thịt thỏ...cũng là vị thuốc

  • Thread starter maquemau
  • Ngày gửi
Dược liệu

Thịt thỏ - Thức ăn, vị thuốc

Thỏ (Oryctolagus cuniculus domesticus Gmelin) thuộc họ thỏ (Leporidae) là một vật nuôi ở gia đình (gia súc) được du nhập vào Việt Nam từ cách đây hơn 100 năm.
Thịt thỏ chứa 38,4% nước, 11,8% protid, 4,4% lipid, 11,6mg% calci, 123,2mg% phospho, 0,9mg% sắt, 4,2mg% vitamin PP.
Trong thực phẩm, thịt thỏ ăn ngon, nhưng mức tiêu thụ không bằng thịt của các loài gia súc và gia cầm khác.
Về mặt thuốc, thịt thỏ được dùng với tên thỏ nhục, có vị ngọt, cay, tính bình, không độc, có tác dụng bổ trung ích khí, hoạt huyết giải độc, chống đau tê, chữa suy nhược gầy yếu, chứng tiêu khát (nhất là những người vừa ốm dậy), dạ dày nóng gây nôn, đái ra máu. Dạng dùng thông thường là thịt nấu chín ăn. Dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc nguồn gốc thực vật trong những trường hợp sau:
- Chữa suy nhược cơ thể sau khi ốm, phụ nữ huyết hư, gầy yếu: Thịt thỏ 100-200g, thái nhỏ, hấp cách thủy hoặc nấu chín nhừ với táo Tàu 15-20g, rồi ăn nóng. Ngày làm một lần
- Chữa đái tháo đường: Thịt thỏ 100-200g, câu kỷ tử 15g. Đun nhỏ lửa với nước đến khi thịt nhừ, thêm ít muối, ăn làm một lần trong ngày. Dùng nhiều ngày.
Ngoài ra, nhiều bộ phận khác của thỏ cũng được dùng làm thuốc như xương thỏ (thỏ cốt) có vị ngọt, chua, tính bình, có tác dụng trấn tĩnh, khu phong, giải độc, tiêu sưng, chữa đầu váng, háo khát dưới dạng nước sắc hoặc ngâm rượu uống. Dùng ngoài, xương thỏ phơi khô, tán bột rắc trị mụn nhọt, ghẻ lở. Gan thỏ (thỏ can) có vị ngọt, đắng, mặn, tính hàn, có tác dụng bổ gan, làm sáng mắt chữa choáng váng do gan yếu, mắt mờ, có màng mộng, đau mắt. Ngày dùng 16-20g gan phơi khô, tán nhỏ, rây bột mịn. Tiết thỏ (thỏ huyết) có vị mặn, tính hàn, không độc, có tác dụng hoạt huyết, lương huyết, chữa các chứng ngộ độc. Uống ngay khi mới cắt tiết thỏ, mỗi lần một chén nhỏ. Da lông thỏ (thỏ bì mao) đốt tồn tính, tán bột, rắc để làm lành các vết thương, vết bỏng, nhất là những vết lâu ngày không khỏi. Óc thỏ (thỏ não) luyện với đinh hương, nhũ hương và xạ hương làm thành viên, uống làm thuốc trợ sản chữa đẻ khó. Đầu thỏ (thỏ đầu cốt) 1 cái, làm sạch, chặt nhỏ, nấu với gạo tẻ thành cháo, ăn hết làm một lần trong ngày để chữa cam lỵ trẻ em, trúng độc, sang lở.

DS. Hữu Bảo – Sức khỏe & Đời sống
 


Thịt thỏ có tác dụng bổ trung ích khí, hoạt huyết giải độc, chống đau tê, chữa suy nhược gầy yếu, chứng tiêu khát, những người vừa ốm dậy, dạ dày nóng gây nôn, đái ra máu.
Chữa suy nhược cơ thể sau khi ốm, phụ nữ huyết hư, gầy yếu: Thịt thỏ 200g, thái nhỏ, hấp cách thuỷ hoặc nấu chín nhừ với táo tàu 20g, rồi ăn nóng. Ngày làm một lần.

Chữa đái tháo đường: Thịt thỏ 200g, kỷ tử 15g. Đun nhỏ lửa với nước đến khi thịt nhừ, thêm ít muối, ăn làm một lần trong ngày. Dùng 10 ngày.

Chữa can thận bất túc, tóc bạc sớm, người gầy còm khô khẳng, bí đại tiện, đau lưng mỏi gối, thần kinh mệt mỏi, tứ chi mềm yếu: Thịt thỏ 500g, vừng đen 30g, hành, gừng, mì chính, muối tiêu, dầu vừng, nước sốt lượng vừa đủ.

Thỏ mổ thịt lột vỏ bỏ da, móng chân,nội tạng. Cho thịt vào trong nồi nhúng cho đến hết máu ở thịt, sau khi sôi, hớt bọt, bỏ vào đó các thứ gia vị nói trên như hành, gừng, muối tiêu, xong đun tiếp cho thịt chín, vớt ra, để hơi nguội đôi chút, lại bỏ vào trong nồi nước sôi, đun nhỏ lửa 1 giờ, vớt ra để nguội.

Chặt thành miếng vuông khoảng 2cm bày lên đĩa to. Đem vừng đen vo sạch xong rang chín thấy có mùi thơm. Ở trong bát đã bỏ sẵn mì chính, dầu vừng, trộn đều vừa khoả vừa bỏ vừng đen đã rang chín kỹ vào sau đó tưới nước sốt đó lên đĩa thịt thỏ bày sẵn ăn kèm với các thứ gia vị kèm theo.

Chữa chứng bệnh bội nhiễm do điều trị các loại ung thư bằng tia phóng xạ gây nên, bị bệnh ở mạch vành của tim, bị xơ cứng mạch máu, bị trẹo đau vùng thắt lưng, chân tay tê, mất ngủ và hay mộng mị, cao huyết áp: Rửa sạch bách hợp, thái tam thất thành những lát nhỏ.

Rửa sạch thịt thỏ, thái thành miếng. Cho cả ba thứ vào trong nồi, cho nước vừa phải vào đun sôi xong để nhỏ lửa cho sôi lăn tăn đến khi thịt chín nhừ, cho các gia vị vào là được.

Nhiều bộ phận khác của thỏ cũng được dùng làm thuốc như xương thỏ (thỏ cốt) có vị ngọt, chua, tính bình, có tác dụng trần tĩnh, khu phong, giải độc, tiêu sưng...

Xương thỏ phơi khô, tán bột rắc trị mụn nhọt, ghẻ lở. Gan thỏ (thỏ can) có vị ngọt, đắng, mặn, tính hàn, có tác dụng bổ gan. Ngày dùng 16 - 20g gan phơi khô, tán nhỏ, rây bột mịn. Tiết thỏ có vị mặn, tính hàn, không độc, có tác dụng hoạt huyết, lương huyết, chữa các chứng ngộ độc.

Uống ngay khi mới cắt tiết thỏ, mỗi lần một chén nhỏ. Da lông thỏ (thỏ bì mao) đốt tồn tính, tán bột, rắc để làm lành các vết thương, vết bỏng, nhất là những vết lâu ngày không khỏi.

Óc thỏ (thỏ não) luyện với đinh hương, nhũ hương và xạ hương làm thành viên, uống làm thuốc trợ sản chữa đẻ khó.

Đầu thỏ (thỏ đầu cốt) 1 cái, làm sạch, chặt nhỏ, nấu với gạo tẻ thành cháo, ăn hết làm một lần trong ngày để chữa cam lỵ, trẻ em trúng độc, sang lở.

Ăn thịt thỏ có khi cũng có tác dụng phụ, có một số người không nên ăn, nhất là những người bị dương hư, bị liệt dương, bị lãnh cảm tình dục, Thịt thỏ không được nấu lẫn, ăn cùng với cá loại thịt ba ba, thịt rùa trong một bữa ăn.
 


Back
Top