Thị trường tiêu thụ bồ câu ra ràng sẽ như thế nào trong tương lai?

Cũng như bất kỳ ngành nghề sản xuất, kinh doanh nào, vấn đề đầu ra cho sản phẩm đều rất quan trọng, ảnh hưởng quyết định đến tương lai của nhà sản xuấn. Cũng là một người chăn nuôi, sản xuất, mình muốn trao đổi về vấn đề "thị trường tiêu thụ của bồ câu ra ràng trong tương lai như thế nào?". Để trả lời cho câu hỏi này quả thật không phải do chính những người chăn nuôi chúng ta quyết định, mà hoàn toàn do nhiều yếu tố khác. Tuy vậy, nếu trả lời cho câu hỏi và giải bài toán như trên, chắc chắn chúng ta sẽ đúc kết những vấn đề để quyết định xem có nên đầu tư vào nghề chăn nuôi bồ câu công nghiêp hay không?

8568188887_a492c7c3a6_c.jpg


1. Về thị trường tiêu thụ của bồ câu ra ràng hiện nay
Như đã có phân tích ở bài viết trước: "Phải khẳng định là thị trường chim bồ câu thịt hiện nay tập trung chính ở một số trung tâm lớn: TP.HCM, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Dương, Hà Nội, Cần Thơ, Đà Nẵng. Ở những thị trường này thì cũng chỉ tập trung ở khu trung tâm, chứ vùng ngoại thành thì cũng rất khó tiêu thụ, vì đúng như có ý kiến cho rằng bà con mình vẫn còn có tư tưởng "ăn bồ câu bị bệnh phong". Do mình chủ yếu tập trung nghiên cứu thị trường TP.HCM, tạm đưa ra các con số về việc tiêu thụ ở thành phố là khoảng 6.000 con/tuần. Trong số này, các nhà hàng ở thành phố là tiêu thụ nhiều nhất, thị phần còn lại là ở những quán nhậu "cốc" (tổng cộng 2 thị phần này chiếm đến 70%), phần còn lại là bà con ăn nhỏ lẻ, mua ngoài chợ, hoặc về quê mua lên, nuôi nhỏ lẻ để ăn,... Phân tích như vậy để thấy thị trường bán lẻ sau khi trừ phân khúc các nhà hàng thì phần còn lại cũng không lớn. Vả lại, điều cần lưu ý là các quán ăn của người Hoa thì tiêu thụ bồ câu rất lớn, vì từ lâu người Hoa đã ăn bồ câu vì biết rằng trong thành phần thịt bồ câu có nhiều bài thuốc, rất bổ dưỡng. Người Hoa thậm chí chỉ hầm bồ câu với thuốc bắc, rồi lấy phần nước để uống, ít ăn hoặc không ăn xác bồ câu. Do đó, đến 60% thị trường bồ câu thịt ở TP.HCM là do người Hoa tiêu thụ. Người Việt cũng có dùng, nhưng chỉ số ít biết đến công dụng mới dùng hoặc là những anh đi nhậu cũng dần dần biết đến món bồ câu. Trong những năm gần đây, số người Việt biết và ăn bồ câu ở TP tăng dần đều qua các năm. Vì vậy, thị trường ở đây cũng không giảm.

Thực tế việc mua bán ở trang trại mình cũng có lúc lên xuống, nhưng quả thật những mối nhà hàng mà mình đã giao vào những ngày đầu tiên thành lập trại đến giờ chưa bao giờ giảm; đồng thời qua tổng kết thì số lượng đặt hàng tăng bình quân 10% mỗi năm.

8135270711_97bf12c210_c.jpg


2. Con đường tiêu thụ sản phẩm bồ câu ra ràng: qua theo dõi thực tiễn, nhận thấy có 3 con đường đưa bồ câu ra ràng đến với người tiêu dùng:
2.1. Người chăn nuôi cung cấp trực tiếp hoặc qua các đầu mối thương lái để cung cấp cho các nhà hàng.
2.2. Bán trong các chợ, siêu thuị, nhà phân phối bán sỉ, lẻ,....
2.3. Một số lượng lớn bồ câu được nhập từ TQ và bán trực tiếp vào các hệ thống nhà hàng lớn của thị trường.

Trong 3 con đường đó, đa số người chăn nuôi hoặc thương lái người Việt Nam khó có thể bán được với giá bán cao, vì hầu như không được bán cho chủ, mà chủ yếu là qua hệ thống nhân viên quản lý và đều phải trích hoa hồng. Còn sản lượng bán trong các chợ, siêu thị,... số lượng không đáng kể (mặc dù có tăng trong thời gian gần đây).

8455995532_7133814290_c.jpg


8577009960_b801acf707_c.jpg


3. Văn hóa ẩm thực liên quan đến bồ câu như thế nào?
Có thể tạm kết luận là: nếu người biết ăn thịt bồ câu thì biết và dùng rất nhiều; còn người không biết hoặc chưa biết nhiều về công dụng của bồ câu thường không ăn hoặc ăn rất ít. Tuy nhiên, qua khảo sát thì thấy rằng ai đã từng ăn 1 lần thịt bồ câu ra ràng đều cho rằng thịt ăn rất ngon.

Ngoài người Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Singapore, các quốc gia còn lại trên thế giới thì chắc không ăn thịt bồ câu và không phát triển ngành nghề kinh doanh liên quan đến loại thực phẩm này.

8326169574_87b8ff55a2_c.jpg


5214526476_22e1e607f7_z.jpg


4. Nhà cung cấp ở Việt Nam chiếm bao nhiêu % thị trường tiêu thụ nội địa?

Bây giờ nếu tập hợp tất cả những trại nuôi có quy mô công nghiệp (theo mình quy mô công nghiệp phải nuôi ít nhất 400 - 500 cặp trở lên), thì rõ ràng cả nước Việt Nam chẳng có bao nhiêu trang trại. Đa số bà con vẫn còn nuôi theo kiểu truyền thống (thả bay tự do hoặc quây lưới nuôi tràn làn trong nhà), số lượng không lớn, do đó không thể nào bán được số lượng lớn, mà cũng chỉ bán nhỏ, lẻ, không sử dụng bất kỳ công cụ kinh doanh hiện đại nào.

Với tư duy như vậy, quả thật, theo khảo sát tại thị trường thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, chúng ta cung cấp khoảng 2/9 nhu cầu thị trường, 7/9 còn lại do "anh bạn bên kia bên giới" chi phối. Vậy muốn nâng thị phần lên 5/9, thì chúng ta phải làm gì? Hoặc tự mình tăng sản lượng đàn giống, tăng maketing, mở rộng ra các kênh phân phối. Hay là hợp tác với "phía bạn" để giảm dần tỷ lệ hàng hóa mua bồ câu bên TQ; Hoặc cuối cùng là hợp tác 100% với đối tác này để phát triển sản xuất trong nước và cung cấp luôn cho thị trường?

Nên nhớ nếu để cung cấp đủ thị phần 5/9 thị trường TPHCM thì tổng đàn bồ câu nuôi công nghiệp phải từ 15.000 đến 20.000 ngàn cặp bố mẹ.

8569294926_e66295c075_c.jpg


8568195135_bb06f3c410_c.jpg


8455989648_615d600473_c.jpg


8584293239_f0294e2c02_c.jpg


(Còn tiếp: Những khó khăn và thất bại của người nuôi bồ câu Việt Nam hiện nay)

Mong tiếp tục đón nhận ý kiến góp ý của diễn đàn.
 


Tôi đã ăn thịt bồ câu rồi, và thấy cũng thường thôi.
Nhà tôi nuôi bồ câu chỉ để bán chim con cho tiệm ăn
ở Hà Nội làm cho khách sang, chứ không bán chim ra
ràng. Chim nhà tôi bán đi mới 15 ngày tuổi, mới nhú
lông cánh. Tôi không ăn mà bán vì thấy cái giá nó hời.
Bán với giá đó để mua gà tơ ăn thì ngon và nhiều hơn.
*
Tuy vậy, ngon dở thì tuỳ theo miệng lưỡi từng người,
không thể nói thịt bồ câu ăn không ngon được. Từ thời
Pháp, nhà tôi đã nuôi và ăn: bồ câu, ngỗng, ngan, vịt
gà, gà tây, thỏ, dê, chuột lang, nhưng kết cục lại, thì
chỉ nuôi gà ta. Không chỉ nhà tôi, mà hầu hết bà con
nông dân miền bắc cũng vậy: nuôi và ăn nhiều con, nhưng
cuối cùng chỉ ăn nhiều nhất là Bò, Lợn, Gà.
*
Nước Mỹ ngày xưa có ăn Bồ Câu. Giống bồ câu Trắng nuôi
công nghiệp ở Việt Nam lấy giống ở Trung Quốc, và giống
này có nguòn gốc là giống King (vua, tiếng tàu là Vương)
của Mỹ. Nó lớn hơn bồ câu ta một chút thôi. Ngày nay ở
Mỹ, người ăn bồ câu rất ít, chủ yếu là người Tàu.
*
 
Bài viết rất hay!

Cảm ơn bài viết của ngocdien!
Mình nghĩ những bài phân tích và chia sẻ như vậy rất có ích đối với tất cả những người đã và đang chăn nuôi. Không chỉ bồ câu mà các loại vật nuôi khác cũng thế!
Tìm hiểu sâu về con vật nuôi --> đưa ra cách nuôi hợp lý nhất, phân tích thị trường và tiến hành các bước đem lại hiệu quả cao nhất trong việc làm kinh tế từ chăn nuôi mà ko phải ai cũng có thể làm được.
Điều quý nhất đó là các chia sẻ từ những đúc kết của bác.
Bác ngocdien đã có 1 hướng đi chăn nuôi theo mình thì rất ok!
Mình cũng học hỏi được nhiều từ những bài chia sẻ của bác!
Chúc ngocdien tiếp tục thành công với hướng đi của mình.
 
Những khó khăn của nền chăn nuôi bồ câu công nghiệp Việt Nam hiện nay

1. Còn nhớ cách nay gần 2 năm, vào tầm tháng 11/2011, tôi có dịp ra tận ngoài Lạng Sơn. Cảnh đẹp ở đây thì khỏi nói, nhưng có điều mình có cảm giác hơi đượm buồn, vì cuộc sống của bà con đa phần vẫn rất khó khăn, dù số ít còn lại thì rất giàu có và sung túc. Còn thị trường bồ câu thịt ở đây thì đúng là con số 0 tròn trĩnh. Từ Lạng Sơn, đi 1 vòng về Hà Nội, để tìm 1 trang trại nuôi bồ câu theo đúng nghĩa trang trại thì quả là rất khó. Tôi có tìm đến tận trang trại - tên S. T, Bắc Giang - được thông tin trên báo chí, truyền hình là có quy mô rất lớn tại miền Bắc, với lợi nhuận hàng năm khoảng 800 triệu đồng. Trên đường đi taxi, tôi mườn tượng về trang trại này với nhiều kỳ vọng để có thể học tập thêm về nghề nuôi bồ câu. Tuy nhiên, khi đến nơi thì không như mình suy nghĩ. Nói chung, cách nuôi và tư duy thì còn rất ư là lạc hậu, không thể nói là trang trại được. Về đầu ra thì không biết thế nào, vì ở đây chỉ chủ yếu bán giống.
Nghiên cứu, tham khảo và tìm hiểu khá lâu ở 3 miền Bắc, Trung, Nam, nhìn toàn cảnh bức tranh buôi bồ câu ở Việt Nam là:
- Tổng đàn bố mẹ: có rất ít, rất ít trang trại nuôi quy mô công nghiệp; số lượng nuôi tập trung ở miền Nam. Nếu tính tổng đàn thì chưa đến 10.000 cặp bồ câu bố mẹ.
- Thức ăn cho bồ câu: thức ăn cho bồ câu thì chủ yếu là ăn những thức ăn sẵn có (ngô, lúa, thậm chí có nơi còn cho ăn cơm nguội). Ở TP.HCM, có Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn có sản xuất thức ăn riêng cho bồ câu, nhưng theo mình thì hàm lượng chưa đạt yêu cầu, thiếu rất nhiều khoáng chất. Nói chung là chưa có ngành nghề hoàn chỉnh sản xuất cám cho bồ câu (ở đây mình không nói đến nuôi bồ câu kiểng, vì ở TP.HCM, nghề chơi bồ câu kiểng đã rất phát triển, thức ăn thì rất cao cấp, nhưng nếu sử dụng cho nuôi bồ câu công nghiệp thì không hiệu quả kinh tế).
- Về hình thức nuôi: đa số còn nuôi theo kiểu lạc hậu; quy mô chuồng trại hiện đại thì rất ít; còn sử dụng vật liệu nuôi tre, lưới hoặc xây những ô chuồng tập trung; chim nuôi vẫn sống theo kiểu bầy đàn, việc quản lý và đánh giá về tổng đàn nuôi quả thật cực kỳ khó khăn. Thậm chí người nuôi cũng không biết "trại" nuôi của mình đạt năng suất bao nhiêu.
- Về tư duy chăn nuôi: chưa xem nuôi bồ câu phải là nghề nuôi bồ câu công nghiệp thì mới có lợi nhuận; nuôi nhỏ ít từ từ rồi nhân lên; trong chăn nuôi thì phải yêu cầu người bán giống thu mua luôn thì mới dám nuôi, chứ chưa nghĩ rằng mình phải tự mình tìm cơ hội phát triển cho mình mới là quan trọng; nuôi lần đầu từ 10 đến 20 cặp rồi lấy kết quả này để mang đi chứng minh rằng mình đã thành công hay thất bại,...
- Về kinh doanh: rất ít nơi sử dụng công cụ kinh doanh hiện đại, cho rằng những công cụ này to tát, mình nuôi nhỏ lẻ thì cần gì vận dụng,... Chính với quan niệm như vậy mà chúng ta đã rất thất bại trong tư duy, nói gì đến việc làm biến đổi thực tế theo hướng tiến bộ, tích cực.
- Về tiền vốn: đa phần ai cũng suy nghĩ là hễ sản xuất thì trong thời gian ngắn phải có lời, nếu lâu quá thì cụt vốn không có hiệu quả. Thực tế, vốn để chăn nuôi bồ câu nói thẳng là không nhỏ, và thời gian hoàn vốn cũng tương đối (không lâu, cũng không nhanh), do đó phải hoạch định về nguồn ngân sách của mình, từ đó thì mới quyết định.

2. Thực tiễn đó, cho thấy nghề chăn nuôi bồ câu công nghiệp hiện nay của Việt Nam - mặc dù đã đến thế kỷ 21 rồi - nhưng đa phần vẫn còn rất lạc hậu; nuôi nhỏ, lẻ; thức ăn thì mỗi nơi mỗi kiểu; buôn bán thì không để ý nhiều đến chiều sâu của sản phẩm và khách hàng của mình; chủ yếu là làm sao thu lợi trước mắt cho mình, còn tương lại thì không biết làm sao. Bà con mình cũng không hề sử dụng bất kỳ công cụ kinh doanh hiện đại nào để áp dụng. Do đó, đến giờ hầu như thị trường con bồ câu đều bị chi phối bởi thương lái đến từ TQ và họ đã chiếm thị phần rất lớn của con bồ câu ra ràng, số ít ỏi còn lại họ "nhường" lại cho mình vì lợi nhuận chẳng bao nhiêu.
Rõ ràng chúng ta có cơ hội rất lớn về thị trường của mính, nhưng chính mình lại không biết nắm bắt thời cơ để vươn lên trong cuộc sống.

3. Mấy hôm nay, khi mình đưa bồ câu ra ràng vào bán trong siêu thị thì tự nhiên đơn đặt hàng của mình tăng lên 200%. Giờ không đủ khả năng cung ứng, và từ đó thắng được thị trường trên sân nhà. Nhưng đi tìm những trang trại nuôi với số lượng lớn để hợp tác thì cũng không tìm được. Một cơ hội để từ từ đánh bật hàng hoá nhập lậu từ bên kia biên giới sắp sửa trôi qua. Thật tiếc, nhưng đành phải chấp nhận. Do đó, từ nay mình sẽ tiếp tục đầu tư, mở rộng sản xuất, cái đích cuối cùng là làm sao phải đánh thắng được sản phẩm nhập lậu với chi phí đảm bảo sản xuất.

Bài học từ con gà - sản phẩm gia cầm rất phổ quát của người Việt Nam - giờ nằm trong tay tất cả nhà sản xuất của nước ngoài, dù rằng người Việt Nam vẫn là người bỏ công chăm sóc, làm hết mọi việc, nhưng mức phân phối lợi nhuận và rủi ro thì trái ngược nhau, tạm quy kết là mình làm thì người khác hưởng, khi có thiệt hại thì mình phải hứng chịu hết!

Đúng là còn nhiều việc phải làm và cần làm. Cần lắm 1 tu duy, 1 cách nghĩ và sự chung tay của 1 cộng đồng người chăn nuôi bồ câu công nghiệp.
 
Last edited:
Đọc hai bài viết của bác Ngọc Điền thấy rất hay, rất thực tế và phản anh đúng thực trạng ngành chăn nuôi nói chung củng như nghề nuôi bồ câu nói riêng. Người Việt chúng ta thường theo số đông, phong trào, giễ nản lòng khi gặp khó khăn. Tôi đã và đang nuôi bồ câu và phải nói rằng, nếu không nắm được kỹ thuật thì nuôi rất khó, khi mới nuôi tôi củng đã 3 chìm 7 nổi, có nhưng khi tính buông tay và nhờ tính ''lỳ lợm'' đã duy trì tới bây giờ và có thể nói tôi đã nuôi thành công con vật này. Tôi còn muốn nói rất, nhưng có lẽ những gì anh Thức đã chia sẽ là quá đầy đủ rồi. Mong rằng anh sẽ góp nhiều tham luận và chia sẽ kinh nghiệm để bà con học tập. Chức anh và bà con thành công và nhiều thắng lợi!
 
Đọc hai bài viết của bác Ngọc Điền thấy rất hay, rất thực tế và phản anh đúng thực trạng ngành chăn nuôi nói chung củng như nghề nuôi bồ câu nói riêng. Người Việt chúng ta thường theo số đông, phong trào, giễ nản lòng khi gặp khó khăn. Tôi đã và đang nuôi bồ câu và phải nói rằng, nếu không nắm được kỹ thuật thì nuôi rất khó, khi mới nuôi tôi củng đã 3 chìm 7 nổi, có nhưng khi tính buông tay và nhờ tính ''lỳ lợm'' đã duy trì tới bây giờ và có thể nói tôi đã nuôi thành công con vật này. Tôi còn muốn nói rất, nhưng có lẽ những gì anh Thức đã chia sẽ là quá đầy đủ rồi. Mong rằng anh sẽ góp nhiều tham luận và chia sẽ kinh nghiệm để bà con học tập. Chức anh và bà con thành công và nhiều thắng lợi!

Anh Đạt có thể cung cấp thêm thông tin về thị trường tiêu thụ bồ câu thịt tại khu vực Hà Tĩnh và phía Bắc không? Đang muốn mở rộng ra ngoài đó nhưng không có nguồn nhân lực nên khả năng quản lý không đạt hiệu quả.

Hy vọng được hợp tác cùng các trang trại nuôi bồ câu ở khu vực phía Bắc và miền Trung.
 
Hiện tại giá bồ câu ở khu vực Bắc Trung Bộ tương đối cao: chim giống(2,5 - 3 tháng) 300k/cặp, chim thịt 60k/con, nhưng không đủ bán, hiện tại Đạt chỉ cung cấp được 5 - 7% như cầu chim giống và thịt mà mọi người đặt hàng. Nhiều lúc tiếc đứt ruột anh Thức Àh hihi. Đạt đang chủ trương nhân đàn và mở rộng trang trai, hi vọng khi đủ lực anh em mình có thể hợp tác bác Thức nhé!
 

Hiện tại giá bồ câu ở khu vực Bắc Trung Bộ tương đối cao: chim giống(2,5 - 3 tháng) 300k/cặp, chim thịt 60k/con, nhưng không đủ bán, hiện tại Đạt chỉ cung cấp được 5 - 7% như cầu chim giống và thịt mà mọi người đặt hàng. Nhiều lúc tiếc đứt ruột anh Thức Àh hihi. Đạt đang chủ trương nhân đàn và mở rộng trang trai, hi vọng khi đủ lực anh em mình có thể hợp tác bác Thức nhé!
Giá như vậy có kèm theo điều kiện gì ko anh..??
Chim ra ràng phải đạt bao nhiều gram..? màu lông như thế nào..?
Bán được Chim giống thì.. lời quá rồi..!!
 
Chim được chim mẹ nuôi lớn(không phải chim nuôi tay), tiêm phòng đầy đủ, bao đổi khi 1 cặp như vậy 2 trống hoặc 2 mái(hi hưu mới có những trường hợp như vậy). Uy tín đặt lên hàng đầu bác àh. Ở quê em củng có những người rao bán chim giống, nhưng chỉ buôn - cò, chim mang từ xa về, nuôi không đảm bảo, chim này chỉ nấu cháo thôi! Bên em 90% là chim trắng, 13 -15 ngày tuổi đạt 5 - 6 lạng/con, có những con lớn hơn.
 
Last edited by a moderator:
Chim được chim mẹ nuôi lớn(không phải chim nuôi tay), tiêm phòng đầy đủ, bao đổi khi 1 cặp như vậy 2 trống hoặc 2 mái(hi hưu mới có những trường hợp như vậy). Uy tín đặt lên hàng đầu bác àh. Ở quê em củng có những người rao bán chim giống, nhưng chỉ buôn - cò, chim mang từ xa về, nuôi không đảm bảo, chim này chỉ nấu cháo thôi! Bên em 90% là chim trắng, 13 -15 ngày tuổi đạt 5 - 6 lạng/con, có những con lớn hơn.
Bác đạt ui???
Cháu mới vào nghề Bồ câu với 50 đôi. Chim của cháu vẫn phát triển bình thường. Nhưng tệ một cái là năng suất chưa được cao. Một tháng cùng lắm cháu cũng chỉ đạt được khoảng 15-20 đôi chim non. Mùa này chim vẫn khó nở các bác ạ. Về dinh dưỡng thì cháu cho ăn như sau: 60% cám C64, 20% ngô (bắp), 20% lúa, thỉnh thoảng bổ sung lúa mầm (tuần 2 lần), khoáng + muối + sỏi cát đầy đủ. Như vậy, không biết còn vẫn đề gì chưa hợp lý không thưa các bác, các chú. Các bác, các chú có kinh nghiệm trong vấn đề chăm sóc chim thì tư vẫn thêm cho cháu với ạ.
Chân thành cám ơn các tiền bối!
 
Bác đạt ui???
Cháu mới vào nghề Bồ câu với 50 đôi. Chim của cháu vẫn phát triển bình thường. Nhưng tệ một cái là năng suất chưa được cao. Một tháng cùng lắm cháu cũng chỉ đạt được khoảng 15-20 đôi chim non. Mùa này chim vẫn khó nở các bác ạ. Về dinh dưỡng thì cháu cho ăn như sau: 60% cám C64, 20% ngô (bắp), 20% lúa, thỉnh thoảng bổ sung lúa mầm (tuần 2 lần), khoáng + muối + sỏi cát đầy đủ. Như vậy, không biết còn vẫn đề gì chưa hợp lý không thưa các bác, các chú. Các bác, các chú có kinh nghiệm trong vấn đề chăm sóc chim thì tư vẫn thêm cho cháu với ạ.
Chân thành cám ơn các tiền bối!
mình thấy cám thì chỉ 20-30% thôi. ngô hạt nên nghiền vỡ chứ đừng nghiền nhỏ 20%, thóc say tuốt bỏ trấu " gạo nức" 20%. thóc nguyên 20%. cho 1 ít cát + cát vàng cộng muối nghiền cộng bột khoáng vào 1 cái hũ nhỏ treo như 1 máng ăn bé nữa
 
50 đôi bố mẹ . ma được có 20 đôi chim con thui ah bạn. tỉ lệ sinh sản ít thế.đạt được mức 40/50 thì mới ok đc. mình cũng đang dự tính nuôi khoảng 50 đôi như bạn đây. mong các bác tiền bối chỉ giáo cho làm sao để tăng mức sinh sản lên chứ ss như thế thì ko ổn chút nào..
 
không phải là không đủ bán mà còn tùy từng địa phương .
giá cả thì cũng không chênh lệch gì nhiều .
bản thân tôi đi gom rồi bán lại cho người tiêu dùng (buôn ) mà còn chẳng thấy người ta mua mấy .
nhà hàng khách sạn cũng ít . người mua chợ thì càng ít .
tôi bán ở HN thi thỏang có chị ra mua 1 con về nấu cháo hoặc nấu xôi cho con ăn thôi .
chứ bình thường cũng ít lắm .
chất lượng và dinh dưỡng chắc rất nhiều người biết đến rồi nhưng thực tế tiêu thụ thì không nhiều . không thiếu .
thậm chí ở quê tôi có thời gian cách đây khỏang 2 tháng . bồ câu ra ràng không có người mua .
hy vọng tiêu thụ tốt hơn nữa để tôi còn có thể đi buôn được !
 
không phải là không đủ bán mà còn tùy từng địa phương .
giá cả thì cũng không chênh lệch gì nhiều .
bản thân tôi đi gom rồi bán lại cho người tiêu dùng (buôn ) mà còn chẳng thấy người ta mua mấy .
nhà hàng khách sạn cũng ít . người mua chợ thì càng ít .
tôi bán ở HN thi thỏang có chị ra mua 1 con về nấu cháo hoặc nấu xôi cho con ăn thôi .
chứ bình thường cũng ít lắm .
chất lượng và dinh dưỡng chắc rất nhiều người biết đến rồi nhưng thực tế tiêu thụ thì không nhiều . không thiếu .
thậm chí ở quê tôi có thời gian cách đây khỏang 2 tháng . bồ câu ra ràng không có người mua .
hy vọng tiêu thụ tốt hơn nữa để tôi còn có thể đi buôn được !
cũng khoai văn sắn phết bác nhỉ. thịt bồ câu giờ nuôi công nghiệp cũng không ngon được như trước với cả lại không phải đồ nhậu.
 
Cùng suy ngĩ phương án tìm đầu ra cho thịt chim bồ câu ra ràng!

Những khó khăn của nền chăn nuôi bồ câu công nghiệp Việt Nam hiện nay

1. Còn nhớ cách nay gần 2 năm, vào tầm tháng 11/2011, tôi có dịp ra tận ngoài Lạng Sơn. Cảnh đẹp ở đây thì khỏi nói, nhưng có điều mình có cảm giác hơi đượm buồn, vì cuộc sống của bà con đa phần vẫn rất khó khăn, dù số ít còn lại thì rất giàu có và sung túc. Còn thị trường bồ câu thịt ở đây thì đúng là con số 0 tròn trĩnh. Từ Lạng Sơn, đi 1 vòng về Hà Nội, để tìm 1 trang trại nuôi bồ câu theo đúng nghĩa trang trại thì quả là rất khó. Tôi có tìm đến tận trang trại - tên S. T, Bắc Giang - được thông tin trên báo chí, truyền hình là có quy mô rất lớn tại miền Bắc, với lợi nhuận hàng năm khoảng 800 triệu đồng. Trên đường đi taxi, tôi mườn tượng về trang trại này với nhiều kỳ vọng để có thể học tập thêm về nghề nuôi bồ câu. Tuy nhiên, khi đến nơi thì không như mình suy nghĩ. Nói chung, cách nuôi và tư duy thì còn rất ư là lạc hậu, không thể nói là trang trại được. Về đầu ra thì không biết thế nào, vì ở đây chỉ chủ yếu bán giống.
Nghiên cứu, tham khảo và tìm hiểu khá lâu ở 3 miền Bắc, Trung, Nam, nhìn toàn cảnh bức tranh buôi bồ câu ở Việt Nam là:
- Tổng đàn bố mẹ: có rất ít, rất ít trang trại nuôi quy mô công nghiệp; số lượng nuôi tập trung ở miền Nam. Nếu tính tổng đàn thì chưa đến 10.000 cặp bồ câu bố mẹ.
- Thức ăn cho bồ câu: thức ăn cho bồ câu thì chủ yếu là ăn những thức ăn sẵn có (ngô, lúa, thậm chí có nơi còn cho ăn cơm nguội). Ở TP.HCM, có Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn có sản xuất thức ăn riêng cho bồ câu, nhưng theo mình thì hàm lượng chưa đạt yêu cầu, thiếu rất nhiều khoáng chất. Nói chung là chưa có ngành nghề hoàn chỉnh sản xuất cám cho bồ câu (ở đây mình không nói đến nuôi bồ câu kiểng, vì ở TP.HCM, nghề chơi bồ câu kiểng đã rất phát triển, thức ăn thì rất cao cấp, nhưng nếu sử dụng cho nuôi bồ câu công nghiệp thì không hiệu quả kinh tế).
- Về hình thức nuôi: đa số còn nuôi theo kiểu lạc hậu; quy mô chuồng trại hiện đại thì rất ít; còn sử dụng vật liệu nuôi tre, lưới hoặc xây những ô chuồng tập trung; chim nuôi vẫn sống theo kiểu bầy đàn, việc quản lý và đánh giá về tổng đàn nuôi quả thật cực kỳ khó khăn. Thậm chí người nuôi cũng không biết "trại" nuôi của mình đạt năng suất bao nhiêu.
- Về tư duy chăn nuôi: chưa xem nuôi bồ câu phải là nghề nuôi bồ câu công nghiệp thì mới có lợi nhuận; nuôi nhỏ ít từ từ rồi nhân lên; trong chăn nuôi thì phải yêu cầu người bán giống thu mua luôn thì mới dám nuôi, chứ chưa nghĩ rằng mình phải tự mình tìm cơ hội phát triển cho mình mới là quan trọng; nuôi lần đầu từ 10 đến 20 cặp rồi lấy kết quả này để mang đi chứng minh rằng mình đã thành công hay thất bại,...
- Về kinh doanh: rất ít nơi sử dụng công cụ kinh doanh hiện đại, cho rằng những công cụ này to tát, mình nuôi nhỏ lẻ thì cần gì vận dụng,... Chính với quan niệm như vậy mà chúng ta đã rất thất bại trong tư duy, nói gì đến việc làm biến đổi thực tế theo hướng tiến bộ, tích cực.
- Về tiền vốn: đa phần ai cũng suy nghĩ là hễ sản xuất thì trong thời gian ngắn phải có lời, nếu lâu quá thì cụt vốn không có hiệu quả. Thực tế, vốn để chăn nuôi bồ câu nói thẳng là không nhỏ, và thời gian hoàn vốn cũng tương đối (không lâu, cũng không nhanh), do đó phải hoạch định về nguồn ngân sách của mình, từ đó thì mới quyết định.

2. Thực tiễn đó, cho thấy nghề chăn nuôi bồ câu công nghiệp hiện nay của Việt Nam - mặc dù đã đến thế kỷ 21 rồi - nhưng đa phần vẫn còn rất lạc hậu; nuôi nhỏ, lẻ; thức ăn thì mỗi nơi mỗi kiểu; buôn bán thì không để ý nhiều đến chiều sâu của sản phẩm và khách hàng của mình; chủ yếu là làm sao thu lợi trước mắt cho mình, còn tương lại thì không biết làm sao. Bà con mình cũng không hề sử dụng bất kỳ công cụ kinh doanh hiện đại nào để áp dụng. Do đó, đến giờ hầu như thị trường con bồ câu đều bị chi phối bởi thương lái đến từ TQ và họ đã chiếm thị phần rất lớn của con bồ câu ra ràng, số ít ỏi còn lại họ "nhường" lại cho mình vì lợi nhuận chẳng bao nhiêu.
Rõ ràng chúng ta có cơ hội rất lớn về thị trường của mính, nhưng chính mình lại không biết nắm bắt thời cơ để vươn lên trong cuộc sống.

3. Mấy hôm nay, khi mình đưa bồ câu ra ràng vào bán trong siêu thị thì tự nhiên đơn đặt hàng của mình tăng lên 200%. Giờ không đủ khả năng cung ứng, và từ đó thắng được thị trường trên sân nhà. Nhưng đi tìm những trang trại nuôi với số lượng lớn để hợp tác thì cũng không tìm được. Một cơ hội để từ từ đánh bật hàng hoá nhập lậu từ bên kia biên giới sắp sửa trôi qua. Thật tiếc, nhưng đành phải chấp nhận. Do đó, từ nay mình sẽ tiếp tục đầu tư, mở rộng sản xuất, cái đích cuối cùng là làm sao phải đánh thắng được sản phẩm nhập lậu với chi phí đảm bảo sản xuất.

Bài học từ con gà - sản phẩm gia cầm rất phổ quát của người Việt Nam - giờ nằm trong tay tất cả nhà sản xuất của nước ngoài, dù rằng người Việt Nam vẫn là người bỏ công chăm sóc, làm hết mọi việc, nhưng mức phân phối lợi nhuận và rủi ro thì trái ngược nhau, tạm quy kết là mình làm thì người khác hưởng, khi có thiệt hại thì mình phải hứng chịu hết!

Đúng là còn nhiều việc phải làm và cần làm. Cần lắm 1 tu duy, 1 cách nghĩ và sự chung tay của 1 cộng đồng người chăn nuôi bồ câu công nghiệp.

-Đọc qua hai bài viết của a Thức trại Ngọc Điền thì tôi cũng thấy được cái tâm và tầm nhìn hiện tại cũng như tương lai của a về con chim bồ câu.Và cũng nói thêm trước khi tôi lập trại bồ câu Pháp Hồn Việt cũng bởi vì món ăn ngon từ bồ câu đã thuyết phục tôi,tôi cũng đã làm cuộc khảo sát, nghiên cứu giống như đem sản phẩm của mình đi makerting với những người đã từng sử dụng và chưa từng sử dụng bồ câu ra ràng thì kết quả nhận được được rất khả quan là mọi người đêu đánh giá ngon hơn so với con gà,con vịt.Đó là 1 niềm tin để tôi muốn nâng cao quy mô trại của mình.nhưng đều tôi băn khoăn lo lắng đó chính là đâu ra của loại thịt này,cụ thể là làm thể nào để mọi người dân trong nước đều biết được tác dụng của loại thịt này,đều dễ dàng mua được với giá cả phải chăng và đến lúc nào đó nó hiện diện trên bàn ăn của mỗi gia đình thường như món thịt gà,thịt vịt,thịt heo...
-Với quy mô và thương hiệu gây dựng lâu nay của trại Ngọc Điền thì đâu ra hiên giờ của a rất là dễ đến tận tay các nhà hàng,quán nhậu,siêu thị không thông qua các lái buôn...nhưng với những trại nhỏ lẻ đang trong giai đoạn phát triển như tôi lúc này thì đầu ra cũng là vấn đề rất khó khăn,nhân tiện đây cũng mong a chia sẻ thêm là a đã tìm đâu ra như thế nào lúc mới tập tễnh vào nghề này?
-Theo tôi nhận thấy không riêng gì các tp lớn như Tp.HCM, Hà Nội, Đã Nẵng, Vũng Tàu... có mức tiêu thu cao mà các thành phố đang phát triển của Nam Bộ cũng rất tiềm năng tiêu thụ loại thịt này ví dụ như Cần Thơ, Vĩnh Long,...tập trung nhiều nhà hàng,quán ăn,quán nhậu.Bởi vậy trại bồ câu Pháp Hồn Việt đang hướng đến mục tiêu là nơi cung ứng thịt bồ câu ra ràng lớn trong khu vực này.
-Và sau thời gian chăn nuôi về loại chim này thì mình nhận thấy rằng nếu nuôi với số lượng nhỏ lẻ 100 cặp trở lại thì không đem lại lợi nhuận cao như nhiều phóng sự, bài báo đã đưa tin.Nếu chúng ta chăn nuôi nhỏ lẻ loại này để tăng gia sản xuất trong gia đình thì đó là một phương án hay.Còn để đầu tư vào làm trại lớn thì cần phải suy tính kỹ về mức đầu tư,con giống, thức ăn,nhân công...đến thì trường tiêu thụ,thu hồi vốn,rủi ro....là các vấn đề nan giải cần đưa ra phân tích!
Thân chào a Thức và các bạn.Mong các bạn đóng góp thêm ý kiến và các ơn đã giành thời gian đọc tin!
 
Last edited by a moderator:
Những khó khăn của nền chăn nuôi bồ câu công nghiệp Việt Nam hiện nay

1. Còn nhớ cách nay gần 2 năm, vào tầm tháng 11/2011, tôi có dịp ra tận ngoài Lạng Sơn. Cảnh đẹp ở đây thì khỏi nói, nhưng có điều mình có cảm giác hơi đượm buồn, vì cuộc sống của bà con đa phần vẫn rất khó khăn, dù số ít còn lại thì rất giàu có và sung túc. Còn thị trường bồ câu thịt ở đây thì đúng là con số 0 tròn trĩnh. Từ Lạng Sơn, đi 1 vòng về Hà Nội, để tìm 1 trang trại nuôi bồ câu theo đúng nghĩa trang trại thì quả là rất khó. Tôi có tìm đến tận trang trại - tên S. T, Bắc Giang - được thông tin trên báo chí, truyền hình là có quy mô rất lớn tại miền Bắc, với lợi nhuận hàng năm khoảng 800 triệu đồng. Trên đường đi taxi, tôi mườn tượng về trang trại này với nhiều kỳ vọng để có thể học tập thêm về nghề nuôi bồ câu. Tuy nhiên, khi đến nơi thì không như mình suy nghĩ. Nói chung, cách nuôi và tư duy thì còn rất ư là lạc hậu, không thể nói là trang trại được. Về đầu ra thì không biết thế nào, vì ở đây chỉ chủ yếu bán giống.
Nghiên cứu, tham khảo và tìm hiểu khá lâu ở 3 miền Bắc, Trung, Nam, nhìn toàn cảnh bức tranh buôi bồ câu ở Việt Nam là:
- Tổng đàn bố mẹ: có rất ít, rất ít trang trại nuôi quy mô công nghiệp; số lượng nuôi tập trung ở miền Nam. Nếu tính tổng đàn thì chưa đến 10.000 cặp bồ câu bố mẹ.
- Thức ăn cho bồ câu: thức ăn cho bồ câu thì chủ yếu là ăn những thức ăn sẵn có (ngô, lúa, thậm chí có nơi còn cho ăn cơm nguội). Ở TP.HCM, có Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn có sản xuất thức ăn riêng cho bồ câu, nhưng theo mình thì hàm lượng chưa đạt yêu cầu, thiếu rất nhiều khoáng chất. Nói chung là chưa có ngành nghề hoàn chỉnh sản xuất cám cho bồ câu (ở đây mình không nói đến nuôi bồ câu kiểng, vì ở TP.HCM, nghề chơi bồ câu kiểng đã rất phát triển, thức ăn thì rất cao cấp, nhưng nếu sử dụng cho nuôi bồ câu công nghiệp thì không hiệu quả kinh tế).
- Về hình thức nuôi: đa số còn nuôi theo kiểu lạc hậu; quy mô chuồng trại hiện đại thì rất ít; còn sử dụng vật liệu nuôi tre, lưới hoặc xây những ô chuồng tập trung; chim nuôi vẫn sống theo kiểu bầy đàn, việc quản lý và đánh giá về tổng đàn nuôi quả thật cực kỳ khó khăn. Thậm chí người nuôi cũng không biết "trại" nuôi của mình đạt năng suất bao nhiêu.
- Về tư duy chăn nuôi: chưa xem nuôi bồ câu phải là nghề nuôi bồ câu công nghiệp thì mới có lợi nhuận; nuôi nhỏ ít từ từ rồi nhân lên; trong chăn nuôi thì phải yêu cầu người bán giống thu mua luôn thì mới dám nuôi, chứ chưa nghĩ rằng mình phải tự mình tìm cơ hội phát triển cho mình mới là quan trọng; nuôi lần đầu từ 10 đến 20 cặp rồi lấy kết quả này để mang đi chứng minh rằng mình đã thành công hay thất bại,...
- Về kinh doanh: rất ít nơi sử dụng công cụ kinh doanh hiện đại, cho rằng những công cụ này to tát, mình nuôi nhỏ lẻ thì cần gì vận dụng,... Chính với quan niệm như vậy mà chúng ta đã rất thất bại trong tư duy, nói gì đến việc làm biến đổi thực tế theo hướng tiến bộ, tích cực.
- Về tiền vốn: đa phần ai cũng suy nghĩ là hễ sản xuất thì trong thời gian ngắn phải có lời, nếu lâu quá thì cụt vốn không có hiệu quả. Thực tế, vốn để chăn nuôi bồ câu nói thẳng là không nhỏ, và thời gian hoàn vốn cũng tương đối (không lâu, cũng không nhanh), do đó phải hoạch định về nguồn ngân sách của mình, từ đó thì mới quyết định.

2. Thực tiễn đó, cho thấy nghề chăn nuôi bồ câu công nghiệp hiện nay của Việt Nam - mặc dù đã đến thế kỷ 21 rồi - nhưng đa phần vẫn còn rất lạc hậu; nuôi nhỏ, lẻ; thức ăn thì mỗi nơi mỗi kiểu; buôn bán thì không để ý nhiều đến chiều sâu của sản phẩm và khách hàng của mình; chủ yếu là làm sao thu lợi trước mắt cho mình, còn tương lại thì không biết làm sao. Bà con mình cũng không hề sử dụng bất kỳ công cụ kinh doanh hiện đại nào để áp dụng. Do đó, đến giờ hầu như thị trường con bồ câu đều bị chi phối bởi thương lái đến từ TQ và họ đã chiếm thị phần rất lớn của con bồ câu ra ràng, số ít ỏi còn lại họ "nhường" lại cho mình vì lợi nhuận chẳng bao nhiêu.
Rõ ràng chúng ta có cơ hội rất lớn về thị trường của mính, nhưng chính mình lại không biết nắm bắt thời cơ để vươn lên trong cuộc sống.

3. Mấy hôm nay, khi mình đưa bồ câu ra ràng vào bán trong siêu thị thì tự nhiên đơn đặt hàng của mình tăng lên 200%. Giờ không đủ khả năng cung ứng, và từ đó thắng được thị trường trên sân nhà. Nhưng đi tìm những trang trại nuôi với số lượng lớn để hợp tác thì cũng không tìm được. Một cơ hội để từ từ đánh bật hàng hoá nhập lậu từ bên kia biên giới sắp sửa trôi qua. Thật tiếc, nhưng đành phải chấp nhận. Do đó, từ nay mình sẽ tiếp tục đầu tư, mở rộng sản xuất, cái đích cuối cùng là làm sao phải đánh thắng được sản phẩm nhập lậu với chi phí đảm bảo sản xuất.

Bài học từ con gà - sản phẩm gia cầm rất phổ quát của người Việt Nam - giờ nằm trong tay tất cả nhà sản xuất của nước ngoài, dù rằng người Việt Nam vẫn là người bỏ công chăm sóc, làm hết mọi việc, nhưng mức phân phối lợi nhuận và rủi ro thì trái ngược nhau, tạm quy kết là mình làm thì người khác hưởng, khi có thiệt hại thì mình phải hứng chịu hết!

Đúng là còn nhiều việc phải làm và cần làm. Cần lắm 1 tu duy, 1 cách nghĩ và sự chung tay của 1 cộng đồng người chăn nuôi bồ câu công nghiệp.
 
Những khó khăn của nền chăn nuôi bồ câu công nghiệp Việt Nam hiện nay

1. Còn nhớ cách nay gần 2 năm, vào tầm tháng 11/2011, tôi có dịp ra tận ngoài Lạng Sơn. Cảnh đẹp ở đây thì khỏi nói, nhưng có điều mình có cảm giác hơi đượm buồn, vì cuộc sống của bà con đa phần vẫn rất khó khăn, dù số ít còn lại thì rất giàu có và sung túc. Còn thị trường bồ câu thịt ở đây thì đúng là con số 0 tròn trĩnh. Từ Lạng Sơn, đi 1 vòng về Hà Nội, để tìm 1 trang trại nuôi bồ câu theo đúng nghĩa trang trại thì quả là rất khó. Tôi có tìm đến tận trang trại - tên S. T, Bắc Giang - được thông tin trên báo chí, truyền hình là có quy mô rất lớn tại miền Bắc, với lợi nhuận hàng năm khoảng 800 triệu đồng. Trên đường đi taxi, tôi mườn tượng về trang trại này với nhiều kỳ vọng để có thể học tập thêm về nghề nuôi bồ câu. Tuy nhiên, khi đến nơi thì không như mình suy nghĩ. Nói chung, cách nuôi và tư duy thì còn rất ư là lạc hậu, không thể nói là trang trại được. Về đầu ra thì không biết thế nào, vì ở đây chỉ chủ yếu bán giống.
Nghiên cứu, tham khảo và tìm hiểu khá lâu ở 3 miền Bắc, Trung, Nam, nhìn toàn cảnh bức tranh buôi bồ câu ở Việt Nam là:
- Tổng đàn bố mẹ: có rất ít, rất ít trang trại nuôi quy mô công nghiệp; số lượng nuôi tập trung ở miền Nam. Nếu tính tổng đàn thì chưa đến 10.000 cặp bồ câu bố mẹ.
- Thức ăn cho bồ câu: thức ăn cho bồ câu thì chủ yếu là ăn những thức ăn sẵn có (ngô, lúa, thậm chí có nơi còn cho ăn cơm nguội). Ở TP.HCM, có Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn có sản xuất thức ăn riêng cho bồ câu, nhưng theo mình thì hàm lượng chưa đạt yêu cầu, thiếu rất nhiều khoáng chất. Nói chung là chưa có ngành nghề hoàn chỉnh sản xuất cám cho bồ câu (ở đây mình không nói đến nuôi bồ câu kiểng, vì ở TP.HCM, nghề chơi bồ câu kiểng đã rất phát triển, thức ăn thì rất cao cấp, nhưng nếu sử dụng cho nuôi bồ câu công nghiệp thì không hiệu quả kinh tế).
- Về hình thức nuôi: đa số còn nuôi theo kiểu lạc hậu; quy mô chuồng trại hiện đại thì rất ít; còn sử dụng vật liệu nuôi tre, lưới hoặc xây những ô chuồng tập trung; chim nuôi vẫn sống theo kiểu bầy đàn, việc quản lý và đánh giá về tổng đàn nuôi quả thật cực kỳ khó khăn. Thậm chí người nuôi cũng không biết "trại" nuôi của mình đạt năng suất bao nhiêu.
- Về tư duy chăn nuôi: chưa xem nuôi bồ câu phải là nghề nuôi bồ câu công nghiệp thì mới có lợi nhuận; nuôi nhỏ ít từ từ rồi nhân lên; trong chăn nuôi thì phải yêu cầu người bán giống thu mua luôn thì mới dám nuôi, chứ chưa nghĩ rằng mình phải tự mình tìm cơ hội phát triển cho mình mới là quan trọng; nuôi lần đầu từ 10 đến 20 cặp rồi lấy kết quả này để mang đi chứng minh rằng mình đã thành công hay thất bại,...
- Về kinh doanh: rất ít nơi sử dụng công cụ kinh doanh hiện đại, cho rằng những công cụ này to tát, mình nuôi nhỏ lẻ thì cần gì vận dụng,... Chính với quan niệm như vậy mà chúng ta đã rất thất bại trong tư duy, nói gì đến việc làm biến đổi thực tế theo hướng tiến bộ, tích cực.
- Về tiền vốn: đa phần ai cũng suy nghĩ là hễ sản xuất thì trong thời gian ngắn phải có lời, nếu lâu quá thì cụt vốn không có hiệu quả. Thực tế, vốn để chăn nuôi bồ câu nói thẳng là không nhỏ, và thời gian hoàn vốn cũng tương đối (không lâu, cũng không nhanh), do đó phải hoạch định về nguồn ngân sách của mình, từ đó thì mới quyết định.

2. Thực tiễn đó, cho thấy nghề chăn nuôi bồ câu công nghiệp hiện nay của Việt Nam - mặc dù đã đến thế kỷ 21 rồi - nhưng đa phần vẫn còn rất lạc hậu; nuôi nhỏ, lẻ; thức ăn thì mỗi nơi mỗi kiểu; buôn bán thì không để ý nhiều đến chiều sâu của sản phẩm và khách hàng của mình; chủ yếu là làm sao thu lợi trước mắt cho mình, còn tương lại thì không biết làm sao. Bà con mình cũng không hề sử dụng bất kỳ công cụ kinh doanh hiện đại nào để áp dụng. Do đó, đến giờ hầu như thị trường con bồ câu đều bị chi phối bởi thương lái đến từ TQ và họ đã chiếm thị phần rất lớn của con bồ câu ra ràng, số ít ỏi còn lại họ "nhường" lại cho mình vì lợi nhuận chẳng bao nhiêu.
Rõ ràng chúng ta có cơ hội rất lớn về thị trường của mính, nhưng chính mình lại không biết nắm bắt thời cơ để vươn lên trong cuộc sống.

3. Mấy hôm nay, khi mình đưa bồ câu ra ràng vào bán trong siêu thị thì tự nhiên đơn đặt hàng của mình tăng lên 200%. Giờ không đủ khả năng cung ứng, và từ đó thắng được thị trường trên sân nhà. Nhưng đi tìm những trang trại nuôi với số lượng lớn để hợp tác thì cũng không tìm được. Một cơ hội để từ từ đánh bật hàng hoá nhập lậu từ bên kia biên giới sắp sửa trôi qua. Thật tiếc, nhưng đành phải chấp nhận. Do đó, từ nay mình sẽ tiếp tục đầu tư, mở rộng sản xuất, cái đích cuối cùng là làm sao phải đánh thắng được sản phẩm nhập lậu với chi phí đảm bảo sản xuất.

Bài học từ con gà - sản phẩm gia cầm rất phổ quát của người Việt Nam - giờ nằm trong tay tất cả nhà sản xuất của nước ngoài, dù rằng người Việt Nam vẫn là người bỏ công chăm sóc, làm hết mọi việc, nhưng mức phân phối lợi nhuận và rủi ro thì trái ngược nhau, tạm quy kết là mình làm thì người khác hưởng, khi có thiệt hại thì mình phải hứng chịu hết!

Đúng là còn nhiều việc phải làm và cần làm. Cần lắm 1 tu duy, 1 cách nghĩ và sự chung tay của 1 cộng đồng người chăn nuôi bồ câu công nghiệp.
 
a ngocdien có mail cho em xin với.
em là người đam mê nuôi bồ câu nhưng rất sợ thị trường tiêu thủ ở việt nam mình hiện nay chưa cao.hiện tại em nuôi ở phú yên nhưng đầu ra thị rất kém.mong được sự giúp để từ phía các a, e.
mong được chia sẽ kinh nghiệm.
dc. hoatranh1111@gmail.com
 
Bài viết có nội dung tương tự
  • bồ câu đi ỉa
    • Thread starter channuoikholam
    • Ngày gửi
  • Hỏi :bồ câu chết nhiều
    • Thread starter channuoikholam
    • Ngày gửi
  • Bán máy ấp trứng mini PGA tây ninh
    • Thread starter May ap trung pga
    • Ngày gửi
  • Cà Mau bán bồ câu gà mỹ
    • Thread starter Tập chăn nuôi CM
    • Ngày gửi
  • Hưỡng dẫn trồng rau sạch tại nhà.
    • Thread starter Chatvietfarm
    • Ngày gửi


  • Back
    Top