Thảo luận:dùng lò ấp trứng bồ câu,làm thế nào để nuôi bồ câu non mới nở

  • Thread starter MatMotMy
  • Ngày gửi
Kính thưa các bác,em vào nghề nuôi bồ câu cũng đã 1 năm nay...Đàn thì mới tầm 100 cặp chưa bõ bèn gì nên không dám up hình lên đây...Em nuôi dạng quần thể và có một số đắn đo về nghề như sau,mong anh em chúng ta hãy cộng gộp những kinh nghiệm cùng nhau để cùng đi lên với nghề...

Dưới đây là video em lượm được trên youtube của Khựa...

[video=youtube;efdi_kclrEM]http://www.youtube.com/watch?v=efdi_kclrEM[/video]

Trong video chúng ta có thể bỏ qua phần chăn nuôi bồ câu đẻ của họ,nhưng phần cuối có 1 đoạn rất đáng chú ý là họ nhặt trứng bồ câu cho vào lồng ấp và sau đó tự nuôi con non(họ k quay rõ là nuôi từ bao ngày tuổi)

Đặt điều kiện nuôi và ấp bằng lồng ấp thì trại phải ít nhất 500 cặp trở lên mới hiệu quả...

Và vấn đề em thấy thắc mắc là...Khi bồ câu non mởi nở ra trong lồng ấp họ sẽ xử lí tiếp như thế nào...Phải chăng họ bắt và bỏ vào ổ những cặp mới đẻ và lấy trứng trong ổ đó ra để mẹ nuôi con...Nếu bỏ vào như vậy em nghĩ con mẹ vẫn sẽ nuôi tuy nhiên vào lúc đó bố mẹ nó đã có sữa để nuôi con hay chưa và tầm bao nhiêu ngày chúng ta có thể bắt ra tự mớm cho chúng...Hay là họ tự mớm cho bồ câu non mới nở và họ làm như thế nào khi mà bồ câu non mới nở chỉ uống sữa từ diều của bố mẹ nó...
 


Cám ơn bạn Bồ Câu Ngọc Điền đã cho thông tin chi tiết.
*
Bồ câu mới nở, trên YouTube, thường là tiếng Anh, nên
bà con khó tìm, nhưng có rất nhiều. Tôi xin đưa vài clips
cho bà con tham khảo.
*
Đây là chim Bố mớm chim con mới nở. Con chim non này nở
yếu, người nuôi phải bóc hộ một ít vỏ, ngày thứ 2 kể từ
khi mổ vỏ nó mới ra được. Tuy thế, bố nó vẫn mớm tốt.
Không hiểu sao, Sữa Chim ở đây lại quá đặc như vậy.
*
[video=youtube_share;nd4l71f6_os]http://youtu.be/nd4l71f6_os[/video]
*
Đây là mớm chim bằng tay. Con chim ở đây đã rất lớn rồi,
nhưng cách làm với chim nhỏ thì cũng vậy. Nhớ rằng lỗ
mớm phải cụt, chứ không có mỏ dài như chim bố mẹ, để khỏi
dính thức ăn vào đầu chim con. Chim Bố Mẹ thì khéo léo
hơn, và luôn luôn giữ mỏ sạch, chim con không bị lấm. Tay
người cầm lọ hay bơm để mớm, thì lỗ mớm không linh hoạt
và luôn luôn sạch như mỏ chim Bố Mẹ được. Con chim này
không phải bồ câu, nhưng cùng họ, và cách mớm cũng y chang
bồ câu:
*
[video=youtube_share;1s5ZY3U2lKU]http://youtu.be/1s5ZY3U2lKU[/video]
*
Con này mới có 8 ngày tuổi. Chim hoang rớt trên tổ xuống:
*
[video=youtube_share;IcAkcstPFJo]http://youtu.be/IcAkcstPFJo[/video]
*
Kiểu này chỉ mấy giây 1 con, nhưng cháo loãng so với tuổi chim:
*
[video=youtube_share;y26s98QJzFs]http://youtu.be/y26s98QJzFs[/video]
*
Mớm cháo cho vào bơm. Con này đã khá già rồi:
*
[video=youtube_share;x3GPWhHeG4s]http://youtu.be/x3GPWhHeG4s[/video]
*
Mớm cho hạt khô vào lọ bịt miệng có lỗ thủng:
*
[video=youtube_share;7FCE1IcT9pw]http://youtu.be/7FCE1IcT9pw[/video]
*
Nói chung, đây là những người rảnh rỗi, chơi chim, chứ không
phải người nuôi chuyên nghiệp. Chúng ta coi để tham khảo.
*
 


anhmytran:Em cũng đã gửi nhiều và bồ câu bố mẹ vẫn nuôi con tốt bác ạ,cũng có gặp 1 lần bố mẹ nó k mớm cho con nuôi nên nó đã chết đói...Y chang như bác ngocdien nói thì nếu ta gửi bồ câu con 1,2 ngày thì chắc chắn sẽ không sao cả,nếu ta gửi con con khá lớn rồi thì bố mẹ vẫn nhận con ghẻ,tỉ lệ thất bại là rất thấp ...

''Mấy trăm trứng đó nở ra, vào các cặp bồ câu nuôi vú, thì bao
nhiêu cặp nuôi vú đúng lúc chấp nhận những con mới nở đó?''

Điều này đúng và cũng làm em thấy đắn đo nhất vì rõ ràng là nếu có số lượng bồ câu đẻ để tăng năng suất thì chắc chắn số lượng bồ câu bố mẹ ta dùng để gửi phải lớn hơn rất nhiều,và đó cũng chưa phải là hiệu quả nhất...

Bạn Merline :Bắt bồ câu 10 ngày ra bơm thì chuyện này nhiều người biết và đã làm thành công...Tôi chưa làm nhưng chắc chắn tôi sẽ làm được...Bác chỉ cần bỏ sức ra thử nghiệm nhiều là tìm được công thức thức ăn cho bồ câu con lớn nhanh và tốt thôt...K khó đâu

Quay lại chủ đề chính.....Có ai tìm được tài liệu nào hay hay không chia sẻ cùng anh chị em đi ạ...Tôi tìm mù mắt rồi vẫn khó quá,các cách của các bác chia sẻ tôi đã tiếp thu và sẽ thử nghiệm ngay ra tết...Có thể phải hi sinh nhiều bồ câu mới nở nhưng tôi sẽ cố gắng ....Hy vọng các bác động viên...Cơ bản là cách cho ăn và công thức làm sữa....Tôi nghĩ,làm nhiều thì sẽ ra thôi.....Không nản là được....Đó chính là cách tăng năng suất khủng nhất có thể đưa giá bồ câu về ngang bằng và rẻ hơn so với gà ta...


--------

Cảm ơn mấy clip của bác anhmytran....Em đã thông mấy thắc mắc về việc cho ăn rồi...Chỉ còn công thức sữa chuẩn nhất nữa....Bác cố gắng chờ em ra tết nhé....Giờ vào mùa bán gà rồi em chưa có thời gian....
 
Last edited by a moderator:
Bảng dinh dưỡng mấy hạt nuôi Bồ Câu sau đây:
Calories: Năng lượng tính bằng Calo | Fat: Béo | Carbs: Đường bột | Protein: Đạm.
*
http://www.fatsecret.com/calories-nutrition/search?q=long grain rice
Gạo trắng hạt dài:
195 grams - Calories: 675kcal | Fat: 1.22g | Carbs: 147.91g | Protein: 13.19g
Gạo nâu hạt dài:
195 grams - Calories: 684kcal | Fat: 5.40g | Carbs: 142.89g | Protein: 14.69g
*
http://www.fatsecret.com/calories-nutrition/search?q=yellow+bean
Đậu Tương:
195 grams - Calories: 676kcal | Fat: 5.10g | Carbs: 118.97g | Protein: 43.12g
*
http://www.fatsecret.com/calories-nutrition/search?q=green+peas
Đậu Xanh (có lẽ đậu Xanh Mỹ, không phải đậu Xanh ta):
195 grams - Calories: 117kcal | Fat: 0.58g | Carbs: 20.97g | Protein: 7.86g
*
Theo các nguồn tin nuôi Bồ Câu, thì Chim Đẻ, Nuôi Con, Con lớn, thì cần nhiều
đạm, nhưng không quá 17%. Chim Đua mà không đẻ, không nuôi, thì đạm không quá
13%. Trường hợp của ta không đua chim, thì phải giữ tỷ lệ đạm 17%. Nếu không
tính chất béo (không cần) thì đạm chừng 1/5 bột. Trong gạo thì đạm 1/10 bột,
trong đậu Nành đạm 1/3 bột. Vì thế ta áng chừng 1 ký gạo trộn với nửa ký đậu
Nành thì phù hợp tỷ lệ đạm 17%.
*
Ngoài ra, ta còn cho thêm chút muối ăn, và bột đá vôi hay vỏ sò hến nghiền bột.
*
Về khoản men và Vitamin, có thể ngâm ủ thóc nảy mầm, rồi xay lọc lấy nước, bã
nuôi heo lợn gà. Nước này có Vitamin B các loại, và E rất quan trọng cho sinh
trưởng. Nước mầm mạ có men tiêu bột các loại hạt, nhất là bột gạo.
*
Theo các thảo luận ở các Video, người Mỹ mua bột sữa cho trẻ em, hay cho động
vật để nuôi bồ câu con cũng rất tốt. Trong các loại sữa cho trẻ em bán ở Mỹ,
cũng có loại làm từ đậu, và giá thành cũng ngang bột làm bằng sữa bò.
*
Tổng kết lại: 1 ký gạo, nửa ký đỗ Tương, xay nhỏ, nấu chín, cho nước mầm thóc,
ủ ấm ở nhiệt độ 40 độ 1 ngày, cho thêm chút muối ăn, và bột vỏ sò hến xay trước
khi cho ăn. Chim mới nở, thì cháo phải loãng như sữa, ngày cho ăn 4 lần, tối nghỉ.
Chỉ cho ăn từ lúc mặt trời mọc tới mặt trời lặn thôi.
*
Còn đây là cách mớm chim con, cho Sữa Chim vào túi bóp dần ra đầu mớm:
*
[video=youtube_share;4atrHU3L0pU]http://youtu.be/4atrHU3L0pU[/video]
*

--------

À, có thể không ủ ấm mà chỉ để ở nhiệt độ thường để đỡ mất Vitamin, và chỉ
nâng nhiệt độ lên 40 độ trước khi mớm thôi. Nên cho ăn loãng hơn so với chim
bố mẹ mớm, vì nếu khô thì chim con bị khát, nếu loãng thì không bị khát. Tuy
vậy, nó sẽ ỉa loãng hơn, và chóng đói hơn. Ta phải coi cứt chim mà điều chỉnh
độ đặc loãng của sữa mớm cho chim. Nhiệt độ trong buồng ủ ấm chim con cũng đã
nói ở trên kia, nhưng ta có thể áng chừng cũng được, chỉ lo miền bắc mùa đông
lạnh thôi.
*
Tôi nghĩ ta có thể làm một thùng sữa chim rất to, có ống dẫn chia nhánh ra
từng đầu vú mớm, và sữa cứ tự chảy ra nhè nhẹ. Mỗi ống có một cái khoá để
điều chỉnh Sữa Mớm chảy ra đừng nhiều quá. Khi chim bú, thì lực hút đó mới
đủ cho sữa chảy ra. Người làm một lúc thì biết từng khoá phải mở thế nào thì
đủ. Mỗi đầu vú mớm cách nhau chừng 1 gang tay. Chim con đặt vào khay có từng
ngăn cách nhau 1 gang tay. Đưa khay vào hàng đầu vú mớm thì chim con tự động
tìm đầu vú mà bú. Con bú chậm con bú nhanh, thì chịu khó đợi cho chúng bú xong
thì thay khay chim khác vào. Nếu có công thì để ý nhặt những con bú chậm cho
chung vào một khay. Mỗi thùng chuyên để mớm chim cùng một lứa ngày tuổi. Ví
dụ thùng A đựng sữa chim cho chim 1 ngày, thùng B cho chim 2 ngày, vân vân.
Cứ mỗi ngày, đến chiều tối, thì phải rửa thùng sạch sẽ. Thức ăn phải tính sao
cho không thừa, cứ làm vài lần thì biết bao nhiêu chim thì bao nhiêu thức ăn.
Thức ăn thừa có thể để nuôi Heo.
*
 
Last edited:
Xin chào ace nhiệt huyết với nghề, chào chủ topic,
Bạn Matmotmy,tôi đã đọc thông tin trên của bạn:"Cơ bản là cách cho ăn và công thức làm sữa....Tôi nghĩ,làm nhiều thì sẽ ra thôi.....Không nản là được....Đó chính là cách tăng năng suất khủng nhất..."
Vâng,Tôi cũng đồng ý với bác.Nhưng "bác chưa đi vững được nữa mà đòi chạy cho bằng được" thì tôi e,thất bại nhiều-dẫn đến chán nản-Và thu gọn lại chấp nhận" lỗ",Có phải" Mục đích chính là làm sao để tăng năng suất"?
"Anh tham khảo thêm chủ đề:" Nuôi bồ câu thịt,chia sẽ và thảo luận nhé",Hy vọng a sẽ tìm ra ẩn số:
Nuôi BC không khó, nhưng quan trọng nhất là làm thị trường cho đầu ra, kế đến nuôi và nâng cao năng suất cho chim sinh sản( có thể tăng năng suất 20-30% ), Bằng cách:
Trong quá trình nuôi ,theo dõi phân chim ra các nhóm chim: nhóm chuyên đẻ, nhóm chuyên ấp, nhóm chuyên nuôi con
Dùng 25-30% trứng đem ấp công nghiệp 10-12 ngày sau đó ghép hết vào những cặp chim bố mẹ khác để chúng nuôi,( cứ thề xoay vòng )"

Link : http://agriviet.com/home/threads/102046-Nuoi-bo-cau-dat-lai-cao-100-#ixzz2HiqLCvsS
"Thông thường, nếu làm trại bán chim ra ràng, điều quan trọng cần quan tâm là đảm bảo lứa chim/ năm và tập tính ấp-nuôi con của chúng.Còn các khâu khác chúng ta có thể can thiệp để nâng cao năng suất sinh sản của chúng được,"

Link : http://agriviet.com/home/threads/94091-Nuoi-bo-cau-thit-chia-se-va-thao-luan/page2#ixzz2HisBJjau
Các bác nào tâm huyết với nghề nuôi bồ câu nên đọc kỹ 2 chủ đề này,nó đã có tất cả,chỉ sợ các Bác rút trích ra không đúng mà thôi
Tóm lại:
Theo tôi chim bồ câu nuôi con bằng sữa diều chỉ có 5-7 ngày đầu tiên thôi,Do vậy,chúng ta cất công làm chi cho cực,cứ để mẹ nó nuôi qua giai đọan này,rồi chúng ta rút ngắn lại ở giai đọan khác, cụ thể phân tích như sau:
Chu kỳ sinh sản của chim bồ câu bán chim ra ràng
(Đẻ+Ấp) 20-21 ngày+ nuôi con 19-22 ngày(Bán ra ràng)=Min 39-Max43 ngày
Chúng ta can thiệp vào 2 khâu ấp dùm và nuôi con dùm(nuôi con dùm từ ngày thứ 9 đến khi bán ra ràng),nếu làm tốt thì đã tăng năng suất lên 30-50% rồi còn gì (Và đây là thực tế đó các Bác,ace nào còn không tin thì làm thử xem)
P/S:Có những manh múnh nhỏ mà đem lại hiệu quả bất ngờ nhé pà con,như có 80-100 cặp bố mẹ, chả nhẽ đi mua máy ấp trứng(chỉ việc nuôi chơi thêm 5-6 con gà mái tre là Ok rồi)thì khi nào mà lấy được vốn.Gà tre mái đẻ trứng thì ăn,và ấp trứng bồ câu dùm, nó, nó đơn giản là ở chổ đó.Tôi làm hoài
"Chim bồ câu nuôi công nghiệp đa số là giống đã thuần dưỡng,rất dạn với người, vì cuộc đời của nó chưa chắc biết bay lượn trên bầu trời là gì( có ai thả bay lung tung đâu),Vì vậy việc lấy trứng,soi trứng cồ,ghép trứng,ghép con là việc làm hàng ngày ở trại.
Trong quá trình chọn lọc và phân thành 3 nhóm chim chuyên (đẻ,ấp,nuôi con).
Khi ấp trứng bằng máy xong,với tỉ lệ 25-30% thì xoay vòng tròn ổn định theo chu kỳ sinh sản của chim bồ câu,mà không làm thừa trứng, thừa chim con.Để làm được điều này song song với ấp trứng bằng máy phải có sổ tayghi chép cẩn thận,tỉ mỉ theo dõi từng đôi chim bố mẹ một( ngày đẻ trứng 1,trứng 2,ngày ấp lại,ngày nở...)" lu bu quá pà con ơi - thôi chiều rồi ra quán nào"
Thông số 25-30% trứng được đem ấp công nghiệp đó là công suất dự tính của trại để mua máy ấp trứng-giả sử trại có 1000 đôi chim bố mẹ, nên mua máy ấp trứng độ 500-600 trứng
Không thể nâng tỉ lệ ấp trứng bằng máy lên 60-100% được, vì như vậy sẽ thừa trứng, thừa chim con.Do 25-30% cặp chim bố mẹ không ấp trứng sẽ đẻ lại sau 7-13 ngày sau đó,Và chim bồ câu con khi nở không sống được khi không có vú nuôi,khi vú nuôi được 10-12 ngày tách chim non ra thực hiện thao tác nuôi tăng trọng (Bơm thức ăn hoặc cho ăn bạng máy"

Link : http://agriviet.com/home/threads/102046-Nuoi-bo-cau-dat-lai-cao-100-/page2#ixzz2HizyVEUE
Các Bác đọc và hiểu thì các bác sẽ biết "ấp dùm" mỗi chu kỳ tối đa là bao nhiêu trứng?
Tôi đã viết rồi,nay thấy ace tâm huyết quá, nên chỉ rút trích lại,ace tham khảo
Sài được jì thì Sài- Chúc các bác luôn vui,và thành đạt


 
Bạn viết rất đúng. Đúng với cách cho ấp và nuôi vú.
Cách này như tôi đã nói cũng như bạn nói: rất cực,
và hỗn loạn, mà năng suất chẳng hơn bao nhiêu.
*
Phải có cách hoàn toàn mới như tôi đã nói: phải ấp
máy, và nuôi bộ. Không có chuyện chim ấp và nuôi vú.
*
Cách này đơn giản, dễ, vì làm hàng loạt, số lượng lớn.
Cách này tiêu hao chim Bố Mẹ rất nhanh, nhất là con Mái.
Có lẽ cứ 1 năm phải thay con Mái một lần.
*
Cách này không lo đầu ra, vì số lượng xuất chuồng lớn.
Cứ chừng 20 ngày tuổi thì chặt cổ, cẳng, đuôi, cánh,
mổ bỏ lòng, chặt làm 2 mảnh, chiên hay nướng bày lên
đĩa, hay bán đông lạnh, cho nhà hàng muốn làm bao giờ
thì làm, bán toàn quốc, và xuất khẩu nữa. Chim Cút đã
làm thế từ nhiều năm nay. Giờ thì Bồ Câu ra mặt, và cạnh
tranh với Chim Cút.
*
Nhiều người hiểu nhầm từ "năng suất" là chim mẹ đẻ mau.
Đúng nghĩa của "năng suất" là tỷ lệ chuyển đổi từ thức
ăn gia súc ra sản phẩm bán. Vì thế nuôi công nghiệp, dù
có ấp máy, nuôi bộ, chỉ giúp chim mẹ đẻ mau, chóng chết,
chứ chưa chắc đã lời hơn Gà và Cút, là 2 loài chuyển đổi
thóc ngô ra thịt Gà thịt Cút nhanh, rẻ, và nhiều người ăn.
*
Cách ấp và nuôi này chỉ có thể cạnh tranh với nghề nuôi
chim câu thủ công cổ truyền thôi. Nó làm hạ giá thành, vì
phải cạnh tranh với Gà, Cút, và rộng ra là Bò, Heo, Cá.
Việc đó sẽ tiêu diệt ngành nuôi thủ công nhỏ lẻ. Nếu ta
không cải tiến, Bồ Câu Trung Quốc cũng sẽ tiêu diệt nghề
Bồ Câu của ta.
*
 
Cách nào cũng tốt, nhưng chưa thấy bác nào dám chia sẻ hêt kinh nghiệp, hey, chỉ toàn chung chung, chiêu này ai cũng xài rôi cũng biết rôi, nhưng quan trọng chủ đề này nghiên cuu cách làm sữa diều, để tôi nhờ bạn tôi đem mẫu đi phân tích, các bác có thể lấy mâu sua dieu dem den benh vien nho phan tich giup, cho phi ko bao nhieu dau
 
Đây là các ảnh chụp từ các Website tiếng Tàu, từ khoá "冷冻鸽 picture":
*
Bồ câu sắp ra ràng:
*
images

*
images

*
Bồ câu đã lớn:
*
images

*
Bồ Câu đông lạnh:
*
images

*
images

*
images

*
Không có loại "nửa con" hay "một phần tư" nhú "Cánh với Ngực" hay "Đùi với Sườn."
Thịt chim Cút đông lạnh bán ở Mỹ thường ở dạng 1/4 con.
*
 

cẩn thận vơi video clip cua china, các bác lôi đầu bồ câu ra thử nghiệm hok khéo tiền mất tật mang. Bài báo của nó ta cũng dè chừng

Ta xem thực tế vẫ tôt hơn,

--------

Thông tin chính xác là Bác thức nhập trực tiếp 1số lượng khá lớn giống của trung quốc chắc là đã thây tận mắt cách nuôi , mong bác chia sẻ để anh em mở rộng tầm măt.
Chỉ có bác thức là từng giao dịch với bên trung quốc nên bác chia sẻ nào
 
Last edited:
Bác Anhmytran cho tôi hỏi chút. Bác biết tiếng Hán, tiếng anh, nên bác tìm được khá nhiều thông tin mà tôi không thể tìm được.
Chả là thế này, tôi có tự làm 1 cái máy ấp trứng bồ câu. Cũng theo các cách chỉ dẫn trên diễn đàn, và tôi nghĩ chim và gà đều như nhau, nên để nhiệt độ ấp là 37độ6. Nay đọc bài này của bác:
"Đây là tóm tắt bài tiếng Hán:
Ấp trứng bồ câu bằng máy:
có thể nở trên 88%, trong khi bố mẹ ấp nở chỉ được 68% thôi.
Mỗi chiều tối, 8 giờ, thì phải đi nhặt hết trứng trong các ổ,
để vào kệ mát giữ ở 18 độ, thoáng khí.
Sau 4 ngày, thì đưa vào máy ấp, nhiệt độ từ 38,3 đến 38,8, so
với trứng gà thì nóng hơn 0,5 đến 1 độ. Độ ẩm 50% đến 55%.
Mỗi ngày đảo trứng 4 đến 6 lần. Đến ngày 12, mỗi ngày đưa trứng
ra ngoài tủ ấp, cho mát xuống 30 độ mới đưa lại vào trong tủ.
Soi trứng vào ngày ấp thứ 5, 10 và 16 để lọc trứng xấu vứt ra
cho tủ khỏi có mùi thối. Sau đó không đảo trứng nữa. Ngày 17
và 18 thì bắt đầu nở."

Nên muốn nhờ bác tìm thêm các thông tin khác xem có đúng ấp ở nhiệt độ đó không?

Mặc dù tôi ấp máy ở 37 độ 6 ( nhiệt độ tại vỏ trứng) khoảng 12 ngày rồi cho chim ấp tiếp, trứng nở rất tốt, nhưng chim con sau đó lại chết quá nhiều, (có thể hiện tại chim tôi đang bị bệnh nữa).

Nhân tiện hỏi các anh chị khác như anh Thức đã ấp rồi, cho tui biết thêm về nhiệt độ ấp của trứng chim bồ câu chính xác là bao nhiêu độ?

Cám ơn các anh chị.


 
Âu Mỹ nuôi bồ câu để thi, nên không ấp máy.
Chuyện ấp máy chỉ để chăn nuôi ăn thịt thôi.
Vì vậy, chỉ có thể tìm bài tiếng Hán. Các bài
tiếng Hán, cũng như tiếng Việt, vì không tôn
trọng bản quyền như Âu Mỹ, nên hay cắp bài của
nhau mà đăng lại. Dù sao, tôi sẽ gắng tìm bài
khác, coi con số như thế nào.
*
Mặt khác, bạn có thể thử nghiệm một mẻ như nó
nói xem sao. Chỉ nâng hơn ấp trứng gà Nửa độ
thôi.
*
Theo tài liệu đua chim Đài Loan, thì bồ câu ít
bị bệnh vi trùng, nhưng hay bị giun, sán, lải.
Bạn chịu khó khám xét, và cho uống thuốc trị
sán lải nhé. Nó còn nói dễ lây qua tay người.
Bồ câu nó để đua, nên tay người hay chạm vào con
nọ con kia, nhưng ta nuôi trong chuồng, có mấy
khi tay sờ vào đâu mà lây lan?
*
Bạn merline không tin các nguồn tin chữ Hán.
Tôi cũng không tin lắm, nhưng đó là tài liệu
tham khảo. Thực tế chăn nuôi thì chính mình
phải làm mà thực nghiệm chứ. Dù sao, tôi tin
cách ấp máy và nuôi bô, hoàn toàn không cần
chim bố mẹ. Bồ câu đua của Mỹ còn có bột sữa
nuôi bộ cho chim câu con nữa kia. Vậy thì họ
cũng tin rằng có thể nuôi bộ dược. Tôi đã thử
tính làm bột này bằng công thức 1 ký gạo, nửa
ký đậu nành, thêm chút muối ăn, Vitamin B1, B12,
E, mầm mạ lúa nghiền bột, bột dá vôi, nhưng bà
con chê là không có con số cụ thể. Mong có người
thí nghiệm mới có con số cụ thể được. Tôi lại có
ý kiến là giữ bí mật các con số đó, vì nó là mồ
hôi mình đổ ra mới có, chẳng thể chia sẻ cho người
khoanh chân nhậu nhẹt rồi có sẵn mà ăn.
*
 
Tôi nghi ngờ nhiết độ ấp trứng như trên là vì 1 lẽ nữa. Vì tôi nuôi ít nên khi lấy trứng từ máy ra để tráo cho trứng mới đẻ (đã ấp 1 ngày) thì cầm 2 quả trứng trong tay, nên cảm giác được nhiệt độ quả trứng chim đang ấp nóng hơn quả trong máy lấy ra.
Bởi vậy tôi mới hỏi anhmytran như trên.
Hôm trước có cho cái cặp nhiệt độ của y tế vào cho chim ấp luôn với trứng thì thấy báo 37 độ 5. Để lặp lại vài lần nữa thử xem.
 
Từ khoá (keyword) 人工孵鸽技术 Kỹ thuật ấp trứng bồ câu bằng sức người.
*
Bài này khác bài trên, và cũng không có tác giả:
http://www.chinabaike.com/z/nong/tz/484769.html
*
Dịch nội dung:
Nhiều người cho rằng ấp trứng bồ câu cũng như ấp trứng gà.
Thật ra, đặc tính sinh vật Bồ Câu và Gà khác nhau nên ấp
trứng cũng khác. Thứ nhất là nhiệt độ, so với ấp trứng gà
thì cao hơn. Nhiệt độ từ 38,3 đến 38,8, không những tỷ số
nở cao, mà con đẹp, sức khoẻ hơn. Thứ hai là độ ẩm, thấp
hơn ấp trứng gà chừng 10%, cả thời gian ấp giữ từ 50% đến
55%. Nên chú ý đừng cho độ ẩm quá cao, nhất là lúc chim con
nở rộ, nhất định không được phun nước vào trứng như ấp gà
cho dễ nở, thì trứng câu sẽ kém nở đi. Thứ ba là vá dán keo
vỏ trứng giập vỡ trước khi ấp làm tăng tỷ lệ nở. Thứ tư là
soi trứng thống kê trứng không cồ, điều chỉnh cặp đôi để nâng
cao tỷ lệ trứng có cồ. Thứ năm là lấy trứng đã ấp 12 ngày đưa
ra ngoài tủ ấp cho trứng mát xuống rồi lại để lại ấp tiếp.
*
Nhận xét: bài này khác bài trên, nhưng con số nhiệt độ cũng
y chang. Về chuyện làm mát trứng, thì không rõ bằng bài trên.
*
Bài này khác: http://www.xinnong.com/ge/jishu/869866.shtml
Nguồn nó lấy của 中国特种养殖信息网
*
Tôi không dịch nữa, vì nó nói nhiều và dài giòng. Con số nhiệt
độ thì khác, thấp hơn 2 bài trên, cụ thể là từ 37,8 đến 38,3 độ.
Độ ẩm thì thấp hơn ấp trứng gà 10%, cụ thể là 55% đến 65%. Sau
ngày thứ 5 thì soi trứng, rồi soi ngày 10 và ngày 16. Sau đó,
các kỹ thuật cũng như bài trên.
*
 
Tôi ko làm theo những gì tài liệu đã ghi chép, làm theo bản năng thoi, góp them vài dòng cho sôi động

--------

ban ngày cho 38,5. Ban dem cho 39 co khi 40. 2tiếng cho khởi động quạt gió 1lần 10giây. khay nước đạt trước quạt gió, thế mà thây trứng vẫn nở, nuôi đc 1tuần ấy. Mẻ thử nghiệm 27trứng sau khi loại trứng nở 18trứng, chết 1con do bi con gi đó cắn

--------

những trứng loại ra ko phải chết phôi mà là ko có trống, tôi lấy trứng bồ câu hậu bị mới rớt trứng lần thứ 2 nên cho thí nghiệm luôn, kết quả ko phải tốt nhưng ít ra ta làm theo bản năng kinh nghiệm riêng, sách báo tài liệu là để tham khảo

--------

Àk quên kái máy ấp dc tôi chế tác lại nên ko phải như những gì các bác biết trên các loại máy ấp khác, tôi khoan 2lổ 15li bên dưới thân máy để mõi khi quạt khởi động sẽ đẩy khí nóng ra ngoài dẫn tới nhiệt độ bên trong ko còn là 39 nữa

--------

Trứng đc đảo bằng tay luôn, 1ngày 4lần, mõi khi đảo trứng tôi tăng nhiệt độ lên 42-45 để làm nóng rôi hạ dần nhiệt độ, tôi đang làm như vậy cốt để thí nghiệm ai thích thì tự nghiên cuu cho vui

Àk còn việc lây trứng bồ câu cho gà tre ấp thì tôi pótay ai làm rôi thì lên tiếng nhé
 
Last edited:
Cái nút "Cám ơn" này tôi đã phàn nàn, và bác Khúc Thuỵ Du
cũng đã trả lời: nó lúc có lúc không với người này người
khác, không biết đằng nào mà mò, không điều khiển được.
*
Vì vậy, đôi khi đọc xong mấy ngày mới quay lại cám ơn được.
Đôi khi quên đi, thì khỏi cám ơn nữa.
*
 
Bồ câu mới nở cho nó húp cháo loãng pha vitamin và chất khoáng nó vẫn sống nèk bà con. Ko biết lớn lên trọng lượng và sức khoẻ thế nào.

--------

Lấy cơm trộn với nước sôi tán nhuyễm là lụm ko cần phải nấu luôn, do đang thí nghiệm cho vui nên làm 2cặp, hy vọng là nó sống, khi trứng khẽ mỏ trong tủ ấp tôi nhỏ 2giọt vitamin c. Con nào ko nở tách vỏ cho nó nở . lấy cám gạo pha loang nhỏ vô miệng nó , pha thêm tí men tiêu hoá của trẻ con vào

Trước mắt chỉ áp dụng cho vui có kinh nghiệm với cô bác trên diễn đàn chứ thật ra tốn công quá đi mất
 
Last edited:
đọc từ đầu đến cuối thấy rất hay nhưng không có nút cám ơn!
Vậy ở đây em xin cám ơn các bác rất nhiều!
 
Tôi chưa có kinh nghiệm nuôi nhiều, nhưng tôi thấy các bác bàn tán nhiều quá mà hiệu quả chẳng có bao nhiêu. các bác biết chim bồ câu nuôi con bằng sữa lúc mới nở rồi vậy thì nên nghiên cứu sữa để mớm cho chim sẽ tốt hơn. tôi nghĩ 1 cách ép chim nhưng không biết có hiệu quả không vì tôi cũng chưa làm mạn phép nói lên suy nghĩ của mình nhé.
+ ví dụ: bạn có 10 cặp chim đẻ cùng ngày, bạn lấy 5 cặp chim tự ấp, 5 cặp lấy trứng mang ấp máy, đến ngày thứ 17 lúc bắt đầu khẻ mỏ chuẩn bị nở hoặc nở bạn cho 5 cặp chim ấp nuôi mỗi cặp 4 con khoảng 1 tuần - 10 ngày bạn mang ra nuôi bộ. chim con 7-10 dễ nuôi hơn lúc mới nở và 1 cặp bố mẹ nuôi 4 con 7-10 ngày không biết nổi không?( mình chưa thử 1 cặp bố mẹ nuôi con trong 7-10 ngày). lần sau bạn đổi lại cặp nào đã ấp máy thì lứa sau sẽ cho chim mẹ ấp để chim đỡ mệt và khỏe hơn. không biết có hợp lý không với những người cần ép chim.
 


Back
Top