việc thực hiện nền sản xuất nông nghiệp hiệu quả, bền vững.
 


Back
Top