Thị trường cá tra, cá Ba Sa xuất khẩu

  • Thread starter Maymanluondenvoianh0988
  • Ngày gửi
- Từ khi chúng ta mở rộng xuất khẩu thì nghề nuôi cá tra và cá basa bước sang một trang mới và trở thành đối tượng xuất khẩu mang về nguồn ngoại tệ cao. Thị trường xuất khẩu đã mở rộng ra trên 50 quốc gia và vùng lãnh thổ, đặc biệt do chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao, có thời điểm xuất khẩu cá tra sang thị trường EU đã tăng 214% về khối lượng và giá trị. Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia thì hoạt động sản xuất và tiêu thụ cá tra, cá basa tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) vẫn chưa thật ổn định và bền vững.<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:eek:ffice:eek:ffice" /><o:p></o:p>
<o:p></o:p>
ĐBSCL vốn có truyền thống nuôi cá tra và cá basa từ lâu. Trước đây, cá tra được nuôi phổ biến trong ao, đăng quầng, bãi bồi và nuôi lồng bè. Cá basa chủ yếu được nuôi trên các con sông lớn thuộc các tỉnh An Giang, Đồng Tháp. Đến nay cá tra và cá basa đã được nuôi ở hầu hết các tỉnh, thành trong khu vực, đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ nội địa và cung cấp nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu.<o:p></o:p>
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nuôi cá thương phẩm thâm canh tại ĐBSCL có năng suất khá cao do phần lớn hộ nuôi đều được tập huấn nuôi sạch theo tiêu chuẩn SQF. Cụ thể, cá tra nuôi trong ao đạt tới 200-300 tấn/ha, cá tra và cá basa nuôi trong bè đạt từ 100-150kg/m<SUP>3</SUP>/bè… Dự kiến trong năm nay, sản lượng cá tra và cá basa của ĐBSCL ước đạt từ 1,1-1,2 triệu tấn.<o:p></o:p>
<o:p></o:p>
Cùng với sự thành công về năng suất chăn nuôi, ngành công nghiệp chế biến cá tra và cá basa cũng có sự tiến bộ vượt bậc. Nếu thời điểm năm2005, toàn vùng ĐBSCL chỉ có 103 nhà máy chế biến đông lạnh với tổng công suất thiết kế đạt trên 638 ngàn tấn, trong đó có 36 nhà máy có chế biến cá tra và cá basa, tổng công suất thiết kế đạt gần 273 ngàn tấn/năm. Đến tháng 6/2008, số lượng nhà máy có chế biến cá tra, cá basa đã tăng lên thành 84 nhà máy với tổng công suất đạt gần 1 triệu tấn/năm, tập trung chủ yếu tại các địa phương như: An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Tiền Giang.<o:p></o:p>
<o:p></o:p>
Mặc dù diện tích nuôi được mở rộng, năng suất, sản lượng và kim ngạch xuất khẩu luôn tăng qua từng năm song nghề nuôi cá tra và cá basa tại khu vực ĐBSCL vẫn chưa thật ổn định và bền vững. Trong sản xuất vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ về ô nhiễm môi trường, biến động về thị trường, giá cả. Có thể dẫn chứng điều này qua sự kiện năm 2005, do EU tăng cường các biện pháp kiểm soát việc sử dụng kháng sinh trong thủy sản xuất khẩu của Việt Nam cộng tác động của vụ kiện chống phá giá cá tra và cá basa vào thị trường Mỹ khiến nguồn nguyên liệu bị “dội chợ” làm cho không ít người nuôi lâm vào cảnh phá sản.<o:p></o:p>
<o:p></o:p>
Đặc biệt, trong những tháng đầu năm 2008, người nuôi cá tra và cá basa lại đang đứng trước nguy cơ thua lỗ do chi phí sản xuất tăng ở mức 14.000-15.500 đ/kg (tương đương với giá bán ở thị trường). Điều đáng nói là trong chăn nuôi cá tra và cá basa, chi phí thức ăn chiếm tỷ trọng rất lớn, nhất là trong giai đoạn trước khi thu hoạch. Chính vì vậy, dù Nhà nước đã “bơm” 1.000 tỷ đồng hạn mức tín dụng cho các DN thu mua nguyên liệu để giải quyết đầu ra cho cá tra, cá basa nhưng khả năng thu mua hết sản lượng cá nuôi trong dân là rất khó do bởi theo tính toán, nếu tất các các cơ sở chế biến hoạt động hết công suất thì cũng chỉ tiêu thụ được khoảng 3.000 tấn/ngày. Như vậy mỗi tháng cũng chỉ tiêu thụ được gần 100 ngàn tấn nguyên liệu.<o:p></o:p>
<o:p></o:p>
Ngoài khó khăn do không dự báo được tình hình thị trường khiến hiện tượng ùn tắc nguyên liệu xảy ra trong những tháng gần đây, hoạt động sản xuất và tiêu thụ cá tra, cá basa vẫn còn những vấn đề cần sớm được giải quyết như: tỷ lệ sản phẩm có giá trị gia tăng còn thấp, chủ yếu mới chỉ xuất khẩu ở dạng fillet cấp đông đơn thuần nên giá xuất khẩu không cao (bình quân 3USD/kg); thiếu kho chứa hàng, thiếu các chợ đầu mối thủy sản tập trung để làm cầu nối ổn định giá cho cả người sản xuất và các nhà máy chế biến; hệ thống xử lý nước thải và các công trình bảo vệ môi trường tuy đã được đầu tư nhưng chưa thường xuyên được nâng cấp nên vẫn còn tình trạng nước thải từ nhà máy đổ trực tiếp ra sông mà chưa qua xử lý; chưa phổ biến rộng khắp quy trình sản xuất sạch theo tiêu chuẩn HACCP; vẫn còn việc mua bán và sử dụng hóa chất, kháng sinh…/.<o:p></o:p>
<o:p></o:p>
<o:p></o:p>
 


Xin chào!Ở ĐBSCL chúng ta hiện nay thì rất nhiều hộ nông dân nuôi trồng cá tra và cá ba sa, tuy nhiên vấn đề hiện nay là nước ta đang đứng trước nguy cơ phá sản do không tiêu thụ được. Cá thì bị bệnh rất nhiều, phân bón thì tăng liên tục đã làm cho các nhà nuôi trồng không còn khả năng tiếp tục nuôi nữa. Các nhà sản xuất thì không đủ vốn để có thể mua,và hiện nay dù có ổn định được đôi chút nhưng vẫn còn tình trạng nuôi cá vẫn cứ để đó làm cho tình trạng thu mua ngày càng khó khăn. Hiện nay người dân vẫn trông chờ vào nhà nước để giải quyết, điều trước tiên là các hộ nông dân cần chủ động liên hệ với các doanh nghiệp để thu mua tạm thời tránh để cá quá lứa làm năng suất giảm thì cảng khó hơn. Chúc các nông luôn thành công và gặp nhiều may mắn! Chân thành cảm ơn!
 
Hơ...!Khổ thân con cá basa
Lúc cao giá quá, lúc ra ngoài đồng! (làm phân bón)
 
Last edited by a moderator:
<TABLE id=table7 cellSpacing=0 cellPadding=0 width="100%" border=0><TBODY><TR><TD class=textcontent vAlign=top>(MFONEWS)-Việc áp dụng thuế chống bán phá giá ở Mỹ đã khiến các nhà xuất khẩu thủy sản Việt Nam tìm kiếm thị trường mới .Ông Ngô Phước Hậu - chủ tịch ủy ban cá - cho biết các doanh nghiệp Việt Nam không quan tâm nhiều đến việc xem xét lại mức thuế chống bán phá giá vào thị trường Mỹ vì sản phẩm cá tra, cá ba sa VN đang được tiêu thụ mạnh tại các nước châu Âu, Trung Đông, Nga... </TD></TR><TR><TD class=textcontent vAlign=top>Đầu tháng 5-2006, Bộ thương mại Mỹ (DOC) đã công bố kết quả xem xét lại mức thuế đối với các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, cá basa sang Mỹ. Theo đó, các sản phẩm cá tra, cá basa của Việt Nam vào Mỹ vẫn chịu mức thuế cao, mức 63,88% (Riêng Công ty Cataco bị áp mức thuế lên đến 80,88%).

Việc áp dụng thuế chống bán phá giá ở Mỹ đã khiến các nhà xuất khẩu thủy sản Việt Nam tìm kiếm thị trường mới .Ông Ngô Phước Hậu - chủ tịch ủy ban cá - cho biết các doanh nghiệp Việt Nam không quan tâm nhiều đến việc xem xét lại mức thuế chống bán phá giá vào thị trường Mỹ vì sản phẩm cá tra, cá ba sa VN đang được tiêu thụ mạnh tại các nước châu Âu, Trung Đông, Nga...(Theo TT)

Các số liệu của Tổng cục Thống kê ở Hà Nội cho thấy năm ngoái, Việt Nam xuất khẩu 141 ngàn tấn cá tra và basa, trị giá 328 triệu đô la.

Nga là thị trường hàng đầu của cá basa Việt Nam

Nga đã trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của cá tra, basa Việt Nam, với lượng xuất khẩu cá ba sa, cá tra tăng vọt lên 16.000 tấn kể từ đầu năm đến nay, so với 500 tấn của cùng kỳ năm trước.

<TABLE cellSpacing=1 cellPadding=1 width=200 align=center summary="" border=1><TBODY><TR><TD>
0671411.Van_Cabasa.jpg
</TD></TR></TBODY></TABLE>

Các chuyên gia ngành thủy sản cho biết, ngoài thị trường Nga, Liên minh châu Âu (EU) năm nay cũng nhập khẩu lượng lớn cá tra, basa của Việt Nam. Đây là thị trường khu vực lớn nhất của cá basa, cá tra Việt Nam với lượng xuất khẩu trên 37.000 tấn trong nửa đầu năm, tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm trước.
Nga và EU chiếm gần 2/3 tổng lượng xuất khẩu cá tra, basa của Việt Nam về cả khối lượng và giá trị.

Trong khối EU, Ba Lan, Tây Ban Nha và Hà Lan là ba nước nhập khẩu cá tra, basa hàng đầu của Việt Nam. Các sản phẩm cá tra, basa bán tại các chuỗi cửa hàng bán lẻ chính của các nước này chủ yếu là dạng philê, với số lượng ngày càng tăng.

Theo đánh giá của các chuyên gia ngành thủy sản, mức tăng trưởng nhảy vọt của các thị trường trên cho thấy một xu hướng mới trong việc mở rộng thị trường xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam.

Năm 2005, Việt Nam đã xuất khẩu 141.000 tấn cá tra và basa, đạt kim ngạch 328 triệu USD (Số liệu từ Bộ Thủy sản)
</TD></TR></TBODY></TABLE>
 


Back
Top