Thiên Ân Farm - Kỹ thuật nuôi Chồn nhung đen giống, Chồn nhung đen sinh sản

  • Thread starter thienanfarm@gmail.com
  • Ngày gửi
T

thienanfarm@gmail.com

Guest
Chào mừng Quý khách đến với Thiên Ân Farm !</SPAN>
Kính chào Quý vị! Chúng ta rất vui mừng và tự hào rằng quê hương Việt Nam thân yêu của chúng ta đang uốn mình mạnh mẽ vươn lên khỏi cảnh đói nghèo. Và, giờ đây Việt Nam đã trở thành một quốc gia có mức thu nhập vào hạng trung bình trên thế giới. Đang trở thành con rồng của Châu á. Không lâu xa cũng sẽ trở thành một quốc gia công nghiệp hùng mạnh. Cùng với sự phát triển kinh tế mạnh mẽ đó, đời sống sinh hoạt vật chất và tinh thần của nhân dân cũng được nâng cao. Từ chỗ chỉ lo sao "ăn no mặc ấm" sang chỗ "ăn ngon mặc đẹp". Bởi vậy, nhu cầu thường thức các món ăn ngon, lạ và bổ dưỡng của đại đa số các tầng lớp trung lưu khá giả và dân sành nhậu đang rất thịnh - "hot". Nắm bắt được cơ hội đó, nhiều hộ gia đình nông dân đang chuyển hướng chăn nuôi vật nuôi có giá trị kinh tế cao như nuôi nai, lợn rừng, nhím, cầy, don, dúi, chồn, gà sao, chim trĩ,.. ít rủi ro hao hụt do bản chất hoang dã nên chúng có sức kháng bệnh rất cao, dễ dàng chăm sóc, tốn ít nhân công, chi phí thức ăn thấp và nguồn thức ăn dễ kiếm,..</SPAN>
Nuôi động vật hoang dã vừa là thú vui vừa có thu nhập kinh tế cao lại cũng vừa góp phần vào việc bảo tồn nguồn gien (gène) quý hiếm mà thiên nhiên đã ưu ái ban tặng cho con người.</SPAN>
Sau đây chúng tôi xin giới thiệu Quy trình Kỹ thuật cơ bản để nuôi con Chồn nhung đen mà chúng tôi đúc kết qua chăn nuôi thực tế, qua sách báo, qua kênh VTC 16, qua kênh VTV 2, qua internet,.. </SPAN>


Quy trình Kỹ thuật nuôi Chồn Nhung Đen</SPAN>

Agriviet.Com-H%25C3%25ACnh_Ch%25E1%25BB%2593n_nhung_%25C4%2591en.jpg


Chồn nhung đen còn có tên gọi là "hắc thốn",</SPAN> lông đen tuyền, mắt sáng, thể hình nhỏ (1 - 1,5kg) có nguồn gốc từ Pêru, Nam Mỹ, có nhiều ở vùng núi Andes, được Tây Ban Nha nhập vào nuôi cách đây hàng trăm năm. Sau được nuôi ở một số nước Châu Âu, rồi phát triển sang Châu Phi, Châu Á.</SPAN></SPAN>
Ở Việt Nam, chồn nhung đen được Viện chăn nuôi Việt Nam đưa về nuôi thử nghiệm từ năm 2005 và kết luận là hoàn toàn phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện, môi trường tại nước ta.</SPAN></SPAN></SPAN></SPAN> Các nhà khoa học nhận thấy Chồn nhung đen dễ nuôi và hiệu quả kinh tế cao nên đã nhân giống và phổ biến rộng rãi cho nhân dân chăn nuôi làm thương phẩm. Điều kiện sinh thái của chồn nhung đen rất giống chuột và thỏ, có tầm vóc nhỏ như chuột và bản tính hiền lành như thỏ.</SPAN>
Chồn nhung đen nuôi dễ, tốn ít diện tích, chuồng trại thức ăn đơn giản. Thường thì chồn ăn cỏ V6, cỏ voi, cỏ ghi-lê, lá mía, lá lúa, rơm rạ, rau muống, dây khoai lang, lá lạc, lá ngô và cám gạo, cám ngô, cám gà một ngày chỉ cần cho ăn 2 lần.</SPAN>
Nuôi chồn dễ, sinh sản nhanh, khả năng tăng đàn nhanh chóng, chồn cái mang thai khoảng 65 ngày, mỗi lần sinh từ 3 - 4 con, mỗi năm mang thai trung bình 4 lần, hiện nay hiệu quả nuôi Chồn nhung đen như nuôi Dúi vậy. Kết hợp nuôi Chồn nhung đen với nuôi Dúi là rất hiệu quả vì Dúi thì ăn phần khô của mía, cỏ voi còn Chồn nhung đen thì ăn phần ngọn của chúng. Thời gian Chồn nhung đen từ lúc sinh cho tới lúc trưởng thành là từ 50 - 60 ngày đối với con cái, và khoảng 70 - 80 ngày đối với con đực. Trọng lượng Chồn nhung đen trưởng thành nặng 6 - 7lạng, đẻ đến lứa thứ 3 chồn cái đã có cân nặng trên 1,2kg - 1,5kg, ở thời kỳ 4 – 5 lạng chồn đã giao phối vừa có chửa vừa lớn, nên có thể nói Chồn nhung đen sinh sản rất nhanh. </SPAN>Chồn nhung đen nuôi sau khoảng 4 - 5 tháng tuổi, trọng lượng đạt từ 0,7 - 1kg trở lên là có thể xuất bán thương phẩm.</SPAN></SPAN>
Thịt Chồn nhung đen nạc, thơm ngon, có tính hàn, giàu đạm, có giá trị dinh dưỡng cao. Qua giám định thì hàm lượng chất abumin có trong thịt chồn đạt tới 91,7% - cao gấp 5,5 lần thịt lợn, cao gấp 4,6 lần thịt bò, cao gấp 8,3 lần thịt dê, cao gấp 4,3 lần thịt gà, cao gấp 5,6 lần thịt vịt, và cao gấp 5,1 lần so với mực, lượng mỡ chỉ chiếm 14, 8%; từ đó có thể thấy Chồn nhung đen là loại động vật ăn cỏ cỡ nhỏ; thịt nạc, ít mỡ và có nhiều abumin. </SPAN>
Thịt Chồn nhung đen còn chứa rất nhiều các chất axit amin mà cơ thể con người rất cần, ngoài ra còn chứa can xi, sắt, phốt pho, kẽm, sê len – các chất càng ít thấy ở các loại động vật khác; trong đó sê len được gọi là “tố chất vi lượng phòng chống ung thư hàng đầu”. Các thành phần dinh dưỡng trong thịt Chồn nhung đen rất dễ dàng hấp thụ, dễ tiêu hóa, là loại thực phẩm bổ dưỡng tự nhiên cho người già, trẻ nhỏ, người bệnh, sản phụ; cũng là thực phẩm dinh dưỡng rất tốt cho những người có bệnh cao huyết áp mãn tính, ngoài ra thịt Chồn nhung đen có thể chế biến thành thịt hộp, thịt khô, nước uống dinh dưỡng.</SPAN>
Lông Chồn nhung đen là nguyên liệu y dược quan trọng, da và lông còn có thể gia công chế biến thành các loại sản phẩm thuộc gia xuất khẩu mà trên thị trường đang ưa chuộng. </SPAN>
Thịt chồn có giá trị dinh dưỡng cao, nhu cầu thịt của nhà hàng lớn, hiện nay chưa có đủ thương phẩm để cung cấp cho nhà hàng, nên việc chăn nuôi con vật này là hết sức kinh tế.</SPAN>
Chính vì vậy, Chồn nhung đen trở thành thứ đặc sản trong cẩm nang các bài thuốc quý, nguồn nguyên liệu quan trọng cho ngành dệt may và là một loại thực phẩm bổ dưỡng.</SPAN></SPAN></SPAN></SPAN>
Đầu ra của Chồn nhung đen dễ tiêu thụ vì trọng lượng một con Chồn nhung đen chỉ khoảng 1 - 1,5kg , giá thành không quá cao, rất vừa cho một bàn nhậu nhỏ, vừa cho một nồi lẩu, phù hợp cho một buổi sum họp gia đình… Ngoài ra Chồn nhung đen còn được dùng làm quà biếu sếp, ông bà, cha mẹ...</SPAN>


1. Lựa chọn mặt bằng nuôi Chồn nhung đen</SPAN>

- Người chăn nuôi khi chăn nuôi Chồn nhung đen thì đầu tiên phải chọn được địa điểm chăn nuôi tốt. Nơi chăn nuôi phải đáp ứng được những yêu cầu phù hợp với tập tính sinh hoạt của Chồn nhung đen, những yêu cầu về môi trường, số lượng đàn chồn định nuôi, cũng như đặc điểm sinh sản và những yếu tố về điều kiện môi trường khí hậu, trình độ chăn nuôi khác biệt ở các vùng khác nhau; tùy theo điều kiện mặt bằng và khả năng tài chính để xây dựng chuồng trại cho phù hợp.</SPAN>

- Chồn nhung đen có tính tình hiền lành, thích sống bầy đàn, nhưng rất nhút nhát, không thích bị quấy rầy, kích động, khá mẫn cảm đối với những âm thanh và kích thích từ bên ngoài. Những thay đổi đột ngột của môi trường như: quá nóng hay quá lạnh đều ảnh hưởng rất lớn tới sự sinh trưởng và phát triển của Chồn nhung đen. Do đó, nên chọn môi trường yên tĩnh, tránh xa những nơi ồn ào như đường ray, nhà ga xe lửa; nơi nuôi dưỡng cần phải được cung cấp đầy đủ nước sạch, mùa đông phải tránh được gió lùa, mùa hè thì lại phải thoáng gió, đồng thời phải cách xa khu chăn nuôi gia cầm, gia súc để giảm bớt sự ô nhiễm và phòng tránh các bệnh truyền nhiễm, ở vùng lân cận phải có nơi cung cấp đầy đủ nguồn thức ăn xanh cho chồn.</SPAN>

2. Kỹ thuật làm chuồng nuôi Chồn nhung đen</SPAN>

- Chuồng trại chăn nuôi không cần phải quá đặc biệt đầu tư, các phòng ở thông thường hoặc có thể dùng những phòng cũ, chuồng lợn cũ cải tạo lại là có thể sử dụng được. Dựng lều ngoài trời cũng có thể tiến hành nuôi dưỡng, yêu cầu không cao. Nhưng để đảm bảo cho chồn có thể thoải mái sinh sống, nâng cao hiệu quả và số lượng chăn nuôi thì vẫn phải đáp ứng một số các điều kiện sau:</SPAN>

+ Phải thoáng khí: Kể cả chuồng trại mới xây hay là cải tạo lại thì chuồng nuôi tốt nhất là ở hướng Bắc quay hướng cửa về hướng Nam, không hạn chế kích thước to hay nhỏ. Trong chuồng nuôi thì tốt nhất là đông ấm, hè mát, không khí lưu thông, thoáng mát và không bị ô nhiễm, hạn chế bị nhiễm bụi và ẩm ướt; ở cửa ra vào và cửa sổ tốt nhất nên bố trí cao hơn so với tầm với của Chồn nhung đen để tránh mưa tạt, gió lạnh trực tiếp thổi thẳng vào người chồn khiến chồn bị nhiễm lạnh.</SPAN>

+ Yêu cầu về nhiệt độ, độ ẩm và ánh sáng: Dựa trên tập tính sinh hoạt ưa ấm áp, thích khô ráo thì chuồng trại nên được duy trì nhiệt độ và độ ẩm thích hợp, vào mùa hè nắng nóng nên thiết kế sao cho đảm bảo nhiệt độ khống chế đến 30 độ C (nếu trời quá oi bức thì nên dùng quạt điện), vào mùa đông lạnh giá nên duy trì nhiệt độ ở khoảng 20 độ C, không được thấp dưới 10 độ C, và tránh ẩm ướt; môi trường ẩm ướt không chỉ ảnh hưởng đến sinh sản và phát triển của Chồn nhung đen mà còn dễ dẫn đến việc phát sinh bệnh dịch; chuồng trại nên được bảo đảm ánh sáng phù hợp, duy trì môi trường ánh sáng yếu cho Chồn nhung đen, không được để ánh sáng chiếu trực tiếp vào người chồn nhưng đồng thời lại không được để trong chuồng quá tối.</SPAN>

+ Phải yên tĩnh và chống được chuột: Chồn nhung đen rất nhát gan, nên khi xây dựng chuồng trại phải lựa chọn nơi có môi trường xung quanh yên tĩnh. Cửa ra vào chuồng chồn phải được che kín, nền chuồng nuôi tốt nhất là phải láng bằng xi măng hoặc lát gạch đất nung hút ẩm tốt; cửa sổ nên lắp lưới sắt nhằm chống chuột và các loại thú khác vào gây hại, quấy nhiễu Chồn nhung đen, ngăn chặn việc giao phối nhầm với loài chuột.</SPAN>

- Việc chăn nuôi Chồn nhung đen khá đơn giản, dễ nuôi, có thể áp dụng nhiều phương pháp chăn nuôi khác nhau; mỗi vùng có thể dựa theo tập tính sinh hoạt của loài Chồn nhung đen và những điều kiện thực tế ở địa phương để áp dụng những phương pháp thích hợp. Nên chọn những phương pháp chăn nuôi đơn giản, dễ thực hiện để giảm giá thành. Những phương pháp chăn nuôi thường được áp dụng có: nuôi nhốt trong lồng, nuôi nhốt trong ô chuồng nhỏ, nuôi nhốt trong phòng lớn, nuôi công nghiệp quy mô lớn.</SPAN>

+ Nuôi nhốt trong lồng: Phương pháp này nên áp dụng đối với nuôi Chồn nhung đen với số lượng ít; ưu điểm là dễ dàng quản lý, dễ cung cấp đầy đủ nguồn thức ăn, dễ khống chế việc sinh sản của chồn, cho ăn cũng rất thuận tiện, dễ dàng làm vệ sinh phân và nước tiểu cho chồn , duy trì được vệ sinh sạch sẽ và không khí lưu thông thoáng mát, dễ dàng di chuyển, người lớn hay trẻ nhỏ đều có thể dễ dàng thao tác. Lồng nuôi có thể làm từ gỗ, tre trúc hoặc là làm bằng sắt, chiều dài 60cm, chiều rộng 50cm và chiều cao 40cm, một lồng có thể nuôi 1 - 2 cặp chồn trưởng thành, hoặc 8 - 12 chồn con.</SPAN>

+ Nuôi nhốt trong ô chuồng nhỏ: chiều rộng 50cm, chiều dài 80cm, tường cao 60cm (chồn leo trèo kém). Nền chuồng lát gạch hoặc bê tông. Mỗi ô chuồng nuôi khoảng từ 3 – 5 con cái sinh sản (người mới nuôi nên nuôi 1 đôi cho mỗi ô chuồng). Kiểu chuồng này giống như chuồng nuôi Dúi. Phương pháp này được áp dụng cho việc nuôi chồn giống như nuôi nhốt trong lồng. Tuy nhiên phương pháp này rất dễ vệ sinh chuồng trại, kiểm tra bệnh tật, theo dõi sinh sản, độ an toàn về hao hụt con giống rất cao… Nhược điểm của kiểu chuồng này là chỉ phù hợp cho việc phát triển chăn nuôi Chồn nhung đen với quy mô hộ gia đình.</SPAN>

+ Nuôi nhốt trong ô chuồng lớn: Phương pháp này phù hợp với việc nuôi 1 đàn lớn Chồn nhung đen trong điều kiện có diện tích chăn nuôi lớn và bằng phẳng. Ưu điểm của phương pháp này là có thể sử dụng thiết bị cơ giới để vận chuyển thức ăn xanh, thức ăn tinh, tiết kiệm được nhân công, tiết kiệm thời gian, nâng cao năng suất lao động; mặt bằng rộng rãi, ánh sáng đầy đủ, không khí dễ dàng lưu thông, thoáng mát, gió nam có thể thổi vào qua cửa chính và cửa sổ, nên không khí được thay mới liên tục, dễ dàng dọn vệ sinh, thích hợp với việc dùng xe tải để vận chuyển Chồn nhung đen, có thể dùng ván gỗ để phân cách thành nhiều gian, ở giữa chừa lối đi cho người chăn nuôi.</SPAN>

+ Chăn nuôi công nghiệp quy mô lớn và khép kín: Phương pháp này phù hợp với chăn nuôi công nghiệp quy mô lớn, ưu điểm là quy mô lớn, thuận lợi cho việc tập trung quản lý, thao tác đơn giản, có thể lợi dụng được không gian của phòng chăn nuôi, tiết kiệm diện tích, dễ dàng lựa chọn con giống thuần chủng, đánh số. Trong chuồng nuôi có thể dùng tấm gạch mỏng, tấm ván gỗ hoặc lưới sắt để ngăn thành 3 - 5 tầng, kích thước chiều dài, chiều rộng và chiều cao là 80 x 60 x 50, mỗi tầng nuôi 1 - 2 cặp chồn bố mẹ, và 8 - 12 chồn con. Ở nền của mỗi tầng thì bố trí lưới sắt có lỗ rộng khoảng 1 - 2cm, để cho phân dễ rơi xuống, nền của mỗi tầng cách lưới khoảng 5 - 10cm và hơi nghiêng, trên bề mặt phủ lớp ni lông hoặc tấm ván trơn nhẵn để phân dễ dàng rơi thẳng xuống thùng đựng phân. Mỗi tầng như thế phải bố trí một cái cửa nhỏ có kích thước rộng 35cm và cao 30cm, để tiện đưa thức ăn và dễ dàng bắt được Chồn nhung đen. Phương pháp này tuy rằng có thể lợi dụng triệt để không gian rộng lớn, quy mô chăn nuôi cũng khá lớn nhưng mà không thuận tiện trong việc cho ăn, bắt giữ Chồn nhung đen và quan sát tình hình mang thai của từng cá thể Chồn nhung đen, hộ chăn nuôi có thể tùy theo điều kiện thực tế mà có thể có những cải tiến mới nhằm nâng cao chất lượng và sản lượng chăn nuôi.</SPAN>

3. Kỹ thuật chọn giống Chồn nhung đen</SPAN>

+ Khi cai sữa Chồn nhung đen con thì nên gom chúng lại nuôi tập thể cho giảm công chăm sóc, giảm công dọn dẹp chuồng trại và đỡ tốn diện tích chuồng nuôi. Hơn nữa, chồn con tranh nhau ăn cũng lớn nhanh. Tuy nhiên, ta chỉ nên nuôi chung chồn con khoảng 50 – 60 ngày tuổi rồi tách chúng ra nuôi riêng. Vì khoảng thời gian này trở lên là chồn cái có dấu hiệu động dục nhưng phải khoảng 90 - 100 ngày tuổi, các cơ quan sinh lý của chồn phát triển thuần thục, thì cho chồn sinh sản mới tốt. Giai đoạn này chúng dễ cắn nhau vì tranh bạn tình hoặc chiếm vị thế con đầu đàn,..</SPAN>
+ Trong khi nuôi tập thể ta tiến hành lựa Chồn nhung đen giống để nuôi. Chọn những chồn con có thân hình thon chắc, mắt sáng không có ken dỉ, mũi khô, </SPAN>lông mịn có màu sắc đen tuyền, </SPAN></SPAN>nhanh nhẹn, khỏe mạnh, các chi không khiếm khuyết, các núm vú bình thường đều nhau đối với chồn cái, bộ phận sinh dục bình thường. Những chồn quá mập hay gầy ốm thì để nuôi xuất bán chồn thương phẩm. Khi nuôi ta theo dõi nếu chồn sinh sản ít và thưa thì ta cũng không nên tiếc mà xuất bán chồn thương phẩm.</SPAN>
+ Hoặc t</SPAN>rong quá trình xây dựng một đàn chồn mới hoặc gây giống từ đàn gốc, người nuôi cũng cần phải chú ý chọn con chồn có nhiều ưu thế như cách chọn trên làm con giống. Con giống chọn mua tốt nhất ở 2 tháng tuổi.</SPAN></SPAN>
+ </SPAN>Con giống chọn mua tốt nhất ở 2 tháng tuổi.</SPAN></SPAN>
+ </SPAN>Khi bắt chồn giống về cần xác định và nhốt riêng con đực và con cái. Đến khi chồn thành thục mới cho giao phối...</SPAN></SPAN>
+ </SPAN>Để tránh hiện tượng đồng huyết thì khi bắt giống, người nuôi nên chọn bắt với tỷ lệ 1 đực - 1 cái hoặc 1 đực - 2 cái.</SPAN></SPAN>

4. Chế độ dinh dưỡng và thức ăn cho Chồn nhung đen</SPAN>

Thức ăn sau khi mà Chồn nhung đen đã ăn thì sẽ đi qua đường tiêu hóa và được hấp thu một phần dinh dưỡng ở đây, đường tiêu hóa bao gồm: miệng, thực quản, gan, tuyến tụy, đường ruột, ở đây sẽ tiết ra dịch tiêu hóa, thức ăn sẽ được tiêu hóa 1 phần ở đây và được cung cấp cho cơ thể. Chồn nhung đen là loại động vật ăn cỏ, cơ hàm phát triển, thành dạ dày mỏng, ruột thừa lớn, chiếm tới khoảng 1/3 khoang bụng, nên lượng ăn là rất lớn, nhu cầu chất xơ là rất nhiều. Chồn nhung đen có khả năng tiêu hóa chất xơ khá tốt, tới 38,2%, đối với chất xơ có trong cỏ thì tỷ lệ tiêu hóa là 33%, cho nên các loài cỏ thường dùng cho chăn nuôi gia súc rất thích hợp làm thức ăn xanh đối với Chồn nhung đen. Ngoài ra thì Chồn nhung đen cũng rất thích ăn củ cải, cà rốt, lá rau, các loại cỏ, lá cây, ngọn cây ngô, lá cây mía, rơm rạ.</SPAN>

- Nhu cầu dinh dưỡng:</SPAN>
+ Cho Chồn nhung đen ăn mỗi ngày 2 bữa. Bữa sáng (bữa phụ) từ 8 – 9 giờ, bữa chiều tối (bữa chính) từ 6 – 7 giờ. Vì Chồn nhung đen ngủ nhiều về ban ngày và hoạt động chủ yếu vào ban đêm. Chồn nhung đen ngủ rất say vào khoảng từ 10 giờ sáng đến 3 giờ chiều.</SPAN>
+ Chồn nhung đen cần phải hấp thu 1 lượng thức ăn nhất định để duy trì sự sinh tồn, sinh trưởng và sinh sản, và cũng chỉ có thể ăn những loại thức ăn hợp khẩu vị mới có thể cung cấp được đầy đủ dinh dưỡng. Đối với điều kiện của người chăn nuôi, tỷ lệ thức ăn tinh có thể chiếm 20 - 30% lượng thức ăn của Chồn nhung đen, còn lại là thức ăn xanh chiếm từ 70 - 80%.</SPAN>

+ Trong thức ăn hàng ngày phải không được thiếu Vitamin D (Vitamin D có nhiều trong đậu tương, cùi dừa…), mỗi 100gam thể trọng cần tới 1,6mg Vitamin D, thời gian mang thai cần tới 10mg, việc thiếu Vitamin D làm cho xương sườn của chồn mềm đi, không cứng chắc, các khớp xương sưng to, kém ăn, sinh trưởng và phát dục kém, khả năng chống bệnh cũng giảm, hậu quả là làm cho chồn ngày càng yếu và thậm chí sẽ bị chết; nếu như trong thời gian dài không kịp thời bổ sung chất Vitamin D sẽ phát hiện thấy hiện tượng rụng lông rất nghiêm trọng. Ngoài ra còn cần phải bổ sung Vitamin E. Trong quá trình nuôi dưỡng cũng phải chú ý bổ sung các loại khoáng chất.</SPAN>

- Cung cấp nước: Nước là thành phần cần thiết cho cơ thể của Chồn nhung đen. Bất kể là hấp thụ, vận chuyển chất dinh dưỡng hay bài tiết, điều chỉnh nhiệt độ thân thể cũng không thể không tính đến vai trò của nước. Mất nước sẽ làm cho phổi bị khô, ngoài ra còn bị táo bón không thể bài tiết phân ra ngoài cơ thể, làm cho chồn mắc bệnh, làm cho chồn bị gầy mòn rồi tử vong. Chồn nhung đen chủ yếu thông qua hàm lượng nước có trong thức ăn xanh để cung cấp lượng nước cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là vào lúc thời tiết hanh khô của mùa hè và mùa thu, cần phải tăng lượng nước có trong nguồn thức ăn xanh của chồn để đảm bảo lượng nước cung cấp đầy đủ, lúc thời tiết nóng bức cũng phải cung cấp nhiều nước, còn vào thời tiết lạnh thì có thế cung cấp nước ít đi hoặc thậm chí là không cho uống nước, cũng chú ý giảm bớt lượng nước trong nguồn thức ăn xanh, phải chú ý là nước cung cấp cho chồn phải là nước sạch.</SPAN>

5. Kỹ thuật nuôi Chồn nhung đen sinh sản</SPAN>
- Chồn nhung đen có khả năng sinh sản khá cao, mỗi năm trung bình đẻ khoảng 4 lứa. Mỗi lứa đẻ trung bình từ 3 - 4 con. Thời gian mang thai của chồn là 65 ngày. Thời gian cai sữa cho chồn con là 20 - 21 ngày. Chồn mẹ sau khi sinh khoảng 3 giờ sau đã có có thể động dục trở lại nhưng trong thực tế người ta ít khi cho phối ở thời điểm này vì sợ ảnh hưởng tới khả năng chăm sóc của đàn con. Thường sau khi cai sữa xong từ 1 - 3 ngày sau chồn lại động dục, phối được luôn, và đây là thời điểm mà người chăn nuôi thường cho phối nhất. </SPAN>
- Đối với chồn hậu bị chuẩn bị bước sang giai đoạn sinh sản, vào khoảng 50 - 60 ngày chúng đã có những biểu hiện động dục đầu tiên. Tuy nhiên không nên để chồn tự do ghép đôi giao phối ở những thời điểm này mà thường để chồn khoảng 70 - 80 ngày tuổi đối với con cái, 90 - 100 ngày tuổi đối với con đực mới cho giao phối vì thời điểm này chồn mới phát triển thành thục các bộ phận cơ quan sinh lý. </SPAN>
- Để phát hiện thời điểm động dục của chồn là tương đối khó vì chồn động đực ngầm và khá kín. Chỉ thấy đôi khi một số chồn cái nhảy lên lưng của nhau, và khi thả chồn đực vào chồn đực dựa vào khả năng khứu giác rất thính của chúng sẽ lập tức ngửi những con cái đang có biểu hiện động dục và nhảy lên lưng. Nếu con cái đã đến thời gian động dục chúng sẽ cho con đực nhảy lên còn không chúng sẽ chạy mát ga không cho con đực nhảy.</SPAN>
- </SPAN>Khi chồn cái mang thai thì ta nên tách ra nuôi riêng để chồn mẹ được yên tĩnh, tránh hư thai và không bị con khác giành thức ăn.</SPAN></SPAN>
- Khi chồn cái đã mang thai chúng ăn uống khá mạnh. Đó là một trong những lý do giải thích bào thai của chúng thuộc loài vật nuôi chiếm tỷ trọng lớn nhất hiện nay. Nhiều con trước khi chửa chỉ nặng khoảng 0,6kg nhưng sau khi chửa chúng có thể nặng tới 1,2kg. Điều đó cũng được thể hiện qua khối lượng con sơ sinh của chúng vào khoảng 90 - 100g.</SPAN>
- Lúc chuẩn bị trước khi đẻ 2 - 3 ngày nếu là đàn nuôi quần thể nên tách riêng chúng ra một ô riêng, những ngày này chồn thường cắp những cọng rơm rạ khô, lá khô, vặt lông chung quanh núm vú… để làm tổ trước khi đẻ. Chính vì vậy cần chuẩn bị nguyên liệu, chuồng trại sạch sẽ để chồn mẹ sinh. Chồn con sau khi sinh đã mở mắt và rất nhanh nhẹn. Khoảng nửa giờ đồng hồ chúng đã có khả năng chạy bình thường, 3 ngày tuổi chúng đã có khả năng ăn một số loại thức ăn xanh mềm. Chú ý trong thời gian nuôi con này tránh thả lẫn con đực trưởng thành vào vì chúng có thể cắn chết chồn con (do tập tính loài).</SPAN>
- Tỷ lệ ghép phối: Đối với chồn được nuôi theo nhóm quần thể có thể ghép phối theo tỷ lệ 1 đực: 4 cái là được. Đối với những người mới nuôi chưa có kinh nghiệm thì ban đầu nên phối giống 1 đực: 1 cái, sau tăng số con cái dần lên. Chồn thường được cho phối trực tiếp, chứ chưa có tài liệu nào thấy cho phối nhân tạo.</SPAN>

6. Các loại thức ăn</SPAN>

- Chồn nhung đen là loài ăn tạp, có thể ăn được nhiều loại thức ăn, thức ăn cho chồn trong tự nhiên có sẵn rất nhiều, nhưng chủ yếu là thực vật. Những loài thực vật có hàm lượng nước ít (nguồn thức ăn xanh).</SPAN>

- Thường bao gồm các loại thức ăn xanh dành cho gia súc có sẵn trong thiên nhiên hoặc là sản phẩm thừa của trồng trọt.</SPAN>

- Trong quá trình chăn nuôi thì thường dùng cỏ voi, cỏ voi lá ngắn, cỏ V6, cỏ ghi-lê,… Trong đó, nhiều nhất là cho ăn cỏ voi: chứa tới 9,98% chất abumin, 3,4% chất béo thô; chất xơ và chứa tới 17 loại axit amin, so với lá ngô cao gấp 2,1 lần, cao hơn lúa mạch tới 1,33 lần. Chồn nhung đen thích ăn các loại cỏ và phần ngọn của các loại cây leo có hàm lượng chất xơ cao, ngoài ra còn rất thích ngọn cây ngô, ngọn cây cao lương, lá mía và các loại lá cây khác; Chồn nhung đen thích ăn các loại rau quả có: cà rốt, các loại khoai, vỏ dưa. Vỏ của những loại thức ăn này có hàm lương abumin cao, ít chất béo lại chứa nhiều nước và các chất vitamin, có thể bổ sung lượng nước và vitamin cần thiết cho Chồn nhung đen, giúp Chồn nhung đen phát triển tốt. Tỷ lệ các chất dinh dưỡng cần thiết cho Chồn nhung đen trong các loại thức ăn thể hiện như bảng sau:</SPAN>


Loại chất</SPAN>
dinh dưỡng</SPAN>
Abumine</SPAN>
Chất béo</SPAN>
Chất xơ</SPAN>
Chất chiết xuất không có Nitơ</SPAN>
Kẽm</SPAN>
Phốt pho</SPAN>
Cỏ voi</SPAN>
13,34</SPAN>
3,23</SPAN>
28,51</SPAN>
39,17</SPAN>
0,4</SPAN>
0,12</SPAN>
Ngọn ngô</SPAN>
5,90</SPAN>
0,90</SPAN>
24,90</SPAN>
50,20</SPAN>
/</SPAN>
/</SPAN>
Khoai lang</SPAN>
2,30</SPAN>
0,10</SPAN>
0,10</SPAN>
18,90</SPAN>
0,3</SPAN>
0,30</SPAN>
Củ cà rốt</SPAN>
0,80</SPAN>
0,30</SPAN>
1,10</SPAN>
5,00</SPAN>
0,8</SPAN>
0,04</SPAN>
Ngọn cao lương</SPAN>
3,70</SPAN>
1,20</SPAN>
33,90</SPAN>
48,00</SPAN>
/</SPAN>
/</SPAN>

<TBODY>
</TBODY>



7. Vệ sinh thú y – phòng trị bệnh</SPAN>

Chồn nhung đen là loại động vật rất ít bệnh tật. Trong thực tế thường gặp những bệnh sau:</SPAN>
+ Bệnh nội kí sinh trùng đường tiêu hoá (nguyên nhân do cầu trùng sinh ra – bệnh e.coli).</SPAN>
+ Bệnh ngoại kí sinh trùng (nguyên nhân ve, ghẻ, chấy, rận, bọ chét gây ra).</SPAN>
+ Bệnh xuất huyết, bại huyết (nguyên nhân do virus gây ra).</SPAN>
+ Bệnh nội khoa, viêm phổi, phủ tạng (nguyên nhân do vi khuẩn gây ra).</SPAN>
+ Hội chứng viêm hạch lâm ba hàm, hầu, cổ (nguyên nhân do vi khuẩn).</SPAN>

a) Vệ sinh phòng bệnh</SPAN>

- Vệ sinh khử trùng trước khi nuôi. Vệ sinh sạch sẽ rồi phun thuốc tiêu độc khử trùng chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi… trước 1 tuần mới đưa vào nuôi là rất an toàn. Thuốc dùng tiêu độc khử trùng phổ biến có thể là Haniodine, Benkocid…</SPAN>

- Vệ sinh khử trùng trong khi nuôi.</SPAN>
+ Cần quét dọn vệ sinh chuồng trại, dụng cụ, khu vực chăn nuôi định kì hàng ngày. Đồng thời cũng dùng các hoá chất khử trùng trên tiêu độc khử trùng chuồng trại khu vực chăn nuôi định kì một tuần một lần.</SPAN>
+ Tránh cho người lạ tiếp xúc vào khu vực chăn nuôi.</SPAN>
+ Thức ăn nuớc uống đầu vào phải sạch sẽ, hợp vệ sinh.</SPAN>

- Vệ sinh tẩy uế chuồng trại sau khi nuôi. Sau khi nuôi xong cũng phải quét dọn sạch sẽ và phun thuốc tiêu độc khử trùng khu vực chăn nuôi trước khi có thể chuẩn bị cho lứa nuôi mới.</SPAN>

b) Phòng – trị bệnh</SPAN>

- Phòng, trị bệnh cầu trùng (e.coli) bằng: Rigercorcin, Aprolium.</SPAN>
- Phòng trị bệnh ngoại kí sinh trùng, nội kí sinh trùng bằng Ivermectin, Pyrethroid tổng hợp).</SPAN>
- Phòng trị bệnh do vi khuẩn gây ra bằng văcxin và thuốc kháng sinh.</SPAN>
- Phòng bệnh xuất huyết bại huyết bằng văcxin xuất huyết truyền nhiễm thỏ.</SPAN>
- Tăng sức đề kháng bằng việc chăm sóc, nuôi dưỡng, thức ăn, vitamin, khoáng đa – vi lượng. </SPAN>


Vậy nếu quý vị nào có nhu cầu liên hệ mua con giống hay muốn tư vấn thêm về kỹ thuật chăn nuôi, xây chuồng trại... thì xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ sau:

Cơ sở chăn nuôi Thiên Ân Farm - Đc: Xóm 5, xã Nga Điền, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa – Đt: 0919 08 34 38 - E-mail: </SPAN>thienanfarm@gmail.com</SPAN> (Lưu ý: chúng tôi không trả lời trực tiếp câu hỏi trên điễn đàn)</SPAN>


Kỹ thuật nuôi Chồn nhung đen, nguồn: Sưu tầm và bổ sung bởi Thiên Ân Farm</SPAN>
 




Back
Top