Thoái hóa giống

[h=3]Nghề nuôi cá lóc giảm, do con giống thoái hóa (28/12/2011)[/h]
101.jpg

Nghề nuôi cá lóc phát triển mạnh từ những năm 90 của thế kỷ trước, là nghề mang lại thu nhập khá cao cho hộ dân và cũng là nghề giảm nghèo cho hộ dân đánh bắt cua ốc vào mùa nước kiệt. Bởi khi nhu cầu thực phẩm ngày càng tăng theo đà tăng dân số, bên cạnh với nguồn lợi cá lóc ngoài thiên nhiên ngày càng cạn kiệt, thì đây cũng chính là động lực phát triển nghề nuôi cá lóc. Để đáp ứng nhu cầu con giống thả nuôi cung cấp nhiều hơn nguồn cá thương phẩm cho thị trường, các nhà khoa học đã lai tạo ra loại giống cá lóc có ngoại hình y hệt như cá lóc đồng, nhưng háo ăn và nhanh lớn hơn, và đỉnh cao của phát triển nuôi cá lóc lai là vào đầu những năm 2000. Song, sự phát triển nào cũng có giới hạn thời gian nhất định, bởi chính phong trào nuôi rầm rộ đã làm cho nguồn cung cấp thức ăn tự nhiên ngày càng thiếu hụt, và thức ăn công nghiệp đã có vị trí thay thế nhất định. Rồi khi nuôi cá lóc chỉ toàn bằng thức ăn công nghiệp thì lại xảy ra hiện tượng cá bị gù lưng do nguồn thức ăn thiếu khoáng chất, và bệnh gù lưng dạng nhẹ do nguồn nước ô nhiễm gây nên bệnh cá. Thực trạng trên đã tồn tại thời gian dài làm đa số hộ nuôi phải bỏ nghề vì thua lỗ. Khắc phục bệnh gù lưng trên cá lóc bằng cách bổ sung khoáng chất vào thức ăn và giữ môi trường nước nuôi trong sạch cũng đã được ngành Thủy sản khuyến cáo hộ nuôi thực hiện hơn năm nay. Nhưng khó khăn đâu phải đã hết, tình hình bệnh cá xảy ra triền miên đã làm nghề nuôi cá lóc trở nên rất bấp bênh. Anh Nguyễn Phúc Ánh, ngụ ấp Sơn Thành, Vọng Đông, Thoại Sơn, người có kinh nghiệm hơn mười lăm năm nuôi cá lóc với quy mô lớn, nay cũng dự định bỏ nghề. Nguyên do chính là vì cá nuôi ngày càng bị bệnh nhiều. Anh Ánh cho biết thêm, vụ nuôi vừa rồi, anh tự ương dưỡng hai vèo cá lóc, mỗi vèo thả 10.000 con với hai loại cá đầu vuông và đầu nhím. Hai chiếc vèo đặt trong ao có mức nước sâu hơn 2,5 mét. Ao có cống cấp nước trực tiếp từ con kênh chính nội đồng và thoát nước ra ruộng, nên nguồn nước cấp cho ao đảm bảo không bị ô nhiễm. Thế nhưng, thả cá vào vèo chỉ khoảng một tháng sau là bắt đầu bị bệnh. Anh đã tích cực mua thuốc trị bệnh cho cá nhưng cá vẫn hao. Riêng vèo ương cá lóc lai đầu nhím thì còn khoảng 2.000 con, còn vèo ương cá lóc lai đầu vuông chỉ còn chưa tới 100 con. Qua trao đổi thì mới phát hiện ra cá anh tuyển lựa cho đẻ là của vụ nuôi trước. Trong khi cá thu hoạch của vụ nuôi đó lại là sản phẩm của vụ nuôi trước nữa, và người ta gọi đó là giao phối cận huyết. Giao phối cận huyết là sự giao phối trong cùng dòng họ vật nuôi, như giữa bố mẹ và con cái, giữa con và bố mẹ, giữa các cá thể anh em cùng đàn với nhau, hay còn gọi là lai cùng huyết thống. Cơ chế của sự cận huyết là các gen lặn (thường là những gen suy thoái), chúng chỉ biểu hiện ra ngoài và thể hiện tác dụng tiêu cực khi chúng là đồng hợp tử. Khi giao phối cận huyết, khả năng chúng gặp nhau là rất lớn, do hệ số đồng huyết rất cao nên con sinh ra sẽ có hiện tượng đồng huyết. Con lai đồng huyết thường rất yếu, sức chịu đựng với môi trường rất kém. Con lai đồng huyết thường bị giảm khả năng sinh sản, giảm trọng lượng cá thể con, giảm tốc độ sinh trưởng, giảm khả năng kháng bệnh, giảm khả năng thích nghi với điều kiện sống… Như vậy lý do mà cá lóc nuôi trong thời gian gần đây thường bị bệnh chết hàng loạt chính là do đàn cá nuôi bị hiện tượng đồng huyết. Tác hại của phối giống cận huyết đã gây sụt giảm nghiêm trọng hiệu quả kinh tế của nghề nuôi. Cách khắc phục cấp thiết hiện nay là tăng cường tuyên truyền sâu rộng để nông hộ nắm được tác hại, từ đó chọn lựa đàn cá con có phẩm chất di truyền tốt để nuôi đạt hiệu quả cao.
 


không riêng gì con cá lóc,những vật nuôi nên tránh cận huyết là điều tất nhiên.nhưng người nuôi thường mua cá giống từ trại giống,mà nhiều khi đến chủ trại giống cũng ít có quan tâm điều nầy vì có nguồn cá giống bố mẹ tại chổ không chịu theo nguyên tắc mẹ tại chổ cha xứ xa.nuôi thời gian đầu cũng thấy bình thường thuận tiện nhưng càng về sau thì nhưng nhược điểm dần xuất hiện những con nào 'VƯỢT ĐÀN"thường chết sớm.chết không có hiện tượng,thậm chí có nhưng con đang ngậm mồi vẩn chết ???bộ khung xương không "gánh"nổi cá thường bị gù đầu.
thoái hoá giống đang trở ngại cho người nuôi,sức đề kháng môi trường kém,chậm lớn,khó cho ăn hợp lý:cho ăn hơi dư ô nhiễm nước.cá thịt nhảo mở nhiều...vừa đủ hay thiếu một chút đầu cá "chờ vờ" ngoại hình rất xấu..
nơi tôi đang rộ lên phong trào nuôi cá trong mùng,vèo rộ lên đó nhưng đã xuất hiện sự chán chường không còn háo hức như khúc "dạo đầu"thời gian 3 tháng đầu cá phát triển tốt nhưng đến giai đoạn thúc thương phẩm thì những khó khăn đã xuất hiện ít ai nuôi đạt kg/con sau 4 tháng tỷ lệ hao hụt thường trên 50o/o.
con giống...con giống,trại giống uy tín +tấm lòng sẻ quyết định thành bại cho người nuôi.
-----------------------------------------------------------------------------
bà con cho tôi hỏi :
-đã có bà con nào nuôi cá lóc cho ăn hoàn toàn bằng thức ăn viên công nghiệp ?
-độ đạm phù hợp từng thời kỳ ? giá mổi kg thưc ăn ?
-chỉ số tiêu tốn cho mổi kg thành phẩm ?
cảm ơn
 
Last edited by a moderator:


Back
Top