Thịt nội “chiến bại”

Mới đây, có những thông tin “nóng hổi” khiến ai quan tâm đến ngành chăn nuôi Việt Nam phải “lạnh gáy”: Ngày 21/3/2014, tại Hà Nội, cuộc hội thảo “Truyền thông và chất lượng thịt châu Âu” được tổ chức nhằm khuếch trương một chiến dịch truyền thông đầy tham vọng về những sản phẩm làm từ thịt của châu Âu, kéo dài 36 tháng, từ ngày 24/7/2013 đến 23/7/2016, nhắm đến thị trường mục tiêu Mỹ, Hàn Quốc và Việt Nam.

CôngThương - Trừ các nhà sản xuất, còn lại các nhà nhập khẩu, phân phối, giới truyền thông, người tiêu dùng đều được đưa vào “ống ngắm”. Đích cuối cùng chính là đẩy mạnh xuất khẩu thịt và các sản phẩm làm từ thịt của châu Âu vào các thị trường mục tiêu.

Thế là, sau những cuộc “đổ bộ” thầm lặng mà mạnh mẽ của các loại thịt bò Mỹ, Canada, New Zealand, đặc biệt là thịt bò Australia mấy năm qua, đang và sẽ có một cuộc “đại tấn công” vào thị trường Việt Nam của các dòng sản phẩm từ thịt, đặc biệt là thịt bò, thịt lợn của châu Âu.

Theo Cục Thú y (Bộ NN&PTNT), năm 2013, Việt Nam nhập khẩu khoảng 90.000 tấn thịt gia súc, gia cầm.

Trong đó, thịt gia cầm chiếm 2/3, tương đương 57.000 tấn. Tổng số trâu, bò nhập khẩu để giết mổ khoảng 151.000 con.

Những con số khác: Bò Australia xuất khẩu sang Việt Nam đã tăng 1.800% trong hai năm 2012 - 2013, từ 3.500 con lên 66.951 con. Trong mấy tháng đầu năm 2014, đã có tới gần 40.000 con bò Australia xuất sang Việt Nam. Dự báo, trong năm nay, Việt Nam có khả năng nhập khẩu tới 150.000 con bò Australia.

Không ít chuyên gia trong ngành chăn nuôi nhận định… buồn: Làn sóng nhập khẩu gia súc tăng mạnh là hệ quả tất yếu của tình trạng nguồn cung trong nước thấp hơn nhiều nhu cầu. Đáng quan tâm hơn, Việt Nam chưa có chính sách tốt thúc đẩy phát triển chăn nuôi trâu, bò thịt.

Rất lạ, “sống” ở một nước nông nghiệp mà sau gần 30 năm đổi mới, chăn nuôi gia súc vẫn chưa thoát khỏi 4 chữ “nhỏ lẻ, lạc hậu”, chủ yếu theo dạng hộ gia đình. Hầu như chưa có doanh nghiệp nào đầu tư lớn vào chăn nuôi trâu, bò thịt theo hướng công nghiệp hiện đại (!?).

Nếu không có những giải pháp toàn diện và kịp thời, trong vài ba năm nữa, thịt ngoại tràn vào chiếm lĩnh thị trường nội địa và trong cuộc chiến cạnh tranh đầy cam go, sự “chiến bại” của thịt nội đã được báo trước...
 


Để có sự phát triển cần có sự mâu thuẩn, muốn tiến hóa phải có đấu tranh giành sự sống.

Thịt nhập khẩu đã, đang và sẽ tiếp tục tràn vào nước ta ngày càng nhiều, càng chính thống, đe dọa đến an nguy ngành nông nghiệp nước nhà.
Tuy nhiên, cũng phải xem lại ở một khía cạnh khác như anh đã nói, sau 30 năm đổi mới nền nông nghiệp, cụ thể là chăn nuôi vẫn dậm chân tại chỗ, diễn đàn vẫn đầy rẫy những câu hỏi "bây giờ nuôi con gì, trồng cây gì?". Nếu không có nguy cơ bị đè bẹp của ngành chăn nuôi thì sẽ không có động lực để ngành chăn nuôi cố gắng đổi mới, thay đổi tư duy và đoàn kết dân tộc trong chăn nuôi.

Như một điều tất yếu của tiến hóa, cơn bảo thịt ngoại đổ bộ vào VN sẽ càn quét và cuốn phăng những hình thức chăn nuôi manh mún, yếu kém và chỉ còn lại những trang trại chăn nuôi quy mô lớn, trại bò gia công cho nước ngoài, những hợp tác xã chăn nuôi hiệu quả, tổ hợp tác sản xuất, những mô hình chăn nuôi hiệu quả,...có đủ sức cạnh tranh về giá và chất lượng với hàng nhập ngoại. Để rồi chúng ta lại thể hiện được tinh thần dân tộc qua các cuộc vận động "người VN dùng.... bò VN" và sau cơn mưa trợi lại sáng.

Nếu phải mất 10 năm ngành chăn nuôi điêu đứng và chừng ấy năm để phục hồi mà đổi lại được một nền nông nghiệp hiện đại, đủ sức cung cấp trong nước và xuất khẩu thịt ra nước ngoài thì cũng xứng đáng.
Nếu không có nguy cơ này thì liệu thêm 30 năm đổi mới yên bình nữa VN có thay đổi được nền nông nghiệp của hiện nay?
 
Tất cả dựa trên cơ chế nhà nước. Họ quan tâm thì đơn giản hơn nhiều. Còn theo mình nên hòa nhập để hiện đại hóa. Chăn nuôi nhỏ lẻ mang nhiều yếu tố bất lợi cho những trại hay hợp tác xã....
 
Đây là cuộc chiến kinh tế, khác hẳn cuộc chiến giải phóng dân tộc trước đây nhiều...!
_ Tinh thần yêu nước
_ Tính dân tộc
_ Chính sách nhà nước....
?????
* Hãy nhìn lại đi trong thời bình, tại sao ta làm ko được..?
Riêng tôi nghĩ ngành chăn nuôi VN rất nhiều thuận lợi hơn ở các nước có khí hậu lạnh, nhất là ngành chăn uôi con trâu, bò...chúng nó đều ăn cỏ...
Mà VN chúng ta bước ra khỏi nhà là có cỏ ngay...!
.....Cứ như thế này, không có chính sách lớn của nhà nước, nhà nước còn ở xa người chăn nuôi thì có 20 năm hoặc 30 năm nữa vẫn còn nhập khẩu thịt mà ăn, có thể lúc đó nhập của những nước lân cận chúng ta như Thái, Lào & Cambot...cho gần hơn...!
 
Thịt bò của Việt Nam chỉ có lợi thế là ăn cỏ nên chất lượng thịt ngon hơn nhưng giá lại đắt hơn thịt bò ngoại là do chi phí mua con giống cao, công sức bỏ vào con bò nhiều (do thời gian cắt cỏ cho bò ăn lâu).
Lâu nay sản xuất nông nghiệp Việt Nam nói chung và chăn nuôi nói riêng đều nhỏ lẻ, manh mún, sản xuất mang tính tự cung tư cấp với nhiều lý do: thiếu vốn, thiếu đất, kỷ thuật chỉ toàn là lý thuyết hơn thực tiễn, các chính sách hỗ trợ, định hướng từ nhà nước còn thiếu và hầu như là để nông dân tự bơi,... nên khả năng chống chọi của ngành nông nghiệp Việt Nam trong thời mở cửa rất yếu, khó có thể cạnh tranh với các nước có nền nông nghiệp tiến tiến, được tất cả các lợi thế từ vốn, khoa học công nghệ, sự hỗ trợ của chính phủ,...
Để nền nông nghiệp Việt Nam có thể đứng vững trong thời buổi hội nhập, nhà nước cần có các chính sách vĩ mô định hướng cho sản xuất nông nghiệp nói chung, cho chăng nuôi nói riêng, đối với nhà nông thì cần phải liên kết, hợp tác với nhau, còn người tiêu dùng thì phải có ý thức dân tộc " người Việt thì dùng hàng Việt" giống như người Hàn Quốc, họ thể hiện lòng yêu nước của mình là ưu tiên sử dụng hàng hóa do Hàn Quốc sản xuất... !
 
Thực sự thiết nghĩ, do nền chăn nuôi của chúng ta quá nhỏ lẻ, chưa đi vào quy mô như các nước tư bản. Người ta có quy trình khép kín nên tiết kiệm được nhiều chi phí. Vậy những người trẻ tuổi, thế hệ chúng ta bây h không thể như kinh doanh, chăn nuôi lạc hậu như xưa được. Chung ta mới hội nhập được ít năm thôi, chúng ta cần thêm 1 thời gian nữa. Phải cố gắng!!!!!!
 
Đành bó giáo quy hàng thôi. Yêu nước bằng tinh thần
suông cũng không đánh được giặc có trình độ chăn
nuôi cao, có đồng cỏ ngút mắt bạt ngàn.

Úc có hàng triệu cây số vuông đất còn để cỏ mọc
chưa có bò đến gặm, chưa có máy đến cắt, thì làm sao
bà con nông dân ta có thể cạnh tranh được?

Trông đợi vào nhà nước? Chính phủ ta tăng thuế đánh
vào bạn để mở các công trình nghiên cứu lai tạo
giống bò mới, chuyên ăn rơm rạ của cánh đồng lúa
của chúng ta, thì mới có thể cạnh tranh lại với Úc.
 
Công nghệ cao chính là chìa khóa cho tất cả...nếu sự "chiện bại" ở đây là do giá cả và chất lượng thì hãy nhìn xem tại sao họ lại sản xuất được 1 kg thịt bò với giá 2usd...vì sao mình lại không làm được...vấn đề ở đây là nếu mình sản xuất cùng chất lượng...cùng giá cả với thịt ngoại ngay trên Việt Nam...quê hương của chúng ta thì hàng ngoài sao có thể đánh thắng chúng ta trên sân nhà...và như tôi đã nói công nghệ cao chính là chía khóa để chúng ta làm được điều đó...
 
Nhập khẩu nông sản, thực phẩm rồi đến nhập công nghệ. Rồi cũng đến nuôi gia công cho các công ty nước ngoài hết thôi. Sờ sờ ra cái vụ nuôi gà, cuối cùng chỉ có mấy công ty thức ăn gia súc có lãi.
Trông vào ai đây? Chính sách thì vớ vẩn, quản lý thì vừa ngu vừa tham. Các nhà khoa học thì không có thực tế chi chăm chăm vào bán công nghệ. Thương lái thì chạy theo lợi nhuận tìm đủ cách o ép nông dân. Vậy người nông dân phải làm gì?
- Phải tập hợp nhau lại thành các hiệp hội để có sức mạnh chống lại sự xâm nhập của hàng ngoại. Khi tập hợp nhau lại rồi cần phải có các hành động cụ thể:
+ Phải yêu cầu CP có biện pháp bảo vệ, hỗ trợ nhà SX.
+ Phải kéo lũ KH lười nhác ra đồng bằng cách trả tiền để làm ra sản phẩm thật.
+ Phải đàm phán công bằng với các nhà kinh doanh khác( vật tư, sản phẩm...)
Chỉ khi nào làm ra sản phẩm có chất lượng tốt, đầu vào thấp thì lúc đó mới nói đến cạnh tranh được.
Còn cứ như hiện nay: người nhập cứ nhập không ai ý kiến. NSX tăng giá đầu vào tao cũng kệ. Thương lái ép giá cũng kệ nốt. Cứ đổ cho cơ chế thị trường nó thế là xong.
 
Doanh nghiệp trong nước còn giết nông dân thì bảo sao nông dân ngóc lên đc. Lấy chỗ dựa nào để làm nền tảng phát triển đây? Cái tinh thần đoàn kết tương trợ nhau bị đồng tiền che mờ rồi...
 
Cho e hỏi ngu xíu nha các Bác: cái TPP là sao vậy các Bác?? e thấy trên diễn đàn các bác bàn tán sôi nổi về cái vụ này quá... mà toàn thấy bất lợi cho nghành chăn nuôi của VN. e đang thắc mắc là khi tham gia TPP thì mình sẽ được lợi gì??? mong các bác chỉ giáo thêm cho e với ạ!
 
Nói góp ý cùng nhà nông chúng ta, riêng bản thân tôi bây giờ ra chợ không dám mua cái gì về ăn, cứ tự an ủi nhắm mắt ăn đại chứ thấy ghê ghê sao đó, vì lý do :
_ rau thì dùng thuốc tăng trưởng, phun thuốc sâu hết cở, rồi còn ngâm cho nó phát triển thêm 1 khúc nữa rồi mới chịu đem bán
- heo, bò và gà thì dùng thuốc tăng trọng tẹt ga, miễn sao có lời là được, còn ai dùng vào bị gì thì ráng chịu
Tất cả thảm họa đó đổ lên đầu người thành phố, đổ lên đầu mấy nhà khoa học, lên mầm non của đất nước và lên chính mầm non của những người nông dân kia khi gửi con lên thành phố học lấy cái tri thức, để rồi nâng cao thêm 1 bậc tri thức nữa >>>> giết người cho lẹ còn tao thì mau giàu
Nếu châu âu có nhập khẩu toàn bộ rau xanh và thịt đỏ vào việt nam thi riêng bản thân tôi có ráng làm thêm 1 ngày 2-3 giờ làm thêm nửa để kiếm tiền mua cho con cái nó ăn an toàn thì tôi cũng sẽ làm.
Vậy , một vấn đề cốt lõi là không có an toàn thực phẩm thì không thể nào phát triển chăn nuôi quy mô công nghiệp được hết, vì sản xuất nhiều mà dân thành phố không ăn lúc đó có mà tự tử lẹ.
Ngày xưa đói quá cái gì cũng ăn, ngày nay ráng ăn để dành tiền cho con ăn học, ngày mai con cái của chúng ta sẽ ăn như thế nào ?
Viêt nam 1 vòng lẩn quẩn
 
Thịt bò của Việt Nam chỉ có lợi thế là ăn cỏ nên chất lượng thịt ngon hơn nhưng giá lại đắt hơn thịt bò ngoại là do chi phí mua con giống cao, công sức bỏ vào con bò nhiều (do thời gian cắt cỏ cho bò ăn lâu).
Lâu nay sản xuất nông nghiệp Việt Nam nói chung và chăn nuôi nói riêng đều nhỏ lẻ, manh mún, sản xuất mang tính tự cung tư cấp với nhiều lý do: thiếu vốn, thiếu đất, kỷ thuật chỉ toàn là lý thuyết hơn thực tiễn, các chính sách hỗ trợ, định hướng từ nhà nước còn thiếu và hầu như là để nông dân tự bơi,... nên khả năng chống chọi của ngành nông nghiệp Việt Nam trong thời mở cửa rất yếu, khó có thể cạnh tranh với các nước có nền nông nghiệp tiến tiến, được tất cả các lợi thế từ vốn, khoa học công nghệ, sự hỗ trợ của chính phủ,...
Để nền nông nghiệp Việt Nam có thể đứng vững trong thời buổi hội nhập, nhà nước cần có các chính sách vĩ mô định hướng cho sản xuất nông nghiệp nói chung, cho chăng nuôi nói riêng, đối với nhà nông thì cần phải liên kết, hợp tác với nhau, còn người tiêu dùng thì phải có ý thức dân tộc " người Việt thì dùng hàng Việt" giống như người Hàn Quốc, họ thể hiện lòng yêu nước của mình là ưu tiên sử dụng hàng hóa do Hàn Quốc sản xuất... !
bây giờ mà nghĩ cách đối đầu với tpp xem ra là quá muộn.củng có thể gọi là quá sớm.nó sẽ như thế nào tính hủy diệt ra sao?tất cả còn là ẩn số nhưng cảm nhận con số bất lợi sẽ là nông dân mình.kêu gọi tinh thần dân tộc làm sao đây??khi mà tpp chưa tớii nông dân củng đã quặn người vì các quan tham xả cửa cho thịt nhập lậu rau cỏ nhập lậu..ta còn giết ta thì ngoại bang nó nương tay cho mình chắc?...thôi thì cứ nói như 1 vị tướng thời chống mĩ đả nói.cứ đánh đi rồi sẻ biết cách đánh.cái gì không tránh được thì đừng tránh.hảy đợi tpp đến xem sao.biết đâu lúc đó các yếu tố thiêng thời địa lợi như.đồng cỏ vẩn còn rừng đồi vẩn còn lại giúp cho nông dân mình lùa gà vịt heo bò vào đó mà...đánh du kích.
 
Last edited by a moderator:
bây giờ mà nghĩ cách đối đầu với tpp xem ra là quá muộn.củng có thể gọi là quá sớm.nó sẽ như thế nào tính hủy diệt ra sao?tất cả còn là ẩn số nhưng cảm nhận con số bất lợi sẽ là nông dân mình.kêu gọi tinh thần dân tộc làm sao đây??khi mà tpp chưa tớii nông dân củng đã quặn người vì các quan tham xả cửa cho thịt nhập lậu rau cỏ nhập lậu..ta còn giết ta thì ngoại bang nó nương tay cho mình chắc?...thôi thì cứ nói như 1 vị tướng thời chống mĩ đả nói.cứ đánh đi rồi sẻ biết cách đánh.cái gì không tránh được thì đừng tránh.hảy đợi tpp đến xem sao.biết đâu lúc đó các yếu tố thiêng thời địa lợi như.đồng cỏ vẩn còn rừng đồi vẩn còn lại giúp cho nông dân mình lùa gà vịt heo bò vào đó mà...đánh du kích.

Đúng là quá khó khi mà kêu gọi tinh thần đoàn kết dân tộc trong trường hợp chất lượng sản phẩm không đáp ứng được nhu cầu cầu tiêu thụ của Người dân; Nhà nước đã phát động những lời kêu gọi như: Người Việt dùng hàng Việt, và cũng đã thực hiện chính sách đưa hàng Việt về nông thôn nhưng nhược điểm của chỉnh sách vừa qua là có thực hiện bán hàng nhưng chất lượng còn "ô dề" quá, nhiều mặt hàng chất lượng quá kém do gian thương làm ăn gian lận, đưa hàng kém chất lượng vào các gian hàng,... đó là khâu kiểm của Nhà nước có vấn đề, không quản lý các doanh nghiệp đăng ký bán hàng, làm cho Người dân - người tiêu dùng giảm lòng tin và những phát động, những phiên chợ hàng Việt có sự hưởng ứng từ Người dân không cao.
Đối với con bò cũng vậy, nông dân chúng ta hình thành các tổ, hợp tác xã chăn nuôi, để hỗ trợ kỷ thuật, con giống,... và tìm đầu ra, cung cấp cho thị trường với số lượng lớn, đáp ứng đủ nhu cầu, ....
 
Đúng là quá khó khi mà kêu gọi tinh thần đoàn kết dân tộc trong trường hợp chất lượng sản phẩm không đáp ứng được nhu cầu cầu tiêu thụ của Người dân; Nhà nước đã phát động những lời kêu gọi như: Người Việt dùng hàng Việt, và cũng đã thực hiện chính sách đưa hàng Việt về nông thôn nhưng nhược điểm của chỉnh sách vừa qua là có thực hiện bán hàng nhưng chất lượng còn "ô dề" quá, nhiều mặt hàng chất lượng quá kém do gian thương làm ăn gian lận, đưa hàng kém chất lượng vào các gian hàng,... đó là khâu kiểm của Nhà nước có vấn đề, không quản lý các doanh nghiệp đăng ký bán hàng, làm cho Người dân - người tiêu dùng giảm lòng tin và những phát động, những phiên chợ hàng Việt có sự hưởng ứng từ Người dân không cao.
Đối với con bò cũng vậy, nông dân chúng ta hình thành các tổ, hợp tác xã chăn nuôi, để hỗ trợ kỷ thuật, con giống,... và tìm đầu ra, cung cấp cho thị trường với số lượng lớn, đáp ứng đủ nhu cầu, ....
Có gì đâu . tự tạo ra một liên minh mà trong đó ai cũng được hưởng lợi của những người nông dân là ok mà.
Chứ bây giờ kêu ai. ai nghe mình kêu
 
Cho e hỏi ngu xíu nha các Bác: cái TPP là sao vậy các Bác?? e thấy trên diễn đàn các bác bàn tán sôi nổi về cái vụ này quá... mà toàn thấy bất lợi cho nghành chăn nuôi của VN. e đang thắc mắc là khi tham gia TPP thì mình sẽ được lợi gì??? mong các bác chỉ giáo thêm cho e với ạ!
nhiều lợi chứ
nói ra thì khác nào copy paste
thôi thì bạn chịu khó mở google search báo đọc cho nhanh thấy :D
Còn hiểu đơn giản thì thế này: muốn có phát triển thì phải xảy ra mâu thuẫn, giải quyết mâu thuẫn thì sẽ tiến hóa :Haha:
 


Back
Top