THẢO LUẬN CHIA SẺ VỀ PHÂN BÓN VIÊN NÉN NHẢ CHẬM

  • Thread starter vsapat
  • Ngày gửi
Em đã suy nghĩ rất lâu về vấn đề này và hôm nay em quyết định viết bài này để chia sẻ. em chia sẻ dựa trên kinh nghiệm của em và có nhiều thiếu sót rất mong mọi người cùng vào đóng góp ý kiến ạ:

Theo như e được biết thì trên thị trường phân bón hiện nay mới có thêm loại phân bón viên nén nhả chậm với các tính năng vượt trội hơn, đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn và thân thiện với môi trường hơn. Điển hình là phân bón Lục Thần Nông

Phân viên LỤC THẦN NÔNG là loại phân bón công nghệ cao mới được PGS.TS. Nguyễn Tất Cảnh cùng các nhà khoa học thuộc Học viện Nông nghiệp Việt Nam nghiên cứu phát triển với sự hợp tác của Công ty Cổ phần Phát triển Phân bón Nông nghiệp 1.

LỤC THẦN NÔNG tốt hơn so với các loại phân viên nén và phân viên nhả chậm trước đây do đã được cải tiến về công nghệ sản xuất, hàm lượng và thành phần các chất dinh dưỡng; kích thước viên phân, đặc tính lưu giữ và giải phóng chất dinh dưỡng khi viên phân được bón vào đất. Có nhiều loại phân LỤC THẦN NÔNG sử dụng cho các loại cây trồng khác nhau.

- Thành phần:

— Phân cho LÚA: Đạm: 16%, Lân: 5%, Kali: 10%

— Phân cho NGÔ: Đạm: 25%, Lân: 4%, Kali: 10%

— Các nguyên tố trung và vi lượng; Keo hấp phụ và chất chống mất đạm.

- Những đặc điểm ưu việt của phân bón viên nén Lục thần nông

+ Ưu điểm:

Dễ sử dụng, phù hợp với mọi loại đồng đất của Việt Nam.

Có phân cho từng loại cây trồng, từng vùng sinh thái.

Chỉ cần bón 1 lần cho cả vụ.

Giảm tối đa sự rửa trôi bề mặt, thấm sâu và bay hơi của phân bón.

Góp phần làm thay đổi tập quán canh tác đã không còn phù hợp.

+ Sự đổi mới:

Thành phần dưỡng phù hợp với từng loại cây trồng. Ngoài các nguyên tố đa lượng NPK, Phân viên nén nhả chậm còn được bổ sung vi lượng dạng chelated.

Phân có cơ chế chống mất đạm theo con đường rửa trôi bề mặt và thấm sâu, chống phân giải urê thành NO2 – chất gây hiệu ứng nhà kính.

Phân có cơ chế chống quá trình giữ chặt lân của đất

Phân có khả năng điều tiết quá trình nhả chất dinh dưỡng theo từng loại cây trồng nên chỉ cần bón 1 lần cho cả vụ.

+ Hiệu quả kinh tế

Tiết kiệm 20-45% lượng phân bón. Tùy điều kiện thâm canh, tập quán canh tác, đồng đất và cây trồng mà lượng phân bón tiết kiệm được là khác nhau.

Giảm công lao động. Việc giảm công lao động có được từ việc chỉ bón một lần cho cả vụ, giảm công làm cỏ, giảm công phun thuốc BVTV.

Giảm sâu bệnh. Do phân cân đối chất dinh dưỡng nên cây khỏe, tăng khả năng chống chịu dẫn đến làm giảm sâu bệnh và giảm tiền mua thuốc BVTV.

Tăng 20-40% năng suất cây trồng. Tùy điều kiện thâm canh, tập quán canh tác, đồng đất và cây trồng mà năng suất tăng lên có sự khác nhau.

+ Hiệu quả xã hội

Cung cấp cho người tiêu dùng nông sản sạch hơn

Thay đổi tập quán sử dụng phân bón

Dễ làm, dễ sử dụng

Tạo thêm việc làm

Ở những nơi có trồng lúa ruộng bậc thang còn có tác dụng giữ gìn quan hệ tốt đẹp trong cộng đồng vì người dân không còn phải lo sợ việc phân trôi theo nước sang ruộng khác.

+ Hiệu quả môi trường

Tiết kiệm năng lượng hóa thạch.

Giảm lượng thuốc bảo vệ thực vật.

Bảo vệ hệ sinh thái động ruộng.

Giảm ô nhiễm môi trường.

Từ đó ta thấy phân bón Lục Thần Nông có nhưng ưu điểm vượt trội như: tăng năng suất cây trồng, giảm chi phí, giảm công lao động, giảm sâu bệnh và cỏ dại. Vì vậy em nghĩ bà con nông dân nên sử dụng loại phân này.
 


Cứ nghe PGS.TS Ở Việt là thấy sao sao với cái ...lò ấp ấy.
Nói vậy chứ tốt là mình dùng,vì hiện giờ phân giả,phân nhái nhiều quá đang đau đầu.
Loại phân này như thớt nói thì mua ở đâu tại Đà lạt vậy bạn?
 
Cứ nghe PGS.TS Ở Việt là thấy sao sao với cái ...lò ấp ấy.
Nói vậy chứ tốt là mình dùng,vì hiện giờ phân giả,phân nhái nhiều quá đang đau đầu.
Loại phân này như thớt nói thì mua ở đâu tại Đà lạt vậy bạn?
Cám ơn bác Gia Mẫn đã góp ý, em không phản đối ý kiến của bác vì em hiểu nhiều khi cứ nói đến Giáo Sư, Tiến Sĩ gì đó là 1 điều thấy xa vời :), nhưng cũng là cơ duyên được đích thân các Thầy bên trường nông nghiệp chọn là mô hình dùng thử, cũng như tư vấn kỹ thuật nên đạt kết quả ngoài sự mong đợi nên em vô cùng tâm đắc. Bác Gia Mẫn ở Đà Lạt nếu có dịp ra ngoài Bắc em mời bác đến thăm mô hình đang phát triển của em :)
Còn về phân này mua ở đâu Đà Lạt thì em cũng không biết Bác ạ nhưng khả năng ở trong Đà Lạt chưa có 1 đơn vị nào cung cấp loại này, Biết đâu đây cũng là cơ duyên bác Gia Mẫn là người Đà Lạt tiên phong tiếp cận với dòng phân mới, tiên tiến này :)
 
Phân nhã chậm thì mang mà dùng cho cây kiểng, cho dân công sở ít thời gian châm và lười bón phân mà dùng. Có ai dám vỗ ngực sưng tên trồng 1ha lúa bón 1 loại phân này 1 lần cho cả vụ, rồi hạn chế sử dụng thuốc BVTV, rồi không dùng phân bón cho tới thu hoạch không? Ừm thì cũng được đó rồi năng suất đạt được bao nhiêu so với người ta? Đó chỉ là mấy cái lý thuyết nhãm nhí, vớ va vớ vẫn. Một đất nước có nền nông nghiệp phát triển hiện đại như Israel người ta làm phân tan hoàn toàn, tan cực nhanh để pha vào nước tưới nhỏ giọt, đây mới là cách cung cấp phân bón từ từ và hiệu quả, bón theo ý muốn phù hợp với từng giai đoạn phát triển của cây trồng. Còn phân bón 1 lần cho mãi mãi này thì thôi, giai đoạn phát triển của cây trồng đều như nhau, thế thì ngài PGS nghĩ gì?
 
Phân nhã chậm thì mang mà dùng cho cây kiểng, cho dân công sở ít thời gian châm và lười bón phân mà dùng. Có ai dám vỗ ngực sưng tên trồng 1ha lúa bón 1 loại phân này 1 lần cho cả vụ, rồi hạn chế sử dụng thuốc BVTV, rồi không dùng phân bón cho tới thu hoạch không? Ừm thì cũng được đó rồi năng suất đạt được bao nhiêu so với người ta? Đó chỉ là mấy cái lý thuyết nhãm nhí, vớ va vớ vẫn. Một đất nước có nền nông nghiệp phát triển hiện đại như Israel người ta làm phân tan hoàn toàn, tan cực nhanh để pha vào nước tưới nhỏ giọt, đây mới là cách cung cấp phân bón từ từ và hiệu quả, bón theo ý muốn phù hợp với từng giai đoạn phát triển của cây trồng. Còn phân bón 1 lần cho mãi mãi này thì thôi, giai đoạn phát triển của cây trồng đều như nhau, thế thì ngài PGS nghĩ gì?
Dear Bác Jerry Chuột!!!
Đúng là công nghệ tưới nhỏ giọt mới là hiệu quả với cây trồng nhất, nhưng đó chỉ là cây trồng nói chung, còn đối với cây lúa nước nói riêng thì không vậy bác ạ, chân lúa bao giờ cũng yêu cầu nước ngập từ 2-3cm, chưa kể hệ thống đầu tư rất tốn kém, ruộng đồng chuột và côn trùng rất nhiều, dẫn đến việc cắn hỏng hệ thống tưới.
Còn bác hỏi đã có ai đã dùng phân này bón cho 1ha đồng lúa nhà mình chưa và kết quả thê nào thì em xin trả lời không phải 1 ha mà là vài trăm, vài nghìn ha rồi bác ạ :). Không phải tự nhiên mà dòng phân này được hầu hết bà con trên Tuyên Quang, bà con Hòa Bình đều dùng những năm gần đây bác ạ.
 
Dear Bác Jerry Chuột!!!
Đúng là công nghệ tưới nhỏ giọt mới là hiệu quả với cây trồng nhất, nhưng đó chỉ là cây trồng nói chung, còn đối với cây lúa nước nói riêng thì không vậy bác ạ, chân lúa bao giờ cũng yêu cầu nước ngập từ 2-3cm, chưa kể hệ thống đầu tư rất tốn kém, ruộng đồng chuột và côn trùng rất nhiều, dẫn đến việc cắn hỏng hệ thống tưới.
Còn bác hỏi đã có ai đã dùng phân này bón cho 1ha đồng lúa nhà mình chưa và kết quả thê nào thì em xin trả lời không phải 1 ha mà là vài trăm, vài nghìn ha rồi bác ạ :). Không phải tự nhiên mà dòng phân này được hầu hết bà con trên Tuyên Quang, bà con Hòa Bình đều dùng những năm gần đây bác ạ.
Đem vào Nam thì bán cho ma. Quê mình ở An Giang chuyên trồng lúa nước 1 công tầm cắt (khoảng 1300m vuông) năng suất đạt hơn 1 tấn 2 (như vậy 1ha trong Nam năng suất đạt 12 tấn/ vụ, 1 năm làm 3 vụ, vụ hè thu thì không bằng vụ đông xuân), vậy ngoài pác bón phân bón của các nhà nghiên cứu vĩ đại có đạt được năng suất vậy không?

Theo pác viết thì loại phân trên chỉ có ưu điểm, thế nhược điểm ở đâu, đừng nói với em là nó không có nhược điểm nhé. Nhược điểm nè:
1/ Là loại phân khó tan (không phải tan chậm gì đâu) nên trong thời kỳ cây cần tập trung dinh dưỡng thì không đáp ứng kịp thời
2/ Vì là loại phân khó tan, nên rẽ tiền, mà là rẽ tiền thì dùng toàn nguyên liệu rẽ tiền và kém hiệu quả.
3/ Phân dạng nén, chẳng qua sử dụng máy ép có lực nến cao, cái này mà gọi là công nghệ cao thì xã hội này về thập niên 50 mất.
4/ Dựa vào phân tích lợi ích của phân viên nén này thì mình nghỉ các loại phân nổi tiếng của các tập đoàn lớn như Yara (Na Uy), Garsoni (Mỹ) được sản xuất bởi công nghệ tháp cao tạo hạt, tan nhanh và hoàn toàn chỉ có nước phá sản.
5/ Tóm lại theo mình loại phân nén này thì tiếp thị cho mấy pác chơi kiểng thì hay:D, cạnh tranh với phân trong túi lọc á:D

Mặt khác pác có thể giải thích cho em về cơ chế phân giải Ure thành NO2- hay không, em là nông dân nên em chỉ biết ure khi bóc mùi thì có mùi khai, hỏi mấy chú kỹ sư thì đó là mùi của NH3, Vã lại NO2 có PTL là 14+16+16 = 46 còn không khí thì chỉ có 29 như vậy nếu phát sinh NO2 thì nó cứ lẹt đẹt dưới chân của mình. Ô trời vậy nguy hiểm quá hàng năm không biết trên thế giới sản xuất ra bao nhiêu tấn ure nhỉ:D, có thể con người sẽ tiến hóa thêm 1 bậc từ híc oxy thì chuyển sang híc NO2:D
 

Last edited by a moderator:
Ngoài mình lúa thuần bình thường đạt 2tạ/sào (360m2) đấy bạn jerrychuot. Bón PVN chắc phải được 2,2tạ đến 2,5tạ là chắc.
 
Ngoài mình lúa thuần bình thường đạt 2tạ/sào (360m2) đấy bạn jerrychuot. Bón PVN chắc phải được 2,2tạ đến 2,5tạ là chắc.
Vậy thì chúc mừng pác đã tìm được loại phân phù hợp để tăng năng suất, chứ y như quan điểm cũ, phân viên nén vào trong mình thì ko ai dùng đâu, chỉ có nhà trồng hoa kiểng thì dùng nhiều đó.
 
Em đồng ý với bác @Jerrychuot , .Mình không biết hiệu quả đến đâu, nhưng về cơ chế chuyển hoá các chất và hấp thu dinh dưỡng của cây trồng thì ở chỗ nào cũng vậy thôi, Nam cũng như ngoài Bắc. Nên sẽ không có chuyện phân bón như thần dược được đâu.
Tuy nhiên, mình cũng xin góp ý nhỏ cho bác @Jerrychuot , vẫn có quá trình chuyển hoá amôn sang nitrát, do hoạt động của sinh vật đất dưới các yếu tố ảnh hưởng: pH, nước trong đất, . . .
 
Vậy thì chúc mừng pác đã tìm được loại phân phù hợp để tăng năng suất, chứ y như quan điểm cũ, phân viên nén vào trong mình thì ko ai dùng đâu, chỉ có nhà trồng hoa kiểng thì dùng nhiều đó.
Trong bạn không ai dùng PVN nhưng thi nhau dùng chất cải tạo đất, giải độc phèn. Quan trọng là tính hiệu quả bạn à. Không hiệu quả thì chẳng ai dùng nữa. PVN thì chủ yếu tiêu thụ trong các dự án. Vì nó là loại phân mà các nhà khoa học của Việt Nam cho là mới, đột phá công nghệ. Công nghệ đấy bạn ạ!!!!!!! Kaka
 
Trong bạn không ai dùng PVN nhưng thi nhau dùng chất cải tạo đất, giải độc phèn. Quan trọng là tính hiệu quả bạn à. Không hiệu quả thì chẳng ai dùng nữa. PVN thì chủ yếu tiêu thụ trong các dự án. Vì nó là loại phân mà các nhà khoa học của Việt Nam cho là mới, đột phá công nghệ. Công nghệ đấy bạn ạ!!!!!!! Kaka
Vãi lìn các nhà khoa học VN:Drunk::Drunk::Drunk:, cũng giống mấy ông chuyên gia bóng đá, dự đoán tỷ số đúng phết:Dapdau::Dapdau::Dapdau:
 
Dear Bác Jerry Chuột!!!
Đúng là công nghệ tưới nhỏ giọt mới là hiệu quả với cây trồng nhất, nhưng đó chỉ là cây trồng nói chung, còn đối với cây lúa nước nói riêng thì không vậy bác ạ, chân lúa bao giờ cũng yêu cầu nước ngập từ 2-3cm, chưa kể hệ thống đầu tư rất tốn kém, ruộng đồng chuột và côn trùng rất nhiều, dẫn đến việc cắn hỏng hệ thống tưới.
Còn bác hỏi đã có ai đã dùng phân này bón cho 1ha đồng lúa nhà mình chưa và kết quả thê nào thì em xin trả lời không phải 1 ha mà là vài trăm, vài nghìn ha rồi bác ạ :). Không phải tự nhiên mà dòng phân này được hầu hết bà con trên Tuyên Quang, bà con Hòa Bình đều dùng những năm gần đây bác ạ.
Đúng rồi bác,e đang dự định dùng phân này đó,e ở cao phong/hòa bình thấy rất nhiều ng dùng phân này và bảo rất hiệu quả
 
Thấy các ông quản cáo phân này dùng tốt mình mò trên google ko thấy chỗ nào bán, các bác cứ tranh cãi làm gì, cứ dùng thử sẽ biết thôi, chứ nói thì cũng ko biết được, cứ phải thử trên một vài cây rồi so với những cây mình bón loại tan nhanh xem thế nào. bác nào biết chỗ bán chỉ cho tui. tui ở Hải dương
 
Mk đã dùng dòng phân viên nhả chậm Lục Thần Nông này rồi rất hiệu quả các bác ạ. Đặc biệt mình thấy dùng cho lúa là hiệu quả vô cùng. Theo minh thấy thực tế thì khi so sánh với các loại phân tan nhanh thì cây phát triển đều từ từ, ít sâu bệnh hơn hẳn, rất ít hạt lép, đặc biệt là bón 1 lần nhàn các bác ạ
»
 


Back
Top